Download Unicode Font Trang Tiếng Anh
Nam-mo Bon Su Thich-ca-mau-ni Phat
Bai moi thang 4-2006

 
 

 
Tượng Phật viện bảo tàng  Patna, Ấn Độ,  được gửi đi triển lãm quốc tế ở Singapore. Hạt Cát dịch
Patna, July 28 (ANI): Một số các pho tượng Phật có xuất xứ từ thế kỷ thứ 8 sau Tây lịch từ viện BảoTàng Patna, Ấn Độ được tuyển chọn để gửi sang Singapore cho một cuộc triển lãm quốc tế.
 Mười sáu pho tượng Đức Phật sẽ được trưng bày ở Viện  Bảo Tàng Văn Minh Cổ Đại trong chủ đề "Triết Học và Nghệ Thuật Phật Giáo" vào tháng 10 năm nay, 2007, giám đốc Viẹ7n Bảo Tàng nói như trên.
Các pho tượng này có xuất xứ đầu tiên từ Nalanda và Kurkihar và nó giữ một địa vị tối quan trọng, với bối cảnh Đức Phật đã trải qua hầu hết thời gian của Ngài chỉ tại nơi đây.

 

Chùa  Băng Hoàng, Nam Hàn (Bunhwangsa - 634 sau công nguyên) Nhã Uyên dịch
Bunhwangsa - Băng Khố Tự hay là Băng Hoàng Tự là một ngôi chùa được xây dựng vào năm 634 trong suốt thời gian trị vì của Nữ Hoàng Seondeok - Thiện Đức. Đây là ngôi chùa có thể được xem là cổ xưa nhất kể từ kỷ nguyên Silla - Tân La. Nó đã từng có khoảng 7 đến 8 tầng nhưng tầng lầu trên cùng bị hư hoại theo năm tháng.
Bunhwangsa đã từng là một ngôi chùa uy nghi trải dài khoảng vài mẫu Anh. Nó được xếp hạng  trong số bốn ngôi đchùa nổi tiếng nhất vương quốc, và rất khá xa với Chùa Hwangnyongsa - Hoàng Long Tự kế bên. Không giống như những ngôi chùa Phật giáo ngày nay, Bunhwangsa  không chỉ đơn thuần là nơi dành để cho mọi người đến để hành lễ. Thay vào đó, nó là một nơi được quốc gia tài trợ để các chư tăng  làm nơi tụng kinh cầu nguyện thường xuyên cho quốc thái dân an.
Thái Lan: Đông Cung Thái Tử cúng dường  tăng y cho 7,476 tu sĩ thọ đại giới trên toàn quốc. Hạt Cát dịch
Bangkok, Thailand --Đương Kim Thái  Tử Thái Lan, Ngài Maha Vajiralongkorn đã ân cần dâng tặng 89 bộ tam y đến cho chư tăng trong buổi lễ thọ đại giới của 7,476 tu sĩ trên toàn quốc để mừng khánh thọ đức Vua.
Bộ phận Tôn Giáo Tín Ngưỡng  thuộc bộ Văn Hoá đã cử hành một buổi lễ  tại Chùa Bovornnivet hôm thứ Sáu để tiếp nhận tăng y do hoàng gia dâng tặng dành cho tu sĩ được tuyển trạch tham dự đại giới đàn toàn quốc được Bộ Tôn Giáo Tín Ngưỡng, Văn Phòng Phật Giáo Quốc Gia và các cơ quan liên hệ chủ tọa.
Hoạt động Phật sự của một danh tài điện ảnh Hoa Kỳ. Minh Châu dịch
Glouster, Massachusetts (Hoa Kỳ) -  Lindsey Crouse, một minh tinh điện ảnh và  đài truyền hình, quê quán tại Annisquam, đã tìm ra con đường tâm linh mà bà muốn chia xẻ với cư dân vùng Cape Ann.
Gần ba năm trước đây bà đã tổ chức một chương trình Phật học để phổ truyền sự hiểu biết và sự thanh thản mà đạo Phật đã đem đến cho bà.
Những ngôi đền Phật giáo cổ được tìm thấy tại West Godavari, Ấn Độ Minh Châu dịch
Thứ Năm 26/07/2007.

Guntur, Ấn Độ -  Viện Nghiên cứu Khảo cổ Ấn đã tìm ra hai ngôi đền Phật giáo cổ nằm đối diện nhau tại Kantamanenivarigudem thuộc phía Tây Godavari, gần những ngôi chùa bằng núi đá thuộc khu vực Guntupalli nổi tiếng.

Những ngôi đền này được xây vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, là biểu tượng cho việc truyền bá giáo Pháp của đức Phật rộng khắp quần chúng đã tạo thành rường cột của hệ phái Đại Thừa.

Trong cuộc khám phá này còn có một ngôi tháp nhỏ đường kính 1 mét rưỡi và một số mảnh đồ gốm đáng kể, như một pho tượng Phật trong tư thế thiền định nửa phần đã bị hư hoại và cột trụ bằng đá xanh hoàn toàn được khắc chạm đã được tìm thấy tại đây hơn một năm trước, Giám đốc ASI Hyderabad Cicle kiêm quản lý khảo cổ D. Jithender Das đã cho tờ báo The Hindu biết như trên.

Hàn Quốc: Triển lãm tranh họa kinh điển cho thấy  nét huy hoàng của  nghệ thuật Phật Giáo Á Châu. Hạt Cát dịch
Hàn Quốc: Viện Bảo Tàng Quốc Gia Hàn Quốc đang thực hiện một cuộc triển lãm đặc biệt được mệnh danh "Kinh Điển Trên Hội Hoạ: Nghiên Cứu Đời Sống Đức Phật" tại Phòng Triển Lãm Đặc Biệt cho đến 16 tháng 09.
Các bài kinh bằng tranh vẽ được xem như là kinh điển Phật Giáo với miêu tả nhiều thủ bút và hoạ tiết khác nhau.
Chỉ với phương diện là hội hoạ Phật Giáo, với những đường nét tinh xảo và tỉ mỉ, các hoạ phẩm được đánh giá một cách cao trọng, các công trình thuộc triều đại Cao Ly vì thế cũng được trọng vọng.
Anh Quốc: phản ứng của hội đồng thành phố về tên gọi của một tiệm ăn Minh Châu dịch
Anh Quốc- Một thương gia Phật tử muốn đặt tên cho tiệm ăn của ông là Fat Buddha, đã khiến các vị lãnh đạo hội đồng bất bình - họ cho rằng điều này sẽ làm cho giới Phật tử phẫn nộ.
Tiệm ăn trị giá 1,3 triệu Anh Kim của ông Eddie Fung sẽ khai trương tại Durham vào tháng tới, tạo công ăn việc làm cho 60 người.  Nhưng chủ nhân đã kinh ngạc khi bà Tracey Ingle, trưởng ban dịch vụ văn hóa của hội đồng thành phố, đã yêu cầu ông đổi tên khác vì tên gọi này có tính cách ‘trêu chọc’.
Nam Hàn: Những cuộc hành hương định kỳ đến Chùa Linh Thông, Khai Thành, Bắc Hàn Nhã Uyên dịch
Hán Thành,, South Korea – Nam Triều Tiên đã được phép tổ chức những cuộc hành hương định kỳ mỗi tháng đến ngôi chùa Phật Giáo ở Thành phố Kaesong – Khai Thành,  một tỉnh gần biên giới của Bắc Triều Tiên, viên chức chính phủ đã tuyên bố như trên hôm chủ nhật 15 tháng 07,2007 vừa qua.
Cuộc tham quan đầu tiên đến chùa  Ryongthong – Linh Thông Tự được hệ phái Phật Giáo Thiên Thai tổ chức vào ngày 26/6, với khoảng 500 người được phép hành hương mỗi tháng, Ủy ban Thống nhất đã cho biết.

 

Tổng Thống Tích Lan cung nghinh Xá Lợi Tóc Đức Phật được Bangladesh trao tặng. Hạt Cát dịch
COLOMBO, Sri Lanka -Lanka Daily News, July 20, 2007- Tổng Thống Tích Lan Mahinda Rajapaksa đã đảnh lễ trước Xá Lợi Tóc Đức Phật, tặng phẩm của Bangladesh cho Tích Lan tại chùa Gangaramaya, Hunupitiya ngày hôm qua 19 tháng 07, 2007.
Chương trình biểu diễn "Thiền Phật Giáo và Võ Thuật"  của Chùa Thiếu Lâm thu hút du khách. Hạt Cát dịch
Hà Nam - Trung Quốc - Thiếu Lâm Tự, nằm trên đỉnh Tung Sơn, trung bộ tỉnh Hà  Nam, Trung Quốc, từ lâu được che phủ trong màn bí mật, ngôi chùa nổi tiếng với võ thuật Thiếu Lâm - vốn được nhiều người xem là cốt lõi của võ thuật Trung Quốc. Kể từ năm ngoái, 2006, chương trình biểu diễn lộ thiên với nét đặc thù Phật Pháp và Võ thuật đã đem lại cho du khách một cái nhìn mới mẻ tại ngôi chùa cổ xưa này.

 

Thẩm Mỹ Mùa Xuân Thích Thông Huệ
Một buổi sáng ra vườn, chợt thấy mấy chồi non vừa nhú, rụt rè, mảnh mai, run rẩy trước làn gió nhẹ. Những giọt sương trong vắt còn đọng trên lá cây, phản chiếu tia nắng mai lóng lánh ngũ sắc. Có một cái gì đang chuyển động thật khẽ, thật êm trong trời đất, trong vạn vật, như một sự hồi sinh sau những tháng đông miên.

 

Kinh Viên Giác Luận Giảng (Sách) Thích Thông Huệ
“Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Thế Tôn nhập vào thần thông Đại quang minh tạng, Tam muội chánh thọ, là nơi tất cả Đức Như Lai Quang Nghiêm trụ trì, cũng là Giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Ở cảnh giới này, thân tâm hằng vắng lặng, bổn tế bình đẳng viên mãn khắp mười phương, tùy thuận cảnh giới bất nhị; và ở nơi cảnh bất nhị đó, hiển hiện các cõi Tịnh độ, cùng với hàng Đại Bồ tát gồm cả thảy mười muôn người cùng nhau câu hội. Tên của các vị Bồ tát đó là: Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Phổ Nhãn, Bồ tát Kim Cang Tạng, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Thanh Tịnh Huệ, Bồ tát Oai Đức Tự Tại, Bồ tát Biện Âm, Bồ tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng, Bồ tát Phổ Giác, Bồ tát Viên Giác, Bồ tát Hiền Thiện Thủ.v.v... đều là những bậc thượng thủ, cùng các quyến thuộc đều nhập chánh định, đồng an trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai”.

 

Mưa Đông Trường Hạ    (thơ)  Nguyễn Nguyệt  
 
Câu Xá Luận     Thích Quảng Đại dịch
Luận sư Vasubandhu (Thế Thân), tác giả của bộ luận Abhidharma kośa (Câu-xá) là một ngôi sao sáng nhất và chiếm địa vị cao nhất trong tất cả các các vì sao trên nền trời lịch sử tư tưởng học thuật của Phật giáo Tiểu thừa cũng như Đại thừa lúc bấy giờ. Tôn giả xuất sanh tại Puruapura (Bạch Sa Ngoã) của nước gāndhāri (Kiền-đà-la), miền Bắc Ấn độ. Trong gia đình gồm có ba anh em: anh đầu là Tôn giả Asaga (Vô Trước), ngài là con thứ hai và em út là Tôn giả Buddhasiha (Sư Tử Giác), cả ba anh em đều là những bậc danh đứccó tiếng tăm vang dội trong giới học thuật Phật giáo. Về niên đại đản sanh của các vị Tôn giả này mỗi thuyết lại nói mỗi khác. Có thuyết cho rằng, Tôn giả Vasubandhu ra đời khoảng 900 đến 1000 năm sau Phật Niết bàn, tức là vào khoảng thế kỷ IV đến thế kỷ VI sau Tây lịch (AC); có thuyết lại cho rằng, ngài ra đời cách Phật niết bàn khoảng 700 đến 800 năm, tức là vào thế kỷ thứ II đến thế kỷ III AC, có thuyết lại cho sớm hơn một thế kỷ, đại khái là vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Truyền thuyết lại bất đồng như vậy, làm sao để xác nhận niên đại xuất sanh của ngài?
Bồ tát Phổ Hiền      Thích Nguyên Liên
Trong vô lượng các vị Đại Bồ tát, từ tha phương quốc độ đến Ta bà để trợ duyên với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa độ sanh, có thể nói Bồ tát Phổ Hiền là một trong các vị Bồ tát trợ duyên giáo hóa đắc lực nhất và có nhân duyên sâu nặng đối với tất cả chúng sanh, thể hiện qua tâm nguyện thủ hộ Chánh pháp và hộ trì người tu tập của Ngài.
Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.
Phổ Hiền, tiếng Phạn Sàmantabhadra, dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà. Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ....
Hạnh nguyện Bồ tát Chuẩn Đề       Thích Nguyên Liên
Chuẩn Đề, Phạn ngữ là Cundi, dịch nghĩa Năng hành, Thành thực hay Thanh tịnh. Năng hành nghĩa là Bồ tát có thệ nguyện rộng lớn, trí tuệ sâu xa, đầy đủ mọi năng lực để làm bất cứ việc gì cũng đều đem đến sự lợi ích cho chúng sanh; Thành thực có nghĩa Bồ tát có công năng vi diệu, từ nơi pháp Không tưởng quán ra pháp Giả, khiến chứng đắc cảnh giới Niết bàn, bạt trừ mọi vọng huyễn sanh tử; Thanh tịnh nghĩa là Bồ tát đã chứng đắc được bản tâm, khéo an trụ trong tự tánh thanh tịnh.
Chuẩn Đề gọi đủ là Thất câu chi Phật mẫu Chuẩn Đề. Theo Nhị khóa hiệp giải thì Câu chi nghĩa là trăm ức, Thất câu chi là bảy trăm ức, Phật mẫu là mẹ sanh ra chư Phật. Danh hiệu Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề có nghĩa thời quá khứ đã có bảy trăm ức Bồ tát do tu pháp môn Chuẩn Đề tam muội mà chứng quả Vô thượng Bồ đề và chúng sanh đời sau muốn thành tựu Phật quả cũng phải nương vào pháp môn này để tu hành.
Điêu khắc Phật giáo     Kiêm Đạt
Nhiều nhà nghiên cứu Tây Phương khi quay về tìm hiểu đến mỹ thuật Việt Nam đều thừa nhận toàn bộ những công trình đều mang những giá trị đặc thù, tinh vi, sâu sắc...Vào tháng tám năm 1959, trong một cuộc triễn lãm điêu khắc Phật Giáo thế giới tại Ấn Độ, Việt Nam đưa sang pho tượng nghìn tay nghìn mắt tham dự. Đây chỉ là pho tượng bằng thạch cao đúc lại tượng Quan Âm "thiên thủ thiên nhãn" tại chùa Bút Tháp, nhưng đã khiến cho nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật Phật Giáo "ngạc nhiên đến cùng độvề tinh thần và kỹ thuật điêu khắc nầy. Nhưng nếu họ đến tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành để nhìn tận  mắt pho tượng đó, nhìn nguyên bản bằng gỗ, sơn son, thếp vàng,với dáng uy nghiêm cổ kính, chắc hẳn phải quan tâm bằng mấy lần.  Và nếu họ biết được trong thời gian chiến tranh pho tượng nầy đã được tháo rahàng trăm mảnh rời và sau đó lại được ráp lại nguyên vẹn, không  một chút dấu tích thì lại càng khâm phúc tài kiến tạo những pho tượng kiểu nầy đến chừng nào.
Tự do tín ngưỡng    Kiêm Đạt
Vào đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng Tây Phương đè nặng lên nền chính trị, ngoại giao và tôn giáo, đã gây ra những xáo trộn không ít. Thái Lan cũng không thể thoát ra vòng  kiềm toả đó. Chẳng hạn như vấn đề Phật Giáo (Tiểu Thừa)   được đặt thành quốc giáo, tuy nhiên chính quyền vẫn cho phép nhiều tôn giáo khác hoạt động như Ấn Giáo, Hồi Giáo, Cơ Ðốc Giáo; Ðại Thừa Phật Giáo cũng được người Hoa và người Việt du nhập, xây chùa chiền, tổ chức tu học, giới đàn và chính nhà vua cũng từng đến tham dự và ban tên bằng tiếng Thái.
Trong Niết Bàn Kinh,quyển 41, Phật có chỉ cách xây tháp: Tháp để thờ xá Kỵ của Phậtthì cất 13 tầng, Tháp để thờ Bích Tri Phật thì có 11 tầng. Thápcủa vị A La Hán thì xây 4 tầng. Còn Tháp của vị Chuyển Luân Vươngthì chẳng nên xây tầng; là vì vị Chuyển Pháp Luân chưa thoát khỏi các mối khổ trong Tam giới....Căn cứ theo những tài liệu dẫn trên, thì sự biến đổi của Tháp bát úp như loại tháp Sanchi (Ấn Độ) để trở thành thành nhiều tầng chính là một hiện tượng phản ảnh về ý nghĩa của Phật Giáo khitruyền sang các nước phương Đông, trong một môi trường xã hội khác. Những tháp Phật Giáo tại Việt Nam về việc quy định các tầngđã không theo những ý nghĩa nêu trên. Tính chất và thể loại của những loại tháp được phân chia ra: Phùđồ (stupa) và bảo tháp (pagoda). Cả hai được kiến tạo để ghi dấu tích Phật. Tuy nhiên, nếu xét về hình dạng kiến trúc thì hoàn toàn khác, mặc dù bảo tháp bắt nguồn và là biến thể của phù đồ. Những nhà khảo cổ cho rằng: Phù đồ được hình dung từ thời tiềnsử; đó là những nấm mồ của các vị tù trưởng hay vua chúa. Phù đồ đắp kiểu hình vòm cầu, rồi sau nầy phát triển thêm thành đài kỷ niệm. Trong kiến trúc Phật Giáo, phù đồ dược sử dụng như là vật tiêu biểu chính, đồng thời là trung tâm của những chốn thờ tự.
Những dãy tượng trong chùa  thường xếp thành hàng như Di Đà Tam Tôn,  Quần tượng Tam Thế,  những tượng Quan Thế  Âm Chuẩn Đề, Tống  tử, Niệm  hương, Tượng  Ngọc Hoàng,  Đế Thích,  Thập Bát La Hán... cân xứng, đăng đối. Tất cả những tượng nầy thường bằng gỗ, sơn son thếp  vàng lộng lẫy. Cho nên khi  ánh sáng dọi vào, những  khối vàng sơn đặt cạnh bên nhau nổi lên rất rõ nét. Cả không gian chung quanh tràn ngập toàn màu  vàng. Chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm,chỗ nhạt, hư hư, thực thực, mờ mờ ảo ảo, biểu hiện nét sắc sắc,không không của  đạo Phật. Màu vàng theo quan  niệm triết lý Đông Phương là  Hành Thổ, là trung  tâm điểm, là màu  sắc của những gìquý giá,  sang trọng, oai nghiêm.  Tất cả cảnh vật,  màu sắc, ánhsáng đã tạo nên không khí linh thiêng của cảnh chùa.  Đã thế, trong những buổi lễ bái,  đèn nến, khói hương là ánh sáng nhân  tạo được  đặt xen  kẻ các  bức tượng,  khiến cho không gian trong chùa bừng lên thứ ánh sáng màu vàng của lễ nghi.  Phân tách kiến trúc và điêu  khắc trong chùa, thường nói đến tính hướng nội và  tính hướng ngoại. Một bên là  kiến trúc, một bên là điêu khắc.  Hai mặt đối lập  nhau. Nếu không gian  bên trong kiến trúc nội thất  của chùa có tính hướng nội,  do cách bài trí tượng thờ, thì  điêu khắc lại  có tính hướng  ngoại, do khả  năng chiếm không gian ba chiều trên bề mặt của mọi vật bài biện. Mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc được  giao hoà giữa tính hướng nội và hướng ngoại đó.  Tóm lại, trong chùa Việt Nam, điêu khắc trong chùa tương xứng với kiến trúc,  do ảnh hưởng của không gian,  ánh sáng, trang trí đồ tượng.  Tất cả ảnh  hưởng đến tâm  lý cảm thụ  tầm mắt của con người.
Tứ Pháp là những ngôi chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện ở vùng Dâu (gồm các chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng và chùa Dàn) thuộc vùng Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Ngoài ra Tứ Pháp cũng được thờ vùng tây bắc tỉnh Hải Hưng như tại các đình chùa ở An Lạc, Đình Dù, Liễu Hạ, Liễu Trung, Nguyên Xá, Nhạc Lộc, Nhạc Miếu, Ôn Xá, Thái Lạc, Thanh Xá, Tuấn Di, Dị Sử.Hàng năm những ngôi chùa nầy tổ chức lễ vào ngày mồng 8 tháng 1âm lịch, vào những kỳ hạn hán, dân các làng nầy còn tổ chức cầu mưa (đảo vũ) và những cuộc rước trọng thể ở những làng thờ Tứ Pháp. Chẳng hạn như cuộc rước ba bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi đến chùa Un (làng Ôn Xá) nơi thờ Pháp Điện. Sách Lĩnh Nam Chích Quái (Trần Thế Pháp) viết: Nguyên chùa Dâu có nhiều liên quan đến chuyện nàng Man Nương. Nàng vốn là con gái của một nông phu thuộc làng Mân Xá, thuộc miệt hạ lưu bên bờ sông Đuống. Vào tuổi nhỏ, nàng đã bắt đầu  tìm hiểu Phật Pháp, nên một mình từ bờ Nam con sông Đuống dùng thuyền qua bờ phía bắc để theo học kinh sách với thiền sư Khâu Đà La tại chùa Linh Quang (nằm trong địa phận của xã Phật Tích, huyện Tiên Sơn). Thiền sư Khâu Đà La vốn theo Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, lại kết hợp  thêm những tư tưởng tín ngưỡng của người bình dân, có nhiều phép lạ, cho nên có ảnh hưởng sâu rộng trong dân chúng của trung tâm Luy Lâu hồi đó...

Diệt trừ mê tín trong Phật giáo    Mỹ Thanh dịch

Khi các vị cư sĩ đến chùa, thiền viện, họ cho rằng đốt nhiều nhang đèn, thì được nhiều phước. Thật là sai lầm khi một số người cho rằng đốt nhiều vàng mã giúp cho người qua đời có tiền để hối lộ cho ngưu đầu mã viện dưới âm phủ.

Khoa học phối hợp là một bộ môn phối hợp giữa khoa học với triết học. Triết học ở đây nên được hiểu theo nghĩa tổng quát, gồm cả triết học và tôn giáo, cả triết Đông lẫn triết Tây.
Albert Einstein, có lẽ là một trong những nhà khoa học đầu tiên và hiếm hoi đã có những suy nghĩ về một viễn ảnh mà trong đó khoa học và tôn giáo có thể sống chung với nhau khi ông ta nhìn những xung đột đang tiếp diễn giữa khoa học và tôn giáo khi Einstein cho rằng: “Để vượt thắng những đòi hỏi của khoa học thì tôn giáo tương lai phải là một tôn giáo phổ quát, siêu việt một Thượng đế nhân cách “thần” và tránh được giáo điều cùng thần học. Tôn giáo ấy phải bao trùm… cả lĩnh vực vật lý, lẫn tâm linh và đặt nền tảng trên một cảm thức tôn giáo xuất phát từ kinh nghiệm, hài hòa với mọi khía cạnh vật chất lẫn tâm linh (tinh thần)”.
Cheng, Guuye thì lại gợi ý rằng: “Ta chỉ có thể hiểu thấu ý nghĩa của hiện tượng vật lý ngày nào chúng ta biết được mối liên hệ kết hợp nó với hiện tượng tâm linh (tâm lý) và tâm linh có thể đi đôi với nó ở cơ thể sinh vật”.

Tổng quan về Lịch Sử Phật giáo Việt Nam    Nguyễn Đức Sơn

Phật giáo từ Ấn Ðộ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn. Do vậy, lịch sử Phật giáo Việt Nam phải được trình bày như thế nào để phản ánh được sự thật sinh động và mối quan hệ mật thiết đó? Ðây là một vấn đề không đơn giản, bởi những khó khăn nhất định, đặc biệt là về tư liệu, mà chúng ta gặp phải.
Với khuôn khổ của bài giới thiệu tổng quan về lịch sử Phật giáo Việt Nam, đối tượng là học viên trong chương trình Phật học hàm thụ năm thứ ba, chúng tôi không thể trình bày các vấn đề một cách tường tận, đặc biệt là các dữ kiện và quan điểm lịch sử mới. Nếu muốn tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn, thì xin tham khảo các sách và tài liệu chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần cuối bài cũng như trong các phần trích dẫn.
Đêm dài với người thức     Mai Thị Hoàn
Trách nhiệm của người gánh chính là tạo nên môt động cơ tốt cho hành động gánh. Động cơ tốt ấy cũng là một trong những điều kiện thuyết phục để người khác có thể chia bớt phần nào gánh nặng cho mình. “Đêm dài với người thức, đường xa với kẻ mệt” là một ẩn dụ mà Đức Phật đã nói đến. Nếu mỗi người phải “gánh” trong một trạng thái tiêu cực, gồng người, mệt mỏi thì con đường đi đến niềm vui và hạnh phúc càng trở nên xa vời. Tuy nhiên, ở vào hoàn cảnh nhất định, mỗi người đều có thể “gánh nặng”. Câu trả lời ở chỗ, bản thân mình đã từng san sẻ “gánh nặng” với người khác hay không?
Thời gian gần đây, báo chí có đưa tin về việc các nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sĩ và tiếp xúc được với người "cõi âm”. Phật giáo giải thích hiện tượng này thế nào? Quan điểm của Phật giáo là thần thức sau khi chết tối đa là 49 ngày thì tái sanh vào một thế giới tương ứng với nghiệp thức. Nếu đã tái sanh vào cõi khác thì "ai” tiếp xúc với các nhà ngoại cảm? Tại sao có những người chết cách nay hàng trăm năm vẫn tiếp xúc được với các nhà ngoại cảm? "Cõi âm” mà các nhà ngoại cảm tiếp xúc được nằm ở đâu trong lục đạo.
Tìm về cội nguồn dân tộc      Nguyễn Hữu Nhàn

"Ði tìm dấu tích xưa - kinh đô Văn Lang" của TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Bảo tàng Phú Thọ  là cuốn sách quý cho mọi người muốn tìm hiểu về cội nguồn của Việt Nam với nền văn hóa Hùng Vương và kinh đô của nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng.

Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, lịch sử bằng chữ viết bị xóa đi, nhưng tinh thần yêu nước của người Việt thì không ai xóa nổi. Các làng Việt ta đã thật sự trở thành những pháo đài bất khả xâm phạm nhờ ở kho báu văn hóa làng.

Nước mất nhưng các làng Việt vẫn thờ thần của mình, vua của mình, không thờ ông Thống chế hoặc ông Hoàng đế xứ người. Quan quân của giặc đóng ở quận, phủ, đồn bốt của họ, còn các làng Việt về phong tục vẫn do người Việt tự quản.

Những thực hành tối yếu   (sách)   Thanh Liên
Điều tối quan trọng là phải tịnh hóa với thần chú Vajrasattva và lễ lạy 35 vị Phật mỗi ngày. Việc tụng mỗi danh hiệu của 35 vị Phật có năng lực tịnh hóa nghiệp tiêu cực trong nhiều kiếp. Điều này lợi lạc khó thể tin nổi. Việc tụng danh hiệu 35 vị Phật giống như một trái bom làm tan tành nghiệp tiêu cực và những ô nhiễm của bạn. Tôi sẽ thật hạnh phúc nếu bạn có thể ghi nhớ thực hành này trong khi bạn ở trong tù khiến bạn có thể tụng các danh hiệu trong khi lễ lạy. Hãy quán tưởng những thân thể trong vô số đời quá khứ của bạn lớn như những trái núi quỳ xuống ở mọi nơi – đối trước chư Phật, trước bàn thờ của bạn – đứng lên và quỳ xuống. Nếu bạn có thể thực hành điều này với toàn thân bạn thì thật là tuyệt vời.
Hôm Chủ Nhật rồi, nghe tin Thầy Nhật Từ sẽ quang lâm đạo tràng Gíác Lâm để ban bố cho đại chúng một thời pháp thoại, một chặn dừng trên chuyến du phương hoằng hóa mùa hạ của thầy tại Hoa Kỳ, tôi thu xếp, hay nói đúng hơn là bỏ hết các công việc khác để về chùa. Tôi cũng chưa biết đến đó ngoài việc nghe Thầy giảng một thời pháp, còn có làm gì khác hơn chăng thì tôi không định trước được, chỉ là tuỳ cơ ứng biến mà thôi. Thực ra tôi cũng có ý định đến gặp Thầy để cúi đầu đảnh lễ tận mặt với thầy một phen, có thể nói là cơ hội hiếm hoi, vì  Thầy vốn từ bên quê nhà, mỗi năm đi du phương hoằng hoá một chuyến hải ngoại trong vài tháng mùa an cư kiết hạ, và thường thì trong vài tháng này Thầy đi rất nhiều nơi, theo dõi lịch trình của thầy trên trang web ĐPNN thì biết rằng thầy rất bận rộn đối với thời gian ít ỏi của thầy, nên tôi không dám chắc là Thầy sẽ có thời gian để tôi được thưa thốt với Thầy đôi điều hay chăng. Nếu như có nhiều người vây quanh Thầy quá thì tôi sẽ ...âm thầm rút lui vậy.

Truy niệm     ( thơ)  Thích Tâm Chơn
Cánh bèo     (thơ)    Cư sĩ Thoại Hoa
Quê miền Nam xanh ngát ruộng đồng   (thơ)    Cư sĩ Thoại Hoa
Hoa Quỳnh    (thơ)    Cư sĩ Thoại Hoa
 
 
TÂM THƯ
KÊU GỌI XÂY DỰNG MÁI NHÀ ĐỂ NGỒI NGHE PHÁP CHO TRẠI TÙ BẾN TRE
Qua hai chuyến hoằng pháp tại trại tù K.20 xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre vào ngày 5-2-2007 và 23-4-2007 đã giúp cho các phạm nhân nghe được pháp thoại, phát nguyện sám hối, chuyển hóa cảm xúc, thay đổi hành vi và làm mới cuộc đời, bên cạnh chương trình văn nghệ và quà tặng. Đoàn Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay vô cùng cảm động khi thấy các phạm nhân ngồi nghe pháp thoại ở ngoài trời mưa nắng qua hình ảnh mỗi người phải che một miếng giấy carton hoặc đội nón.
Trước hoàn cảnh thiếu thốn phương tiện như vậy, Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay sẽ đi thăm lại trại tù vào cuối tháng 9 năm 2007 để ủng hộ xây một mái nhà chứa 1850 phạm nhân với diện tích 500m2.
 
Tổng chi phí khoảng $250.000.000 VN (250 triệu đồng VN).

xem chi tiết...

Phương danh quý Phật tử ủng hộ mái nhà ngồi nghe pháp cho trại tù  Bến Tre

TÂM THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ
Chuyến hoằng pháp tại trại tù K.20, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ngày 5-2-2007 và 23-4-2007 đã giúp cho các phạm nhân nghe được pháp thoại, phát nguyện sám hối, chuyển hoá cảm xúc, thay đổi hành vi và làm mới cuộc đời, bên cạnh chương trình văn nghệ và quà tặng. Toàn thể Ban giám thị và các phạm nhân trại giam mong mỏi đoàn thường xuyên đến thăm và chia sẻ pháp thoại thường xuyên. Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Chư Tôn Đức và quý vị cho chuyến đi ngày 23-4-2007 vừa qua, số tịnh tài còn lại dự kiến sẽ xây 1 mái che cho khoảng 1850 phạm nhân ngồi nghe pháp thoại.
THƯ NGỎ
V/v ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH MỔ MẮT TỪ THIỆN CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Để góp phần giúp cho những người nghèo neo đơn, vốn đang sống trong sự bất hạnh và khổ đau đang cần ánh sáng. Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay hằng năm đều giúp khoảng vài trăm ca mỗ mắt cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam.

Phương danh bạn bè thân hữu ủng hộ mổ mắt, các trại tàn tật và xây nhà tình thương

Góp phần truyền bá giáo pháp của Ngài đến với mọi người là một trong những cách thức tốt nhất để mang lại hạnh phúc và lợi lạc cho chúng ta ở hiện tại và tương lai. Đây là việc không thể thiếu đối với người con Phật có tấm lòng thiết tha đối với sự thịnh suy của Phật pháp và nhất là đối với sự an lạc của nhân loại. Vì lẽ đó, Hội Ấn Hành Kinh Sách Đạo Phật Ngày Nay ra đời, một mặt đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và tu học Phật pháp, mặt khác góp phần hoằng pháp qua phương tiện ấn tống kinh sách.

Phương danh quý Phật tử ủng hộ chương trình từ thiện Đạo Phật Ngày Nay

 

TRANG ĐẠI TẠNG KINH MP3 VÀ PHÁP THOẠI CỦA THẦY NHẬT TỪ

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2007

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Úc châu 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2004

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ phân theo mẫu tự ABC

•  Đạo Phật và cuộc sống (hơn 80 bài giảng về Kinh Trung Bộ)

•  Thế giới Cực Lạc (7 bài giảng về Kinh A-di-đà)

•  Dược chất tâm linh (8 bài giảng về Kinh Dược Sư)

•  Dộng tan cửa ngục (14 bài giảng giải Kinh Địa Tạng)

•  Siêu độ vong linh (6 bài giảng về Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, 2006)

•  Các nguyên tắc sư phạm Phật giáo (13 bài giảng tại Khoá Cao cấp Giảng Sư, tháng 2006)

•  Đối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư (8 bài giảng về Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, 2006)

•  Các pháp thoại tại trại tù, trại cai nghiện, trung tâm Bảo trợ XH và phục hồi nhân phẩm phụ nữ

•  Pháp thoại về mười hai con giáp

>>  Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay  <<

 
PHÁP THOẠI TẠI HOA KỲ, MÙA HẠ 2007 --> Lịch giảng chi tiết
(Điện thoại của thầy Nhật Từ: 510-734-1724)
Chữ Hoà trong đạo Phật - phần 2 (Đạo tràng Phổ Hoà, San Jose, 15-6-07)
Duy Thức 1: Chủ thể và đối tượng - phần 2 (Đạo tràng Chúc Hảo, San Jose, 16-6-07)
Tuổi trẻ và tình yêu - phần 2 - phần 3 (Đạo tràng Minh Tâm,  San Jose, 16-6-07)
 Chuyển hoá tâm thức (Đạo tràng Duyên & Quan, Oakland,17-6-07)
Ý nghĩa tu đức (Chùa Đức Viên, San Jose, 17-6-07)
Ngũ quán Quan Âm - phần 2 (Quan Âm Tịnh Xá, 19-6-07)

Hạnh nguyện Địa Tạng - phần 2 (Đạo tràng Hạnh Giao, 19-6-07)

Triết lý về đất - phần 2 - phần 3  (Đạo tràng Từ Bi Nguyện, 20-6-07)
Cận tử nghiệp - phần 2 (Chùa Phổ Minh, 21-6-07)
Pháp đàm về sinh tử - phần 2 (Chùa Phổ Minh, 22-6-07)
Cứu người tội khổ - phần 2 (Tu viện Viên Chiếu, 23-6-07)
Tư duy và chuyển hoá (Nhà hàng Andy Nguyễn, 23-6-07)
Từ bi - phần 2 - phần vấn đáp (Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ, Santa Ana,  24-6-07)
Tương lai Phật giáo - phần 2 (Đuốc Tuệ, 25-6-07)
Duy Thức 2: Bản chất tâm thức - phần 2 (Chùa Đức Viên, 26-6-07) 
Duy Thức 3: Phẩm chất và hoàn cảnh - phần 2 (Chùa Đức Viên, 27-6-07)
Duy Thức 4: Thức Mạt-na - phần 2 (Chùa Đức Viên, 28-6-07)
Duy Thức 5: Chuyển hoá thức Mạt-na - phần 2 (Chùa Đức Viên, 29-6-07)
Duy Thức 6: Bản chất ý thức - phần 2 (Chùa Đức Viên, 30-6-07
Duy Thức 7: Loại hình ý thức - phần 2 (Chùa Đức Viên, 1-7-07)
Duy Thức 8: Nhãn thức (Chùa An Lạc, 1-7-07)
Tâm và hành vi - phần 2 (Chùa An Lạc, 3-7-07)
Trí tuệ và đời sống  (Chùa Linh Sơn, Boston, 6-7-07)
Hôn nhân và hạnh phúc - phần 2 (nhân ngày hôn nhân thế kỷ 21, Chùa Linh Sơn, Boston, 7-7-07)
Quan Âm Diệu Thiện - phần 2 (Chùa Linh Quang, Philadelphia, 8-7-07)
Kết hôn với Phật pháp - phần 2 (Chùa Giác Lâm, Philadelphia, 8-7-07)
Chết và tái sinh - phần 2 (Đạo tràng Minh Thanh - Diệu Ngộ, Philadelphia, 8-7-07)
Bên kia cửa tử (Chùa Quang Minh, Chicago, 11-7-07)
Hạnh phúc trong già và chết - phần 2 (Chùa Phước Hậu, Milwaukee, 12-7-07)
Tuổi trẻ: Tiềm năng và hiện thực - phần 2  (Chùa Trúc Lâm, Chicago, 13-7-07)
Chân dung Phật tử (Đạo Tràng Pháp Hoa, Santa Ana, 14-7-07)
Hỷ xả - phần 2 - phần vấn đáp (Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ, Santa Ana,  15-7-07)
Câu chuyện đạo lý - vấn đáp (Chùa Hải Đức, Jacksonville, 20-7-07)
Tôi và chúng ta (Chùa Hải Đức, 21-7-07)
Nương tựa tâm linh - phần 2 (Chùa Hải Đức, 21-7-07)
Lập nghiệp (Chùa Hải Đức, 22-7-07)
 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm dịch các bài pháp thoại ra tiếng Anh  Hải Hạnh

 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm đánh máy bài giảng   Hải Hạnh

 

Nhac thiền Phật giáo

BÀI VÀO MẠNG HÀNG THÁNG

1-2007 | 2-2007 | 3-2007 | 4-2007 | 5-2007 | 6-2007 | Năm 2000 - 2007

 TRANG WEB MỚI

 

Đại Tạng Kinh Việt Nam: Tạo Thuận lợi cho việc biên tập Đại Tạng Kinh Việt Nam , chúng tôi xây dựng trang web mở này, để mọi người ai cũng có thể đóng góp công sức mình vào công việc hoằng pháp và bảo tồn di sản văn hóa của tổ tiên dân tộc.

Hạt Cát: Thế giới thơ ca Phật giáo của Hạt Cát

 

 

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

Chương trình "Những trái tim hội ngộ" cuối năm

Chương trình ánh sáng vì người nghèo       Giác Hạnh Phương

Những bước chân thầm lặng        Tâm Phương

Chuyến cứu trợ cơn bão số 9 tại Giồng Trôm - Bến Tre      Giác Hạnh Phương

1.600 phần quà đến với hai Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp và Thạnh Lộc  N.M.H

Phương danh bạn be thân hữu ủng hộ mổ mắt, các trại tàn tật và xây nhà tình thương 01/2007

Xem tiếp các hoạt động từ thiện xã hội

HỘP THƠ PHẬT HỌC
(Hãy bấm chuột vào đây để đặt câu hỏi)

 Thông báo |Tạp chí nghiên cứu Phật học
Thảm hoạ Phật giáo tại Afghanistan | Tuyển Tập Ảnh | Đồng Hồ Thế Giới|Phòng chống bão lụt
Screen Saver | Mailing List | Góp ý | Sổ lưu bút (online) | Giới thiệu trang nhà | Nạp trang nhà | WebRing

 
 
....
MỤC LỤC

PG cho người bắt đầu | Đức Phật & Phật pháp | Kinh Điển | Kinh MP3 | Nghi thức tụng niệm | Thiền định | Niệm Phật
Phật giáo Việt Nam | Phật giáo năm Châu | Bồ-tát đạo | Pháp trích lục | Triết học PG | Giáo dục PG | Văn hóa PG
Đạo đức-Tâm lý học PG | PG & Khoa học | Xã hội học PG | PG & Kinh tế | PG & Quản trị | PG & Sinh thái
Phật tích | Đối thoại | Diễn Đàn | Điểm sách | Ăn chay | Cuộc sống | Xuân  Vu-lan-bồn | Văn Học| Thơ | Từ thiện  |  Truyện | Nhạc
Từ điển-Tham khảo | Pháp luận khác | Tâm tình độc giả | Thư mục sách | Ban biên tập | Tác giả-Dịch giả | Links | Pháp Âm


You are visitor number since May 6, 2000

Thành lập ngày 22-2-2000

 
http://www.buddhismtoday.comOther websites 
 

Biên tập: Tỳ-kheo Thích Nhật Từ | Phụ trách mạng: Thích Phước Huệ
Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com
Thư từ tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email: tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com
Liên lạc thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi về:
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại di động: từ nước ngoài: 00.84. 908.153160; trong nước: 0908.153160