- Bước đầu Học Phật
-26-
Thế
nào là Phật pháp?
Phật pháp là những điều đức Phật
chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy nói lại để
cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ như Ngài.
Chính từ chỗ chứng kiến của Ngài nói ra, không phải do suy tư phỏng đoán
như nhiều triết thuyết khác. Vì thế, Phật pháp là những chân lý, tùy
trình độ của người, Phật nói có sai biệt: Chân lý phổ biến, Chân lý
tương đối, Chân lý tuyệt đối.
Chân lý phổ
biến Chân lý phổ biến là những sự thật hiện hữu tràn đầy trên vạn
vật. Những sự thật ấy đức Phật chỉ ra, chúng ta chịu khó khảo sát
một cách tinh tế sẽ thấy hiển nhiên không sai lệch. Trước hết nhìn
theo dòng thời gian, Phật nói:
I. Nhân quả:
Tất cả sự
vật có hình tướng, có tác động đều hình thành bằng nhân quả. Nhân
quả trùm khắp cả mọi sự vật, không một sự vật nào có thể thoát
ngoài nhân quả được. Song trong nhân đến quả có chánh nhân, trợ nhân,
thuận nhân, nghịch nhân nên trở thành vấn đề phức tạp. Lại có những
trường hợp vì nhân quá nhỏ nhiệm, nhân xa xôi khiến người ta không thể
thấy, không thể nhớ mà biến thành khó hiểu. Chúng ta thử nhìn từ lãnh
vực thực vật, động vật... để minh chứng lý nhân quả.
1. Về thực
vật. Không một thứ cây loại cỏ nào mà chẳng từ nhân thành quả.
Hoặc có thứ nhân của nó là hạt, có thứ nhân nó là lá, có thứ nhân
nó là ngọn, có thứ nhân nó là rễ, là thân. Từ cái nhân ấy nẩy mầm
sanh trưởng thành cây, đơm hoa, kết quả. Không có loài thực vật nào ngẫu
nhiên không nhân thành quả.
Ví dụ, hạt
cam là nhân, lên thành cây cam có trái cam là quả. Hạt ớt là nhân, lên
thành cây ớt có trái ớt là quả... Có nhân ắt phải có quả. Song trong
ấy còn tùy thuộc thuận nhân hay nghịch nhân, mà thành quả hay bất thành
quả. Như có hạt cam là chánh nhân, có phân, đất, nước, ánh nắng... là
trợ nhân, được săn sóc vun quén là thuận nhân, hạt cam ấy sẽ nẩy mầm
sanh trưởng thành cây cam và có trái cam không sai. Ngược lại, có hạt cam
mà thiếu phân đất nước ánh nắng... thì không thể nẩy mầm sanh cây
cam, huống là có trái cam. Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánh nắng...
mà thiếu người săn sóc vun quén thì có thể có cây cam mà khó mong có quả
cam. Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánh nắng... có người vun quén,
song bị sâu trùng ăn gốc, đục trong thân cây - nghịch nhân - thì cây cam
ấy sẽ bị hoại. Hoặc có trường hợp dường như không nhân mà thành quả.
Như chúng ta dọn sạch một thửa đất để trồng trọt. Thửa đất ấy,
chúng ta cuốc không còn một gốc cỏ, lượm sạch không sót một cọng cỏ,
ta tự cho là đất thật sạch. Thế mà, qua một vài trận mưa, chúng ta thấy
từ lòng đất cỏ vọt lên lấm tấm đều hết. Cỏ này từ đâu đến?
Phải chăng đất sanh cỏ? Thật không phải thế, bởi những hạt cỏ li ti
đã nằm sẵn trong lòng đất mà mắt chúng ta không thể thấy. Gặp mưa,
chúng nẩy mầm lên cây là lý đương nhiên. Ðây là vì nhân nhỏ nhiệm
chúng ta không thấy, nên có những nhận xét sai lầm.
Lại có trường
hợp khác, một hôm tăng chúng trong chùa chúng tôi ra thăm vườn, bẻ được
hai trái mãng cầu xiêm, từ hai cây mãng cầu cách nhau độ bốn thước tây.
Khi xẻ ra ăn, cả chúng đều ngạc nhiên, trố mắt nhìn nhau, đặt câu hỏi:
Tại sao cùng một loại, chung một thửa đất, mà trái này ngọt, trái kia
chua? Mỗi người đều có giả thuyết khác nhau, riêng tôi chỉ cười thôi.
Cuối cùng, tôi giải thích cho họ nghe: Sở dĩ hai cây cùng một loại,
chung một thửa đất mà mùi vị khác nhau, do trước kia tôi lấy hạt của
hai trái mãng cầu chua và ngọt ương trồng, nên kết quả như thế. Ðó
là vì nhân xa xôi khiến người ta không thể biết, nên sanh nghi ngờ. Bởi
những lý do trên, nhân quả trở thành tế nhị phức tạp, nếu người nhận
xét nông nổi đơn thuần thì khó thấu triệt được.
2. Về động
vật. Tất cả loài động vật hình thành cũng từ nhân đến quả. Có
loài động vật nhân là trứng, có loài động vật nhân từ bào thai, có
loài động vật nhân từ loài khác hóa ra. Không có loài động vật nào tự
nhiên mà có, song có cũng tùy thuộc chánh nhân, trợ nhân, thuận nhân, nghịch
nhân, sự sanh trưởng của nó được hoàn hảo hay suy kém, hoặc hoại diệt
chẳng hạn.
Ðây là
nói nhân quả trên vạn vật có hình tướng. Chúng ta có thể khẳng định
rằng "tất cả loài sanh vật trên quả địa cầu và cả quả địa cầu
này đều nằm gọn trong lòng nhân quả".
3. Về
tác động. Chẳng những nhân quả trùm khắp mọi loài mọi vật có
hình tướng, mà nhân quả cũng bao gồm mọi tạo tác mọi hành động của
mọi loài. Ở đây chúng ta chú mục vào loài người để thấy rõ nhân quả.
Những tác
động về thân miệng của chúng ta có tánh cách lợi người, đem lại nguồn
an vui cho người, là tác động lành. Nó sẽ mang lại cho ta sự an vui ngay
hiện tại, hoặc sau này, gọi là quả lành. Những tác động có tánh cách
thương tổn khiến người đau khổ, gọi là nhân dữ. Nó sẽ chuốc lấy sự
đau khổ trở về ta ngay hiện tại, hoặc mai kia, gọi là quả dữ.
Ví dụ,
chúng ta ra tay cứu giúp người hoạn nạn nguy khốn, qua cơn hoạn nạn họ
vui vẻ cám ơn ta. Chính khi thấy họ an ổn, lòng chúng ta cũng vui lâng
lâng. Mặc dù chúng ta không mong gì hơn nữa, song người thọ ơn bao giờ
cũng nghĩ đến đền đáp, nếu gặp cơ hội tốt, họ sẽ đền ơn ta.
Ngược lại, chúng ta làm thương tổn khiến người đau khổ, họ sẽ bực
tức oán hờn phản kháng ta. Chính khi ấy lòng chúng ta cũng bị bất an. Nếu
mai kia họ gặp dịp thuận tiện sẽ trả thù, khiến chúng ta bị khổ đau
hơn, họ mới vừa lòng. Ðó là nhân lành gặt quả lành, nhân dữ chịu quả
dữ.
Nhưng cũng
có những trường hợp dường như ngoại lệ, mà thật không phải. Như chúng
ta đã gieo nhân lành hoặc dữ, mà suốt đời không gặt được kết quả;
vì nhân chưa chín muồi mà báo thân chúng ta đã hoại, nhân ấy sẽ còn tiếp
tục theo thời gian chớ không mất. Hoặc có khi chúng ta không gây nhân lại
chịu quả. Vì nhân xa xôi còn lưu lại, chúng ta không nhớ.
Tác động
của ý còn thầm lặng bên trong chưa phát lộ ra, song nó rất nguy hiểm.
Vì thân miệng đều do nó chủ động sai khiến. Nó dấy nhân lành thì
thân miệng theo đó tạo nhân lành, nó dấy nhân dữ thì thân miệng theo đó
tạo nhân dữ. Cho nên, người hiểu lẽ nhân quả đối với tác đ?ng của
ý, phải dè dặt tối đa. Tác động của ý có nhân quả cũng y hệt thân
miệng.
Tuy nhiên,
nhân quả, không phải đơn giản như nhiều người đã hiểu "gây nhân
lành được quả lành, tạo nhân dữ bị quả dữ". Vẫn có những trường
hợp dường như trái lại. Bởi vì nhân quả là một dòng biến động theo
thời gian. Thời gian có quá khứ, hiện tại, vị lai thì nhân quả không thể
chặn một quãng mà đoán định được. Chúng ta muốn hiểu thấu đáo
nhân quả phải căn cứ vào ba thời mà khảo sát. Nắm chắc lý nhân quả,
chúng ta sẽ có sức tự tín mãnh liệt, vì không còn lệ thuộc vào sức
thiêng liêng bên ngoài. Chúng ta tự nhận là chủ nhân ông toàn cả cuộc
đời của mình.
Nhân quả
là dòng biến động sanh diệt tiếp nối, nên nó là hiện thân của Vô thường.
Vì vô thường nên mãi lăn lộn trong vòng sanh diệt, cũng là thành quả của
luân hồi. Chủ thuyết nhân quả không phải cố định cứng khằng, mà
linh động thăng giáng, tùy theo sự đủ thiếu các nhân của nó. Người học
Phật nhận chắc lý nhân quả, là đã có căn bản vững vàng trên đường
tiến tu. Ðồng thời cũng gạt phắt những thuyết mê tín vu vơ như: đồng
bóng, bói xăm, tướng số, may rủi... Vì biết rõ mọi tác động đẹp xấu
của chúng ta, sẽ cải tạo xây dựng một cuộc đời vui khổ trong hiện tại
và vị lai. Còn băn khoăn trông đợi, thắc mắc điều gì mà phải đi coi
bói tướng số? Thế là, chúng ta can đảm nhận chịu mọi trách nhiệm hay
dở do mình gây nên, không còn oán hờn kêu than chi cả. Cũng phá tan những
bệnh chấp: định mạng, nhất nhân, vô nhân. Vì biết rõ vạn vật trên
thế gian không có cái gì cố định, duy nhất, ngẫu nhiên, mà đều do nhân
quả hình thành.
II. Duyên sanh:
Nhìn về mặt
không gian, vạn vật đều do các duyên chung hợp thành hình. Cho nên nói
"các pháp từ duyên sanh". Duyên là chỉ cho nhiều phần tử tổ hợp
thành một vật thể. Vật thể không tự có, phải do nhiều nguyên tố hay
nhiều phần tử chung hợp. Nói tới duyên sanh là không chấp nhận sự
đơn thuần, mà khẳng định là hợp thể. Vạn vật có hình tướng trên
quả địa cầu và kể luôn quả địa cầu đều do các duyên chung hợp
thành hình. Cho đến những thứ không có hình tướng, chỉ có tác động,
cũng thuộc duyên sanh.
Trước khảo
sát những vật có hình tướng gần chúng ta nhất. Như cái bàn viết hiện
đây của ta, trước nó không tự có, phải có gỗ, có đinh, có bào, có đục,
có cưa... và có ông thợ mộc, do sự cưa xẻ bào đục kết ráp của ông,
sau mới thành cái bàn. Những nguyên liệu dụng cụ và ông thợ mộc, đều
là duyên chung hợp thành cái bàn. Nếu có người hỏi: cái bàn này do vật
gì làm ra, chúng ta đáp: do ông thợ mộc, hoặc do gỗ... Ðó là lối đáp
đơn thuần, không đúng toàn thể của cái bàn. Nếu chấp lối đáp ấy đúng,
thì mắc phải bệnh thiên kiến.
Ðến như cái
nhà chúng ta hiện ở hoặc nhà lá hay nhà gạch, trước nó cũng không tự
có. Nếu là nhà lá, phải có cột kèo đòn tay cây lá rồi, sau chúng ta mới
ráp lại thành cái nhà. Nếu là nhà gạch, phải có gạch xi măng cát vôi
ngói gỗ và thợ hồ, mới xây thành cái nhà. Khi thành hình cái nhà, gọi
là duyên hợp; khi cái nhà hư hoại đi, gọi là duyên tan. Chỉ do duyên hợp
duyên tan, thật thể cái nhà vốn không thật có.
Khảo sát
như thế qua mọi sự vật, chúng ta không thấy có một sự vật nào không
phải duyên hợp mà thành. Dù vật nhỏ bé như cây kim ngọn cỏ, vật to lớn
như núi biển quả địa cầu, đều nằm chung trong một thông lệ ấy.
Cho đến những
thứ không có hình tướng, chỉ thấy tác động, cũng do duyên hợp mà có.
Như điện, gió, chúng ta không thấy hình tướng nó, chỉ biết khi tác động
dấy khởi. Về điện thì có điện âm điện dương, phối hợp mới phát
khởi hiện tượng. Về gió phải có khí nặng khí nhẹ... mới có hoạt động.
Nơi con người,
tư tưởng dấy khởi cũng phải có sáu cơ quan làm chỗ tựa và đối diện
với trần cảnh bên ngoài. Nếu ba phần - tư tưởng, cơ quan, trần cảnh mà
thiếu một thì, không sao dấy khởi được. Thế nên mọi tác động có
ra, đều do duyên hợp mà có.
Nói duyên
sanh là nhằm vào hợp thể, choán một khoảng không gian. Ðã là hợp thể
thì không có tự thể và thật thể. Tự thể đã không thì, tên đặt cho
sự vật cũng rỗng. Ví như tên "cái nhà", chúng ta phân tích từng
viên gạch, từng miếng ngói v.v... ra, tìm xem cái gì là "cái nhà"?
Chỉ khi hợp thể thành hình, tạm đặt cho nó một cái tên. Cái tên ấy
chỉ có giá trị tạm thời, từ khi hợp thể thành hình, bởi trước và
sau nó vốn không có. Chính ngay khi thành hình, chúng ta phân tích từng đơn
vị một, tìm tự thể cái tên chung ấy, vẫn không có. Nên nói: "các
pháp duyên sanh tự thể là không". Trước không, sau không, giữa cũng
chẳng thật, nên sự có mặt của các hợp thể là hư giả huyễn hoá. Do
đó, nói đến lý duyên sanh thì, xem vạn vật đều như huyễn như hoá.
Thông suốt
lý duyên sanh, chúng ta thoát khỏi hai chứng bệnh: thiên kiến và mê lầm.
Nhất là bệnh mê lầm, quả là bệnh trầm kha khó chữa trị. Vạn vật do
hợp thể mà có, hư giả không thật, lại mê lầm chấp là thật. Vì chấp
thật nên theo đó có yêu ghét và sanh tham sân. Ðó là nguyên nhân mãi lăn
trong vòng luân hồi sanh diệt. Biết rõ duyên sanh hợp thể hư giả là, dứt
mê lầm chuyển thành trí tuệ. Ðây là cửa ngõ của lâu đài giác ngộ.
Trong phần
"Chân lý phổ biến", lý nhân quả và duyên sanh là hai sự thật,
tràn đầy trên vạn vật và mọi tác động của chúng sanh. Sự thật ấy,
quá khứ hiện tại vị lai đều không thay đổi. Song nó tinh vi khó hiểu,
người chịu khó nghiền ngẫm phân tích kỹ càng mới nhận ra được. Hai
sự thật này nhằm vào hai chiều của vũ trụ, nhân quả chạy suốt chiều
dọc thời gian, nhân duyên xuyên tột chiều ngang không gian. Do đó, gọi là
"Chân lý phổ biến".