- XỨ PHẬT HUYỀN
BÍ
- Nguyên tác: AUTOBIOGRAPHIE D’UN
YOGI
- Của: Tu sĩ PARAMHANSA
YOGANANDA
CHƯƠNG MƯỜI SÁU
CHUYẾN
DU HÀNH LÊN TỈNH KASHMIR
-"Thưa cha, con muốn mời
Sư phụ và bốn người bạn của con lên dãy Tuyết Sơn trong dịp nghỉ hè.
Cha có thể cho con sáu vé xe lửa đi Kashmir và tiền túi để đi đường?"
Như tôi đã đón trước, cha tôi liền
bật cười:
-"Đây là lần thứ ba mà con
xin cha chuyện đó! Phải chăng con đã xin cha như thế trong dịp hè cuối
cùng, cách đây hai năm? Vào giờ chót Sri Yukteswar đã từ chối không
đi."
-"Thưa cha đúng vậy. Con không
biết lần này Sư phụ có định đi hay không. Nhưng nếu con cho người biết
rằng vé xe lửa đã sẳn sàng thì con hy vọng Sư phụ rốt cuộc sẽ chịu
đi."
Cha tôi không tin chuyện ấy lắm;
tuy nhiên ngày hôm sau người đưa cho tôi sáu tấm vé biếu đặc biệt và
một cuộn giấy 10 ru-pi:
-"Cha không nghĩ rằng cuộc du hành
tưởng tượng của con phải cần dùng đến những thứ này nhưng dù sao
con cũng cứ cầm lấy!"
Trong ngày hôm đó tôi phô trương món
quà đó trước mặt Sư phụ, người mỉm cười trước sự hứng khởi của
tôi và nói một cách phân đôi, không quả quyết lắm:
-"Thầy cũng mong có thể đi
được, để xem."
Ngoài ra tôi còn mời bốn người bạn
trong số đó có Kanai, một đệ tử trẻ nội trú tại đạo viện,
Rajendra, Auddy, và một bạn khác, ngày lên đường đã định là thứ hai tuần
tới.
Ngày thứ bảy và chúa nhật, tôi
có mặt ở Calcutta để dự lễ cưới của một người anh họ, tổ chức
tại nhà tôi. Sáng sớm ngày thứ hai tôi đến Serampore với đồ hành lý.
Rajendra đã đợi tôi trước cửa đạo viện và nói:
-"Sư phụ không chịu đi, người
mới bước ra đi dạo một vòng."
Tôi cảm thấy bất mãn, và sau
cùng tôi quyết định:
-"Tôi không để cho cha tôi cười
tôi một lần thứ ba về những kế hoạch ngao du tưởng tượng của tôi nữa.
Chúng ta cũng cứ đi dù không có Sư phụ."
Rajendra bằng lòng. Tôi rời khỏi
đạo viện để tìm một đứa gia nô vì tôi biết Kanai sẽ không đi nếu
không có Sư phụ; tôi cần một người để coi sóc hành lý. Tôi nghĩ đến
Bhari trước kia đã từng giúp việc trong gia đình tôi và hiện đang giúp
việc nhà cho một vị giáo chức ở Serampore. Trong khi tôi đang đi mau tôi gặp
Sư phụ ở trứơc nhà thờ Gia Tô, cách tòa án Serampore không xa. Sư phụ có
vẻ không vui:
-"Con đi đâu?"
-"Bạch Sư phụ, con nghe Kanai không
chịu đi trong chuyến du ngoạn mà con đã sắp đặt. Con phải đi tìm
Behari. Sư phụ có nhớ chăng hồi năm ngoái, nó thích đi chơi Kashmir đến
nỗi nó đòi đi theo phục dịch chúng con mà không nhận tiền thù lao."
-"Thầy nhớ. Tuy nhiên thầy
không tin rằng lần này nó chịu đi."
Tôi càng bực mình.
-"Nhưng bạch Sư phụ, đó là
cái mộng mà nó vẫn côm ấp từ lâu kia mà!"
Sư phụ lặng thinh và tiếp tục cuộc
đi dạo, còn tôi thì đi đến nhà vị giáo chức. Đến trước sân Behari
tiếp đón tôi một cách nồng nhiệt, nhưng thái độ ấy liền đổi thành
một sự dè dặt khó hiểu khi tôi vừa nói đến Kashmir. Với vài lời xin
lỗi, y bèn kiếu từ và đi vào nhà người chủ của y. Tôi đợi mất nửa
giờ ngoài sân, hy vọng một cách mơ màng rằng chắc có lẽ y vào nhà
trong để chuẩn bị hành trang lên đường. Sau cùng tôi gõ cửa. Người chủ
nhà bước ra mỉm cười và nói:
-"Behari đã đi chợ do cửa sau
cách đây độ nửa giờ."
Tôi bước đi trong sự thất vọng
và tự hỏi phải chăng vì lời mời của tôi quá đột ngột, hay đó là
do ảnh hưởng vô hình của Sư phụ. Khi tôi đi gần đến nhà thờ, tôi thấy
Sư phụ từ từ bước đến. Không đợi tôi nói gì ngừơi bèn nói trước:
-"À vậy là Behari cũng không
đi! Bây giờ chương trình của con ra sao?"
Tôi cảm thấy như một đứa con ngỗ
nghịch, quyết định đương đầu với cha:
-"Bạch Sư phụ, con sẽ yêu cầu
chú con cho mượn người gia nô tên là Lai Dhari."
Sri Yukteswar đáp với một nụ cười:
-"Con cứ đi hỏi cậu con nếu
con thấy cần. Nhưng thầy không tin rằng con sẽ thành công."
Tôi từ biệt Sư phụ và đi vào
pháp đình Serampore. Chú tôi, Sarada Ghosh, làm luật sư tại toà án tiếp đón
tôi một cách cởi mở. Tôi nói:
-"Hôm nay, cháu cùng với vài người
bạn đi du ngoạn lên xứ Kashmir. Từ mấy năm nay cháu vẫn hằng mong ước
có dịp đi chơi trên dãy Tuyết Sơn."
-"À, chú cũng chia vui với cháu.
Cháu có muốn chú giúp đỡ cho cháu điều gì trong cuộc đi chơi này chăng?"
Lời yêu cầu khiêm tốn này có
cái ảnh hưởng như một tiếng sét đánh! Chú tôi nhảy dựng lên trong một
cử động mạnh đến nỗi nó làm lật đổ bàn ghế, những giấy tờ
trên bàn bay tản mác tứ phía; cái ống điếu dài đẽo bằng cây dừa của
chú lăn lông lóc xuống sàn gạch.
-"Đồ ích kỷ!" Chú tôi
thét lên trong cơn thịnh nộ. "Thật là hỗn láo! Ai sẽ lo việc nhà
cho tao nếu mày đem theo người nô bộc của tao đi chơi phiếm hử!"
Tôi cố dấu sự ngạc nhiên và nghĩ
rằng sự thay đổi tâm lý đột ngột này lại là một trong những sự kỳ
lạ bí hiểm trong ngày hôm đó. Tôi bèn hối hả rút lui không màng nghĩ đến
lòng tự ái bị va chạm!
Tôi trở lại đạo viện, tại đây
các bạn tôi đã đợi sẵn. Trong trí tôi bắt đầu nảy sinh một sự tin
tưởng chắc chắn rằng thái độ của Sư phụ hẳn là có một lý do
chánh đáng. Tôi cảm thấy hối hận vì đã không chịu vâng lời Sư phụ.
Sri Yukteswar thấy tôi bèn hỏi:
-"Mukunda, con có muốn ở nán lại
với thầy thêm ít lâu chăng? Rajendra và các bạn có thể đi trước và đợi
con ở Calcutta; khi đến đó, con sẽ có thừa thời gian đáp chuyến xe cuối
cùng lúc chiều để đi Kashmir."
-"Bạch Sư phụ, con cảm thấy
không vui nếu không có Sư phụ cùng đi."
Các bạn tôi không hề để ý đến
lời tuyên bố này. Họ kêu một cỗ xe ngựa chất hành lý lên xe và đi thẳng.
Kanai và tôi lẳng lặng ngồi dưới chân Sư phụ. Sau độ 30 mươi phút im
lặng hoàn toàn Sri Yukteswar đứng dậy đi lên phòng ăn trên lầu hai và
nói:
-"Kanai, con hãy theo săn sóc
Mukunda, chuyến xe lửa đã sắp chạy"
Thình lình tôi vặn mình đau đớn
với cơn buồn mửa, trong bụng quặn đau một cách kinh khủng. Cơn đau nhức
nhối như dùi nhọn đâm vào ruột, tôi cảm thấy như một tội nhân bị
quỷ sứ hành hình moi ruột dưới địa phủ. Tôi bò lết đến chỗ sư phụ
ngồi và ngã vật xuống chân người, khi đó tôi mới biết tôi đã bị bịnh
thời khí Á Châu , một chứng bịnh vô cùng hiểm nghèo! Sư phụ cùng với
Kanai khiêng tôi vào phòng khách.
Bị dày vò trong cơn đau đớn tôi
rên siết:
-"Bạch Sư phụ, con xin giao mạng
con trong tay Sư phụ."
Tôi cảm thấy dường như linh hồn
tôi sắp sửa bị đứt ra khỏi xác thể một cách tàn nhẫn, phũ phàng!
Sri Yukteswar đặt đầu tôi lên hai
đầu gối của người vuốt trán tôi một cách nhẹ nhàng rồi nói:
-"Con thấy việc gì sẽ xảy ra
nếu con cùng với các bạn đi ra nhà ga từ lúc nãy! Thầy đã phải coi chừng
săn sóc con một cách kín đáo, vì con đã cãi lời thầy mà muốn đi du ngoạn
vào một thời kỳ bất lợi."
Sau cùng, tôi đã hiểu. Khi một vị
Tôn sư không chịu phô trương quyền năng của mình trước mắt mọi người,
thì người ta có thể nghĩ rằng sự việc đã diễn ra một cách bình thường.
Sự can thiệp của Sư phụ đã diễn ra một cách quá âm thầm tế nhị
nên không ai hay biết gì cả. Sư phụ đã ảnh hưởng đến Behari; vị luật
sư Sarada, tức chú tôi; Rajendra và những người khác; một thứ ảnh hưởng
vô hình và vô ảnh đến nổi tất cả mọi ngừơi, trừ ra tôi đều nghĩ
rằng sự việc đã xảy ra một cách rất tự nhiên, không có gì ngoài sự
bình thường. Vì Sư phụ không bao giờ quân noi theo những tập quán thông
thường, người khiến Kanai đi gọi một y sĩ chuyên khoa và báo tin cho chú
tôi hay. Tôi kêu nài:
-"Bạch Sư phụ chỉ có Sư phụ
mới có thể chữa khỏi bịnh cho con. Bịnh trạng của con quá nguy kịch, một
y sĩ có thể làm gì được?"
-"Con hỡi, cầu xin Thượng Đế
ban ân huệ thiêng liêng cho con! Con đừng băn khoăn về việc gọi y sĩ; y
sĩ không còn thấy con ở trong tình trạng ấy nữa, vì ocn đã khỏi bịnh!"
Sư phụ vừa nói xong cơn đau bụng
dữ dội của tôi liền biến mất. Tôi ngồi dậy nhưng hãy còn yếu.
Không bao lâu vị y sĩ đã đến nơi và khám bịnh cho tôi rất tỉ mỉ. Y
nói:
-"Em vừa trải qua một cơn đau
kinh khủng. Tôi phải lấy máu để thử vi trùng xem sao."
Sáng ngày hôm sau vị y sĩ hối hả
trở lại thì thấy tôi đã ngồi dậy và cười nói vui vẻ.
-"À, em đã nói chuyện được
và lại tươi cười dường như mới ngày hôm qua đây, em không nằm dưới
nanh vuốt Tử Thần!"
Y vỗ nhẹ vào bàn tay tôi:
-"Tôi không chắc là sẽ thấy
em còn sống hôm nay, khi cuộc giảo nghiệm cho biết là em bị chứng thời
khí Á châu!Em thật là hữu phước mà có một vị Tôn sư có quyền năng
chữa bịnh, một quyền năng thiêng liêng của Trời Phật ban cho! Tôi không
nghi ngờ gì về việc ấy!"
Tôi cũng hoàn toàn đồng ý. Khi vị
y sĩ kiếu từ ra về, Rajendra và Auddy xuất hiện ở trước cửa. Họ có vẽ
bất mãn nhưng sắc mặt họ liền hoà dịu lại khi họ nhìn thấy vị y sĩ
và gương mặt hãy còn xanh mét của tôi.
-"Chúng tôi rất tức giận khi
thấy anh không đến với chúng tôi tại Calcutta như đã hẹn trước. Anh bị
đau hay sao?"
-"Phải"
Tôi không thể nín cười khi thấy
các bạn tôi đặt hành lý xuống ngay chỗ ngày hôm qua.
Lúc đó Sư phụ bước vào gian
phòng. Tôi lấy tư cách một kẻ đang nằm dưỡng bịnh để tự cho phép nắm
lấy bàn tay Sư phụ một cách trìu mến:
-"Bạch Sư phụ, từ năm con mười
hai tuổi đến giờ, con đã mưu toan thất bại nhiều lần để đi lên dãy
Tuyết Sơn. Bây giờ con tin rằng nếu không có ân huệ của Sư phụ, đức
Phật Mẫu Quan Thế Aâm chắc sẽ từ chối không chịu tiếp con ở trên đó!"
II
-"Tuy con đã khá mạnh khoẻ
để có thể lên đường; Thầy sẽ cùng đi với con lên Kashmir." Sư phụ
nói với tôi hai ngày sau khi tôi được chữa khỏi bịnh thời khí Á châu
một cách mầu nhiệm. Chiều hôm ấy, sáu người trong nhóm chúng tôi đáp
xe lửa lên miền Bắc Trạm ngừng đầu tiên là Simla một thành phố hùng
vĩ dưới chân dãy Tuyết Sơn. Chúng tôi đi dạo chơi trên những con đường
dốc và chiêm ngưởng phong cảnh đẹp của miền núi.
-"Ai mua dâu không?", một
bà già bán dâu ngồi rao hàng ở một góc chợ của thành phố.
Những trái dâu đỏ thắm khêu gợi
sự chú ý của Sư phụ. Người mua một giỏ đầy và đưa cho chúng tôi
ăn. Tôi nếm thử một trái nhưng liền nhăn mặt và nhả ra.
-"Bạch Sư phụ, dâu chua quá!
Chắc không bao giờ con ăn nữa!" Sư phụ bèn cười và nói:
-"Trái lại con sẽ thích ăn dâu
hơn sau này, khi con sang Mỹ quốc! Trong một bữa cơm tối, bà chủ nhà sẽ
dọn ra cho con món dâu chua với đường và kem. Bà ấy sẽ nghiền nát những
trái dâu với một cái nĩa và con sẽ khen rằng:"Thật là ngon tuyệt trần!"
Chừng đó con sẽ nhớ đến Simla."
Tôi hoàn toàn quên lửng lời tiên
tri đó, và chỉ nhớ lại nhiều năm về sau. Sau khi tôi đến Mỹ quốc, một
hôm tôi được mời dùng cơm tối tại nhà bà Alice T Hasey (pháp danh
Yogmata) tại West Somerville, Massachusetts. Đến lúc ăn tráng miệng, bà chủ
nhà cầm một cái nĩa, nghiền nát những trái dâu đỏ rồi thêm kem và
đường. Bà mời tôi dùng và nói:
-"Những trái dâu này rất chua;
tôi mong đại đức sẽ thích dùng nó với kem và đừơng"
Tôi nếm một muỗng và bất giác
thốt lên:
-"Tuyệt trần là ngon!"
Khi đó lời tiên tri của Sư phụ mới
trở lại trong ký ức của tôi. Tôi lấy làm kinh ngạc mà thấy rằng nhiều
năm trước đây tinh thần của Sư phụ hoà hợp với Thiêng Liêng đã nhìn
thấy sự liên he ävề nhân quả giữa các diễn biến sẽ xảy ra trong tương
lai.
Nhóm chúng tôi lại rời Simla để
đáp xe lửa đi Rawalpindi. Tại đây chúng tôi thuê một chiếc xe song mã để
thực hiện một chuyến đi bảy ngày đến Srinagar thủ phủ tỉnh Kashmir.
Qua ngày thứ hai của cuộc hành trình bằng xe song mã lên miền Bắc, chúng
tôi đã thấy xuất hiện dãy núi Tuyết sơn trước cặp mắt kinh ngạc của
chúng tôi. Những bánh xe bằng xắt cũa chiếc xe song mã kêu rít lên trên
con đường lót đá nóng như thiêu dưới ánh nắng mặt trời, nhưng phong cảnh
vĩ đại của miền núi đưa tâm hồn chúng tôi lên một trạng thái lâng
lâng thoát tục. Auddy bèn thưa với Sư phụ:
-"Bạch Sư phụ, con rất hân hạnh
mà được thưởng thức toàn vẹn phong cảnh huy hoàng này bên cạnh Tôn sư."
Lời nói đó của Auddy làm cho tôi
khoái chí, vì tôi cảm thấy vai trò hướng dẫn của tôi có vẻ quan trọng!
Sri Yukteswar đọc được tư tưởng của tôi vì Sư phụ day qua tôi và nói
nhỏ:
-"Con đừng nên quá vui thích như
thế!Auddy ít thưởng thức phong cảnh đẹp hơn là muốn tìm một góc nào
đó để tự do hút thuốc lá!"
Tôi cảm thấy dội ngược và nói
nhỏ lại:
-"Bạch Sư phụ, Sư phụ quá
nghi ngờ chăng? Con không tin rằng Auddy lại nghiện thuốc lá."
Tôi vừa nói vừa nhìn Sư phụ một
cách do dự, vì người thường hay nói đâu trúng đó. Sư phụ cười nói:
-"Được rồi, Thầy sẽ không
nói gì với Auddy. Nhưng con sẽ thấy rằng đến trạm ngừng tới đây
Auddy sẽ không để lỡ cơ hội."
Chiếc xe ngựa ngừng trước một
trạm nghỉ. Khi người ta dắt ngựa đi uống nước, Auddy liền thưa:
-"Bạch Sư phụ, lát nữa xin
Tôn sư cho phép con ngồi đàng trước với người đánh xe. Con muốn ngồi
ngoài để hứng gió cho mát."
Sư phụ gật đầu và quay qua nói
nhỏ với tôi:
-"Con hãy thò đầu qua cửa sổ
và nhìn xem Auddy hứng gió!"
Tôi vâng lời và ngạc nhiên nhìn
thấy Auddy đang thở ra những vòng khói toả theo chiều gió. Tôi liền xin lỗi
Sư phụ:
-"Bạch Sư phụ, Sư phụ luôn
luôn nói có lý, Auddy thật sự đang phun khói mù mịt như cái ống khói
tàu!"
Tôi chắc là bạn tôi đã xin một
điếu thuốc của người đánh xe, vì tôi biết y không có mua thuốc lá tại
Calcutta.
Chúng tôi dong ruỗi trên đường núi
gập ghềnh khúc khuỷu và một viễn ảnh huy hoàng đẹp đẽ diễn ra trước
mắt chúng tôi đến tận chân trời: Sông rạch, thung lũng, vực thẳm, sườn
núi cheo leo. Chúng tôi ngủ đêm trong những quán trọ đơn sơ ở dọc đường,
và tự nấu lấy các bữa ăn. Sri Yukteswar đặc biệt chăm nom bữa ăn của
tôi và bảo tôi phải uống nước chanh. Tuy hãy còn yếu, tôi lấy lại sức
lần lần mặc dầu đi du lịch bằng xe ngựa chạy trên đừơng núi không
lấy gì làm tiện nghi cho lắm.
Tâm hồn chúng tôi tràn đầy một
niềm hứng khởi khi chúng tôi đến gần trung tâm tỉnh Kashmir, một nơi đất
lành với những hồ sen rộng lớn, những vườn hoa mọc trên mặt nước,
những chiếc du thuyền màu mè sặc sỡ, con sông Jhelum với vô số những
chiếc cầu vồng, những đồng cỏ xanh tươi điểm lác đác những đóa
hoa rừng, được bao bọc chung quanh bằng dãy Tuyết Sơn hùng vĩ!
Chúng tôi đến Srinagar do một con
đường nhỏ giữa hai hàng cây cổ thụ có tàn che bóng mát và thuê phòng
tại một lữ quán hai tầng. Mùa hè năm ấy, tiết trời tuyệt đẹp, ban
ngày thì nóng, ban đêm hơi lạnh.
Chúng tôi đến viếng ngôi đền cổ
ở Srinagar với đạo viện Shankara. Trong khi tôi đang ngắm nhìn đạo viện
trên đỉnh một ngọn núi mà nóc nhọn nhô lên trên nền trời xanh biếc,
thình lình tôi rơi vào một trạng thái bằng an phúc lạc lạ thường. Dưới
mắt tôi, đạo viện Shankara biến thành một cái linh ảnh của một ngôi
kiến trúc mà nhiều năm sau tôi dùng làm tổng hành dinh "Cơ quan Thực
Hiện Chân Ngã" của tôi ở Mỹ quốc. Khi tôi viếng thành phố Los
Angeles lần đầu tiên và nhìn thấy ngôi biệt thự này từ ngọn núi
Washington, tôi liền nhận ra ngay ngôi nhà kiến trúc đồ sộ đã từng xuất
hiện trong vô số những cơn linh ảnh của tôi.
Sau khi đã trải qua vài tuần lễ
nghỉ hè ở tỉnh Kashmir, tôi phải trở về tỉnh Bengale nhân dịp tựu trường
ở Serampore. Sư phụ còn ở lại Srinagar với Kanai và Auddy. Trước khi tôi
lên đường, Sư phụ nói cho tôi biết người sẽ bị đau nặng ở Kashmir.
Tôi nói:
-"Nhưng Sư phụ đang dồi dào sức
khỏe kia mà!"
-"Thậm chí, có lẽ Thầy cũng
phải từ giả cõi trần!"
-"Ô, Sư phụ!"
Tôi vừa nói vừa thụp xuống chân
người:
-"Sư phụ hãy hứa với con là
không rời bỏ thể xác trong lúc này. Con sẽ không thể sống được nếu
không có Sư phụ!"
Sri Yukteswarr giữ im lặng, nhưng nụ
cười đầy vẻ từ ái của người làm tôi yên lòng. Tôi bèn từ giã người
một cách luyến tiếc.
Vài ngày sau khi tôi trở về đạo
viện Serampore, tôi nhận được bức điện tín của Auddy: "Sư phụ
đau nặng".
Tôi gửi một bức điện tín cho
Sri Yukteswarr: "Sư phụ đã hứa không từ bỏ con. Sư phụ đừng rời
khỏi thể xác, nếu không con sẽ chết theo."
Từ Kashmir, Sư phụ trả lời:
"Sẽ y như điều con mong ước."
Vài ngày sau đó, tôi nhận được
thơ của Auddy cho biết rằng Sư phụ đã bình phục. Nửa tháng sau, khi Sư
phụ và các đệ tử đã về tới Serampore, tôi lấy làm buồn mà nhận thấy
rằng Sư phụ đã sụt cân rất nhiều.
Sri Yukteswarr bị đau nặng để cứu
chuộc những tội lỗi của các đệ tử! Phương pháp chuyển di bịnh tật
là một điều mà các nhà đạo sĩ cao tay vẫn biết rõ. Một người khỏe
mạnh có thể giúp đở một người yếu đuối bằng cách mang một đồ vật
nặng thế cho y; cũng y như thế, một bậc siêu nhân có trình độ tiến hóa
cao có thể làm nhẹ bớt gánh nặng thể chất hoặc tinh thần của các đệ
tử bằng cách tự mình gánh chịu lấy cái nghiệp quả của họ. Cũng như
một người giàu chịu mất một ít tiền để trả nợ cho con cái y, để
cứu họ thoát khỏi những hậu quả của những việc làm bất chính, một
vị Tôn sư hy sinh một phần sức khỏe thể chất của mình để làm nhẹ
bớt những nỗi đau khổ bịnh tật của các đệ tử.
Người đạo sĩ Yogi biết cái bí
thuật giao cảm trên cõi giới vô hình với một người bịnh; bởi đó bịnh
của người này được truyền một phần hoặc tất cả sang thể xác của
người Yogi. Một Tôn sư đã đạt tới sự hợp nhất tâm linh với Chân Như
Đại Thể của Vụ trụ, không còn bận tâm đến việc gì xảy ra cho cái
thể xác bằng xương bằng thịt của mình. Tuy rằng vị ấy tình nguyện
cho cái cái xác thân mình nhuốm bịnh để giúp đở kẻ khác, tinh thần của
người vẫn còn nguyên vẹn và không hề thương tổn; người lấy làm sung
sướng mà có thể làm nhẹ bớt nỗi khổ của kẻ khác.
Người tu sĩ đạt tới sự giải
thoát tâm linh, biết rằng thể xác của mình đã hoàn tất cái vai trò của
nó; từ nay người có thể sử dụng nó bằng cách nào tùy ý. Sứ mạng của
người ở trên thế gian là làm nhẹ bớt những nỗi khổ đau của nhân loại
bằng mọi phương tiện tâm linh, vật chất hay trí tuệ: giúp đỡ bằng lời
khuyên sáng suốt tốt lành, sức mạnh của ý chí, hay bằng cách chuyển di
bịnh tật của người khác sang cho mình. Một vị Tôn sư đã hoạt động
tự do trên cõi siêu thức, có thể tự làm cho mình không còn biết cảm
xúc của những sự đau đớn của xác thân. Đôi khi, người cũng tình nguyện
chịu đựng sự đau đớn thể xác một cách can đảm để làm gương cho các
đệ tử. Người Yogi hứng chịu sự đau khổ của kẻ khác về phần
mình, tức là thanh toán giùm cho họ những oan nghiệt nợ nần mà họ phải
chịu theo định luật nhân quả; định luật này vốn hành động một cách
máy móc theo phép số học, và có thể được điều chỉnh một cách khoa học
bởi các bậc siêu nhân đã nếm mùi giải thoát.
Những định luật siêu nhiên không
bắt buộc một vị Tôn sư phải bị đau nặng để chữa khỏi bịnh cho
người khác. Sự khỏi bịnh thường xảy ra bởi vì vị Tôn sư biết rõ
các phương pháp chữa bịnh một cách nhiệm mầu mà không làm tổn thương
đến sức khỏe của mình. Tuy nhiên, trong vài trường hợp rất hiếm, vị
Tôn sư vì muốn thúc đẩy mau chóng sự tiến hóa tâm linh của các đệ tử,
có thể tình nguyện hứng chịu lấy một phần nghiệp quả xấu của họ
trên bản thân mình.
Chính bằng cách đó mà đức Jesus
đã tình nguyện cứu chuộc tội lỗi của thế gian. Thánh thể của đấng
Christ đáng lẽ ra không bao giờ có thể bị tử nạn trên Thập Tự giá nếu
ngài không có tình nguyện hợp tác với những định luật huyền bí về
nhân quả trong vũ trụ. Ngài đảm nhiệm lấy cái khối nghiệp quả chung của
toàn thể nhân loại, và đặc biệt nhất là của các vị thánh Tông đồ,
đệ tử ngài, nhờ đó các vị này mới được tinh luyện và trở nên xứng
đáng nhận lãnh sự giác ngộ tâm linh siêu đẳng.
Chỉ có những bậc Tôn sư đã
giác ngộ mới có thể thực hiện sự chuyển di sinh lực của mình cho kẻ
khác, hoặc hứng lấy bịnh tật của kẻ khác trên xác thân mình. Bí thuật
chữa bịnh bằng phương pháp Yoga này thật là ngoài vòng khả năng của kẻ
thế nhân phàm tục, đối với họ nó là một điều không nên khuyến
khích, bởi vì một thể xác đau ốm bịnh tật là một chướng ngại cho sự
công phu tu luyện. Các Thánh Kinh Aán Độ đều nói rằng bổn phận đầu
tiên của con người là giữ cho thể xác được mạnh khỏe, nếu không,
thì tinh thần sẽ không thể bước vào trạng thái thiền định thâm sâu.
Tuy nhiên, một tinh thần dũng mãnh
có thể bất chấp những chướng ngại của thể chất để thực hiện sự
giác ngộ tâm linh. Nhiều vị thánh đã đạt tới mục đích đó mà khinh
thường bịnh tật của thể xác. Thánh Francois d’Assi e trong một tình trạng
ốm đau tuyệt vọng, đã thực hiện những cuộc chữa bệnh rất nhiệm mầu
và thậm chí đã cải tử hồi sinh cho một người.
Tôi được biết một tu sĩ Aán Độ
bị chứng ung nhọt lỡ loét khắp cả nửa thân mình, cùng với bịnh đái
đường rất nặng đến nỗi xét về những trường hợp thông thường, thì
vị ấy không thể nào ngồi được trên một khắc đồng hồ. Nhưng tinh
thần của người thật tinh tiến dũng mãnh phi thường. Bằng một ý chí
mãnh liệt tu sĩ có thể ngồi thiền trong tư thế "Liên Hoa" suốt
mười tám giờ mỗi ngày không gián đoạn, trong trạng thái xuất thần nhập
định. Về sau vị ấy thuật cho tôi nghe rằng:
-"Sau ba năm thiền định công
phu, Aùng sáng thiêng liêng tràn ngập vào thể xác bịnh tật của tôi mà
trong cơn xuất thần say sưa mùi Đạo, tôi quên hẳn không còn cảm giác
được nó nữa. Về sau, do ân phước thiêng liêng, cái thể xác của tôi
đã hoàn toàn khỏi hết các bịnh tật."
Một trường hợp lịch sử về việc
chữa khỏi bịnh một cách nhiệm mầu là của vua Baber (1483-1530), nhà sáng
lập nên đế quốc Mogol ở Aán Độ. Khi thái tử Humayun vướng phải một
chứng bịnh hiểm nghèo, thập tử nhất sinh, nhà vua trong cơn lo sợ, bèn cầu
nguyện Thiêng Liêng hãy để cho người nhuốm bịnh thay cho thái tử. Khi
các vị y sĩ đã tuyệt vọng, thái tử Humayun đột nhiên được bình phục
một cách bất ngờ, nhưng Baber hoàng đế lại bị đau nặng và băng hà
vì một chứng bịnh giống như của thái tử. Về sau, thái tử nối nghiệp
cha lên ngôi hoàng đế xứ Aán Độ.
Nhiều người tưởng rằng một vị
Tôn sư chắc là phải có một sức khỏe phi thường như Hercule. Điều đó
hoàn toàn không đúng. Một thể xác đau yếu không phải là một dấu hiệu
chỉ rằng vị Tôn sư không thể đắc Đạo, cũng như một sức khỏe tát
biển dời non không phải là triệu chứng của sự giác ngộ tâm linh. Nói
cách khác, sức khỏe của thể xác không phải là cái tiêu chuẩn để xét
đoán sự giác ngộ thiêng liêng, người ta phải xét đoán một vị Tôn sư
ở ngay trên lãnh vực tâm linh mà thôi.
Nhiều học giả Tây phương tưởng
lầm rằng một vị Tôn sư là người giảng thuyết các vấn đề đạo lý,
siêu hình bằng lời nói hay bằng sách vở. Trái lại, các bậc hiền triết
đã nói rằng một vị Tôn sư phải có thể đạt tới các trạng thái
siêu thức tùy ý muốn, và ở trong trạng thái đại định một cách thường
xuyên không gián đoạn. Chỉ có một bản lĩnh như thế mới có thể chứng
tỏ rằng người hành giả đã chế ngự được mọi điều vô minh ảo vọng
của trần gian.
Chỉ có những bậc Tôn sư siêu
thoát mới có thể đảm trách việc gánh chịu lấy nghiệp quả của các
đệ tử. Sri Yukteswarr chỉ bị đau nặng ở Kashmir sau khi đã được các
đấng Thiêng Liêng cho phép giúp đở những đệ tử bằng cái phương pháp
lạ lùng đó. Ít có vị thánh nhân nào có thể thực hành các qui luật
thiêng liêng một cách đầy đủ minh triết như Sư phụ tôi, vì người đã
đạt tới sự hòa hợp với Chân Như Đại Thể của vũ trụ.
Khi tôi tỏ lòng ưu ái về sự gầy
ốm và sụt cân của người, thì Sư phụ vui vẻ trả lời:
-"Trong cái họa ắt có cái
phúc! Bây giờ, nhờ gầy bớt Thầy đã có thể mặc cái áo lót mình hơi
chật mà Thầy đã bỏ không mặc đến từ nhiều năm nay!"
Tiếng cười vang với một âm thanh
trong trẻo của Sư phụ làm cho tôi nhớ lại lời nói của St.Franois
diAssise: "Một ông thánh buồn rầu là một ông thánh đáng thương hại!"
- Mục
lục | Lời tựa | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25|
- Chúng tôi chân thành cảm ơn Phật tử
Huỳnh Thanh Hương đã phát tâm đánh máy gởi sách này về tặng cho Ban
biên tập Đạo Phật Ngày Nay.