Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
XỨ PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyên tác:  AUTOBIOGRAPHIE D’UN YOGI
Của: Tu sĩ   PARAMHANSA YOGANANDA

CHƯƠNG MƯỜI TÁM

 TÔI TRỞ THÀNH TU SĨ XUẤT GIA

 Kỳ thi Cử Nhân Văn Khoa của trường đại học Calcutta đã đến. Như bạn đọc đã biết tôi không phải là một người học trò chăm học, rất ít khi đi đến trường và chỉ học bài một cách hối hả, gấp rút vào giờ chót, vài ngày trước khi đi thi. Tuy vậy do một sự may mắn lạ thường, tôi được ưu điểm về môn triết học, và có vừa đủ số điểm trung bình về các môn học khác.

Cha tôi không còn nỗi vui mừng nào lớn hơn, khi nghe tin tôi thi đậu. Người nói:

-"Thật cha không dám hy vọng rằng con sẽ thi đậu, Mukunda. Con dành quá nhiều thời giờ gần bên Sư phụ con ở đạo viện!"

Trong nhiều năm, tôi không hề dám ước mong có ngày danh hiệu Cử Nhân Văn Khoa sẽ đi kèm đằng sau tên tôi. Tôi ít khi dùng danh hiệu ấy mà không nghĩ rằng đó là một ân huệ của thiêng liêng ban cho tôi vì một lý do bí ẩn nào đó mà tôi không được biết rõ."

-"Bạch Sư phụ, cha con muốn cho con nhận một chức vụ trong Công Ty Hoả Xa, nhưng con đã quyết liệt từ chối". Tôi thưa với Sri Yukteswar vào một ngày nọ, và tôi nói thêm một cách tuyết vọng:

-"Xin Sư phụ hãy cho con làm lễ xuất gia."

Tôi nhìn Sư phụ bằng cặp mắt van xin một cách khẩn thiết. Trong nhiều năm, Sư phụ đã từ chối lời yêu cầu của tôi để đặt tôi trong một cuộc thử lòng. Nhưng lần này người vui vẻ nhận lời:

-"Được rồi ngày mai thầy sẽ làm lễ xuất gia cho con."

Người lại nói thêm:

- "Thầy rất vui mà thấy con vẫn kiên quyết mong muốn trở thành một tu sĩ. Đức Lahiri Mahâsaya vẫn thừơng nói:"Nếu ta không mời Thượng Đế vào nhà trong thời kỳ còn xuân xanh thì ngài sẽ không đến với ta vào lúc mùa đông của cuộc đời."

-"Bạch Sư phụ, con không bao giờ quên mục đích ấy, là được xuất gia theo giòng tu sĩ Swami, như Sư phụ vậy."

Tôi mỉm cười nhìn Sư phụ với tất cả tấm lòng quý mến và nhớ đến một câu trong thánh kinh:

"Người không lập gia đình thì lo việc Đạo và tìm cách làm vui lòng Thượng Đế; còn người lập gia đình thì lo việc đời và tìm cách làm vui lòng vợ nhà."

Tôi đã quan sát cuộc đời của nhiều bãn hữu đã từng lập gia đình sau khi muốn theo đuổi một đời sống tâm linh. Đắm chìm trong biển trần gian tục luỵ với những lo âu vô bờ bến, họ đã quên hẳn chí nguyện công phu hành đạo, tham thiền.

Ngày hôm sau là một trong những ngày đáng ghi nhớ nhất của cuộc đời tôi.Đó là một ngày hè sáng sủa đẹp trời vào tháng bảy năm 1914, vài tuần sau khi tôi nhận lấy cấp bằng Cử Nhân Văn Khoa. Trên bao lơn đạo viện ở Serampore, Sư phụ nhuộm màu vàng sậm, tức màu áo cổ truyền của giới tu sĩ, một mảnh lụa trắng mới nguyên. Khi mảnh lụa đã khô ráo. Sư phụ quấn nó trên mình tôi để mặc vào cho tôi, như biểu tượng của sự dứt bỏ cuộc đời trần gian. Sư phụ giải thích:

-"Một ngày kia, con sẽ sang các nước Aâu Mỹ, ở nơi đó người ta thích lụa hơn. Với ý nghĩa tượng trưng. Thầy chọn cho con manh áo lụa, thay vì áo vải theo truyền thống của các dòng tu sĩ"

Bên Aán Độ là nơi mà các tu sĩ đều lập nguyện thanh bần, một vị tu sĩ mặc áo lụa là một cảnh tượng ít có. Tuy nhiên nhiều tu sĩ Yogi cũng mặc áo lụa vì nó gìn giữ những giòng từ điển của thể xác hơn là áo vải.

Trong dịp làm lễ cho một người trở thành một tu sĩ xuất gia có nhiều lễ nghi phiền phức nhưng Sri Yukteswar vốn chủ trương giản dị tối đa trong mọi việc, đã miễn tất cả những nghi lễ đó và chỉ yêu cầu tôi chọn lấy một pháp danh. Người mỉm cười và nói:

-"Thầy cho con cái đặc quyền tự mình chọn lấy một pháp danh."
Sau một lúc suy nghĩ tôi đáp:

-"Pháp danh của con là Yogânanda."

Danh hiệu này có nghĩa là: "Phúc lạc (Amanda) sở đắc được nhờ bởi Hợp Nhất với Thiêng Liêng (Yoga)."

-"Được lắm! kể từ nay con sẽ từ bỏ tên Mukunda Lal Ghosh và sẽ lấy pháp danh là Yogânanda thuộc dòng tu sĩ Swami"

Tôi quỳ trước mặt Sư phụ và khi tôi nghe Sư phụ xướng pháp danh mới của tôi lần đầu tiên, lòng tôi tràn ngập một niềm biết ơn sâu xa đối với người. Với một tình thương bao la Sư phụ đã cố gắng huấn luyện không ngừng để đào tạo chàng thanh niên Mukunda trở nên tu sĩ Yogânanda.

Người tu sĩ Swâmi thuộc về một giòng tu cổ xưa do đức giáo chủ Sankara thành lập. Dòng tu này đã trải qua hằng bao nhiêu thế kỷ do một truyền thống liên tục gồm các vị Tăng thống đạo hạnh cao thâm để duy trì sự nghiệp tâm linh cảu vị thuỷ tổ Shankara. Dòng tu Swâmi chủ trương lập nguyện thanh bần, khiết bạch và vâng lời.

Cái lý tưởng phụng sự nhân loại, dứt bỏ mọi điều tham vọng và ái dục nó trói buộc với cuộc đời thế gian làm cho phần nhiều các tu sĩ Swâmi đảm trách lấy một công trình cứu tế hay giáo dục ở Aán Độ và đôi khi cũng ở ngoại quốc. Gạt bỏ tất cả mọi thành kiến về giai cấp, Tôn giáo, màu da, nam nữ hay chủng tộc, một tu sĩ Swâmi hoàn toàn thấm nhuần lý tưởng bác ái đại đồng trong nhân loại. Người nêu cao một mục đích đó là sự hoàn toàn hoà hợp với Tinh Thần. Dù trong lúc tỉnh giấc hay khi ngủ mê, tâm thức của người tu sĩ luôn luôn thấm nhuần tư tưởng:"Ta là Chân Ngã hay Chân Như Phật Tánh." Bởi đó vị tu sĩ Swâmi tuy thân còn ở nơi trần thế, nhưng lòng đã thoát tục và không còn vướng bận chuyện trần gian. Chỉ khi đó ngừoi mới xứng đáng với danh hiệu của người, vì danh từ phạn ngữ Swâmi có nghĩa là: người đang tìm cach hợp nhất với Đại Ngã hay Chân Như Phật Tánh. Lẽ tự nhiên cũng cần nói thâm rằng không phải tất cả các tu sĩ Swâmi đều đã đạt tới cái lý tưởng tối cao đó một cách đồng đều nhau.

Sri Yukteswar vừa là một tu sĩ Swâmi lại vừa là một người Yogi. Người tu sĩ Swâmi xuất gia theo dòng tu truyền thống của đức giáo chủ Shankara, không hẳn là một người Yogi. Người Yogi là người tu luyện theo một pháp môn nhất định dăùt dẫn tới sự ngộ Đạo hay giao cảm với Thiêng Liêng, y có thể là người độc thân hay có gia đình, tu tại gia hay xuất gia. Người tu sĩ Swâmi noi theo con đưong luận thuyết triết lý, và từ bỏ thế gian còn người Yogi thực hành một pháp môn được quy định một cách chặc chẽ nhằm mục đích chủ trì thể xác lẫn tinh thần và đưa linh hồn đến mục đích giải thoát. Ở mỗi thế kỷ pháp môn Yoga đã từng đem đến cho Aán Độ những bậc sirêu nhân đã đắc đạo giải thoát.

Trái hẳn với người thường, một người Yogi chân chính có thể sống ngoài thế gian mà vẫn trung thành với lý tưởng tối cao của mình. Thật là một điều cao quí mà làm tròn những bổn phận thế gian, đồng thời chủ trị những dục vọng ích kỷ thấp hèn, để nhằm mục đích trở nên một khí cụ hoạt động có ý thức và thuận theo Thiên Ý.

 II

 -"Những ngày tàn của Ananta đã sắp đến; y sẽ không còn sống được bao lâu nữa!"

Những lời này vang dội trong trí tôi một buổi sáng, khi tôi đang đắm chìm trong cơn thiền định. Ít lâu sau khi tôi xuất gia theo dòng tu sĩ Swâmi, tôi trở về quê quán ở Gorakhpur để thăm nhà, và tạm trú tại nhà của anh tôi. Một cơn bịnh bất ngờ làm cho anh tôi phải nằm liệt giường, tôi săn sóc anh tôi hết lòng.

Lờu báo điềm gở kể trên làm cho tôi rất buồn. Tôi cảm thấy không thể ở nán lại Gorakhpur để chứng kiến một cách bất lực cơn hấp hối của anh tôi. Trước lời xét đoán gay gắt của cha tôi, tôi rời khỏi Aán Độ do chuyến tàu đầu tiên khởi hành sang Miến Điện, rồi vượt biển Trung Hoa để sang Nhật Bổn. Tôi bước chân lên hải cảng Kobé và lưu trú tại đây vài ngày. Trong lòng buồn bực, tôi cảm thấy không có hứng thú để đi ngoạn cảnh.

Trên đường về Aán Độ, tàu nghé bến Thượng Hải. Bác sĩ Misra, Y sĩ trên tàu, đưa tôi đi dạo phố ngắm cảnh. Tôi có dịp viếng những cửa tiệm để mua ít quà lạ đem về biếu thân nhân và bạn bè. Tôi mua một món quà bổn xứ cho Ananta. Người chủ tiệm Trung Hoa vừa đưa cho tôi món quà mới mua, tôi liền đánh rơi xuống đất và nghẹn ngào kêu lên:

-"Anh tôi đã mất rồi!"

Bác sĩ Misra nhìn tôi với một nụ cười hoài nghi:

-"Đại đức chớ vội bi quan; để chờ xem có tin gì không đã."

Khi tàu cặp bến Calcutta, tôi cùng lên bờ với bác sĩ Misra. Em út tôi, Bishnu, đã đợi tôi trên bến. Tôi liền nói trước, không để cho em tôi có thì giờ mở miệng:

-"Anh biết rằng Ananta đã từ trần. Em hãy nói trước mặt bác sĩ đây, cho biết xem anh mất vào ngày nào?"

Bishnu liền nói đúng ngày mà tôi mua món quà biếu cho Ananta ở Thượng Hải.

Bác sĩ Misra liền nói:

-"Lạ thật! Nhưng chúng ta không nên loan tin này, kẻo các giáo sư lại thêm một năm học về thần giao cách cảm vào chương trình ban Y Khoa, vốn dĩ đã nặng nhọc lắm rồi!"

Khi tôi về đến nhà, cha tôi ôm lấy tôi một cách nồng nhiệt khác thường:

Hai giòng lệ chảy xuống hai bên gò má cha tôi. Bình nhật không hề biểu lộ tình cảm ra ngoài, người chưa bao giờ tỏ ra với tôi những cử chỉ yêu mến như thế. Tuy bên ngoài có vẻ nghiêm nghị, người có bên trong một quả tim ưu ái của một người mẹ. Trong gia đình, người đóng một vai trò song đôi của bậc phụ mẫu.

Ít lâu sau khi Ananta từ trần, Nalini, em gái tôi, được cứu thoát khỏi nanh vuốt của Tử Thần vì em được chữa khỏi bịnh một cách nhiệm mầu. Trước khi kể lại chuyện này, tôi xin nói vài lời về cuộc đời của em.

Từ thuở nhỏ, tôi và em gái tôi vẫn không thuận nhau. Tôi là một thiếu nhi rất gầy ốm, nhưng Nalini lại còn… gầy hơn nữa! Do bởi một thứ "mặc cảm" vô ý thức nào đo, mà những nhà phân tâm học có lẽù nhận biết được dễ dàng, tôi thường hay trêu nghẹo em tôi về hình thù gầy đét như bộ xương của nó, và em tôi cũng trả đũa lại tôi với một sự thật thà ngây ngô của tuổi thơ ấu. Đôi khi, mẹ tôi cũng can thiệp vào những cuộc gây gỗ giữa chúng tôi và kéo lỗ tai tôi vì tôi là anh mà không chịu nhường nhịn em.

Thời gian trôi qua; Nalini được cha mẹ tôi đính hôn cho một viên y sĩ ở Calcutta, tên Panchanon Bose. Chàng rể đựoc một món tiền hồi môn dồi dào, chắc hẳn là để bù trừ lại việc y phải cưới một cô vợ gầy như cây… tre miễu!

Hôn lễ được cử hành rất long trọng. Tối hôm ấy, tôi cũng có mặt cùng với một nhóm bạn bè thân quyến vui vẻ tề tựu trong phòng khách nhà chúng tôi ở Calcutta. Chàng rể ngồi trên nghế dài lót nệm thêu chỉ vàng óng ánh, còn Nalini ngồi bên cạnh với một chiếc áo cưới tuyệt đẹp, nhưng than ôi, chiếc áo tân hôn vẫn không thể nào che kín những khía cạnh xương xẩu của cô dâu! Tôi bước lại ngồi gần bên ông em rể mới của tôi và mỉm cười với y một cách thân tình. Y chỉ mới nhìn thấy mặt Nalini lần đầu tiên khi cử hành hôn lễ vào sáng ngày hôm ấy, và lúc ấy y mới biết rõ số phần của y phải gặp người vợ như thế nào trong cuộc sống trăm năm.

Cảm thấy lòng ưu ái của tôi đối với y, chàng rễ mói đưa mắt ám chỉ Nalini và kề tai tôi hỏi nhỏ:

-"Cái đó là cái gì vậy?"

Tôi đáp:

-"Cái đó, thưa bác sĩ, là một bộ xương để cho ông khám nghiệm."

Cả hai chúng tôi đều phát tiếng cười vang trước cử tọa đông đảo gồm quan khách hai họ, sau khi đã cố nín cười mà không được!

Trong những năm kế đó, bác sĩ Bose đã chinh phục được lòng ưu ái của gia đình chúng tôi, và thường được mời đến nhà xem bệnh mỗi khi trong gia đình có ngừơi đau ốm.

Chúng tôi đã trở nên một đôi bạn thân và thường nói đua với nhau về cô em gái tôi. Một hôm em rể tôi tâm sự với tôi:

-"Nó thật là một trường hợp y khoa kỳ lạ. Tôi đã thử tất cả mọi thứ bổ dưỡng: dầu gan cá thu, bơ, sữa, mạch nha, mật ong, cá thịt, trứng gà và nhiều thứ thuốc bổ khác. Rốt cuộc nó vẫn trơ trơ và không mập thêm được tí nào cả.

Chúng tôi lại buông tiếng cười lớn.

Vài ngày sau đó, tôi đến nhà em rể tôi. Tôi không có ý định ở lâu và định rời khỏi nhà mà không cho Nalini biết có tôi đến. Khi tôi vừa ra đến cửa thì tôi nghe giọng nói thân mật của em gái tôi:

-"Anh ơi, hãy ở lại. Lần này anh sẽ không trốn thoát. Em có chuyện muốn nói với anh."

Tôi bước lên phòng của em tôi và ngạc nhiên mà thấy em rưng rưng nước mắt:

-"Anh hỡi, chúng ta hãy quên đi mọi sự hiềm khích thuở xưa! Em biết rằng từ nay anh đã theo con đường xuất gia tầm đạo và em cũng muốn được như anh."

Kế đó em nói tiếp với niềm hy vọng:

"Anh đã trở nên lực lưởng khoẻ mạnh như vậy. Anh có thể giúp đở em chăng? Em rất yêu chồng em, nhưng y lúc nào cũng tránh né em làm em rất hờn duyên tủi phận! Em lo trau dồi tâm tính và công phu tu niệm, nhưng phải chăng em phải chịu gầy ốm và vô duyên bạc phước suốt đời?"

Lời khẩn cầu của em tôi làm tôi rất cảm động Tôi cảm thấy thương xót số phận của em tôi. Một hôm Nalini yêu cầu tôi nhận em làm đệ tử. Em nói:

-"Anh hãy thử thách em bằng cách nào tuỳ ý. Từ nay em chỉ đặt đức tin nơi Thương Đế chớ không còn tin tưởng ở thuốc men."

Nói đoạn em tôi mở nút những chai thuốc bổ và trút sạch tất cả xuống ống máng xối.

Để thử đức tin của em, tôi dặn em hãy kiêng cử ăn thịt, cá và trứng, và chỉ dùng toàn là rau trái mà thôi. Khi Nalini đã ăn chay trường trong nhiều tháng, không quản nhiều nỗi khó khăn, và đã theo đúng những quy luật khác của tôi đưa ra, tôi mới trở lại thăm em. Tôi nói:

-"Em đã Tôn trọng và tuân theo những quy luật của đời spống tâm linh, phần thưởng của em sắp đến"

Tôi mĩm cười và nói một câu trào phúng:

-"Em có muốn trở nên mập béo như dì tám nhà mình không, dì không còn thấy hai bàn chân của dì từ nhiều năm nay."

-"Oâi thôi em chỉ muốn được như anh vậy thôi."

Tôi bèn long trọng tuyên bố:

-"Do ân huệ thiêng liêng, cũng như tôi vẫn luôn luôn nói sự thật, điều ước vọng mà tôi tuyên bố ngày hôm nay sẽ trở thành sự thật Kể từ bây giờ, thân thể em sẽ chịu một sự thay đổi nhiệm mầu và trong vòng một tháng, em sẽ cân nặng cũng như tôi.

Điều mong ước mà tôi nói lên bằng tất cả tâm hồn đã được đáp ứng. Trong vòng một tháng, Nalini đã cân nặng bằng tôi! Những nét tròn trĩnh duyên dáng làm cho thân hình em trở nên vô cùng hấp dẫn và chồng em càng yêu em say đắm. Cuộc hôn nhân của em bắt đầu dưới những điều kiện bất toàn, đã trở thành một cuộc hôn nhân lý tưởng.

Từ Nhật Bổn trở về, tôi nghe nói rằng trong khi tôi vắng mặt, Nalini bị đau chứng bịnh thương hàn. Tôi bèn hối hả đến nhà em và lấy làm kinh ngạc mà thấy em mình gầy đét như bộ xương và đang mê man bất tỉnh. Em rể tôi thuật lại rằng khi em hãy còn tỉnh chưa mê, thì em luôn luôn lập đi lập lại nhữhg lời này:

-"Nếu Mukunda có mặt ở nhà, thì tôi đã không bị đau đến nỗi này."

Y nói thêm:

-"Tôi và các bác sĩ khác đều tuyệt vọng, Bịnh kiết lại xuất hiện cùng một lúc với bịnh thương hàn!"

Tôi bèn cầu nguyện với tất cả tấm lòng thành và áp dụng phương pháp chửa bịnh theo khoa Yoga. Bịnh kiết của Nalini liền dứt hẳn; nhưng bác sĩ Bose lắc đầu với một vẽ mặt u ám và nói:

-"Điều ấy chỉ có nghĩa là nó không còn một chút máu nào nữa!"

Tôi liền trấn tĩnh y với một giọng quả quyết:

-"Em tôi sẽ hết bịnh. Trong bảy ngày cơn nóng sốt sẽ dứt hẳn."

Một tuần lễ sau, tôi lấy làm mừng mà thấy Nalinni mở mắt và nhận ra tôi. Kể từ lúc đó, em đã lần lần bình phục. Khi em đã thấy khoẻ hẳn và nặng cân như trước, than ôi! Em lại phải bù trừ cơn bịnh ấy với một giá quá đắt: hai chân em đã trở nên liệt bại. Những y sĩ chuyên khoa ngừơi Anh và Aán đều tuyên bố rằng em sẽ mang tật suốt đời.

Mệt mỏi vì sự cố gắng mà tôi đã làm để cứu Nalini, tôi bèn đến Serampore để yêu cầu Sư phụ giúp tôi. Sư phụ động lòng trắc ẩn về bịnh trạng nguy kịch của em tôi và nói:

-"Em con sẽ sử dụng hai chân lại được vào cuối tháng này. Con bảo nó hãy đeo một hột trân châu nặng hai ca ra, không đục lỗ và cột dính trên da thịt bằng một sợi dây."

Tôi quỳ dưới chân Sư phụ để tạ ơn với sự mừng rỡ trong lòng

-"Bạch Sư phụ, lời nói của Sư phụ cũng đủ để chửa khỏi bịnh cho em con. ; tuy nhiên nếu Sư phụ muốn, con sẽ kiếm mua hột trân châu ngay lập tức."

Sư phụ gật đầu bằng lòng, rồi diễn tả hình dáng, tính tình Nalini, tuy người chưa biết mặt em tôi bao giờ.

Tôi trở về Calcutta và mua một hột trân châu cho Nalini. Một tháng sau, hai chân liệt bại của em tôi đã hoàn toàn được chữa khỏi.

Em tôi yêu cầu tôi chuyển đạt sự biết ơn sâu xa của em cho Sư phụ. Sư phụ nghe tôi đưa tin lành về trong cơn im lặng, và khi tôi sửa soạn kiếu từ, người nói:

-"Các bác sĩ đều nói rằng Nalini sẽ không bao giờ có con. Con hãy chuyển đạt cho em con bức thông điệp của thầy, rằng trong vài năm nó sẽ sanh hai đứa con gái."

Quả thật sau đó vài năm, Nalini sanh một con gái, và nhiều năm kế đó, lại sanh thêm một đứa con gái nữa. Em tôi vui mừng vô hạn và nói:

-"Sư phụ của anh đã ban phước lành cho em và cả gia đình chúng ta. Một bậc siêu nhân như thế thật là thánh hoá cả xứ Aán Độ do bởi sự hiện diện của người. Anh hỡi, anh hãy thưa với Sư phụ rằng nhờ anh mà bây giờ em cũng xin làm đệ tử của người để được thụ giáo theo pháp môn Kriyâ Yoga."

Mục lục | Lời tựa | 1 | 2 |  3 | 4 | 5 | 6 | 7 |  8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25|
Chúng tôi chân thành cảm ơn Phật tử Huỳnh Thanh Hương đã phát tâm đánh máy gởi sách này về tặng cho Ban biên tập Đạo Phật Ngày Nay.

 


Vào mạng: 1-04-2005

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang