Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
XỨ PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyên tác:  AUTOBIOGRAPHIE D’UN YOGI
Của: Tu sĩ   PARAMHANSA YOGANANDA

CHƯƠNG MƯỜI CHÍN

 PHÁP MÔN KRIYÂ YOGA

 Pháp môn KriyâYoga thường được đề cập đến trong quyển này, đã từ được phổ biến rộng rãi ở xứ Aán Độ hiện kim nhờ bởi đức Lahiri Mahâsaya, vị Tôn sư của thầy tôi. Danh từ Kriyâ do Phạn ngữ Kri có nghĩa là làm, hành động; và cùng một gốc rễ với danh từ Karma, nguyên lý tự nhiên về nhân quả. Kriyâ Yoga có nghĩa là "Hợp Nhất với Đấng Vô Cùng do sự trung gian của một nghi thức hay hành động" Người Yogi thực hành đúng đắn pháp môn này sẽ lần lần tự giải thoát khỏi sự trói buộc của nghịêp quả.

Theo một nguyên tắc cổ xưa vẫn có tự nghìn đời về trước, tôi không thể tiết lộ trọn cả pháp môn Kriyâ Yoga trong một quyển sách dành cho đại chúng. Chỉ có người đạo sĩ Kriyâ Yogi mới có thẩm quyền truyền dạy pháp môn này, mà tôi sẽ trình bày dưới những nét đại cương.

Pháp môn Kriyâ Yoga là một phương pháp giản dị về cả hai mặt tâm linh và thể chất, giúp con người bài tiết chất thán khí của cơ thể ra ngoài và tiếp thêm dưỡng khí vào máu. Những nguyên tử dưỡng khí phụ trội sẽ chuyển thành một luồng sinh khí phục hồi sinh lực cho bộ thần kinh tủy não. Người Yogi có thể trì hoãn, hoặc ngăn ngừa sự già cỗi của các tế bào bằng cách ngăn chặn sự tích tụ của máu đen; những nhà đạo sĩ tiến hóa cao có thể thay đổi các tế bào của họ thành chất tinh lực thuần túy. Elie, Jesus, Kabir và các nhà tiên tri khác đều biết rõ pháp môn Kriyâ hay một pháp môn tương tự có thể giúp các ngài biến thể hay tàng hình tùy theo ý muốn.

Kriyâ Yoga là một pháp môn rất cổ, mà Lahiri Mahâsaya đã thụ giáo của Tôn sư Babâji, vị này đã phát hiện và chấn chỉnh lại pháp môn ấy sau nhiều thế kỷ bị đắm chìm trong quên lãng. Babâji đã nói với Lahiri Mahâsaya:

-"Pháp môn Kriyâ Yoga mà thầy dùng con làm trung gian để truyền bá cho đời vào giữa thế kỷ 19 này, chính là cái pháp môn mà cách đây nhiều ngàn năm, đức Krishna đã truyền dạy cho Arjuna. Đạo sư Pantanjali, đấng Christ, thánh Jean, thánh Paul và những vị thánh Tông đồ khác cũng đã từng biết rõ pháp môn ấy.

Krishna, đấng Tiên Tri lớn nhất của Aán Độ, đã đề cập đến pháp môn Kriyâ Yoga trong một câu thánh kinh Bhagavad Gita: "Những người khác vận chuyển luồng sinh khí bằng cách điều chỉnh hơi thở ra hít vào, và tập luyện phép khí công (pranâyama)."

Câu ấy có nghĩa là: "Người Yogi ngăn chặn sự già nua của thể xác bằng cách tiếp thêm luồng sinh khí, và ngăn chặn sự trưởng thành bằng phương tiện bài tiết. Bằng cách hóa giải sự già nua và trưởng thành của thể xác, và điều hòa nhịp độ của quả tim, người Yogi nắm vững cái bí quyết của vấn đề sanh tử."

Krishna cũng nói rằng trong một tiền kiếp, ngài đã truyền dạy pháp môn Yoga bất tử này cho Vivasvat, bậc giác ngộ của thời đại cổ, vị này truyền lại cho đức Manu, nhà sáng lập nên luật pháp Aán Độ. Đức Manu truyền lại cho Ixvâku, nhà sáng lập nên triều đại vương tướng của Aán Độ. Được truyền khẩu từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, pháp môn Yoga này được các đấng Chân Sư gìn giữ trải qua thời gian cho đến kỷ nguyên duy vật. Nhưng vì các vị tăng lữ thời xưa bao trùm nó trong một bức màn bí mật và cũng do bởi sự thản nhiên của người đời, nên rốt cuộc khoa pháp môn thiêng liêng này đã lần lần biến mất.

Đạo sư Pâtanjali viết như sau:

"Pháp môn Kriyâ Yoga gồm có: kỷ luật của xác thân, kiểm soát tư tưởng, và tham thiền về thánh ngữ AUM." Pâtanjali cho rằng Thượng Đế, tức là sự rung động trong vũ trụ của thánh ngữ AUM mà người hành giả nghe được trong cơn tham thiền. Aum tức là danh từ sáng tạo, là tiếng động cơ của vũ trụ. Người hành giả tu luyện Yoga sẽ có lúc nghe được âm thanh văng vẳng của thánh ngữ Aum vang lên từ chỗ sâu thẳm của nội tâm mình. Trong khi y nhận được một sự khích lệ tâm linh như thế, người hành giả biết rằng y đã tiếp xúc với cõi thiêng liêng.

Trong trạng thái tiếp xúc sơ khởi với Thiêng Liêng như vừa kể trên (savikalpa samâdhi), tâm thức của người hành giả đắm chìm trong Tâm Thức của Vũ Trụ; nguồn sinh lực thoát ra khỏi xác thân y, làm cho xác thân y có vẻ như chết, cứng đơ, bất động. Người Yogi hoàn toàn ý thức được sự sống chậm lại của thể xác y. Khi y đạt tới trạng thái cao siêu hơn (nirvikalpa samâdhi), tâm thức của y hòa hợp với Thiêng Liêng trong khi y vẫn tỉnh táo và hoàn toàn ý thức được mọi chuyện xảy ra chung quanh mình .

Sri Yukteswarr giảng giải cho các đệ tử như sau:

-"Pháp môn Kriyâ Yoga là một phương pháp hối thúc sự tiến hóa của con người. Từ thời cổ xưa, các nhà đạo sĩ Yogi đã khám phá ra điều bí mật này, là tâm thức vũ trụ được nối liền chặt chẽ với sự kiểm soát hơi thở; đó là sự góp phần bất hủ và độc đáo của Aán Độ vào cái kho tàng kiến thức của nhân loại. Nguồn sinh lực của con người, lúc bình thường bị hao tán do bởi sự náo động hằng ngày, phải được gom lại để dùng trong hoạt động tâm linh cao siêu hơn bằng cách thực hành pháp môn Yoga làm lắng dịu nhịp độ hơi thở.

Người Yogi dùng tư tưởng dẫn luồng sinh lực đi theo một đường vòng xuyên qua sáu bí huyệt của tủy xương sống, (từ bí huyệt trên đỉnh đầu xuống các bí huyệt ở cuống họng, ở tim, ở rún, ở lá lách và xương mông) rồi đi ngược trở lên, để khép một vòng tròn tương đương với mười hai cung Hoàng Đạo, tượng trưng vũ trụ trong con người (tiểu thiên địa). Một lần công phu chừng nửa phút đồng hồ vòng quanh xương sống theo pháp môn Kriyâ, giúp cho con người thực hiện một sự tiến bộ bằng một năm tiến hóa tâm linh thông thường.

Một lần phép công phu Kriyâ thực hiện trong vòng một ngày đem đến cho người Yogi một sự tiến hóa tâm linh tương đương với một ngàn năm tiến hóa tự nhiên, và công phu của một năm tu luyện sẽ đưa đến kết quả bằng 365.000 năm. Như thế, pháp môn Kriyâ Yoga giúp cho người hành giả trong ba năm tu luyện công phu, một sự tiến bộ vượt bậc mà theo đà tiến hóa tự nhiên, nó phải cần đến 10.000 thế kỷ. Tuy nhiên, muốn theo con đường tắt của pháp môn Kriyâ Yoga, chỉ có những người Yogi đã được huấn luyện thuần thục dưới sự chỉ dẫn của các vị chân sư, nhờ đó họ chuẩn bị thể xác lẫn tinh thần đến mức tuyệt đỉnh, khả dĩ tiếp nhận cái quyền năng phát triển bằng sự công phu tu luyện thường xuyên.

Người sơ cơ mới tập luyện pháp môn Kriyâ chỉ nên tu luyện từ 14 đến 28 lần vào mỗi thờicông phu, mỗi ngày 2 thời. Thường thì các nhà đạo sĩ Yogi chỉ hoàn tất công phu tu luyện trong 6 năm, 12 năm, 24 năm hay 48 năm. Người Yogi chết trước khi đạt được mục đích tối cao sẽ đem theo căn quả tốt do nơi công phu tu luyện trong quá khứ; và trong kiếp sau y sẽ có điều kiện tốt để tiếp tục công phu tu luyện cho đến lúc thành công.

Thể xác của một người thường cũng ví như một ngọn đèn 50 watt, không thể chịu nỗi một điện thế 1 triệu volt gây ra bởi sự thực hành quá mức pháp môn Kriyâ Yoga. Sự gia tăng một cách tuần tự và hợp lý số lượng công phu Kriyâ sẽ từ từ thay đỗi xác thân đến mức có thể chịu đựng nỗi luồng thần lực mạnh mẽ của vũ trụ, tức là sự biểu lộ đầu tiên của Tinh Thần.

Sự bồi dưỡng sinh lực trong giấc ngủ là do bởi sự kiện rằng con người tạm thời mất đi cái ý thức về xác thân và hơi thở của mình. Trong khi ngủ người ta vô tình trở nên một người Yogi; mỗi đêm, vô tình và không hề hay biết, y thực hiện pháp môn Yoga là thoát ra ngoài mọi ý thức về xác thân và để cho nguồn sinh lực thấm nhuần vào bộ óc và sáu trung tâm bí yếu phụ thuộc trong tuỷ xương sống. Như vậy trong giấc ngủ, người ta đắm chìm một cách vô thức trong cái kho tinh lực của vũ trụ, nguồn sống của mọi sự sinh tồn.

Trái hẳn với người ngủ, người Yogi áp dụng có ý thức một phương pháp giản dị và tự nhiên cùng một loại. Người Yogi dùng pháp môn Kriyâ Yoga để đem ánh sáng bất diệt thấm nhuần và nuôi dưỡng các tế bào của thể xác, và duy trì chúng trong một trạng thái thấm nhuần từ điển một cách thường xuyên. Y khiến cho sự hô hấp trở nên không còn cần thiết, nhưng không vì thế mà đưa đến giấc ngủ say hay sự hôn mê bất tỉnh.

Nhờ luyện pháp môn Kriyâ, nguồn sinh lực của con người không bị hao tán, hay lãng phí bởi sự loạn động của giác quan mà được gom về những trung tâm bí yếu trên tuỷ xương sống để được thấm nhuần một thứ thần lực tinh anh. Chính bởi đó mà thể xác và những tế bào trong óc của người Yogi được truyền vào một sức mạnh tâm linh, nó tăng cường sự sống. Khi đó người Yogi không còn tuân theo chặc chẽ những định luật thiên nhiên, như là ăn uống thanh đạm, sống gần với thiên nhiên với ánh nắng và khí trời, nuôi tư tưởng tốt lành v.v…. là những phương tiện quanh co, nó chỉ đưa y đến mục đích trong một thời kỳ lâu dài là 10.000 thế kỷ. Một người thường có sức khoẻ tốt phải mất 12 năm tu luyện mới gây nên sự thay đổi khả quan trong cơ cấu của bộ óc; và phải cần đến 1 triệu năm để tinh luyện bộ óc cho đến mức có thể khai triển tâm thức vũ trụ (conscience cosmique).

Cuộc đời của người đạo sĩ Kriyâ Yogi không còn tuỳ thuộc vào những nghiệp quả của quá khứ, mà chỉ tuỳ thuộc nơi những mệnh lệnh của linh hồn. Do đó, người hành giả tránh khỏi tiến bước chậm chạp do những hành động tốt xấu của cuộc đời hằng ngày, chẳng khác nào như sự tiến triển thô sơ của con ốc không còn phù hợp với đôi cánh bay xa của con chim phụng hoàng.

Một phương pháp sinh hoạt tâm linh rất cao siêu giúp cho con người Yogi thoát ra khỏi cái ngục tù của bản ngã để thở bầu không khí tự do của trạng thái siêu thức. Cuộc đời thế gian, trái lại đưa con người vào một ngõ bí không có lối thoát.. Dẫu cho con người noi theo con đường tiến hoá, y cũng phải chịu lệ thuộc những định luật thiên nhiên, dù cho y không vi phạm một định luật nào về vật chất hay tinh thần, y cũng không khỏi mắc kẹt vào vòng luân hồi sinh tử trải qua một thời gian mười ngàn thế kỷ trước khi đạt tới sự giải thoát cuối cùng.

Để thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn đó, pháp môn Kriyâ Yoga là cái bí quyết để trả lời cho những người nào bất mãn với cái chu kỳ một triệu năm. Cái chu kỳ đó còn kéo dài hơn nữa đối với những người tuy có thức tĩnh đôi chút để nghĩ đến sự sống tâm linh, nhưng hãy còn theo đuổi những thú vui phàm tục, và làm tổn thương đến tính chất thiêng liêng của họ bằng hành động và tư tưởng. Đối với họ thì hai triệu năm cũng còn chưa đủ để tự giải thoát!

Con người tự lầm lộn mình với cái phàm ngã; y tưởng rằng chính y suy tư cảm xúc mong muốn, ước vọng hay hành động việc nọ, việc kia, chứ không biết rằng trong cuộc đời hằng ngày y chỉ là một kẻ bù nhìn bị cai quản bởi những nghiệp quả của quá khứ mà nguồn gốc có thể truy ra hoặc trong kiếp này hoặc ở một tiền kiếp. Thoát khỏi sự lệ thuộc chặc chẽ đó chỉ có Linh Hồn, một thực thể bất biến mà pháp môn Kriyâ Yoga có sự mạng phải giải thoát bằng cách xé tan bức màn vô minh, nguồn gốc của mọi chướng ngại và trói buộc Linh Hồn vào vòng luân hồi sinh tử.

Đức giáo chủ Shankara viết trong quyển sách bất hủ "Những Thế Kỷ"û (Centuries) của ngài như sau:

"Những nghi thức lễ bái bề ngoài không thể dẹp tan sự vô minh, hai điều đó có khi lại còn đi đôi với nhau. Chỉ có sự hiểu biết mới có thể dẹp tan được sự vô minh. Sự hiểu biết hay kiến thức chỉ có thể đạt tới bằng sự tìm tòi tọc mạch về lý trí. Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? Vũ trụ từ đâu mà có? Ai sáng tạo ra nó? Nguồn gốc nó do đâu mà ra?…Đó là sự tọc mạch tìm tòi mà tôi muốn nói đến."

Trí óc con người đành chịu bất lực không thể giải đáp những câu hỏi đó. Bởi đó, những đấng Chân sư thời cổ mới đem đến cho chúng ta pháp môn Yoga để làm cho ta thoả mãn sự khát khao hiểu biết.

Mục lục | Lời tựa | 1 | 2 |  3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25|
Chúng tôi chân thành cảm ơn Phật tử Huỳnh Thanh Hương đã phát tâm đánh máy gởi sách này về tặng cho Ban biên tập Đạo Phật Ngày Nay.

 


Vào mạng: 1-04-2005

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang