- XỨ PHẬT HUYỀN
BÍ
- Nguyên tác: AUTOBIOGRAPHIE D’UN
YOGI
- Của: Tu sĩ PARAMHANSA
YOGANANDA
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
VỊ
TU SĨ KHÔNG NGỦ
-"Bạch Sư phụ, xin Sư phụ
cho phép con đi lên dãy Tuyết Sơn. Con hy vọng rằng trong vùng núi non cô tịch
trên đó, con có thể đạt tới sự giao cảm tâm linh với Thiêng
Liêng."
Tôi trình với Sư phu ïnhững lời
nói bạc bẽo ấy một ngày nọ. Như điều này có đôi khi xảy ra đến
cho tất cả những người tu sĩ, tôi cảm thấy chán nản; những bổn phận
hằng ngày ở đạo viện, những bài vở phải làm ở trường đại học,
bắt đầu làm cho tôi nhàm chán. Tuy rằng tôi chỉ trình bày sự yêu cầu
đósau một thời gian sáu tháng sống tại đạo viện của Sri Yukteswarr, điều
ấy không đủ là một trường hợp giảm khinh: tôi vẫn chưa hiểu biết rõ
tầm mức cao cả tâm linh của Sư phụ.
Sư phụ cảnh cáo tôi với một giọng
yên tĩnh:
-"Những thổ dân trên dãy Tuyết
Sơn không phải đã đắc Đạo. Chi bằng hãy tìm sự minh triết ở gần
bên một người đã giác ngộ tâm linh hơn là giữa đống đa ùvô tri bất
động."
Không biết lời ngụ ý của Sri
Yukteswarr ám chỉ rằng thầy tôi chính là người, chứ không phải là một
quả núi, tôi lập lại lời yêu cầu của tôi một lần nữa Sư phụ không
nói gì; tôi lại hiểu lầm rằng sự im lặng đó có nghĩa là sự bằng
lòng, vì người ta luôn luôn sẵn sàng tưởng mộng là thật.
Tại nhà tôi ở Calcutta, trọn buổi
tối hôm đó tôi bận rộn lo việc chuẩn bị lên đường. Khi tôi sửa soạn
hành lý gói trong một cái mền, tôi nhớ đến một cái gói tương tự mà
tôi ném qua cửa sổ trên gác nhỏ của tôi cách đây vài năm. Tôi tự hỏi
rằng không biết chuyến đi lên Tuyết Sơn lần này cũng lại sẽ thất bại
nữa chăng? Lần trước, tôi cảm thấy một sự khích động tâm linh rất
lớn; nhưng tối hôm nay, tôi lấy làm buồn bực với ý nghĩ phải từ biệt
Sri Yukteswarr.
Sáng ngày hôm sau, tôi đến tìm
nhà học giả Behari, giáo sư Phạn ngữ của tôi tại trường đại học.
-"Thưa ông, ông có nói chuyện
với tôi về tình bạn giữa ông và một đệ tử cao cấp của đức Lahiri
Mahâsaya. Oâng có thể cho tôi địa chỉ của ông ấy?"
-"Anh muốn nói Ram Gopal Muzumdar
chăng? Tôi vẫn gọi y là nhà "tu sĩ không ngủ". Y ở tại
Ranbajpur, gần Tarakeswar".
Tôi cám ơn nhà học giả và lập tức
đáp chuyến xe lửa đi Tarakeswar. Tôi nghe nói hình như tu sĩ đã đạt tới
sự giác ngộ tâm linh sau nhiều năm tu luyện pháp môn Kriyâ Yoga trong các
động đá âm u cô tịch.
Ở Tarakeswar có một ngôi đền danh
tiếng, được người Aán Độ sùng bái cũng như Lộ Đức (Lourdes) của
người Thiên Chúa Giáo. Tại đây đã xảy ra ra vô số những trường hợp
chữa khỏi bịnh một cách nhiệm mầu, trong số đó có một người trong
thân quyến của tôi.
Bà cô của tôi thuật chuyện cho
tôi nghe như sau:
-"Cô ở lại ngôi đền hết trọn
một tuần. Cô vừa tuyệt thực vừa cầu nguyện cho cậu Sarada của con
được khỏi một chứng bịnh kinh niên. Vào ngày thứ bảy, một nhánh dược
thảo thể hiện ra trong bàn tay của cô! Cô đem về làm thuốc sắc cho cậu
con uống. Cơn bịnh liền dứt ngay không trở lại nữa."
Tôi bứơc vào ngôi đền Tarakeswar;
trên chánh điện chỉ có một tảng đá, mà chu vi là hình vòng tròn không
đầu không đuôi là biểu tượng của Vô Cực.
Lúc ấy, tôi nghĩ rằng người ta
chỉ nên chiêm bái Thượng Đế tự trong lòng mà thôi, nên tôi không chịu
quì lạy trước một tảng đá biểu tượng Sức Mạnh thiêng liêng. Bước
ra khỏi đền, tôi liền đi mau đến làng Ranbajpur. Tôi hỏi thăm địa chỉ
của tu sĩ với một người đi đường; sau khi suy nghĩ rất lâu, y đáp trịnh
trọng như bói quẻ:
-"Oâng đi tới ngã tư, ông quẹo
sang tay mặt rồi đi thẳng tới trước".
Theo lời chỉ dẫn đó, tôi đi dọc
theo một con kênh đào. Trời đã tối. Tiếng rú rùng rợn của những con sơn
cẩu, và những ánh đèn lửa lập lòe là những nét linh động của một vùng
làng mạc ở ven rừng già với những chòm cây rậm rạp diễn ra đến tận
chân trời. Aùnh trăng mờ làm cho cảnh vật đượm một nét huyền ảo.
Tôi đi lang thang như thế đã được
hai tiếng đồng hồ, thì nghe có tiếng lục lạc khua vang bên tai. Một
nông dân từ dưới ruộng bước lên đường lộ với một con bò. Tôi hỏi:
-"Chú cho tôi hỏi thăm tu sĩ
Ram Gopal."
-"Không ai có tên đó ở trong
làng này."
Người nông dân có vẻ nghi ngờ
tôi là một thám tử. Để dẹp tan mọi dự nghi nan, tôi giải thích cho y
nghe mục đích sự tìm kiếm của tôi. Y đưa tôi về nhà và dọn chỗ cho
tôi nghỉ một cách rất khả ái. Y giải thích:
-"Rambajpur cách đây rất xa.
Lúc nãy đến ngã tư, đáng lẽ ông phải quẹo sang bên tay trái, chứ
không phải tay mặt."
Tôi buồn mà nghĩ rằng người chỉ
đường trước tiên của tôi quả thật là một nguy cơ đáng sợ cho khách
lữ hành. Sau một bữa ăn ngon lành gồm có cơm xào với cà ri, súp đậu,
khoai tây và chuối, tôi bèn lủi vào ngơi nghỉ trong một chòi lá ở ngoài
sân. Từ xa vọng lại tiếng ca của dân làng cùng với tiếng trống
mridangam . Tôi không ngủ được trong đêm ấy.
Sáng ngày hôm sau, tôi lên đường
để về làng Ranbajpur. Đi một quãng rất xa tôi mới gặp một nông dân để
hỏi thăm đường; đi nhiều chặn như vậy, nhưng người nào tôi gặp cũng
đều nói giống như nhau, là chỉ còn độ chừng hai dặm đường nữa là
đến nơi. Đến xế trưa, tôi đã đi bộ hết sáu tiếng đồng hồ, mà chỉ
thấy có đồng trống ở hai bên đường. Mặt trời nóng gắt trên một nền
trời xanh không có một cụm mây làm cho tôi choáng váng. Thình lình, có một
người chậm rãi bước đến gần và ngừng bước trước mặt tôi. Tác người
nhỏ thó, gầy ốm, người ấy không có gì đáng chú ý trừ đôi mắt đen
sáng rỡ và linh động vô cùng. Y nói:
-"Tôi định rời khỏi
Ranbajpur, nhưng vì em đến đây với hảo ý nên tôi còn đợi em."
Y nói thêm trong khi tôi chưa dứt sự
ngạc nhiên:
-"Em điên hay sao mà tưởng rằng
có thể gặp tôi khi em không báo trước! Giáo sư Behari không có quyền cho
em địa chỉ của tôi."
Thấyrằng không phải tự giới thịêu
nữa, tôi đứng im nhưng hơi bị chạm tự ái vì sự giới thiệu ấy. Người
ấy đột nhiên hỏi tôi:
-"Em hãy nói cho tôi biết Thượng
Đế ở đâu?"
-"Ở nơi tôi, ở nơi ông và
ở khắp cả"
-"Phải chăng là ngài toàn
thông?"
Tu sĩ cười và nói tiếp:
-"Như thế này người bạn trẻ,
tại sao ngày hôm qua em không quỳ lại đấng thiêng liêng trong hình biểu tượng
bằng đá tại đền Tarakeswa? Chính vì để trừng phạt tội ngạo mạn đó
mà em bị kẻ lạ mặt chỉ lầm đường để cho hôm nay em phải trải qua
một ngày vất vả, cực khổ như thế này!"
Tôi vui vẽ chấp nhận sự việc đã
xảy ra, một nhãn quang sáng suốt như vậy ở nơi một người có cái bề
ngoài khiêm tốn nghèo nàn đó làm cho tôi vô cùng kinh ngạc. Một nguồn thần
lực tốt lành từ người tu sĩ toát ra làm cho tôi cảm thấy hết cả mệt
nhọc. Y nói:
-"Người tu hành thường cho rằng
chỉ có con đường của mình là con đường duy nhất. Đức Lahiri Mahâ saya
dạy rằng đạo pháp Yoga là pháp môn tối thượng giúp cho hành giả đạt
tới Thượng Đế ở chổ thâm sâu bí ẩn của nội tâm mình. Nhưng khi đã
đạt Đạo ở trong lòng mình, hành giả cũng thấy Đạo ở khắp mọi nới.
Một ngôi thánh điện dẫu rằng ở Tarakeswa hay ở bất cứ nơi nào khác cũng
đều được sùng kính ngang nhau như một trung tâm thần lực."
Tu sĩ đã từ bỏ thái độ chê
trách, đôi mắt người đã lắng dịu. Người vỗ nhẹ trên vai tôi một
cách thân ái:
-"Này người bạn trẻ, tôi thấy
rằng em đang bỏ thầy ra đi. Lịnh Tôn sư có đủ những gì em cần; em phải
trở về với thầy, những quả núi đá không thể là thầy của em!"
Tu sĩ Ram Gopal đã lập lại chính
cái ý tưởng mà Sri Yukteswar đã thốt ra trong buổi đàm luận cuối cùng của
chúng tôi.
-"Không một định luật thiên
liêng nào bắt buộc các vị Tôn sư phải chọn một nời trú ẩn đặc biệt."
Tu sĩ nói tiếp với một cái nhìn
mỉa mai:-"Dãy Tuyết Sơn dù ở Aán Độ hay Tây Tạng, không phải là
chổ riêng biệt của các vị thánh nhân, hiền triết. Điều mà người ta
không chịu khó tìm ra trong cái Chân Ngã thâm sâu bí ẩn của mình thì người
ta cũng không thể tìm thấy bằng cách đi đó, đi đây. Khi người hành giả
đi đến tận chân trời góc bể để tìm Đạo thì thầy y sẽ xuất hiện
một bên y."
Tôi im lặng biểu đồng tình và nhớ
lại lời cầu nguyện của tôi tại đạo viện ở Bénarès và tiếp đó
là sự gặp gỡ của tôi với Sri Yukteswar ở giửa đám đông người.
-"Em có một gian phòng nhỏ để
sống biệt lập trong yên tịnh chăng?"
-"Phải, tôi có."
Tôi nghĩ rằng tu sĩ đang lập luận
từ đại cương đến chi tiết một cách mau chóng lạ thường.
-"Đó chính là cái động đá của
em!"
Người Yogi phóng đến tôi một
cái nhìn nẩy lửa mà tôi không bao giờ quên.
-"Đó chính là ngọn núi thiêng
của em. Đó chính là nơi mà em sẽ đạt tới cõi Đạo diệu huyền!"
Những lời nói giản dị đó làm
tiêu tan những ám ảnh của dãy núi Tuyết Sơn nó vẫn theo đuổi tôi từ
thuở nhỏ. Chính ở giữa những ruộng lúa nóng cháy dưới ánh mặt trời
như thiêu đốt mà tôi vĩnh viễn thức tỉnh khỏi cơn mơ tuyết lạnh giá
băng trên đỉnh Tuyết Sơn!
-"Này người bạn trẻ, sự khát
khao tầm Đạo của em thật rất đáng khen. Tôi rất mến em."
Tu sĩ Ram Gopal nắm lấy tay tôi và
dắt tôi đến một ấp nhỏ với những mái nhà tranh lợp lá dừa, cửa bằng
cây mộc mạc.
Tu sĩ mời tôi ngồi dưới hiên
nhà tranh của y. Y mời tôi dùng nước chanh, còn y bước vào chái bên bên
để ngồi thiền. Bốn giờ sau đó tôi xã thiền và nhìn thấy dưới ánh
trăng tu sĩ vẫn còn ngồi yên bất động. Bụng đói như cào, tôi mới nhận
thấy rằng ngừơi ta không phải chỉ sống bằng nước lã. Ram Gopal bước
đến gần tôi và nói:
-"Tôi biết em đang đói bụng.
Mình cũng sắp ăn cơm"
Tu sĩ đi nhúm lửa trong cái lò đất
sét ở bên chái, rồi trong giây lát, cơm và đậu nấu được dọn ra trên
những mảnh lá chuối. Tu sĩ lễ phép từ chối sự giúp đỡ của tôi
trong việc dọn ăn. Từ nghìn xưa người Aán Độ vẫn có truyền thống hiếu
khách và tiếp đãi trọng hậu khi có khách đến nhà.
Trong cảnh hoang vắng nới thôn ấp
nhỏ bên ven rừng già ở bên cạnh người Yogi, những tiếng động ồn ào
của thế gian chỉ còn là một dư âm đã tàn. Một ánh sáng êm dịu và
huyền bí chiếu lóng lánh trong gian phòng. Ram Gopal trải nệm dưới đất
để cho tôi ngủ; còn y thì ngồi trên một chiếc chiếu bằng rơm. Bị lôi
cuốn bởi luồng từ điển tâm linh của tu sĩ tôi đánh bạo nói:
-"Bạch thầy, xin thầy hãy hạ
cố ban phép nhập định cho tôi."
-"Tôi rất sung sướng được
giúp em có sự giao cảm với thiêng liêng, nhưng đó không phải là vai trò
của tôi."
Tu sĩ nhìn tôi qua đối mắt hé mở:
-"Không bao lâu thầy em sẽ cho
em cái kinh nghiệm đó. Hiện giờ thể xác em chưa được chuẩn bị sẵn sàng
cho một kinh nghiệm như thế. Cũng như một bóng đèn nhỏ không thể chịu
đựng nổi một điện thế quá cao, những dây thần kinh của em chưa sẵn
sàng để lưu chuyển luồng từ điển của vũ trụ, nếu tôi đưa em vào
trạng thái đại định ngay bây giờ em sẽ bốc cháy như bó đuốc, chẳng
khác nào tất cả những tế bào trong thân thể em đều bắt lửa!"
Người Yogi nói tiếp với một giọng
suy tư:
-"Em trông mong rằng tôi có thể
giúp em đạt tới sự giác ngộ trong khi tôi tự hỏi rằng không biết tôi
đã thành công hay chưa va øđã được Thiêng Liêng ban ân phước hay
chưa?"
-"Bạch Thầy, nhưng thầy đã dốc
lòng tìm Đạo và công phu tu luyện trong hằng bao nhiêu năm."
-"Tôi không có công trạng gì cả!,
đáng lẽ Behari phải thuật lại cho em nghe cuộc đời của tôi. Tôi đã
thiền định suốt hai mười năm trời trong một hang núi cô tịch trung
bình 18 giờ một ngày. Sau đó tôi di chuyển đến một động đá còn xa
xôi hẻo lánh hơn nữa, tại đây tôi công phu tu luyện trong 25 năm và tham
thiền 20 giờ mỗi ngày. Tôi không cần phải ngủ vì tôi luôn luôn giao cảm
với Thiêng Liêng. Thể xác tôi tìm thấy trong an tĩnh của cõi siêu thức một
sự bồi dưỡng còn bổ khoẻ hơn sự nghỉ ngơi trong trạng thái tiềm thức
của giấc ngủ thông thường.
"Trong giấc ngủ, bắp thịt
được thoải mái, bớt căng thẳng nhưng tim phổi và bộ máy tuần hoàn
không hề ngơi nghỉ. Trong trạng thái siêu thức, sự hoạt động của những
cơ quan trong thân thể tạm thời gián đoạn và những bộ phận ấy được
truyền điện do nguồn sinh lực của vũ trụ. Chính nhờ bởi phương pháp
này mà tôi không cần ngủ trong nhiều năm. Em cũng vậy, thời gian sẽ đến
khi đó em cũng sẽ không cần ngủ nữa."
Tôi nhìn tu sĩ với đôi mắt ngạc
nhiên:
-"Bạch Thầy, Thầy đã thiền
định lâu năm như vậy mà còn không chắc được ân huệ thiêng liêng thì
những kẻ sơ cơ như tôi đây còn có hy vọng gì!"
-"Em há chẳng biết rằng Đạo
vốn là vô cùng! Thật là dại dột mà tưởng rằng người ta có thể đạt
tới cõi Đạo diệu huyền sau bốn năm mười năm công phu thiền định.
Tuy vậy Babâji nói rằng dù cho tham thiền rất ít cũng giúp cho chúng ta khỏi
bị những khổ đau trong cơn hấp hối và trong những trạng thái sau khi chết.
Em đừng đặt sở vọng tâm linh của em nơi một ngọn núi, em hãy nhắm
vào sự giao cảm hợp nhất với Thiêng Liêng! Nếu em kiên tâm bền chí,
có ngày em sẽ thành công."
Triển vọng đó làm tôi vô cùng phấn
khởi, tôi bèn yêu cầu tu sĩ nói rõ thêm vài chi tiết. Tu sĩ mới thuật lại
cho tôi nghe câu chuyện nhiệm mầu về sự gặp gỡ đầu tiên của y với
Babâji, sư phụ của Lahiri Mahâsaya. Đến nửa đêm, Ram Gopal lại đắm chìm
trong im lặng còn tôi nằm xuống sửa soạn ngủ. Khi tôi nhắm mắt, tôi
nhìn thấy những tia chớp toàn thân tôi là một ánh hào quang sáng rực.
Tôi mở mắt ra, ánh hào quang đó chiếu sáng khắp phòng, gian nhà tranh trở
nên một phụ ốc của cõi Vô Cùng và thấm nhuần những tia sáng vô hình
mà tôi cảm xúc được bằng một nhãn quang siêu nhiên.
-"Tại sao em không ngủ?"
-"Bạch Thầy, làm sao tôi ngủ
được với những tia chớp nhoáng xẹt đến từ bốn phía trong khi tôi nhắm
mắt hay mở mắt cũng vậy?"
-"Thật là một ân phước mà
có cái kinh nghiệm đó. Những tia sáng vô hình không dễ gì mà nhìn thấy
được đâu!"
Tu sĩ nói thêm vài lời đầy cảm
tình thương mến.
Đến sáng là lúc chúng tôi phải
chia tay nhau. Tôi cảm thấy buồn mà phải từ biệt tu sĩ đến nỗi không
ngăn được hai giòng lệ chảy trên gò má tôi. Tu sĩ nói với giọng thân
ái:
-"Tôi không để cho em trở về
tay không. Tôi sẽ làm cho em một vài điều."
Tu sĩ mỉm cười và nhìn thẳng
vào mắt tôi một cách chăm chú. Tôi cảm thấy một niềm an tĩnh tràn ngập
tâm hồn tôi như một luồng ân huệ tốt lành và đột nhiên tôi được
chữa khỏi chúng bịnh đau lưng mà tôi đã bị trong nhiều năm qua! Được
bình phục sức khoẻ, đắm chìm trong một biển đại dương an tĩnh và
phúc lạc vô biên tôi không còn khóc nữa.
Tôi cuối mình xuống làm lễ và nắm
hai bàn chân tu sĩ1 để từ biệt và đi bộ băng rừng để tìm
đến Tarakeswa. Vừa trở về thành phố này, tôi lại viếng thăm ngôi đền
lần thứ nhì và quỳ lạy trước chánh điện. Tảng đá hình tròn dường
như nới rộng chu vi trước nhãn quang siêu linh đến tận những cõi giới
xa xăm trong càn khôn vũ trụ để sau cùng hoà hợp với Thiêng Liêng…
Một giờ sau, tôi vui vẻ đáp chuyến
xe lửa trở về Calcutta. Chuyến du hành của tôi không đưa tôi đến chân
núi Tuyết Sơn mà lại đến dưới chân Sư phụ.
- Mục
lục | Lời tựa | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25|
- Chúng tôi chân thành cảm ơn Phật tử
Huỳnh Thanh Hương đã phát tâm đánh máy gởi sách này về tặng cho Ban
biên tập Đạo Phật Ngày Nay.