- XỨ PHẬT HUYỀN
BÍ
- Nguyên tác: AUTOBIOGRAPHIE D’UN
YOGI
- Của: Tu sĩ PARAMHANSA
YOGANANDA
CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐT
SƯ MẪU
KASHI MONI
-"Bạch Sư Mẫu, chính lịnh
Tôn sư đã làm phép truyền Đạo cho con. Tôn sư là thầy của cha mẹ con
và của Sư phụ con, tức Sri Yukteswar. Xin Sư Mẫu hãy cho con có hân hạnh
được nghe Sư Mẫu kể lại cuộc đời của lịnh Tôn Sư?"
Tôi thưa những lời trên với Sư Mẫu
Kashi Moni, phu nhân của đức Lahiri Mahâsaya. Nhân dịp đi ngang qua Bénarès,
tôi quyết định thoả mãn ước mơ mà tôi hằng ôm ấp từ lâu, là thăm
viếng Sư Mẫu, bà tiếp tôi một cách khả ái tại ngôi nhà cổ của gia
đình bà trong khu Garudeswa Mohulla ở Bénarès. Tuy tuổi tác đã cao, bà có một
gương mặt hồng hào tươi tỉnh bao trùm bởi một bầu không khí tâm linh.
Vóc dáng trung bình, bà có một nước da trắng, đôi mắt lớn trong sáng
làm dịu hẳn gương mặt của một hiền phụ. Bà nói với tôi:
-"Chúc lành cho con, con hãy bước
vào."
Sư Mẫu Kashi Moni đưa tôi vào một
nơi tịnh thất. Tại đây bà đã từng sống chung với đức phu quân của
bà. Thật là một sự hân hạnh cho tôi khi được viếng nơi tịnh thất của
vị Tôn sư độc đáo. Tại đây, người đã từng đóng vai trò của một
người chủ gia đình như mọi gia đình thế gian. Sư mẫu chỉ chổ cho tôi
ngồi trên một ghế lót nệm, ở bên cạnh bà, Sư mẫu bắt đầu nói:
-"Nhiều năm đã trôi qua trước
khi tôi biết được tính chất thiêng liêng của phu quân tôi. Một đêm nọ
chính trong phòng này, tôi thấy một linh ảnh nhiệm mầu. Các vị thiên thần
bay lượn trên đầu tôi. Linh ảnh ấy rõ ràng thật sự đến nỗi làm cho
tôi thức dậy liền khi đó; một ánh sáng rạng ngời tràn ngập khắp
phòng. Phu quân tôi, ngồi trong tư thế liên hoa cũng lơ lững trên không, với
các vị thiên thần bao vây chung quanh. Vô cùng ngạc nhiên khôn tả, tôi vẫn
còn tưỡng là tôi đang mơ.Lahiri Mahâsaya nói:
-"Em hỡi, em không mơ đâu. Em
hãy từ bỏ sự ngũ mê của linh hồn em."
Lúc ấy, phu quân tôi mới từ từ
hạ xuống đất. Tôi liền quỳ lạy dưới chân người, và nói:
-"Bạch Tôn sư, xin người hãy
tha thứ cho tôi sự điên rồ đến mức vẫn coi người là chồng tôi. Tôi
hổ thẹn biết bao khi thấy rằng tôi vẫn ngủ mê trong sự vô minh bên cạnh
một người đã thức tỉnh trong cõi thiêng liêng. Kể từ đêm nay, người
sẽ không còn là chồng tôi nữa mà là thầy tôi. Tôn sư có vui lòng nhận
kẻ hèn này làm đệ tử chăng?"
Tôn sư bảo tôi:
-"Hỡi linh căn thánh thiện hãy
đứng dậy. Tôi bằng lòng nhận."
Người chỉ các vị thiên thần:
-"Em hãy nghiêng mình trước mỗi
vị thiên thần này."
Khi tôi đã nghiêng mình kính cẩn
chào mừng hết tất cả các vị. Những giọng nói của các thiên thần đồng
thinh vang rền
-"Hỡi phu nhân cao cả! Chúng
tôi xin chào mừng phu nhân!"
Các vị liền cúi chào dưới chân
tôi và biến mất. Gian phòng lại tối om. Tôn sư bèn dạy tôi hãy làm lễ
nhập môn theo pháp môn Kriyâ Yoga.
Tôi đáp:
-"Tôi tiếc là không được biết
pháp môn này sớm hơn để thánh hoá cuộc đời tôi."
Lahiri Mahâsaya nói với một nụ cười
an ủi:
-"Đó là bởi vì thời giờ chưa
đến. Tôi đã âm thầm cứu chuộc trong vòng bí mật một phần lớn nghiệp
quả của em. Bây giờ em đã chuẩn bị sẳn sàng và đã bằng lòng thì nay
mới đúng lúc."
"Tôn sư bèn đặt bàn tay lên
trán tôi. MoÄt vầng ánh sáng xoay vòng hình trôn ốc xuất hiện và lần lần
biến thành một Linh Nhỡn màu xanh lợt viền vàng với một ngôi sao năm nhánh
ở chính giữa.
-"Cầu cho tâm thức em hoà hợp
với cõi thiêng liêng tuyệt đối xuyên qua ngôi sao này."
Giọng nói của Tôn sư vọng lại
như một khúc nhạc văng vẳng từ đằng xa.
-"Những linh ảnh nối tiếp
theo sau những linh ảnh cũng như các đợt sóng ngoài biển cả diễn ra trước
nhãn quang tâm linh của tôi. Kế đó những chân trời sáng chói đổi thành
một biển tràn đầy một niềm phúc lạc, nó lôi cuốn lấy tôi và làm
cho tôi ngất lịm đi không còn ý thức về ngoại cảnh. Khi tôi tỉnh dậy
vài giờ sau đó, Tôn sư truyền thụ cho tôi bí thuật của pháp môn Kriyâ
Yoga.
Kể từ đêm đó Tôn sư không còn
ngủ trong phòng tôi nữa vã lại người có cần ngủ đâu và chỉ ở gian
nhà tầng dưới cùng với các đệ tử ngày cũng như đêm."
Sư mẫu Kashi Moni đắm chìm trong cơn
im lặng và tôi phải xin bà kể lại những kỷ niệm khác về cuộc đời
của Tôn sư.
-"Con đòi hỏi hơi nhiều. Tuy
thế tôi cũng thuật cho con nghe một kỷ niệm khác."
Sư mẫu mỉm cừoi và nói:
-"Tôi phải thú nhận tội lỗi
đối với Tôn sư. Vài tháng sau lễ nhập môn tôi bắt đầu cảm thấy bị
bỏ rơi và cảm thấy cô đơn. Một buổi sáng Tôn sư bứơc vào phòng. Sẳn
bất mãn trong lòng, tôi liền trách móc:
-"Oâng dành hết tất cả thời
giờ cho đệ tử ông và hoàn toàn bỏ phế trách nhiệm đối với vợ con.
Tôi rất tiếc rằng ông không hề lo nghĩ gì đến việc trợ cấp thêm ít
tiền bạc để chi dụng trong gia đình"
Tôn sư nhìn tôi một lúc và thình
lình không hề rời khỏi chổ, người đã tàng hình biến mất. Kinh hoảng
tôi nghe tiếng người vang rền trong gian phòng trống trơn:
-"Em thấy chăng tất cả điều
là hư không. Làm sao một vật hư không như tôi có thể đem tiền bạc cho
em?"
-"Bạch Tôn sư, em xin lỗi. Muôn
vàn lần xin người thứ lỗi! Đôi mắt tội lỗi của em không còn nhìn thấy
Tôn sư nữa. Xin Tôn sư hãy hiện hình trở lại trong thánh thể của ngừơi."
-"Có ta đây!"
Những lời này vang rền ở phía
trên đầu tôi. Tôi ngẫng đầu nhìn lên thì thấy Tôn sư hiện hình trong
khoảng không, đầu đụng tới trần nhà. Đôi mắt người phóng ra những
tia chớp sáng loè làm choá mắt tôi. Kinh sợ thất thần, tôi bèn sụp lạy,
vừa úp mắt xuống đất, vừa khóc nức nở khi Tôn sư bình tĩnh hạ xuống
đất. Người nói:
-"Em hỡi, hãy tìm kiếm sự
phong phú tâm linh thay vì những của cải vật chất bỉ ổi của trần
gian. Khi em sở đắc được cái kho tàng tâm linh đó em sẽ thấy rằng những
lời lộc vật chất tự nhiên sẽ đến."
Người lại nói:
-"Một trong những người con tâm
linh của ta sẽ đáp ứng mọi nhu cầu vật chất của em."
Những lời nói của Tôn sư đã
được thực hiện. Một vị đệ tử cúng dường một số tiền lớn để
trợ cấp cho gia đình chúng tôi. "
Tôi cảm ơn Sư mẫu Kashi Moni đã
thuật lại cho tôi nghe những kỷ niệm quý báu . Ngày hôm sau, tôi lại đến
nhà Sư mẫu và có dịp đàm luận về triết lý với Tincuri và Ducuri, hai
người con trai của đức Lahiri Mahâsaya. Hai người anh em đầu cao lớn, mạnh
khoẻ, có một bộ râu đen dầy, giọng nói êm dịu, và những dáng điệu
lịch sự theo lối cổ. Cả hai đều đang tu học để nối nghiệp cha mình.
Kashi Moni không phải là nữ đệ tử
duy nhất của đức Lahiri Mahâsaya. Tôn sư có đến hàng trăm vị nữ đệ
tử khác, trong số đó có mẹ tôi. Một vị nữ đệ tử, một ngày nọ cầu
xin một bức chân dung của Tôn sư. Tôn sư bèn cho bà ấy và nói:
-"Nếu con tin rằng đó là một
linh vật hộ phù thì nó sẽ đúng như con tin tưởng; nếu không thì đó chỉ
là một tấm ảnh thường."
Vài ngày sau, bà ấy cùng với người
con dâu của đức Lahiri Mahâsaya đang học quyển thánh kinh Bhagavad Gita tại
một bàn xó treo bức chân dung của đức Tôn sư ở phía sau, thình lình một
cơn giông kinh khủng nỗi dậy.
-"Cầu xin Tôn sư che chở chúng
con!" Hai ngưòi đàn bà liền quỳ lạy trước bức ảnh. Giữa cơn giông
bão, một tiếng sét đánh lên bàn cháy tiêu quyển thánh kinh mà họ vừa
đọc, nhưng hai vị nữ đệ tử an toàn tính mạng. Vị nữ tu ấy thuật lại
rằng:"Tôi cảm thấy dường như có một tấm khiêng bằng kiếng dày
bao bọc chung quanh mình và che chở cho tôi"
Đức Lahiri Mahâsaya cũng đã thực
hiện hai phép mầu khác nữa để giúp cho một nữ đệ tử tên là Abhoya.
Vị nữ môn đồ này cùng với chồng là một luật sư ở Calcutta, một ngày
nọ đi Bénarès để thăm đức Tôn sư. Chiếc xe hơi của họ bị kẹt ở
dọc đường vì bế tắc lưu thông và khi vừa đến nhà ga Howrah thì chuyến
xe lửa đã rú còi lên và sắp sửa chạy. Abhoya bèn cầu nguyện trong yên
lặng:
-"Tôn sư Lahiri, xin ngài hãy chận
chuyến xe lửa lại. Con sẽ đau khổ xiết bao khi phải đợi thêm một
ngày nữa mới được chiêm ngưỡng Tôn sư."
Các bánh xe sắt đã xoay tít lên,
nhưng chuyến xe lửa vẫn đứng yên một chỗ. Người thợ máy trưởng xa
và các hành khách đều lên bến để nhìn xem hiện tượng kỳ lạ này.
Khi đó một nhân viên hoả xa người Anh bước đến gần vợ chồng bà
Abhoya và tình nguyện giúp đỡ, trái hẳn những luật lệ thông thường:
-"Thưa ông, ông hãy đưa tiền
để tôi lấy vé giúp cho, ông bà cứ bước lên toa xe trước đi."
Khi hai vợ chồng Abhoya đã lấy vé
và bước lên xe, chuyến xe lửa bắt đầu chạy. Viên trưởng xa và những
hành khách chỉ có đủ thời giờ trở về chổ ngồi và vẫn còn hoang
mang không hiểu tại sao chuyến xe lửa lại chạy đi cũng như tại sao nó
đã đứng yên một chổ.
Khi đến nhà Tôn sư ở Bénarès,
Abhoya liền âm thầm quỳ lạy dưới chân Sư phụ. Người nói:
-"Abhoya, con hãy biết tự chủ
mới được, và không nên làm rộn thầy. Con làm như là con không thể đến
được bằng chuyến xe sau hay sao?"
Abhoya cũng đã gặp đức Lahiri Mahâsaya
trong một dịp đáng ghi nhớ khác nữa, nhưng lần này lại còn nghiêm trọng
hơn là chận một chiếc xe lửa. Bà ấy thưa với Tôn sư:
-"Xin Tôn sư hãy cứu mạng đứa
con thứ chín của con! Con có tám đứa con đều chết yểu chỉ ít lâu sau
khi sinh ra đời."
Tôn sư mỉm cười thương hại:
-"Đứa con sắp tới của con sẽ
được sống. Con hãy tuân theo một cách chặc chẽ những lời dặn của Thầy.
Đó là một đứa con gái sẽ sinh ra trong đêm nay. Con hãy giử cho cái đèn
dầu còn cháy cho đến sáng. Nhất là đừng để cho nó tắt trong khi con ngủ
mê."
Con gái của Abhoya sinh ra trong đêm,
đúng như đức Tôn sư đã tiên đoán. Bà dặn người nữ trợ tá hãy
châm đèn cho đầy dầu. Hai người đàn bà thức như vậy cho đến khuya
nhưng sau cùng thì ngủ thiếp đi. Cái đèn cạn dầu chỉ còn cháy leo lét
và sắp sửa tắt.
Thình lình cửa phòng ngủ mở ra với
một tiếng động lớn. Hai người đàn bà liền thức giấc và trước đôi
mắt kinh ngạc của họ , đức Lahiri Mahâsaya liền xuất hiện:
-"Abhoya, con hãy nhìn xem cái đèn
đã sắp tắt"
Người vừa nói vừa chỉ cái đèn,
người nữ trợ tá liền hối hả châm thêm dầu. Kế đó ngọn đèn lại
sáng và Tôn sư liền biến mất. Cái cửa phòng liền đóng lại và khoá chặt
lấy nó.
Thế là người con thứ chín của
Abhoya còn sống sót. Người con gái ấy vẫn còn sống vào năm 1935 khi tôi
được tin tức của gia đình Abhoya.
II
Một trong những đệ tử của đức
Lahiri là Kâli Kumar Roy có thuật cho tôi nghe nhiều chi tiết lạ kỳ về cuộc
đời của y khi y sống bên cạnh Sư phụ.
Roy kể chuyện như sau:
-"Tôi thường trải qua nhiều
tuần nơi tịnh xá của Tôn sư. Tôi nhận thấy rằng những tu sĩ dòng
"Danda" mỗi đêm đều đến am thất ngồi dưới chân Tôn sư. Đôi
khi họ thảo luận về vấn đề tham thiền hay những vấn đề đạo lý
cho đến sáng mới kiếu từ ra về. Trong những dịp sống tại tịnh xá,
tôi nhận thấy rằng Tôn sư không bao giờ ngủ.
"Trong giai đoạn tiếp xúc đầu
tiên với Tôn sư, tôi đã gặp phải sự chống đối mãnh liệt của chủ
tôi, một ngừơi có óc duy vật. Chủ tôi chế diễu:
-"Tôi không muốn thâu dụng những
kẻ cuồng tín. Nếu tôi gặp phải ông thầy bịp bợm của anh, tôi sẽ
cho y một bài học!"
Lời hăm doạ đó suýt nữa làm cho
tôi chấm dứt những cuộc viếng thăm tịnh xá. Tôi trải qua hầu như mỗi
đêm tại nhà Tôn sư; một lần chủ tôi rình mò đi theo tôi và lọt vào
phòng khách, hẳn là với ý định thi hành lời hăm doạ của ông ta. Khi
ông ta vừa ngồi xuống thì đức Tôn sư liền nói với một nhóm độ chừng
mười hai người đệ tử:
-"Các con có muốn xem một bức
tranh không?"
chúng tôi biểu đồng tình, Sư phụ
bèn ra lịnh tắt đèn và nói:
-"Các con hãy ngồi thành vòng
tròn kẻ trước người sau, và đưa hai bàn tay ra bịt mắt người ngồi đằng
trứơc mình"
Tôi không ngạc nhiên mà thấy ông
chủ tôi cũng vâng lời làm theo lịnh Tôn sư, hẳn là một cách miễn cưỡng.
Sau vài phút đồng hồ Tôn sư hỏi chúng tôi nhìn thấy gì? Tôi đáp:
-"Bạch Sư phụ, con nhìn thấy
một giai nhân mặc một chiếc áo Sari viền chỉ vàng, đứng bên cạnh một
loại cây có lá rất to."
Những đệ tử khác cũng tả cảnh
đúng y như thế. Tôn sư bèn day qua ông chủ tôi và hỏi:
-"Oâng có nhận ra người đàn
bà đó chăng?"
-"Thưa có!"
Người chủ tôi cố đè nén cơn xúc
động mạnh:
-"Tôi đã hoang phí tiền bạc rất
nhiều vì người đàn bà này, mặc dầu tôi có một người vợ hiền. Tôi
rất hổ thẹn vì ý định nó đã đưa tôi đến đây; Tôn sư có thể tha
thứ cho tôi và nhận tôi làm đệ tử chăng?"
-"Nếu ông sống một cuộc đời
tốt lành gương mẫu trong sáu tháng, ông sẽ được chấp nhận."
Sư phụ bèn nở một nụ cười bí
hiểm và nói thêm
-"Nếu không, tôi sẽ không thể
thu nhận ông."
Trong suốt ba tháng chủ tôi chiến
đấu với sự cám dỗ nhưng rốt cuộc ông ta bại trận và lại nối tiếp
liên lạc với ngưoi đàn bà kia. Hai tháng sau đó ông ta từ trần. Khi đó
tôi mới hiểu lời nói úp mở của Sư phụ về việc không thể thu nhận
ông ta.
Đức Lahiri Mahâsaya có một ngừơi
bạn đồng môn bản lỉnh rất cao cường là Tôn sư Trailinga, mà người ta
nói rằng đã già đến 300 tuổi. Hai vị Yogi này thường tham thiền chung với
nhau, Tôn sư Trailinga nổi tiếng đến nỗi ít người Aán Độ nghi ngờ những
phép lạ của ngừơi làm. Nếu đấng Christ tái sinh và đi dạo trên các
đường phố ở Newyork, điều ấy cũng không gây xúc động mạnh và sôi nổi
trong dân chúng như việc xuất hiện của Trailinga ở Bénarès cách đây vài
chục năm.
Người ta thường thấy Tôn sư nuốt
nhiều thứ thuốc độc rất mạnh mà không sao cả. Hằng ngàn người trong
số đó hiện nay có nhiều ngừoi hãy còn sống đã nhìn thấyTrailinga nổi
trên mặt nước sông Hằng. Trong nhiều ngày Tôn sư nằm trên mặt nước
hoặc lặn xuống nước trong một thời gian rất lâu. Người ta thường thấy,
trên bờ sông Hằng, Tôn sư ngồi yên bất động trên bực thềm đá nóng
như thiêu đốt dưới ánh nắng mặt trời Aán Độ. Bằng những việc lạ
lùng đó, Trailinga định chứng tỏ rằng một người Yogi thoát khỏi sự
trói buộc của vật chất, chẳng hạn như sự nhu cầu dưỡng khí và những
thứ khác. Dầu ở trên mặt nước, hay ở dưới nước, dưới bóng mát
hay dưới ánh nắng gắt của mặt trời, Tôn sư chỉ sống bằng sức mạnh
thiêng liêng: Sư chết không còn xâm phạm đến người được nữa.
Quyền năng của Tôn sư Trailinga không
phải chỉ trên địa hạt tâm linh; mà còn trên địa hạt vật chất. Người
cân nặng trên 300 cân Anh, tính trung bình mỗi tuổi một cân! Ngoài ra người
chỉ ăn rất ít và lâu lắm mới ăn một lần. Như thế, một vị minh sư
bất chấp mọi luật lệ khi nào điều đó có một lý do bí ẩn, mà chỉ
có vị ấy biết mà thôi. Tôn sư thường giữ giới tịnh khẩu. Tuy có một
gương mặt tròn và bụng hơi lớn, Tôn sư Trailinga ít khi ăn uống, như đã
nói ở trên. Sau khi không ăn uống gì trong nhiều tuần, người chỉ gián
đoạn cơn tuyệt thực bằng vài chén sửa chua của các đệ tử đem cúng
dường. Có một lần, một kẻ hoài nghi định dùng một cách thử để chứng
minh rằng Tôn sư Trailinga chỉ là một tay đại bợm. Y đặt trước mặt Tôn
sư một bình nước vôi để quét vách tường, làm bộ kính cẩn cúi đầu
và nói:
-"Bạch Tôn sư, con xin cúng dường
Tôn sư một bình sữa tươi để ngài dùng."
Không do dự chút nào, Tôn sư
Trailinga cầm bình nước vôi uống hết sạch đến giọt cuối cùng. Trong
giây lát, kẻ đùa nghịch ác độc kia nhào lăn xuống đất và ôm bụng
kêu trời:
-"Bạch Tôn sư, xin Tôn sư cứu
con! Bao tử con nóng như lửa cháy! Xin Tôn sư tha tội cho con!"
Tôn sư bèn từ bỏ cơn im lặng
thường nhật và nói:
-"Con há chẳng biết rằng khi
con đưa chất độc cho ta uống, mạng sống của ta và của con chỉ là một.
Nếu ta không biết rằng Thượng Đế vốn hiện diện khắp nơi, ở trong
bao tử của ta cũng như tiềm tàng mỗi hột nguyên tử của vũ trụ, thì
ta đã bỏ mạng vì bình nước vôi ấy rồi. Bây giờ, con đã hiểu ý nghĩa
thiêng liêng của quả báo dội ngược, con hãy đứng dậy và từ nay đừng
gây nghiệp ác với bất cứ một ngừơi nào!"
Kẻ đùa ác bị trừng phạt đích
đáng, được chữa khỏi nhờ bởi lời nói của Tôn sư Trailinga bèn cuối
đầu lủi thủi ra đi.
Việc đảo ngược sự đau đớn trở
về cho người tác hoạ này không phải do ý chí của Tôn sư khiến ra như
thế mà là do luật công bằng nó cai quản mọi sự sinh hoạt theo định luật
chu kỳ của vũ trụ. Đối với một ngưòi đã có sự giác ngộ thiêng
liêng như Tôn sư Trailinga, định luật đó hành động một cách đương nhiên
vì người đã hoàn toàn chinh phục được phàm ngã.
Luật công bằng thiên liêng tác động
một cách máy móc trong trường hợp Trailinga và kẻ đùa bởn độc ác đó,
an ủi chúng ta về mọi sự bất công trong xã hội loài người. Chúa trời
đã nói:"Sự báo thù là ở trong tay Ta, hãy để cho phát lạc mọi việc
ân đền oán trả." Ta có cần gì phải nghĩ đến sự trả thù khi mà
luật công bình của Trời Đất sớm muộn gì cũng giải quyết mọi sự
vay trả, trả vay?Những người bất minh phỉ báng sự công bằng, tình bác
ái, và sự toàn tri thiêng liêng; họ cho rằng những điều đó đều là
không tưởng, bịa đặt. Quan điểm thiển cận đó thực ra là sai lầm và
sự thật đã chứng minh trái ngược lại.
Aân huệ của Tôn sư Trailinga cũng
đã được ban rải cho người cậu tôi. Một buổi sáng, cậu tôi gặp Tôn
sư và một nhóm đệ tử nơi những bực thềm đá bờ sông Hằng ở
Bénarès. Cậu tôi vạch một lối đi xuyên qua đám đông để đến gần Tôn
sư Trailinga, cuối xuống làm lễ và sớ hai bàn chân của Tôn sư; ngay tức
khắc cậu tôi lấy làm vui mừng mà cảm thấy được chữa khỏi một chứng
bịnh kinh niên làm cho người rất đau đớn khổ sở lúc bình thường.
Có một lần, Tôn sư Trailinga quên
sự im lặng thường nhật của mình để làm lễ trước đức Lahiri Mahâsaya
giữa chốn công cộng. Một đệ tử phản kháng:
-"Bạch Tôn sư, với tư cách một
bậc tu sĩ khổ hạnh và xuất gia, tại sao Tôn sư lại làm lễ một cách
quá Tôn kính đối với một người tu sĩ tại gia?"
Trailinga đáp:
-"Con hỡi, Lahiri Mahâsaya là người
nắm giữ một vai trò thiêng liêng và một sứ mạng đặc biệt trong Thiên
Cơ. Xét bề ngoài, người làm tròn những bổn phận của người gia trưởng
nhưng đồng thời người cũng có một sự giác ngộ tâm linh là điều mà
vì đó ta đã từ bỏ hết tất cả mọi sự chiếm hữu của cải vật chất
của trần gian"
- Mục
lục | Lời tựa | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25|
- Chúng tôi chân thành cảm ơn Phật tử
Huỳnh Thanh Hương đã phát tâm đánh máy gởi sách này về tặng cho Ban
biên tập Đạo Phật Ngày Nay.