- Những Hạt Ngọc Trí
Tuệ Phật Giáo
- Gems of
Buddhist Wisdom
Buddhist
Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
10
ÐƯỜNG
ÐẾN HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG
Tổng hợp từ nhiều tài
liệu
Tất cả mọi người đều muốn
được sung sướng. Tất cả mọi người đi tìm hạnh phúc. Con người tìm
hạnh phúc hết thời đại này đến thời đại khác nhưng chẳng bao giờ
tìm thấy trong đường lối đã được tìm kiếm bằng cách thích nghi những
điều kiện của thế giới bên ngoài và không lưu ý gì đến thế giới bên
trong của tâm. Lịch sử thế giới chứng minh điều đó. Cải cách xã hội,
cải tổ kinh tế, sửa đổi luật pháp, canh tân chính trị, tuy có ý tốtá
và tính toán kỹ nhưng chưa bao giờ mang được hạnh phúc hoàn toàn và thực
sự cho con người. Tại sao?
Khi một mớ
hoàn cảnh bất toại nguyện này được loại bỏ, một bất toại nguyện
khác lại xuất hiện, và khi bất toại nguyện này được loại bỏ thì một
bất toại nguyện khác lại hiện ra. Cái xuất hiện và tái xuất hiện,
cái phát sanh rồi lại tàn đi là cốt lõi của tất cả sự vật và hoàn
cảnh thế gian. Không bao giờ có thể có được việc sản xuất hàng loạt
hạnh phúc thực sự. Ðó là một điều gì riêng tư và cá nhân. Ðiều đó
đến từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Ðiều đó cũng không phải
là vì thế giới bên ngoài mà ta đi tìm kiếm hạnh phúc mà là thế giới
bên trong của tâm.
Khoa học hiện
đại tuyên bố không có gì trong vũ trụ này tĩnh lặng. Mọi thứ đều
năng động, mọi thứ đều chuyển động. Không có gì đứng nguyên một
chỗ. Chúng ta hoặc tiến lên hoặc lùi xuống. Chúng ta hoặc trở nên tốt
hơn, hạnh phúc hơn hoặc tiến về hướng tội lỗi và tích lũy phiền não.
Muốn được hạnh phúc thì phải vượt qua phiền não. Muốn thắng lướt
phiền não, Ðức Phật chỉ cho nhân loại con đường dẫn đến loại bỏ
phiền não.
Con đường
tới hạnh phúc là Ðường Bát Chánh Ðạo cao quý. Con đường này dược
ai đó đặt chân vào trước khi ta có thể gọi là Con Ðường Bát Chánh Ðạo.
Trong từ "Ðạo" (Ðường) vốn được nghĩ người nào đó đã giẫm
bước vào trước đây.
Con Ðường
không thể đột nhiên hiện hữu. Người nào đó phải trước tiên cắt rừng,
làm cho quang đãng rồi mới bước đi được. Tương tự như vậy, Bát
Chánh Ðạo cao quý đã được đặt bước trước đó bởi nhiều Ðức Phật
và các bậc A La Hán. Ðức Phật đã khám phá ra con đường này nhưng không
tạo ra nó, vì nó đã hiện hữu từ quá khứ xa xăm. Ðương nhiên đó là
một con đường cổ (Parana Magga).
Bát Chánh
Ðạo cao quý là Con Ðường phải bước vào. Ðường này là một điều thực
tiễn thiết yếu. Muốn biết và chứng nghiệm chân lý này, ta phải giẫm
bước vào con đường đó. Con đường này chứa đựng một sự tập hợp
thận trọng và khôn ngoan tất cả những điều kiện quan trọng tất yếu
cho việc phát triển tinh thần của con người. Bát Chánh Ðạo được phân
chia thành ba nhóm: Giới (Sila: hạnh kiểm, đạo đức), Ðịnh (Samadhi:
kỷ luật tinh thần), và Huệ (Panna: trí tuệ). Con đường này duy nhất
với Phật Giáo, và khác biệt hẳn với tất cả tôn giáo và triết lý
khác. Ðó là tiêu chuẩn về tinh thần và hạnh kiểm dẫn đến chấm dứt
khổ đau, phiền não, và thất vọng để kiện toàn hòa bình, Niết Bàn.
Tám yếu tố
của Bát Chánh Ðạo là:
HUỆ:
1. Chánh Kiến
2. Chánh Tư Duy
GIỚI:
3. Chánh Ngữ
4. Chánh Nghiệp
5. Chánh Mạng
ÐỊNH:
6. Chánh
Tinh Tấn
7. Chánh Niệm
8. Chánh Ðịnh
Nhắc đến
con Ðường này, trong bài thuyết giảng đầu tiên, Ðức Phật gọi con đường
này là Trung Ðạo (Majjihima patipada), vì nó tránh hai cực đoan. Quá
say mê lạc thú nhục dục trần tục thấp hèn dẫn đến tai hại là một
cực đoan, tự hành xác dưới hình thức tu khổ hạnh làm cho đau đớn, thấp
hèn dẫn đến tai hại là một cực đoan.
Ta phải nhớ
rằng 'con đường' chỉ là cách diễn đạt bóng bẩy. Theo quy ước chúng
ta nói về đi trên con đường, trong nghĩa ý nghĩa tột cùng, tám bước có
nghĩa tám yếu tố tinh thần. Chúng phụ thuộc và liên quan lẫn nhau và ở
mức độ cao nhất, chúng hành hoạt đồng thời, chúng không hoạt động lần
lượt theo số thứ tự. Ngay cả ở mức độ thấp, mỗi yếu tố có đượm
vẻ chánh kiến ở một mức độ nào đó, vì đó là ý chủ đạo của Phật
Giáo.
Với lời
nói mạnh mẽ, Ðức Phật đã cảnh cáo tín đồ không được chỉ chú ý
vào sách vở như sau:
- Dù tụng
nhiều kinh, mà không hành động phù hợp, con người vô ý này giống như
người chăn bò đếm trâu bò không phải của mình (không có được sản
phẩm về bò). Người đó không có phần thành quả của một người tĩnh
lặng.
- Dù tụng
kinh ít, nhưng hành động đúng theo giáo lý, bỏ tham, sân si, có chánh kiến,
tâm người đó hoàn toàn giải thoát, không vương mắc điều gì ngay bây
giờ và sau này, người đó có phần thành quả của người tĩnh lặng.
(Kinh Pháp Cú)
Sự đạt
được mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo (Niết Bàn) không đòi hỏi sự
tinh thông triết lý sâu xa và thâm thúy của Phật Giáo. Ðiều đòi hỏi
là sự phát triển không ngưng tâm ý qua quá trình đạo đức và thiền định.
Ðúc Phật tuyên bố: "Giữ giới và rèn luyện tâm ý, ta chứng nghiệm
kiến thức dẫn đến giải thoát".
Giới
Vậy thì,
giới, căn cứ trên tình thương yêu và lòng từ bi, gồm có ba yếu tố của
Bát Chánh Ðạo. Ðó là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp vá Chánh Mạng.
Ðức Phật
dẫn giải giáo lý của Ngài vì lợi ich cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho
chúng sanh xuất phát từ lòng từ bi cho thế giới.
Giới,
giai đoạn tiên khởi của Bát Chánh Ðạo, căn cứ vào lòng từ ái này. Tại
sao ta nên kìm hãm, không hãm hại và cướp bóc người khác? Phải chăng vì
thương chính mình và người khác? Tại sao ta nên cứu trợ kẻ nghèo kẻ
thiếu thốn và những người trong nguy khốn? Phải chăng vì lòng từ bi với
họ?
Tránh tội
lỗi và làm điều thiện là chức năng của giới, chuẩn tắc hạnh kiểm
đạo đức dạy trong Phật Giáo. Chức năng này không bao giờ làm mất giá
trị lòng từ ái. Giới bao gồm những đức tính của tâm như
thương yêu, nhũn nhặn, khoan dung, hiếu thảo, nhân từ, và vui vẻ với sự
thành công của người khác.
Theo Phật
Giáo một người hoàn hảo phải phát triển hai đức tính bằng nhau: một
mặt từ bi và một mặt trí tuệ. Nơi đây từ bi tượng trưng bằng tình
thương yêu, nhân từ, tử tế, khoan dung, và những đức tính cao quý như vậy
về mặt cảm xúc hay những đức tính của con tim, trong khi trí tuệ đứng
về mặt trí thức hay đức tính của tâm ý. Nếu một người chỉ phát
triển mặt cảm xúc và không lưu ý đến phần trí thức, có thể trở
nên một người ngốc tốt bụng; trong khi chỉ phát triển mặt trí thức,
không lưu ý mặt cảm xúc, có thể trở thành một người tri thức nhẫn tâm
không có sự thông cảm với người khác. Cho nên muốn hoàn toàn, ta phải
phát triển đồng đều cả hai.
Chánh
Ngữ có nghĩa không:
* nói dối,
* nói xấu, vu khống và nói năng có thể mang sân hận, thù oán, chia rẽ
và bất hòa giữa cá nhân hay nhóm người.
* nói lời cục cằn, thô lỗ, không lễ độ, hiểm độc và những lời sỉ
nhục, và
* chuyện phiếm, chuyện bép xép vô ích và dại dột, ngồi lê dôi mách.
Khi ta gìn giữ không nói những lời sai trái và có hại như vậy, đương
nhiên ta nói điều chân thật, dùng những lời nói thân hữu và nhân đức,
vui vẻ và lịch sự, có ý nghĩa và ích lợi. Ta không nên nói bừa bãi: lời
nói phải đúng lúc và đúng chỗ. Nếu không nói được điều ích lợi,
ta nên giữ im lặng cao thượng.
Chánh
Nghiệp là gìn giữ không:
* giết,
* trộm cắp, và
* tà dâm, nên trau dồi từ bi, chỉ lấy khi được cho, và sống thanh tịnh
và trong sạch.
Chánh
Mạng là bỏ lối sống sai trái mang tai hại và khổ đau cho người
khác: Buôn lậu
* súng ống
và vũ khí gây chết người,
* súc vật để giết thịt,
* người (tức mua bán nô lệ lan tràn trong thời Ðức Phật)
* các thứ nước uống có chất say; và
* thuốc độc
và nên sống
bằng nghề nghiệp không ai chê trách, không làm hại mình, hại người.
Ta có thể
nhìn thấy rõ ràng nơi đây Phật Giáo chống lại mạnh mẽ bất cứ hính
thức chiến tranh nào, buôn bán súng ống và vũ khí giết người là một tội
lỗi và là phương cách kiếm sống bất chính.
Nên hiểu rằng
đạo đức và hạnh kiểm luân lý (Giới) của Phật Giáo nhằm vào vận động
một đời sống hạnh phúc và hài hòa cho cá nhân và xã hội. Giới được
coi như nền tảng cần thiết cho tất cả đạt quả vị tinh thần cao hơn.
Tinh thần không thể phát triển được nếu không có luân lý căn bản ấy.
Những nguyên tắc luân lý này mục đích làm xã hội an ninh bằng cách vận
động đoàn kết, hòa hợp, sự quan hệ đứng đắn giữa người dân.
Trong Phật
Giáo, đạo đức chưa phải là mục đích. Nó chỉ là một phương tiện để
đi đến mục đích. Hạnh kiểm toàn hảo tách ra khỏi mục đích, không tiến
về mục đích mong muốn, có rất ít ý nghĩa từ quan điểm của người Phật
Tử. Không chỉ tội lỗi mà điều thiện cũng phải được siêu việt. Cả
đến giáo lý của Ngài phải siêu việt. Ðức Phật so sánh giáo pháp của
Ngài với một cái bè sử dụng bởi chúng ta Nissaranatthaya tức chỉ với mục
đích vượt qua sông, và Nagahanatthaya - tức không phải giữ bè lại. Khi
chúng ta sang được bờ bên kia, chúng ta không cần phải mang theo cái bè
ấy nữa. Bè đó phải được bỏ lại.
Kỷ Luật
Tinh Thần
Tiếp theo là
kỷ luật tinh thần gồm có ba yếu tố trong Bát Chánh Ðạo là Chánh Tinh Tấn,
Chánh Niệm và Chánh Ðịnh.
Chánh
Tinh Tấn là sự nỗ lực kiên trì:
* để ngăn
chặn các tư tưởng tội lỗi và bất thiện chưa phát sanh,
* loại bỏ những tư tưởng tội lỗi đã phát sanh,
* làm cho phát sanh và phát triển tư tưởng thiện chưa phát sanh, và
* đẩy mạnh, củng cố tư tưởng thiện đã phát sanh.
Cho nên chức
năng của Chánh Tinh Tấn là thận trọng, kiểm soát tất cả những tư tưởng
không lành mạnh, trau dồi, thúc đẩy và duy trì tư tưởng thiện và trong
sạch phát sanh trong tâm con người.
Người khôn
ngoan làm chủ lời nói và hành động nhờ Giới (sila) gắng sức nghiên
cứu kỹ lưỡng tư tưởng và các yếu tố tinh thần của mình, và tránh
làm rối tư tưởng.
Chánh
Niệm là luôn tỉnh thức, chú ý và lưu tâm đến:
* những hoạt
động của thân (kaya),
* cảm giác hay cảm nghĩ (vedana),
* những hoạt động của tâm (citta), và
* ý kiến, tư tưởng, quan niệm và pháp (dhamma)
Tu tập về
tập trung hơi thở (anapanasati) là một trong những phương pháp rèn
luyện có quan hệ với thân để phát triển tinh thần. Có một vài phương
cách khác để phát triển sự chú ý liên quan đến thân - những phương pháp
về thiền.
Về cảm
giác và cảm nghĩ, ta nên tỉnh thức với tất cả các dạng cảm giác và
cảm nghĩ, hài lòng, không hài lòng và cảm giác không rõ rệt, chúng phát
sinh và biến đi trong ta như thế nào.
Về hoạt
động của tâm, ta nên tỉnh thức xem có phải tâm ta có đầy dục vọng
hay không, có sân hận hay không, có lừa dối hay không, có xao lãng hay tập
trung vân vân.. Theo cách đó, chúng ta nên giác tỉnh xem tất cả những hoạt
động của tâm xuất hiện và biến đi như thế nào.
Về ý kiến,
tư tưởng, quan niệm và pháp, ta nên biết bản chất của chúng, chúng xuất
hiện và biến đi ra sao, phát triển ra sao, bị đè nén và tiêu diệt ra sao
vân vân.
Ðiều thứ
ba và là yếu tố cuối cùng của Kỷ Luật tinh thần là Chánh Ðịnh
dẫn đến bốn giai đoạn của Thiền, thường được gọi là nhập định.
Ở tầng thứ nhất, những ham muốn say mê, và một số tư tưởng bất thiện
như dâm dục, ác ý, bạc nhược, lo lắng, bồn chồn, và nghi ngờ bị loại
bỏ, và cảm nghĩ vui và hạnh phúc được duy trì với một số hoạt động
tinh thần. Ở tầng thứ hai, tất cả những hoạt động tinh thần bị loại
bỏ, tĩnh lặng và nhất điểm tâm phát triển, và cảm nghĩ hỉ lạc, hạnh
phúc vẫn còn. Ở tầng thứ ba, cảm nghĩ hỷ lạc, là một cảm giác tích
cực, cũng biến đi, trong khi khuynh hướng hỷ lạc vẫn còn thêm vào sự
thanh thản trong tâm. Ở tầng thứ tư, tất cả những cảm giác, cả dến
hạnh phúc hay không hạnh phúc, vui và phiền não, biến đi, và chỉ còn lại
sự tĩnh lặng thanh tịnh và tỉnh thức còn lại.
Cho nên tâm
được huấn luyện, rèn luyện và phát triển nhờ Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm
và Chánh Ðịnh.
Huệ
Hai yếu tố
còn lại là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy thuộc về Huệ.
Chánh
Tư Duy gồm tư tưởng bao hàm các ý nghĩ về từ bỏ trần tục, thiện
chí, từ bi hay không làm hại. Những tư tưởng này phải được trau dồi
và mở rộng tới tất cả các chúng sanh không phân biệt giống nòi, đẳng
cấp xã hội, bè này phái kia. Vì chúng bao gồm tất cả những điều cần
thiết nên không có giới hạn. Những tư tưởng cao quý như vậy không thể
có được nơi một người vị kỷ, chỉ biết mình.
Một người
có thể là thông minh, uyên bác, và học rộng, nhưng thiếu tư tưởng chính
đáng, theo như giáo lý của Ðức Phật, người đó là người ngốc nghếch
(bala) không phải là một người hiểu biết chính đáng và tuệ
giác. Nếu nhìn sự vật với nhận thức vô cảm, chúng ta sẽ hiểu rằng
ham muốn vị kỷ, sân hận và bạo lực không thể đi đôi với Trí Huệ
thực sự. Chánh Kiến và Huệ (Trí Huệ) bao giờ cũng thấm nhuần với tư
tưởng chính đáng, không bao giờ làm mất chúng.
Chánh
Kiến là hiểu biết sự vật chúng đúng là như thế, Tứ Diệu Ðế
giải thích sự vật chúng đúng như thế nào. Cho nên Chánh Kiến chủ yếu
là hiểu rõ Tứ Diệu Ðế. Sự hiểu biết này là trí tuệ cao cả nhất
nhìn thấy Sự Thật Tối hậu.
Theo Phật
Giáo có hai loại hiểu biết: Cái mà ta thường gọi hiểu biết là kiến
thức về một sự tích lũy của trí nhớ, một sự tóm thâu trí thức của
một vấn đề theo một số dữ kiện. Ðiều này gọi là 'cái-biết-phù-hợp'.
Nó không sâu lắm. Hiểu biết thật sâu xa gọi là 'thâm nhập' (pativedha),
nhìn sự vật theo đúng bản chất, không phải tên và nhãn hiệu. Sự thâm
nhập này chỉ có thể có được khi nào tâm đã gột rửa được hết những
bất tịnh và đã hoàn toàn phát triển qua thiền định.
Chánh Kiến
hay thâm nhập Trí huệ là kết quả của sự tu tập thiền định không ngưng,
kiên trì hay sự trau dồi cẩn thận về tâm. Một người có Chánh Kiến
không thể có một quan điểm mờ mịt về hiện tượng, với người đó
không thể còn nhiễm những bất tịnh vì đã đạt được sự giải thoát
không lay chuyển về tâm.
Ði Theo
Ðường Ðạo
Những lời
dạy của Ðức Phật giải thích chức năng, mục đích cua việc trau dồi
đức hạnh, kỷ luật tinh thần, và trí tuệ. Giải thoát có nghĩa là kinh
nghiệm sống về sự chấm dứt được ba nguyên nhân gốc rễ tội lỗi,
Tham Sân Si và vô minh tấn công vào tâm con người. Những nguyên nhân gốc
rễ ấy phải được loại bỏ bằng giới hạnh, kỷ luật tinh thần và
trí tuệ.
Cho nên rõ
ràng giáo lý của Ðức Phật nhằm vào sự thanh tịnh hóa cao nhất, tinh thần
lành mạnh toàn hảo, thoát khỏi tất cả những thôi thúc ô uế.
Vậy thì sự
giải thoát này khỏi ô nhiễm tinh thần, khỏi ác ý, hoàn toàn và tuyệt
đối nằm trong tay của chính mình chứ không phải người nào khác hay thần
thánh. Ngay cả đến Ðức Phật tối thượng cũng không chuộc con người
khỏi các gông cùm của cuộc sống ngoại trừ chỉ cho người ấy biết
con đường.
Con đường
Giới, Ðịnh, Huệ đôi khi được tham chiếu như Tam (vô lậu) học (tividhasikkha),
một trong ba cũng không phải là mục đích, mỗi một chỉ là phương tiện
để đi đến mục đích. Một không thể hoạt động độc lập riêng rẽ
mà không tùy thuộc những cái kia. Giống như trường hợp một kiềng ba chân
sẽ ngã khi một chân bị lấy đi, nơi đây cũng vậy, môt không thể hoạt
động được nếu không có sự hỗ trợ của những chân kia. Ba cái cùng
nhau hành hoạt, cái này hỗ trợ cái kia. Giới hay đạo đức củng cố Kỷ
luật tinh thần, và Kỷ Luật tinh thần (Ðịnh) đến lượt đẩy mạnh Huệ
(Trí Huê). Trí huệ giúp ta nhìn rõ sự vật - nhìn đời đúng như nó là
thế - phải nhìn đời sống và tất cả sự vật thuộc đời sống phát
sanh và mất đi ra sao.
Mặc dù kiến
thức khoa học lớn mạnh vững vàng, con người trên thế giới vẫn bồn
chồn và nhức nhối với sợ hãi và bất mãn. Họ vẫn say sưa với lòng
ham muốn thích được nổi tiếng, có của cải, quyền hành, và làm vừa
lòng giác quan. Thế giới hỗn loạn này vẫn sôi động với hận thù, ngờ
vực, ham muốn vị kỷ, và bạo lực, lúc này cần thiết hơn bao giờ hết
thông điệp tình thương và hiểu biết của Ðức Phật, Bát Chánh Ðạo, dẫn
đến việc chứng nghiệm Niết Bàn. Chỉ có kiến thức về con Ðường không
thôi, tuy đầy đủ, sẽ không kết quả. Trong trường hợp này, bổn phận
của chúng ta là phải theo con đường và giữ lấy nó.
Ðuơng nhiên
con đường này là khó khăn nhưng chúng ta luôn luôn chú ý và giác tỉnh
hoàn toàn, bước vào từng bước một, một ngày nào đó chúng ta sẽ tới
đích. Ðứa trẻ học đứng học đi cũng gặp khó khăn. Cũng vậy, có những
vĩ nhân trải qua giai đoạn này đến giai đoạn khác tuy chồng chất nhiều
thất bại nhưng cuối cùng vẫn đi đến thành công. Ðó là con Ðường dẫn
đến sự chứng nghiệm Sự Thật Tối Hậu, tự do hoàn toàn, hạnh phúc,
hòa bình nhờ sự toàn hảo về luân lý, tinh thần.
Từ bản tường
trình tóm tắt này, ta có thể nhìn thấy đó là cách sống phải theo, tu tập
và phát triển bởi mỗi cá nhân. Ðó là sự tự kỷ luật về thân, khẩu
và tâm ý, sự tự phát triển và sự tự thanh tịnh hóa. Con đuờng này
không có liên quan gì đến niềm tin, cầu nguyện, sùng bái, hay lễ nghi.
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31