- Những Hạt Ngọc Trí
Tuệ Phật Giáo
- Gems of
Buddhist Wisdom
Buddhist
Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
9
NHỮNG
CÔNG NĂNG VĨ ÐẠI CỦA PHÁP
Tiến Sĩ K.Sri. Dhammananda
Lời Phật dạy thường được gọi
là Pháp (Dhamma hay Dharma). Lời dạy này chẳng phải là một khám phá
hay một ức đoán truyền thuyết với sự quanh co thần học. Ðó là Chân
Lý lan tràn trong Vũ trụ, là sự khám phá duy nhất của một đại đạo
sư giác ngộ. Tuy nhiên, Phật giáo là thuật ngữ hiện được dùng cho
Pháp và được đặt tên sau khi khám phá ra. Ðức Phật Cồ Ðàm, nhận thức
ra Chân Lý và phổ biến chân lý này cho thế giới. Chắc chắn có sự khó
khăn cho một người bình thường thấu triệt được đúng vì tâm ý họ
còn bị vẩn đục bởi ảo tưởng.
Có nhiều
công năng trong Pháp khiến Pháp tuyệt vời và toàn bích trong ý nghĩa cao cấp
nhất của thuật ngữ này. Tuy nhiên có ba khía cạnh về Pháp cần được
ghi nhận. Khía cạnh thứ nhất là lý thuyết phải được học trong sự
thanh tịnh ban sơ. Khía cạnh thứ hai là sụ áp dụng thành thực, sự thực
hành lời giáo huấn, sống theo lời dạy của Ðức Phật bằng cách tránh
tất cả tội lỗi, làm điều thiện và thanh tịnh tâm ý. Khía cạnh thứ
ba là phát triển trí tuệ, đạt được sự hiểu biết hoàn toàn về sự
thực của những hiện tượng.
Trong số
nhiều các công năng, sáu đặc tính nổi bật ghi trong các bản văn có căn
cứ đích xác. Những Pháp Ðức Hạnh này được tụng trong các khóa tụng
niệm hàng ngày của người Phật Tử. Kệ bình dân bằng tiếng Pali giải
thích những Pháp đức hạnh ấy như sau:
Svakkhata
Bhagavata Dhammo, Sanditthiko, Akaliko, Ehipassiko, Opanayiko and Paccatam Vedittabo
Vinnuhi.
Chi tiết về
những đặc diểm nổi bật này được miêu tả và giải thích như sau:
1.
Svakkhato Bhagavata Dhammo
Thuật ngữ
này có nghĩa là Pháp được khám phá ra và công bố bởi Ðức Thế Tôn.
Pháp này được coi như công năng chung của tất cả ba khía cạnh Giáo Lý,
gọi là lý thuyết, sự tu tập chân thành và thấu triệt hoàn toàn trong
khi phần từ ngữ còn lại liên quan với siêu trần (lokuttara) gồm
có tám giai đoạn đạt thánh quả và Niết Bàn - coi như cứu cánh tuyệt
đối của Phật Giáo.
Pháp được
giải thích cặn kẽ bởi Giáo Chủ. Phần đầu xuất sắc, phần giữa xuất
sắc và phấn cuối cũng xuất sắc. Không có mâu thuẫn, không có sự tự
ý thêm vào và cũng không chệch hướng. Cũng như mỗi giọt nước trong biển
cả chỉ có một vị, vị của muối mặn, Pháp chỉ có một, chỉ có một
vị bất cứ lúc nào, vị hạnh phúc Niết Bàn. Pháp chân thật cả chữ lẫn
ý. Môn học về Pháp bắt đầu với Giới (Sila) tức hạnh kiểm tốt, với
Ðịnh (Samadhi), ý thức của tâm thanh thản, và với Huệ hay Trí Huệ
(Panna) phát sanh sau khi đạt được Ðịnh.
Muốn đạt
kiến thức về Pháp phải bắt đầu với việc nghiên cứu Pháp bằng cách
nghe những bài thuyết trình thông thái giải thích cặn kẽ sự phức tạp
của nó và hiểu thấu phương pháp để áp dụng vào thực tiễn. Do sự tu
tập kiên trì, ta có thể loại bỏ những ô trược tinh thần đưa đến kết
quả tâm trở nên thanh thản, bình tĩnh và hạnh phúc. Hoàn tất được trạng
thái tinh thần như vậy sẽ dọn đường cho việc đạt được kiến thức
cao hơn gọi là tuệ giác hay tuệ minh sát (Vipassana). Kiến thức nội tâm
này khi phát triển vững vàng tức đạt vinh quang hoàn hảo của sự chứng
đắc rực rỡ, điều có thể đạt được ngay trong hiện đời.
Lời giải
nghĩa của Ðức Phật về chúng sanh và thế giới tạo thành kiểu mới nhất
về tư tưởng con người. Căn cứ vào sự khám phá trên căn bản sự hiểu
biết hữu lý, không dính dấp gì đến truyền thuyết thời đại, Ðức Phật
đi sâu vào cốt tủy Pháp và xuất hiện với sự khám phá về sự hiểu
biết nằm dưới tất cả sự hiện hữu có thể nhận thức bằng giác
quan. Không độc tài hay độc quyền, Ngài tuyên bố Pháp- giáo lý thay thế
cho tất cả giáo lý khác.
Pháp không
liên quan gì tới bất cứ cái gì gọi là thần thông tối thượng, nhưng
được trình bày bởi Ðức Phật trên cơ sở cá nhân, tức người này đến
người kia cho phép hành giả nhận định và suy ngẫm cho chính mình những
phương cách để đạt giải thoát không cần tìm đến sự giúp đỡ bên
ngoài. Pháp có trên hoàn vũ, và là một lợi ích sống còn cho nhân loại tở
bất cứ nơi nào trên thế giới vào bất cứ lúc nào.
Thật ý nghĩa
Ngài đưa ra sự giải thích hữu lý và khoa học riêng của Ngài về tất cả
những ngôn ngữ triết lý trước khi chúng được đem sử dụng trong giáo
lý của Ngài về Pháp. Chẳng hạn trước Ðức Phật, Nghiệp chỉ có nghĩa
là hành động, nhưng nay có nghĩa mới là ý muốn đằng sau hành động.
Pháp cao thượng
không ngừng tố cáo sự bất công như chế độ đẳng cấp khắc nghiệt,
nô lệ và kỳ thị thân phận thấp hèn về phụ nữõ. Ðức Phật chẳng
bao giờ là nhà độc tài mà là vị Ðạo Sư dân chủ.
Bắt đầu
với Ba nơi Nương Tựa (Tirana), và cuối cùng dẫn đến việc đạt
được hạnh phúc Niết Bàn, tín đồ của Ðức Phật thấy mình hết sức
an ổn dưới sự hướng dẫn và che chở của Pháp đuợc tuyên bố là - Savakkhato.
2.
Sanditthiko
Sanditthiko
đem ý nghĩa là nếu Pháp được nghiên cứu kỹ, và mang ra thực hành chân
thành, kết quả lợi ích sẽ nhìn thấy ngay tại chỗ và ngay tức khắc.
Chẳng hạn, ngay cả một người ác, có thể là một tai họa thực sự cho
chính hắn và xã hội, tìm nương tựa nơi Ðúc Phật và Pháp, và bắt đầu
một cuộc sống mới, tất cả những khó khăn và lầm than sẽ chấm dứt.
Như đã được chứng minh bằng cuộc đời Hoằng Ðế A Dục Vương
(Asoka), sau khi đi theo Phật Giáo, ông đã thay đổi từ một người cầm
quyền độc ác gọi là Candasoka thành một người chánh đáng Dhammasoka.
3. Akaliko
Akaliko
ngụ ý hậu quả lợi lạc từ việc tu tập Pháp không bị chậm trễ.
Pháp, mặc dù khoảng thời gian dài từ khi được tuyên bố đã trôi qua, vẫn
như mới và không hề hấn gì. Pháp tiếp tục tồn tại song song với tư
tưởng khoa học mới nhất. Nếu có chân lý, chân lý ấy không bao giờ lỗi
thời. Pháp là Chân Lý ấy không bao giờ già nua theo thời đại vì nó
miêu tả sự thật nằm dưới tất cả hiện tượng hiện hữu trong luân hồi.
Tóm lại, Pháp nói rằng thế gian là bất toại nguyện và chính cái tham
này là nguyên nhân không tránh được về tình trạng các biến cố hiên
nay. Biện pháp cứu chữa sự bất mãn này là loại bỏ lòng tham qua sự tu
tập tám yếu tố khéo léo gọi là Bát chánh Ðạo.
4.
Ehipassiko
Ehipassiko
là công khai mời tất cả mọi người đến xem, điều tra, nghiên cứu kỹ
lưỡng Pháp, và nếu cần phê bình trước khi chấp nhận vì không có điều
gì là hoang đường hay huyền bí cả. Pháp trong sạch và trong suốt như pha
lê. Nó nguyên chất như vàng thoi. Chính Ðức Phật đã tuyên bố: "Ðừng
chấp nhận điều gì tôi nói, chỉ vì kính trọng tôi mà chấp nhận là
không nên. Cũng như vàng nguyên chất chỉ biết chắc khi đem thử lửa hay
mài rũa bằng đá mài, giống như vậy, Pháp chỉ nên chấp nhận sau khi đã
nghiên cứu kỹ lưỡng." Sự khẳng định không hề sợ sệt này cho
phép nghiên cứu kỹ càng giáo lý chứng tỏ sự vĩ đại của Ðức Phật,
và chân lý vững chắc của Giáo Pháp tuyệt vời.
5.
Opanayiko
Opanayiko
có nghĩa là tất cả những ai trung thành với Giáo Pháp, sẽ bước vào con
đường dẫn đến hòa bình và hạnh phúc trường cửu. Pháp cho biết có bốn
tầng thánh quả đạt được bằng cách phát triển theo thứ tự lớp lang.
Pháp dẫn môn đồ từ tầng này đến tầng kia cho đến khi giải thoát hết
tất cả những ràng buộc và gông cùm của cuộc sống.
6.
Paccattam Veditabbo Vinnuhi
Nhóm từ
trên ngụ ý Pháp được lĩnh hội bởi người trí. Không ai có thể thâm
nhập Pháp thay thế cho người khác, giống như không ai có thể làm cho người
khác hết khát trừ khi chính người khát phải uống nước. Quan sát thấy
có hai khía cạnh có ý nghĩa trong thuật ngữ này: thứ nhất, đạt giác ngộ
có tính cách cá nhân, thứ nhì, Giáo Pháp chỉ có thể thấu triệt bởi người
trí.
Ðức Phật
không phải là vị cứu thế mà là vị thầy - Người thầy chỉ con đường
cho người khác theo. Phần còn lại là do cá nhân liên hệ phải giữ giới.
Giữ Giới (Sila), tu tập Thiền Ðịnh (Samadhi), tập trung tư tưởng
và sau đó phát triển huệ (Panna), trí tuệ trực giác giúp cho cá
nhân thành công trong việc giải thoát bằng nỗ lực của chính mình.
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31