- Những Hạt Ngọc Trí
Tuệ Phật Giáo
- Gems of
Buddhist Wisdom
Buddhist
Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
30
THÁI
ÐỘ CỦA PHẬT GIÁO ÐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO KHÁC
Hòa Thượng Tiến Sĩ K.
Sri Dhammananda
Mục đích của bài này là đem sự
hiểu biết thấu đáo về tôn giáo, tính khoan dung trong tôn giáo, ý nghĩa nền
tảng sâu xa của nó từ quan điểm Phật Giáo và để hiểu Phật Giáo đối
với các tôn giáo khác ra sao.
Ý nghĩa sâu
xa của tôn giáo tiềm ẩn là có thể gìn giữ và kính trọng tôn giáo của
mình mà không trong một đường lối nào lại không kính trọng hay bất lịch
sụ đối với tôn giáo khác. Vì mục tiêu này, chúng ta phải thiếtù lập
mối hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau hợp tác và khoan dung giữa tất cả những
nhà làm tôn giáo hầu đạt sự hòa hợp tôn giáo.
Người ta
thường nói đến khoan dung trong tôn giáo và sự quan trọng của nó, nhưng
rất ít, nếu có, chỉ ra một con đường thực tiễn để đạt được sự
khoan dung tôn giáo. Hy vọng, đọc kỹ bài này, độc giả có thể có được
bức tranh rõ ràng về khoan dung trong tôn giáo và sẽ nỗ lực vận động
khoan dung tôn giáo. Chúng ta nên cố gắng loại bỏ cái gọi là phức cảm
tự tôn ưu việt hơn người, nghi kÿ lẫn nhau, thành kiến tôn giáo, những
động cơ vị kỷ, hãy vì điều thiện tổng quát và đừng đề cao tôn
giáo của mình. Cho nên sự hiểu thấu tôn giáo tốt hơn khoan dung tôn giáo
nhiều.
Vậy, hiểu
thấu tôn giáo tốt hơn khoan dung tôn giáo nhiều. Tất cả các nhà tôn
giáo đều làm việc cho sự nghiệp chung giải phóng và giác ngộ con người.
Sự tìm cầu giải phóng và giác ngộ tức sự đi tìm chân lý. Bất hạnh
thay, trong chúng ta, có nhiều niềm tin và tu tập lố lăng được miêu tả
hay diễn tả như Chân Lý, mà thực ra chúng không phải là Chân Lý. Là những
tín đồ tôn giáo thực sự, chúng ta phải có can đảm và sự tin chắc để
chấp nhận điều rõ ràng là một quan niệm sai lầm và cố gắng sửa chữa
nó cho phù hợp với khoa học và lẽ phải đồng thời đúng với những đòi
hỏi của Chân Lý. Nhiệm vụ của chúng ta sẽ thất bại nếu chúng ta cứ
cố bám víu vào điều mà chúng ta biết không phải là Chân Lý. Chúng ta cũng
sai lầm, nếu chúng ta thực hành khoan dung tôn giáo mà chúng ta khoan dung mà
không vạch ra điều thất bại hay thiếu sót của nó không phù hợp với
Chân Lý. Trong lúc tìm Chân Lý chúng ta phải loại bỏ thái độ tranh đua và
phải đoàn kết tay trong tay để đạt mục tiêu cao thượng của sự hòa hợp
tôn giáo cho hạnh phúc của nhân loại.
Mặc dầu
Ðức Phật vạch ra rằng không có giá trị đạo lý trong nhiều sự tu tập
tại Ấn Ðộ vào thời của Ngài, Ngài vẫn lịch sự khuyên bảo các tín
đồ đem đồ cúng dường hay thực phẩm đến các Bà La Môn hay những người
khất sĩ khác và hỗ trợ họ bất chấp họ thuộc tôn giáo nào. Ðức Phật
khuyên các tín đồ không nên làm đau đớn hay gây thương tích cho thầy tu
Bà La Môn hay một Bà La Môn. Nơi đây Ngài coi những nhà sư và Bà La Môn
là những người đạo giáo. Lại nữa, Ðức Phật nói nếu một người lừa
đảo một Bà La Môn, hay một nhà sư hay một người khất sĩ, bằng cách
nói dối, đó là nguyên nhân người ấy sẽ bị đe dọa. Như vậy, khuyên
các tín đồ của Ngài theo đường lối ấy, Ðức Phật đối đãi với tất
cả không chút kỳ thị.
Mục đích
của Phật Giáo là hướng dẫn mọi người sống một cuộc đời cao thượng
không làm hại bất cứ ai, trau dồi các đức tính nhân đạo nhằm duy trì
phẩm giá con người, tỏa chiều lòng lương hảo rộng mở không chút kỳ
thị, rèn luyện tâm tránh tội lỗi, thanh tịnh hóa tâm nhằm đạt hòa
bình và hạnh phúc.
Phật Giáo
là một tôn giáo dạy người ta "sống dĩ hòa vi quý". Trong lịch sử
thế giới, không có một bằng chứng nào cho thấy những người Phật Tử
can thiệp hay gây tổn thất cho bất cứ tôn giáo nào trên bất cứ nơi nào
trên thế giới với mục đích truyền đạo. Người Phật Tử không coi sự
hiện hữu của các tôn giáo khác làm trở ngại cho sự tiến bộ và hòa
bình của thế giới.
Thông diệp
của Ðức Phật là lời mời tất cả nắm tay nhau trong tình huynh đệ cùng
chung một mục đích làm việc trong sức mạnh và hòa hợp vì phúc lợi và
hạnh phúc nhân loại. Ngài không chọn ai, và cũng không coi Ngài là người
được chọn.
Những nhà
truyền giáo đầu tiên của Ðức Phật là các vị A La Hán - những người
toàn hảo và thánh thiện. Họ là những con người cao thượng, do chính nỗ
lực từ bỏ trần tục, huấn luyện tinh thần họ trở thành bậc toàn thiện.
Trước khi gửi các đệ tử của Ngài đi, Ngài khuyên họ theo đường lối
sau:
"Này
các vị tỳ-kheo, hãy tiến lên cho sự lợi lạc cho nhiều người, cho phúc
lợi nhiều người, từ bi cho thế giới; đem điều thiện, lợi lạc, và
phúc lợi của cho chư thiên và người. Này các tỳ kheo hãy tuyên bố học
thuyết tối thượng, giảng dạy một đời sống thánh thiện, toàn hảo
và thanh tịnh."
Theo lời
khuyên trên, Ðức Phật muốn nói cho ta biết sự khác biệt giữa thiện
và ác. Ngài muốn dạy con người làm sao dẫn đến lối sống chính đáng,
hạnh phúc và an lạc. Ngài không bao giờ khuyên các đệ tử của Ngài đi
đổi đạo người ta từ đạo này sang đạo nọ. Ý kiến của Ngài về đổi
đạo là tiến dẫn đường lối sống đạo lý chính đáng và cao thượng.
Ðức Phật
không phê bình hay chỉ trích bất cứ một tôn giáo nào, thay vào đó Ngài
soi sáng mọi người bằng cách chỉ cho họ cái phù phiếm khi đi vào những
cực đoan của sự tự hành xác, sự đam mê lạc thú (nhục dục) và tránh
những dị đoan và những sự tu tập vô nghĩa dưới danh nghĩa tôn giáo.
Tôn Giáo
Thực Sự
Về câu hỏi
thế nào là một tôn giáo thực sự, Ðức Phật đã đưa ra câu trả lời
phóng khoáng là ở bất cứ nơi đâu giáo lý về Tứ Diệu Ðế và Bát
Chánh Ðạo được thấy, và nơi nào mà ta có thể tìm thấy những tín đồ
thuần túy đạt được sự mở mang tinh thần, nơi đó là một tôn giáo thực
sự. Ngài không nói chỉ có Phật Giáo là một tôn giáo thực sự, nhưng Ngài
cổ võ con người chấp thuận và kính trọng sự thực bất kỳ nơi đâu.
Ðó có nghĩa là chúng ta không nên lơ là giáo lý hữu lý của các tôn
giáo khác. Một thái độ như vậy cho thấy rõ Ðức Phật không bao giờ
có thành kiến với các tôn giáo khác và cũng chẳng bao giờ cố ý độc
quyền chân lý tôn giáo. Ngài chỉ muốn vạch ra một thứ - Chân Lý, và tất
cả giáo lý của Ngài đều căn cứ trên Tứ Diệu Ðế- đó là khổ hay bất
toại nguyện, nguyên nhân của khổ, chấm dứt khổ, và con đường dẫn đến
chấm dứt khổ.
Bất cứ lúc
nào khi Ðức Phật khuyên nhủ các đệ tử của Ngài hành động hay tránh
xa thứ gì, Ngài luôn luôn đòi hỏi họ làm như vậy không chỉ cho phúc lợi
và hạnh phúc cho chính họ mà còn cho phúc lợi và hạnh phúc của người
khác. Ngài nói: "Nếu điều đó tốt cho bạn và cho người khác, nên
làm, nếu điều đó hại cho bạn và hại cho người khác, không nên
làm".
Như một nhà
cải cách xã hội, Ðức Phật đã tìm ra gốc rễ sâu xa của đau khổ nhân
loại - tham, sân và si, ăn sâu vào tâm khảm con người. Cho nên chỉ do tâm
con người mà sự cải cách thực sự mới có thể có hiệu quả. Những cải
cách đặt ra trên thế giới bên ngoài bằng sức mạnh chỉ có thể tồn tại
một thời gian ngắn, nhưng nếu chúng nẩy sinh từ sự thay đổi trong tâm
thức con người mới lâu dài hơn.
Những
khuynh hướng tham sân và si cuối cùng phải được kh?c phục và thay thế bằng
sức mạnh của rộng lượng, từ ái và trí tuệ. Chỉ do sự thanh tịnh
tinh thần mới có thể đạt được hòa bình và hạnh phúc một cách hữu
hiệu nhờ vào tôn giáo.
Phật Giáo
trở thành đoàn truyền giáo đầu tiên mà thế giới biết đến. Gần 2300
năm trước đây, nhờ những nỗ lực cao thượng của Hoàng Ðế A Dục trị
vì Ấn Độ (268 - 305 trước Công Nguyên) - khi tới đỉnh cao của quyền uy
trần tục, đã từ bỏ lưỡi gươm bạo lực, đem hết thì giờ vào việc
nâng cao Phật giáo và văn hóa Phật Giáo. Ngài gửi các nhà truyền giáo, kể
cả người con trai và người con gái của Ngài, đến khắp tất cả xứ sở
được biết như thế giới thời đó để truyền đạt thông điệp của
Ðức Phật. Ðúng theo truyền thống cao thượng của Ðức Phật, Ngài
không bao giờ quên dặn dò những nhà truyền giáo là không nên chỉ trích
hay coi thường tôn giáo khác trong khi thuyết giảng về Phật Giáo. Lời
khuyên này được khắc vào bia đá A Dục bằng chữ Bà La Môn - những di
tích này vẫn còn được thấy ngày nay tại Sarnath, Benares tại Ấn Ðộ.
Những câu
sau đây trong sắc lệnh của nhà Vua:
"Ta
không nên chỉ tôn vinh tôn giáo riêng của mình và chì trích các tôn giáo
khác. Ta nên kính trọng tôn giáo của những người khác vì lý do này hay
lý do nọ. Làm như vậy, ta đã giúp đỡ tôn giáo của chính mình phát triển
và cũng là giúp ích các tôn giáo khác. Hành động ngược lại ta đã đào
huyệt cho tôn giáo của chính mình và cũng làm hại tôn giáo khác. Bất cứ
ai tôn vinh tôn giáo mình và chỉ trích tôn giáo khác, tưởng rằng làm như
vậy là sùng bái tôn giáo mình nghĩ rằng "ta sẽ tôn vinh tôn giáo của
chính ta". Nhưng ngược lại, chính ta đã làm tổn thương nghiêm trọng
tôn giáo của chính ta. Nên hòa thuận thì tốt hơn: Hãy lắng nghe tất cả,
và sẵn sàng nghe với thiện chí những học thuyết giảng dạy bởi các
tôn giáo khác."
Các dân tộc
Á Châu hẳn có nhiều lý do tri ân vị vua vĩ đại này. Là nhà cầm quyền,
Ngài làm bổn phận hậu thuẫn mọi tôn giáo hiện hữu không chút kỳ thị.
Hòa Hợp
Tôn Giáo
Nguyên tắc
tôn giáo dành cho toàn thể nhân loại. Nếu bất cứ nhóm nào trong nhân loại
không theo những đức hạnh vĩ đại dạy bởi tôn giáo - như nhân từ,
kiên nhẫn, khoan dung và hiểu biết, quả là khó khăn cho người khác sống
hòa bình.
Lẽ tự
nhiên người xảo quyệt và ích kỷ lợi dụng bất cứ loại đức hạnh nào,
nhưng, hãy để tất cả những nhà tôn giáo ngày nay, ghi nhớ rằng những
kẻ chiến đấu và làm đổ máu dưới danh nghĩa tôn giáo, đã không đi
theo nguyên tắc tôn giáo và không phục vụ chính nghĩa của nhân loại. Họ
chiến đấu cho lợi lạc cá nhân riêng tư hay quyền lực dưới danh nghĩa
tôn giáo. Những người thực sự tu tập không có lý do gì dùng võ lực, họ
giải quyết những khó khăn qua đường lối hòa bình. Một tôn giáo thực
sự không bao giờ tán đồng bất cứ một hình thức bạo động nào trong
bất cứ hoàn cảnh nào. Ðồng thời, không nên gây kỳ thị chủng tộc
khi mà chúng ta tu tập tôn giáo của chúng ta. Phật tử sống và làm việc
với những người tôn giáo khác mà không có một hành vi thù địch. Không
những thế, người Phật Tử chưa bao giờ làm đổ máu giữa những giáo
phái khác biệt hay tôn giáo khác vì lợi ích tôn giáo.
Ngày nay vì
những hành động tàn bạo đã được thực thi và đang tiếp diễn (đến
một mức nào đó) dưới danh nghĩa tôn giáo, nhiều người đã trở nên vỡ
mộng khi nói đến từ ngữ "tôn giáo" Duy vật chủ nghĩa, đạo đức
giả, và cuồng tín đội lốt dưới chiêu bài tôn giáo, đã gây nên những
thảm họa to lớn trong lịch sử nhân loại. Giá trị thực sự của tôn
giáo đã nhanh chóng biến mất từ tâm con người vì họ đang tìm cầu thuyết
huyền bí và hoang đường. Những tôn giáo vĩ đại đã được thiết lập
trên thế gian đang phân tán thành nhiều vô số dạng thức; và thậm chí một
số người đã ra mặt chế diễu tôn giáo. Thời điểm đã tới cho những
nhà tôn giáo ngày nay ngồi lại cùng nhau để tiến dẫn giá trị đạo lý
đúng theo toàn cảnh của nó, thay vì chỉ lập luận và cãi vã về những
khác biệt trong lý tưởng và thần thoại tôn giáo .
Tôn giáo
không nên bị giới hạn chỉ vào thờ cúng và cầu nguyện. Tôn giáo không
phải chỉ là một phương tiện trên môi mép mà là một phương tiện trung
gian thực tiễn cho con người hành động vô hại, phục vụ nhân loại,
làm điều thiện, và đạt giải thoát, hòa bình và hạnh phúc thực sự.
Tôn giáo
khác nhau có thể có niềm tin và quan điểm khác nhau về sự bắt đầu và
chấm dứt cuộc đời, cùng những giải thích dị biệt về sự giải
thoát tối thượng. Nhưng chúng ta không nên tiến tới những vấn đề bất
hòa ấy để tạo mâu thuẫn, đối đầu, xung đột, sân hận và hiểu nhầm.
Có quá thừa
đủ những đức hạnh thông thường thuộc lãnh vực lý thuyết và thực
hành mà các nhà tôn giáo có thể giới thiệu dưới danh nghĩa tôn giáo để
người dân có một lối sống chính đáng, hòa bình và có văn hóa.
Chúng ta
không cần coi thường hay khiển trách tôn giáo này tôn giáo kia. Nếu chúng
ta làm như vậy, chúng ta dọn đường cho những nhóm chống tôn giáo đang
chờ đợi để chế diễu và chỉ trích tất cả những tôn giáo. Chúng ta
không nên hành xử như vậy cho thấy thái độ thù nghịch với những người
cùng làm tôn giáo. Nếu chúng ta làm như vậy, người ta sẽ nói tôn giáo
khuyến khích nhân loại chia rẽ.
Người Phật
Tử không bị cấm không được tỏ niềm kính trọng với các đạo sư tôn
giáo khác, họ cũng không bị hạn chế gì trong việc đi thăm các nơi thờ
phượng và tham dự các khóa lễ không phải là Phật Giáo. Họ cho thấy họ
hợp tác hoàn toàn trong khi vẫn giữ nguyên tắc căn bản Phật Giáo.
Phật Giáo
khuyến khích sự hợp tác và hiểu biết giữa những giáo phái. Theo quan
điểm Phật Giáo, nhãn hiệu tôn giáo không phải là khía cạnh quan trọng
nhất để một người được coi là có đạo lý, mà là một người sống
một cuộc đời đáng kính không hại ai mới có thể coi là người có đạo
lý.
Những ai thấy
những sai lầm và phê bình Phật Giáo có thể làm như vậy trên một mức
độ ở bề mặt thôi. Họ có thể phê bình những tập tục truyền thống,
những cung cách và tục lệ, nhưng không thể công kích giáo lý thiết lập
bởi Ðức Phật, vì những giáo lý ấy lúc nào cũng tốt trong tất cả mọi
thời gian. Họ có thể đem bất cứ một giáo lý nào ra xem xét nếu họ muốn
trắc nghiệm.
Phương pháp
sử dụng để trình bày giáo lý của Ðức Phật rất hòa bình và hữu
lý. Ðức Phật kêu gọi qua lẽ phải và kinh nghiệm. Giáo lý được trính
bày trong sáng, đơn giản rất ấn tượng, thoát khỏi sự hẹp hòi và cuồng
tín có tính chất quốc gia trong tôn giáo. Những giáo lý ấy sản sinh người
trong sạch và điềm đạm. Phương pháp trình bày này quét sạch nghi kÿ và
niềm tin dị đoan. Như vậy giáo lý của Ðức Phật thuyết phục tâm can
và đầu óc những người tha thiết tìm cầu chân lý. Thái độ khoan dung và
hiểu biết của Phật giáo đã thuyết phục nhiều nhà tư tưởng vĩ đại,
triết gia, duy lý, và những nhà tự do tư tưởng và cả đến những người
theo thuyết 'không thể biết' đều cảm nhận Phật Giáo là một lối sống
hòa bình.
Theo Ðức
Phật, con người tự chia rẽ vì lòng ích kỷ to lớn. Khi tính ích kỷ này
bị khuất phục, sự tương quan lành mạnh của nhân loại sẽ phát triển.
Sự tìm cầu hòa bình và đường lối sống hòa hợp bắt đầu từ bên
trong chứ không phải bên ngoài.
Nếu những
nhà tôn giáo ngày nay không thể cùng ngồi lại với nhau để làm việc
trong hòa hợp, không kỳ thị và thù nghịch lẫn nhau, hòa bình mà ta nói
chỉ ở trong giấc mộng mà thôi.
Là những
người làm tôn giáo chân chính và chân thành, xin hãy nắm tay nhau để củng
cố nỗ lực để xóa bỏ tất cả những gì mâu thuẫn và kỳ thị trong
giáo lý của chúng ta và hãy cố gắng đến mức tối đa đưa ra những giá
trị tinh thần chungnơi tôn giáo vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại
bất kể đến chủng tộc và tín ngưỡng. Chúng ta nên nhớ rằng tôn giáo
hiện hữu cho lợi ích của nhân loại và tôn giáo không nên bị sử dụng
sai lầm một cách cuồng tín trong bất cứ đường lối nào để đạt lợi
dưỡng cá nhân hay vinh quang cho chính mình.
Hãy Cùng
Nhau Ðoàn Kết
Tất cả những
nhà tôn giáo doàn kết, không sử dụng quân phiệt tôn giáo. Xin hãy để
cho họ chấm dứt tất cả những tàn bạo và giết chóc dưới danh nghĩa
chiến tranh. Xin hãy để cho họ đoàn kết để cho con người tự do tìm
tôn giáo tùy theo niềm tin sở thích của người đó. Hãy để cho họ đoàn
kết để loại đi tôn giáo độc quyền. Xin hãy để cho họ đoàn kết để
không sử dụng tôn giáo chỗ chợ búa để đổi đạo người khác bằng
cách áp dụng các phương pháp đáng nghi ngờ. Xin để cho họ đoàn kết để
kính trọng niềm tin của các đạo khác và những sự tu tập chừng nào
mà những sự tu tập và niềm tin ấy vô hại và không lừa dối dân
chúng. Xin hãy để cho họ đoàn kết để quét sạch thái độ thách đố của
sự cạnh tranh tôn giáo không lành mạnh, xin hãy để những nhà tôn giáo
đoàn kết để loại bỏ những tệ nạn và lề thói vô luân thường thấy
trong xã hội hiện đại. Xin cũng để cho họ đoàn kết để đưa ra một
lối sống ôn hòa giữa những tín đồ và khuyên những người này đừng
đi đến cực đoan.
Những vị
khai sáng của mỗi tôn giáo đều có mục tiêu căn bản là đoàn kết cho
nhân loại - để nuôi dưỡng hòa hợp, thiện chí, và hiểu biết giữa tất
cả các dân tộc trên thế giới.
Theo bước
chân các vị khai sáng, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, cũng đã tìm cách
phát triển lòng kính trọng sâu xa đối với niềm tin của người khác. Bất
hạnh thay, tuy nhiên, một số tín đồ của tôn giáo, vì lý do ích kỷ, và
do sự bất-khoan-dung và tâm địa hẹp hòi, đã chống lại cốt tủy thực
sự của Tôn Giáo và đã tạo nên hỗn loạn, quan niệm sai lầm, kỳ thị
và bất-khoan-dung.
Chúng tôi
tha thiết hy vọng bằng cách nhận thức được những sự kiện này, nhân
loại một ngày nào đó sẽ đoàn kết trong tình huynh đệ tôn giáo để cùng
làm việc cho hạnh phúc của tất cả.
Trong phân
tách cuối cùng, sự kính trọng tôn giáo của người khác nẩy sinh từ
lòng tin tưởng mà ta có trong sức mạnh thực chất của tôn giáo mình.
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31