- Những Hạt Ngọc Trí
Tuệ Phật Giáo
- Gems of
Buddhist Wisdom
Buddhist
Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
15
BẠN
LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM
Hòa Thượng Tiến Sĩ K.
Sri Dhammananda
Bạn có thể nghĩ rằng phiền não
và khổ cục là do tai họa gia đình truyền lại từ hết thế hệ này đến
thế hệ khác. Và có thể chúng phát xuất từ những tội lỗi gây nên bởi
tổ tiên lâu đời nay quay về từ nấm mồ để hành hạ bạn. Hay bạn có
thể cho rằng các phiền não tạo ra bởi Thượng Ðế hay Quỷ Thần.
Nhưng có một
lúc nào đó bạn coi nguyên nhân ấy thực sự do chính Bạn không! Ðúng,
chính bạn đó. Bạn là nguyên nhân của sự thất bại, của gian khổ và bất
hạnh của chính bạn. Thay vì thấy chính mình là người chịu trách nhiệm,
nhưng điều đó thật là bất tiện - "bản chất con người" bạn
có thể nói - đổ lỗi cho người khác hơn là chính bạn là người chịu
trách nhiệm về những nguyên nhân ấy?
"Thường
thường một người bị bắt buộc nhìn ra nhược điểm của mình, người
đó tránh né và thay vì thấy nhược điểm lại nhượng bộ trước sự tự
lùa dối mình. Người đó tìm trong đầu óc một cái cố bào chữa, thậm
chí cả đến người đuối lý nhất cũng bào chữa để biện minh hành động
của mình. Người ấy có thể thành công. Ðôi khi người ấy rất thành
công trong việc lừa dối người khác, và đi cả đến lừa dối chính
mình với ma quỷ được tạo ra trong đầu óc người đó.
Một người
có thể lừa gạt một số người nào đó vào thời điểm nào đó, nhưng
không thể lúc nào cũng lừa gạt được tất cả mọi người. "Người
ngốc, theo Ðức Phật, không nhận mình ngốc quả là một người thực sự
ngốc. Và người ngốc biết mình ngốc, là một người khôn ngoan tới mức
độ đó".
Nếu bạn lỗi
lầm, bạn nhận mình có lỗi. Bạn cần phải có can đảm chấp nhận bạn
đã là nạn nhân và chấp nhận dù sự khó chịu đến mức nào đi nữa. Bạn
cũng cần phải có trí tuệ để nhận thấy lỗi lầm của chính bạn.
Ðức Phật
đã nói: "Thật dễ dàng nhìn thấy lỗi lầm của người khác, nhưng
quả là khó khăn nhìn thấy lỗi lầm của chính mình". Bạn không thể
lảng tránh được trách nhiệm của bạn về những hành động của chính
bạn bằng cách đổ tội cho hoàn cảnh. Trong thời điểm khó khăn và thử
thách, hãy vui vẻ làm việc thay vì chường ra bộ mặt cáu kỉnh. Hãy can
đảm thay đổi nếu sự thay đổi cần thiết; hãy trầm tĩnh để chấp nhận
điều bạn không thay đổi được, và phải khôn ngoan để biết sự dị
biệt.
Ðừng nghĩ
rằng bạn không may mắn, hay là một nạn nhân không may do số phận. Trực
diện với nhược điểm, bạn phải hiểu rằng tâm bạn tạo ra hoàn cảnh
nảy sinh khổ sở và khó khăn mà bạn đang chịu đựng. Chỉ khi bạn thực
sự nhận định được sự việc ấy và không gục ngã trước sự tự dối
mình, bạn mói có thể tạo được hoàn cảnh cần thiết cho hạnh phúc của
bạn.
Nguyên
Nhân Các Khó Khăn Của Bạn
Theo Ðức
Phật con người tạo số phận của chính mình. Không nên trách cứ ai cả
về những khó khăn của mình, vì chính con người chịu trách nhiệm về đời
sống của chính mình tốt đẹp hơn hay xấu hơn.
Con người
tạo mọi thứ - tất cả những buồn đau và bất hạnh cũng như hạnh phúc
và thành công của mình. Những người khác có thể sử dụng ảnh hưởng
vì cuộc sống của họ, nhưng chính con người ấy nay tạo ra nghiệp của
mình (do những phản ứng cố ý) . Cho nên người đó chịu trách nhiệm về
những hậu quả. Nhìn nhận dưới ánh sáng này, không một chúng sanh hay chư
thiên nào có thể chỉ huy hay kiểm soát sự chứng đắc giải thoát tối
thượng cũng như sự suy sụp của một người. Hành động với con tim và
tâm trí thanh tịnh trong sáng, tất cả những lời nói và hành động đều
trở thành thanh tịnh trong sáng. Tuy nhiên hành động với tâm trí ô nhiễm,
người đó tiếp tục tạo những hành động tội lỗi rập khuôn cho tính
nết và số phận.
Bạn có thể
là một người thiện không hại ai do bản chất, nhưng bạn vẫn bị người
khác trách cứ. Bạn có phần của bạn về những khó khăn và thất vọng
cả đến khi bạn giúp đỡ người khác không chút vị kỷ. Rồi bạn hỏi
rằng: "Nếu làm tốt được tốt, làm xấu phải chịu xấu, tại sao
tôi phải chịu đau khổ khi tôi hoàn toàn vô tội? Tại sao tôi phải chịu
quá nhiều đau khổ và thất vọng như vậy? Tại sao tôi bị trách cứ mặc
dù tôi làm việc thiện?
Câu trả lời
đơn giản là: bạn không biết bạn đang phải đối đầu với nghiệp xấu
trong quá khứ đến nay chín mùi. Hãy tiếp tục với công việc thiện, chẳng
bao lâu bạn sẽ thoát được những khó khăn như vậy. Bạn đã tạo những
thất vọng cho chính bạn, và chỉ có mình bạn mới khắc phục được chúng
bằng cách thực hành hành động thiện của chính bạn- Nghiệp như Ðức
Phật dạy.
Những xáo
trộn và khó khăn của bạn thực sự tự sinh ra. Chúng phát xuất từ những
hành động có nguồn gốc là tham, sân và si. Thực ra, đau khổ là cái giá
mà bạn phải trả vì tham sống và lạc thú tình dục.
Trả giá bằng
đau đớn thể xác và tinh thần thống khổ là giá cao. Nó cũng giống như
trả tiền thuê nhà hay trả thuế về cái nhà bạn ở. "Thuê nhà"
là cái đau thể xác và tinh thần thống khổ bạn phải chịu đựng, trong
khi "cái nhà" là xác thân nếm trải lạc thú trần tục của giác
quan. Bạn phải trả giá về sự vui hưởng: Không có gì là không phải trả
tiền, bất hạnh thay.
Chừng nào
mà bạn còn bị vương mắc vào gọng kìm sắt của tham ái, bạn còn đau
đớn và thống khổ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm thiểu hay loại bỏ
cái đau đớn ấy, bạn phải nén, và cả đến từ bỏ, cái tham ái mạnh
mẽ về lạc thú tình dục. Bạn đứng truớc sự chọn lựa: muốn hưởng
lạc thú tình dục, bạn phải sẵn sàng chịu đựng khổ đau, hoặc từ bỏ
tham ái để vui hưởng hạnh phúc tinh thần. Không có con đường nào khác
về việc đó.
Ai Là Người
Chịu Trách Nhiệm?
Một câu
châm ngôn thuở xưa nói: "Người vô học thức lúc nào cũng đổ lỗi
cho người khác, người học thức bậc trung thì tự trách mình, và người
có học thức đầy đủ không trách ai cả". Bạn phải học hỏi để
trực diện và xử lý những khó khăn giống như người học thức đầy đủ
trong lời trích dẫn trên. Ðừng cố tìm cái bung xung thuận tiện mà đổ
tội, như nhiều thường làm. Nhiều người tìm bung xung nơi một người
hay nơi một nhóm người dễ đến nỗi khiến họ không thấy lỗi lầm
rành rành chính nơi họ.
"Ðược
rồi", bạn có thể nói như vầy: "Tôi không đổ lỗi cho ai cả. Tôi
chỉ đổ lỗi cho chính tôi". Không, bạn cũng phải không được đổ
lỗi cho chính bạn nữa. Nhằm vào người khác hay chính bạn là một thái
độ tiêu cực và không đưa bạn tới gần giải pháp cho vấn đề. Hãy để
việc tìm lỗi qua một bên. Thay vào đó bạn nên có can đảm và hiểu biết.
Sự trau dồi tâm trạng tích cực sẽ giúp bạn giải quyết nhiều khó khăn
của bạn, và cũng làm thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn để sống
cho mọi người.
Nếu bạn có
thể tránh đổ lỗi cho cả chính bạn và người khác, rồi ra bạn sẽ nhận
định rằng bạn nay là một với thế giới. Bạn là một phần và bộ phận
khăng khít của tất cả sự vật không thể tách rời từ thế giới. Cho
nên, thế giới tốt đẹp nếu bạn tốt đẹp, và xấu nếu bạn xấu. Bạn
không nên cố gắng đào thoát trước những khó khăn của bạn bằng cách
trách cứ thế giới, bằng cách nói rằng thế giới sai trong khi bạn mới
đúng.
Khi bạn bắt
đầu nhìn thấy sự vật đúng chúng là vậy và không phải chúng có vẻ
là vậy, bạn sẽ hiểu được không có ai để ta trách cứ cả. Nhưng
trong ý nghĩa cao tột, phải có trí tuệ để nhận định rằng bạn là người
chịu trách nhiệm về mọi thứ.
Phương Cách
Ðể Giảm Thiểu Khó Khăn Của Bạn
Từ mục này
trở đi, bạn sẽ tìm thấy một số lời khuyên hữu ích làm sao khắc phục
khó khăn và tìm được sự hòa hợp, an lạc và hạnh phúc với chính bạn
và người khác.
1. Ðương
đầu với các khó khăn:
Bất cứ lúc
nào khó khăn và các vấn đề phát sinh, một người nên cố gắng tìm hiểu
chúng trong bối cảnh của bản chất cuộc sống. Người đó không thể hy
vọng mọi sự đều toàn hảo, hoàn cảnh thích hợp, và lúc nào kế hoạch
cũng trôi chảy; đó là những điều mà người ấy bám víu. Sự thật lại
là người đó càng ham muốn mọi việc không thay đổi, thích hợp và toàn
hảo, thì người ấy lại càng gặp phải thất vọng to lớn khi tình thế
đảo ngược. Giống như mặt trăng khi tròn khi khuyết, mọi sự vật đều
thay đổi, không bao giờ theo đúng hướng mong muốn.
Tình trạng
thay đổi liên tục của vận may, hoàn cảnh và tâm, tượng trưng cho điều
kiện trần thế. Ðức Phật nói về tám điều kiện trần tục làm đau buồn
tất cả người trần thế: được và thua, danh dự và mất danh dự, khen
và chê, hạnh phúc và phiền não. Bản chất của thế giới là như vậy nên
ta không thể mong chờ hoàn cảnh lúc nào cũng tốt.
Khi hoàn cảnh
không thuận lợi, vào lúc ấy bạn có thể cảm nghĩ rằng bạn đã đến
đường cùng, và tất cả thế giới chống lại bạn. Nhưng trước khi để
mọi thứ chung quanh bạn suy sụp, hãy so sánh mức độ đau đớn của bạn
với những người khác còn kém may mắn hơn bạn. Nếu bạn nản lòng lúc
mất một cái ví tiền, hãy nghĩ đến sự đau khổ của người bị mất
nhà cửa, của cải dành dụm suốt đời trong lúc nhà cháy hay lụt lội. Nếu
bạn cảm thấy thất vọng sanh ra không có bộ mặt đẹp trai, hãy nghĩ đến
nhiều người sanh ra bị mù, điếc, dị dạng, tàn tật và tật nguyền.
Hãy so sánh với những khó khăn của người khác, bạn thấy khó khăn của
bạn không nghĩa lý gì. Nói một cách khác nếu bạn thay đổi thái độ
cũng như bạn kể đến phước lành của bạn thay vì những khó khăn, bạn
thấy bạn hơn nhiều người khác.
Một câu
châm ngôn cổ của người Trung Hoa nói: "Nếu bạn gặp khó khăn lớn,
hãy giảm thiểu nó thành một khó khăn nhỏ. Nếu bạn gặp khó khăn nhỏ,
hãy giảm thiểu nó thành không khó khăn".
Bạn sẽ ngạc
nhiên thấy bao nhiêu phiền muộn biến đi khi những khó khăn được nhìn
theo đúng viễn cảnh của nó. Bạn có thể nhớ lại kinh nghiệm trước đây
của bạn về việc làm sao bạn đã khắc phục được những khó khăn mà
lúc đầu bạn nghĩ rằng không thể vượt qua được. Bằng cách làm như vậy,
bạn sẽ không bị lấn át bởi những khó khăn, và bạn có thể giải quyết
những khó khăn ấy bằng tài nguyên tinh thần và vật chất của bạn. Hãy
nghĩ ngay rằng khó khăn mà bạn đang gặp phải không tệ lắm, không bằng
những khó khăn to lớn mà bạn đã từng gặp phải trước đây. Rồi bạn
đương đầu với nó một cách cương quyết, và sử dụng tinh thần dũng cảm
của bạn để vượt qua, trực tiếp, gián tiếp hay xuyên qua vấn đề. Nhiều
khó khăn của bạn sẽ tan vào không khí nếu bạn có những giải pháp như
vậy. Cả đến khi khó khăn trở thành quá xấu mà bạn không ngờ tới bạn
vẫn vượt qua được và lòng tự tin của bạn sẽ tăng trưởng với sự
hiểu biết là bạn thực sự mạnh hơn như bạn nghĩ trước đây.
Ai cũng phải
trực diện với khó khăn, tuy mỗi người phản ứng và điều chỉnh khác
nhau. Cùng một số khó khăn giống nhau, người coi nhẹ, dường như còn khỏe
mạnh tráng kiện. Kẻ nhìn các khó khăn ấy như thử thách thức đẩy họ
sử dụng hết năng lực tinh thần và vật chất. Mặt khác, có kẻ bị suy
sụp hay bị lấn át và bị hoàn toàn bất lực bởi những xáo trộn. Khó
khăn lúc nào cũng ở đấy. Ðiểm then chốt của vấn đề không quá nhiều
mà là làm sao thoát khỏi tất cả những xáo trộn mà là làm sao bạn có
thể xử lý chúng mà không tạo ra những khó khăn khác.
2.
Trách Nhiệm Vì An Lạc Nội Tâm
Sự bình tĩnh
và thanh bình trong phạm vi tâm của con người không thể kéo dài hay bị
tiêu tan tùy thuộc vào thái độ tinh thần. An lạc nội tâm có thể duy
trì với sự tự từ bỏ và quẳng đi cái cao ngạo. Nếu cứ bám vào cái
ta giả tạm và giữ thái độ tiêu cực, kết quả sẽ làm tâm xáo trộn
và bất an. Trong cố gắng phát triển mục tiêu ích kỷ và lợi ích hẹp
hòi, người đó sẽ làm cho người khác không chịu đựng nổi, và làm hại
chính mình. Mặt khác, dù ngoại cảnh có ra sao đi nữa, con người vẫn có
thể có hạnh phúc do duy trì được tâm quân bình và thái độ tích cực.
Và tình trạng hạnh phúc chỉ có thể mất đi khi người đó để ngoại cảnh
xáo trộn.
Chẳng hạn,
hãy giả định rằng bạn bị người ta công kích bạn hay công việc của
bạn. Rất thông thường, trong trường hợp như vậy bạn cảm thấy bị sỉ
nhục. Cái ta của bạn bị tổn thương. Nhưng trước khi để tư tưởng
ấy phát xuất, hãy quan sát lời công kích ấy một cách khách quan. Một mặt,
nếu lời công kích ấy có cơ sở vững chắc và có ý tốtù, bạn nên chấp
nhận lời công kích trong niềm tin tưởng để sử dụng nó một cách xây
dựng cho sự cầu tiến. Mặt khác, nếu nó bất công, không căn cứ vững
chắc, đưa ra với dụng ý xấu, bạn vẫn không tức giận và trả thù,
mà chỉ cần không để tâm vào lời công kích ấy vì nó không đúng và bạn
không có bổn phận nào để chấp nhận nó.
Bạn sẽ
có thái độ như trên với mọi chỉ trích - xây dựng hoặc tiêu cực. Nếu
bạn hành động với động cơ thành thật và các hành động của bạn
được tán dương bởi người trí, bạn không nên nản lòng mà không thi
hành những việc tốt vì giọng lưỡi nói xấu. Hãy an nhiên bằng cách
theo đúng Pháp (Chân lý), Pháp sẽ che chở bạn. Ðức Phật nói: "Kẻ
nào làm hại người ngay lành, trong sạch và vô tội, quả dữ sẽ dội trở
lại kẻ cuồng dại đó, như tung cát bụi ngược chiều gió'. Bạn sẽ cảm
thấy không đau đớn trừ phi bạn để cho người khác thành công trong việc
làm ấy.
Hơn nữa,
thái độ tinh thần của bạn đối với người khác có thể quyết định
thái độ bạn sẽ nhận được từ người khác trở về với bạn. Nếu bạn
biểu lộ tình thương và lòng hảo tâm với người khác, bạn sẽ nhận
được tình thương và lòng hảo tâm của họ đối với bạn. Nếu bạn biểu
lộ hận thù, hận thù sẽ quay về với bạn. Ðừng bao giờ ước vọng nhận
được tình thương quay trở về khi tỏ hận thù, nhân từ khi tỏ ích kỷ,
và cảm tình khi tỏ khinh bạc. Bạn chịu trách nhiệm tạo và phát triển
mối tương quan tốt đẹp với người khác cho nên an lạc hơn là xáo trộn
sẽ chiếm ưu thế.
3. Cao
Hơn, Ngang Nhau, và Kém Hơn
Bạn có thể
tránh những lo âu và phiền não vô bổ nếu bạn kìm giữ không so sánh
mình với người khác. Hành động so sánh tự nó không phải là điều sai
trái nếu nó gợi ý cho bạn trở nên khôn ngoan hơn trong tư tưởng và cao
thượng hơn trong hành động. Nhưng rất thông thường, việc so sánh bạn với
người khác để xem ai cao hơn dẫn đến tự cao tự đại và lo âu không cần
thiết. Nếu bạn nghĩ rằng bạn ngang với người khác, bạn sẽ trở nên
tự mãn và trì trệ. Nếu bạn nghĩ rằng bạn thấp hơn người khác, bạn
có thể trở nên nhút nhát và không tự lực được. Cho nên muốn tránh những
tình trạng tinh thần tiêu cực như vậy, hãy kiềm chế không so sánh.
Rất hữu
ích để nhớ rằng cái cao hơn, ngang bằng và thấp kém ấy là những trạng
thái tương đối luôn luôn thay đổi theo thời gian, nơi chốn và hoàn cảnh.
Trong vòng vô tận của biển đời sinh tử (luân hồi), chúng ta tất cả đã
cao hơn, bằng hay thấp hơn người này nọ khác nhau ở nhiều thời điểm
khác nhau. Ðã có lần bạn là người ăn xin, nhưng cũng có lần bạn là
triệu phú.
4.
Không Mong Ước Gì Thì Bạn Không Thể Thất Vọng
Ai cũng hy vọng
một ngày nào đó những ước muốn sẽ đuợc thành tựu. Ðó là hy vọng
khiến một người tranh đấu không ngưng nghỉ trước những khó khăn và
thất bại để có thể tiến tới đỉnh cao hơn. Sự mong ước giấc mơ thành
tựu trong tương lai xa xăm nào đó làm người đó rạng rỡ với lạc quan.
Tuy nhiên,
khi một người vượt qua hy vọng thông thường và ước vọng những điều
xẩy ra đúng với lời mong ước, sẽ bị thất vọng. Người đó làm thiện
vì mong được tưởng thưỏng hay được đền bù. Và nếu tưởng thưởng
không đến, người ấy trở nên vô vọng với việc làm điều thiện.
Nếu bạn làm
điều thiện, và làm thiện vì mục đích phục vụ chúng sanh, hạnh phúc sẽ
phát sinh trong tâm cùng với việc thi hành những hành vi này chính nó là phần
thưởng lớn lao. Muốn được sung sướng bạn nên siêu việt không màng tới
sự ham thích được biết ơn của người khác về mỗi hành vi đã được
thực hiện.
Trong bất cứ
xã hội nào, biết ơn là đức hạnh hiếm. Ðó là lý do tại sao bạn nên
nhớ tới sự tử tế và giúp đở của người khác đối với bạn. Ðức
Phật coi biết ơn là một phước lành vĩ đại, một đức tính tích cực
để phát triển.
Nhưng khi bạn
giúp đỡ người khác, cố gắng đừng mong được đền ơn để khỏi phải
thấy vọng. Nếu bạn làm việc thiện, rồi bạn trông chờ niềm hạnh
phúc của bạn vào người khác mà nhiều người lại có khuynh hướng quên
ơn. Nếu họ không bày tỏ lòng biết ơn, bạn hãy học hỏi chấp nhận sự
quên ơn ấy với tinh thần cao. Nếu họ nhớ tới sự tử tế của bạn, hãy
coi đó như món tiền thưởng thêm vào cơ hội bạn có để phục vụ người
khác. Nếu bạn làm được như vậy, bạn sẽ được hạnh phúc dù hành vi
của bạn có được nhớ hay không nhớ tới.
5. Khoan
Dung, Nhẫn Nại và Hiểu Biết
Ðôi khi người
ta sống một cuộc đời tốt đẹp và an lạc lại phàn nàn họ là nạn
nhân của lừa đảo và mưu đồ của người khác. Họ không gây khó khăn
cho ai, thế mà họ bị hại không do lỗi của họ.
Trong những
hoàn cảnh như vậy, nạn nhân vô tội phải nhận thức và hiểu rằng thế
gian này gồm có nhiều hạng người với nhiều tư chất: người tốt, người
không tốt lắm, người xấu, và người không xấu lắm. Cho nên nạn nhân
vô tội ấy có thể tự an ủi là mình thuộc hạng tốt, còn kẻ gây rối
loạn thuộc hạng xấu. Ðôi khi người đó phải chịu đựng những tác hại
do người xấu gây ra.
Giống như
trường hợp một người lái xe giỏi, cẩn thận và một người lái xe dở,
ẩu. Người lái xe giỏi và cẩn thận lái xe rất thận trọng để tránh
tai nạn. Tuy nhiên người đó đôi khi gặp tai nạn không do lỗi của mình
mà do người lái xe dở và ẩu. Cho nên người tốt, đôi khi phải chịu
đau khổ vì những người xấu tỉ như những người lái xe dở.
Sau khi nói
hết những điều trên, rất hữu ích cho ta nhớ rằng người thực sự lái
xe giỏi có thể tránh tai nạn vì hành động khôn ngoan trên đường lộ và
lường trước được đúng những hành động của những người lái xe
khác. Không có gì khác biệt ở nơi ngăn chặn những khó khăn tiềm tàng
đối với những kẻ phá rối và những kẻ gây tội lỗi. Một phương cách
rõ ràng là không nên giao du với chúng và càng xa chúng càng tốt nhất là
bạn không ở trong địa vị có thể thay đổi đường lối của họ. Bạn
có thể không có sức mạnh để chống lại sự nhận chìm vào cơn xoáy nước
của ganh ghét và thù hận.
Nhưng bạn
đủ mạnh để chống lại ảnh hưởng tội lỗi của chúng, rồi bạn nên
cố gắng hết sức để sửa chữa chúng thay vì cô lập hóa hay bỏ mặc
chúng. Họ cũng là những chúng sanh có thể trở thành tín đồ. Con đường
để ảnh hưởng những kẻ ác trở thành tốt là thông qua những thực thi
khôn ngoan về khoan dung, nhẫn nại và hiểu biết.
Hiểu biết
là cái khiên che chở bạn khỏi những mưu chước, và từ bi là ngọn lửa
để làm mủi lòng những con tim. Một người thường làm điều trái vì
vô minh hay hiểu lầm chính mình, lòng ham thích đạt hạnh phúc và đường
lối để đạt hạnh phúc. Nếu điều này là như vậy, thì trong thời gian
người ấy lầm lỗi, bạn phải hành động phù hợp với học vấn và đạo
lý bạn đã được rèn luyện. Chỉ trong nhửng lần thử thách như vậy, sức
mạnh về tính khí, trí tuệ và từ bi mới có thể phát hiện. Khi người
khác làm sai quấy với bạn, họ đã cho bạn cơ hội để cảnh giác ô trược
và đức hạnh để, với sự hiểu biết, bạn có thể khai thác hướng tới
sự loại bỏ những ô trược và củng cố những đức hạnh.
Khoan dung,
nhẫn nại và hiểu biết là ba đức tính vĩ đại giúp bạn thực hành
trong những lần gặp người hành động vì vô minh. Những đức tính ấy
giúp bạn thoát khỏi nghèo khó, đau khổ và gánh nặng cuộc đời. Một số
người sẽ lợi dụng lòng tốt của bạn khi bạn thực hành các đức tính
tốt. Nhưng bạn không nên cảm thấy bị đe dọa nếu bạn hành động khôn
ngoan, vì những đức tính ấy có khả năng làm các người sai quấy nhận
thức được lầm lẫn của họ, và biến họ thành những người tốt.
6. Hãy
Tha Thứ và Quên Ði
Trả thù những
kẻ gây rối chỉ tạo thêm khó khăn và rắc rối cho mọi người. Nuôi dưỡng
trả thù, bạn bật ngọn lửa hận thù trong tim bạn và đổ thêm dầu vào
ảo tưởng cho nó phát triển. Ngọn lửa ấy sẽ lan rộng ra thậm chí nó
có thể thiêu hủy mọi thứ trên đường đi của nó, trước tiên là
chính bạn và sau mới đến người khác. Hận thù giống như thuốc độc,
nó được chích vào mạch máu của chính bạn trước khi được trích vào
kẻ thù của bạn. Nó cũng giống như bạn ném phân bò vào người khác, trước
tiên tay bạn đã bị dơ trước khi ngưới khác bị dơ.
Khi một
người nổi sân hận, người ấy không khác gì kẻ ác, đối tượng của
nóng giận. Mang sân hận, người ấy không còn tự kiểm soát được chính
mình khiến không thể tiến tới gần giải pháp của vấn đề. Người ấy
trở thành kẻ thua cuộc. Khi một người nóng giận cố gắng xúi bẩy người
khác nhưng chỉ nhận được nụ cười khẩy của người này khiến người
nóng giận thường mất tinh thần bởi cảm nghĩ thất vọng. Người ấy cảm
thấy chán nản vì không thể làm người kia bối rối và giận dữ. Người
ấy bị thua vì đối tượng không hợp tác nhằm làm mất tinh thần hay
tham gia vào sự bôi xấu.
Ðức Phật
nói: "Hạnh phúc thay cho chúng ta sống không hận thù giữa những kẻ
hận thù, giữa những kẻ hận thù, chúng ta không thù hận". Bạn
hành động khôn ngoan giống như người có học thức bằng cách không sân
hận hay trả đũa kẻ phá rối. Bạn phải hiểu rằng ở một lúc nào đó
kẻ phá rối có thể bị đầu độc bởi tham, sân, ganh ghét và vô minh. Kẻ
đó không khác gì những chúng sanh khác, bị đầu độc vào những lúc
khác. Sự hiểu biết như thế sẽ đến với bạn qua sự tu tập chú tâm.
Một người
thực hành chú tâm, hiểu sâu sắc về động cơ, ham muốn, yếu điểm và
sức mạnh của mình. Sự giác tỉnh này giúp cho người ấy loại bỏ được
những tư tưởng bất thiện và tăng trưởng tư tưởng thiện. Khi người
đó tự mình hiểu mình nhiều hơn, nhận thức được những chúng sanh
khác cũng bị vương mắc trong tình trạng khó khăn tương tự. Người đó
nhìn thấy đồng loại bị mắc bẫy trong lưới ảo tưởng của chính
mình, mù quáng bởi vô minh, tranh đấu vô ích để thỏa mãn tham dục. Từ
vô minh và tham dục, phát sinh sự thực hiện các hành vi mà việc đó đem
bất hạnh phúc cho người khác và chính mình. Mặc dầu những giới hạn
ấy và yếu điểm ấy, họ vẫn có tiềm lực để chứng nghiệm phát triển
tinh thần. Nhận thức điều này, người như vậy có thể phát triển lòng
từ bi cho tất cả chúng sanh, tha thứ những khó khăn mà họ tạo ra, và học
hỏi biết tha thứ và quên đi.
Ðức Phật
dạy: "Kẻ ác bản tính không xấu. Nhiều người làm ác vì ngu muội.
Vì họ ngu muội, chúng ta không nên nguyền rủa hay kết tội họ mãi.
Chúng ta nên cố gắng sửa chữa họ và giảng giải cho họ biết những lầm
lẫn của họ". Từ bi và sự hiểu biết như vậy được dạy bởi Ðức
Phật giúp ta đối xử với kẻ ác giống như ta đối xử với một bệnh
nhân đau khổ vì bệnh tật. Thay vì kết tội họ vì bệnh hoạn, bạn nên
cố gắng loại trừ nguyên nhân của bệnh tật khiến họ trở nên khá hơn
và hạnh phúc. Bằng cách trải tâm từ bi và lòng từ ái đến một người,
bạn đã cho người ấy cơ hội nhận thức được cái dại khờ của họ
và cho họ cơ hội từ bỏ được thói xấu.
Từ bi và từ
ái có sức mạnh biến đổi kẻ phá rối thành một người nhân từ, kẻ
thù thành người bạn. Ðức Phật nói: "Sân hận không thể dập tắt
được sân hận; duy có tình thương mới dập tắt được sân hận. Ðó
là định luật trường cửu".
Nếu một
người tiếp tục làm sai cho bạn, về phần bạn, lần nào bạn cũng nên sửa
chữa người ấy. Cố gắng theo gương Ðức Phật bao giờ cũng lấy ân trả
oán. Ðức Phật nói: "Càng nhiều tai ương đến với tôi, tôi càng tỏ
thiện chí". Một số người nghĩ rằng lấy ân trả oán là không thực
tế. Lấy oán trả oán, oán sẽ chồng chất, làm trầm trọng tình trạng
nguy hiểm. Còn như chính cho chính bạn, bạn hãy cố gắng lấy ân trả
oán.
Khi chúng ta
nói "lấy ân trả oán" không nhất thiết chỉ có nghĩa về mặt vật
chất mà thôi. Dĩ nhiên quan trọng hơn là phát triển tinh thần nơi lòng từ
ái được trải tới chúng sanh sống trong cõi trần gian. Hãy phát triển
thiện chí để lúc nào bạn cũng nghĩ tốt đến mọi người, dù bạn bị
người ta làm đau hay bị hãm hại đến mức nào đi nữa. Ngay cả khi bạn
thấy vào lúc này bạn khó thực hiện, bạn vẫn phục vụ to lớn cho
chính bạn và cho người khác bằng cách không lấy oán trả oán.
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31