- Những Hạt Ngọc Trí
Tuệ Phật Giáo
- Gems of
Buddhist Wisdom
Buddhist
Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
31
SỰ
HÒA HỢP TRONG TÔN GIÁO
Teh Thean Choo
Theo sau mối quan tâm gần đây đối
với tôn giáo tại nhiều nơi trên thế giới, ngưới ta đồng ý cmối quan
tâm cơ bản đối với tôn giáo là niềm tin vào Thượng Ðế- một niềm
tin có thể là cương lĩnh để phục vụ mục tiêu xã hội, và hòa hợp văn
hóa trong một xã hội đa tôn giáo. Mỗi và mọi người trong chúng ta thuộc
một tôn giáo đặc biệt nào đó, đều có quan niệm riêng và niềm tin
riêng về chủ đề phức tạp này. Lướt qua trong tự điển chúng tôi thấy
sự mô tả Thượng Ðế là vị trời tối thượng tự hiện hữu, một vị
chúa. Sự mô tả này được đông đảo chấp nhận trên thế giới này. Người
Phật Tử kính trọng những người cùng làm tôn giáo khác trong quan niệm
và niềm tin tôn giáo của họ. Phật Giáo, là một tôn giáo rất khoan dung,
khuyên các tín đồ không bao giờ coi thuờng niềm tin và sự tu tập của
người co ùcác tín ngưỡng khác.
Mặc dù Phật
Giáo không tán thành khái niệm một Thượng Ðế Sáng Tạo, Phật Giáo cũng
có đề cập đến các thượng đế, chúa trời và những thần thánh là những
chúng sanh siêu phàm sống ở một số cảnh giới riêng trong vũ trụ và
các chúng sanh ấy có thể ảnh hưởng bằng một số dạng thức trên những
người trần tục trên dương thế. Tuy nhiên người Phật Tử không được
dạy là nên đi tìm sự giúp đỡ bên ngoài hay một hình thức cầu khẩn
các vị thượng đế, trời hay thần thánh đó để được giải thoát. Ðể
tìm giải thoát cho chính mình ở lĩnh vực tinh thần Phật giáo chủ trương
tiến trình thanh tịnh tinh thần qua sự phục vụ vị tha và hiến dâng, qua
những nỗ lực cá nhân trong việc tu tập giới, định huệ.
Trong phạm
vi vấn đề này, trong xã hội đa tôn giáo và đa chủng tộc của chúng ta,
những người Phật tử anh em làm việc sát cánh với những người cùng
làm tôn giáo khác, tranh đấu cho hòa bình và hòa hợp cho xứ sở, không thể
có một bất đồng với bất cứ người tin tín ngưỡng khác trong quan niệm
về vấn đề "Tin vào Thượng Ðế"- Công nhận là quan niệm và niềm
tin như vậy nhất định giúp việc tạo tinh thần tỉnh thức trong tôn
giáo uốn nắn một cá nhân, xã hội và cộng đồng tiến đến cảm nghĩ
nhân đạo hơn đối với nhau và phát sinh tinh thần khoan dung và hiểu biết,
như vậy thắp sáng ngọn đuốc, không phải hận thù và kỳ thị mà là
hòa bình và hòa hợp cho tất cả nhân loại vào tất cả các thời đại.
Không Phải
Trong Cạnh Tranh Mà Trong Ðoàn Kết
Tất cả
tôn giáo hiện hữu vì lợi ích của nhân loại. Tất cả các tôn giáo đều
dạy và hô hào nhân loại sống và hành xử như một con người đứng đắn.
Phận sự của tất cả những nhà tôn giáo là phải cùng nhau hợp quần
không phải trong kình địch mà trong đoàn kết, đồng lao cộng tác và hiểu
biết với mục đích làm cho con người hiểu được giá trị của các
khía cạnh của đời sống, giá trị của sự hiến dâng, và những nguyên
tắc đạo lý căn bản như lý tưởng của chân lý, công bằng, phục vụ hết
lòng, nhân từ, từ ái và thiện chí đối với nhân loại. Những quan niệm
và nguyên tắc này rất phổ thông trong tính chất, và phải được chấp
nhận với tất cả những nhà tôn giáo.
Tự Do Thờ
Cúng
Mặc dù Hồi
Giáo là tôn giáo chính thức ở Mã Lai Á, tự do thờ cúng và niềm tin tôn
giáo được bảo vệ trong hiến pháp quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi
được có tự do tư tưởng hay theo bất cứ giáo phái nào. Chúng tôi không
bị bắt buộc phục tùng một đường lối đặc biệt nào về thờ cúng
hay niềm tin. Chúng tôi yêu dấu sự tự do này. Chúng tôi hy vọng sự tự
do này của chúng tôi được duy trì và giữ vững ở bất cứ thời đại
nào và sự tự do này không bị làm hại hay tiêu diệt bởi những hoạt động
của bất cứ một nhóm hay tổ chức cuồng tín nào. Cuồng tín, dù bất cứ
dưới hình thức nào hay từ bất cứ từ đâu, đều độc hại cho hòa
bình và hòa hợp ở bất cứ xã hội nào.
Tất cả
chúng ta không ngưng tìm cầu hòa bình và hòa hợp. Chúng ta muốn hòa bình
và hòa hợp cho gia đình. Chúng ta muốn hòa bình và hòa hợp trong xã hội.
Chúng ta không muốn sự xung đột giữa các tôn giáo, chúng ta cũng chẳng
muốn những mâu thuẫn về chủng tộc. Chúng ta muốn sống và để người
khác sống. Muốn đạt được những điều này, chúng ta phải gìn giữ tất
cả những gì đạo đức. Chúng ta phải tu tập kiên nhẫn, khoan dung và hiểu
biết. Chúng ta nên bè bạn với nhau, giúp đỡ lẫn nhau bất cú lúc nào
khi nhu cầu cần đến. Chúng ta phải loại bỏ kỳ thị chủng tộc và kỳ
thị tôn giáo. Bất chấp chủng tộc và tín ngưỡng, chúng ta phải coi nhau
như anh chị em trong một gia đình hạnh phúc, và như một công dân tôn trọng
luật pháp, tranh đấu cho hòa bình và hòa hợp. Ðó phải là sự quyết
tâm của tất cả những nhà cùng làm tôn giáo trong một xã hội đa tôn
giáo.
Hãy Chu
Ðáo
Trong khi
dánh giá cao thực tế là trong quốc gia này, chúng ta được ưu tiên thi
hành các nghi lễ tôn giáo và tu tập không môt chút trở ngại, sống trong
một xã hội đa chủng tộc và đa tôn giáo có nghĩa là chúng ta phải cố
gắng chu đáo tại tất cả các thời điểm trong bất cứ điều gì chúng
ta làm. Chúng ta phải không quên những cảm nghĩ của người láng giềng
theo một giáo phái khác và không mấy cảm nhận được một số thực hành
nghi lễ xa lạ với họ. Chúng ta phải quan tâm đến họ. Chúng ta không
nên ích kỷ chỉ nghĩ đến mình đến nhu cầu của mình thôi. Vì lẽ trong
một dịp đặc biệt nào đó hay việc xẩy ra tại nhà chúng ta, dịp vui
hay buồn, chúng ta muốn thi hành một số nghi lễ và nghi thức tôn giáo
theo quá trình truyền thống và văn hóa; phải công bằng và quan tâm bằng
cách đừng làm quá và gây trở ngại và phiền toái đến xóm giềng. Dù sự
tu tập đạo giáo nào đi nữa, những sự tu tập này phải được thi hành
trong giới hạn vừa phải và trong phạm vi tư gia không gây phiền toái gì
đến sự bình an và thanh thản của lối xóm. Nếu chúng ta võ đoán cứ sử
dụng quyền thi hành nghi lễ và nghi thức, ồn ào và gây cản trở, hay
làm bực dọc người khác, không kể đến cảm nghĩ của người lối xóm,
nhất định chúng ta sẽ gặp khó khăn nhất là ở trong khu xóm đa tôn
giáo. Sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác là chìa khóa đưa đến
cuộc sống hòa bình và hòa hợp trong một xã hội đa tôn giáo.
Nền Tảng
Chung Phổ Thông
Chấp nhận
chúng ta có những dị biệt trong quan niệm và niềm tin, tuy nhiên chúng ta
có một nền tảng chung phổ thông rộng lớn - sự loại bỏ các tội lỗi,
sự truyền bá thiện chí giữa con người, sự tìm cầu hòa bình, hạnh
phúc trường cửu và giải thoát. Ðó là những mục tiêu chung của tất cả
các tôn giáo. Nhiều nguyên tắc tôn giáo thực sự đã được coi là
thiêng liêng trong nhiều tôn giáo cũng tương tự về tính chất. Muốn đoàn
kết, tất cả các nhà tôn giáo cần phải bỏ cái áo choàng ích kỷ và hợm
hĩnh của mình và có ý thức trong tinh thần khoan dung, kiên nhẫn và hiểu
biết lẫn nhau. Bổn phận của chúng ta là kính trọng niềm tin tôn giáo của
người khác dù niềm tin đạo lý của chúng ta thế nào: khoan dung trong tôn
giáo tuyệt đối thiết yếu và cần thiết để đạt cuộc sống hòa hợp
và bình an.
Cốt Lõi
Trong Sự Ðồng Dạng
Thay vì khiển
trách và miêu tả những dị biệt trong một đường lối có tính cách hạ
thấp, sẽ là một thành quả tuyệt vời nếu tất cả những nhà lãnh đạo
tôn giáo và tất cả các nhà tôn giáo làm một cuộc nghiên cứu tất cả
những niềm tin tôn giáo và những sự tu tập rồi miêu tả cốt lõi của
sự đồng dạng trong tất cả, điều gì tốt và đáng giá cho sự cạm thụ
phổ thông của tất cả những người có tôn giáo. Chúng tôi xin trích dẫn
sau đây một số thí dụ điển hình của một số đồng dạng:
Phật Giáo
nói: "Ðừng làm đau người khác theo cách mà chính bạn cảm thấy đau
đớn."
Ðạo Lão
nói: "Hãy coi những lợi lạc của người láng giềng như chính lợi lạc
của bạn,và những sự mất mát của người láng giềng như sự mất mát
của chính bạn".
Ky Tô Giáo
nói: "Tất cả những gì người đó làm cho bạn, bạn nên làm trả họ
như vậy."
Hồi Giáo
nói: "Làm tất cả những gì những người khác đã làm cho bạn, và từ
chối không làm cho người khác những điều mà chính bạn sẽ từ chối
cho chính bạn"
Ấn Ðộ
Giáo nói: "Ðừng để cho ai làm điều gì cho người khác, mà điều đó
không nên làm cho chính mình ".
Vinh Danh
Những Nhà Khai Sáng
Là Phật Tử,
chúng ta được dạy phải kính trọng và vinh danh các đấng khai sáng, những
đạo sư của các giáo phái khác và giáo lý của họ.Thật cảm kích là tất
cả những đạo sư tôn giáo đã bỏ cả cuộc đời vào mục đích cho
phúc lợi và hạnh phúc của nhân loại. Họ đáng được kính trọng và
vinh danh về sự phục vụ vị tha và sự tận tâm của họ vì lợi ích cho
nhân loại. Ðó là một khía cạnh quan trọng khác về khoan dung tôn giáo
mà điển hình là Phật Tử. Chúng ta thực sự tin tưởng rằng khoan dung,
nhất là khoan dung tôn giáo, là một đức hạnh mà mỗi và mọi người chúng
ta phải khắc sâu vào đường lối sống. Giống như làm tốt được tốt,
kính trọng được kính trọng, và khoan dung được khoan dung.
Khoan Dung
Trong Tôn Giáo
Không khoan
dung, chúng ta sẽ trở về với luật rừng rú, nơi tai hoạ ngự trị, và sức
mạnh là lẽ phải. Ðó không phải là lợi ích cho xã hội chúng ta. Ðó
không phải là điều mà xứ sở chúng ta muốn. Tất cả chúng ta, bất chấp
chủng tộc và tín ngưỡng, đều muốn sống trong hòa bình và hòa hợp.
Chúng ta muốn cùng tồn tại với nhau- vì lợi ích lẫn nhau. Cho nên, chúng
ta không những có phận sự thuyết giảng khoan dung mà phải thực hành
khoan dung nhất là khoan dung trong tôn giáo. Chúng tôi hãnh diện và sung sướng
ghi nhận là cho tới nay đối với quốc gia chúng tôi, khoan dung trong tôn
giáo đã được thực thi và gìn giữ bởi các nhà tôn giáo ở một mức
độ cao. Nhiều du khách đến nước chúng tôi ghi nhận với sự ngạc
nhiên thích thú là có sự hiện hữu của một nhà thờ Hồi Giáo, Một
nhà thờ Thiên Chúa Giáo, hay một Ngôi Chùa, kề cận sát nhau trong thành phố
tại Mã Lai Á với những người mộ đạo của nhiều tôn giáo lũ lượt
ra vào nơi thờ phượng của họ không một chút trở ngại nào cả. Sự
khoan dung trong tôn giáo là thế đó.
Nhà chức
trách liên hệ cũng tích cực vận động hòa hợp giữa các tôn giáo bằng
cách đỡ đầu những buổi hội thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo tôn
giáo và các giáo phái để bàn luận về những giải pháp tôn giáo hầu bảo
đảm thiện chí và duy trì hòa bình và tình hữu nghị trong nước.
Một Bước
Lầm Lẫn
Trong khi chúng
tôi luôn luôn sống trong thanh bình và hòa hợp, thế giới ngày nay lại sống
luôn luôn trong sợ hãi, nghi kÿ và căng thẳng. Ðó là do sự hiện hữu
các vũ khí giết người có thể gây ra sự phá hoại không thể tưởng tượng
nổi hay sự hủy diệt trong phạm vi một thời gian vài phút. Vung lên những
công cụ giết người khủng khiếp, những siêu cường quốc đang đe dọa
và thách thức lẫn nhau cùng với khoe khoang không biết xấu hổ là ta có
thể gây phá hoại và nghèo khổ trên thế giới hơn người khác. Họ đã
đi theo con đường của điên khùng đến điểm, bây giờ, nếu một bước
lầm lẫn đi về một hướng nào đó, kết quả chẳng được gì cả mà
là sự tiêu diệt lẫn nhau với sự phá hoại toàn thể nhân loại.
Thực Chất
Của Nguyên Tắc Tôn Giáo
Con người,
sống trong tình trạng sợ hãi do chính tự mình tạo ra, muốn tìm con đường
thoát ra, và tìm một số giải pháp. Rất khó tìm ra giải pháp ngoại trừ
nhờ tôn giáo và sự phát triển tinh thần của con người, khai thác những
nguyên tắc tôn giáo thực chất để chống lại mục đích tội lỗi của
bọn con buôn chiến tranh. Tất cả những nhà tôn giáo trên thế giới này
đều có một vai trò quan trọng. Vai trò của các tôn giáo phải là hợp
tác chứ không phải là ganh đua. Bức thông điệp của Ðức Phật về bất
bạo động và hòa bình, tình thương và từ bi, khoan dung và hiểu biết,
chân lý và trí tuệ, kính trọng và yêu mến tất cả đời sống, không vị
kỷ, sân hận và bạo động, phát đi từ hơn 2500 năm trước đây vẫn hữu
ích với những nguyên tắc căn bản cho những người cùng làm tôn giáo
khác, để xua tan sợ hãi, nghi kÿ, và căng thẳng đang lan tràn trên thế giới
này. Dù xét dưới ánh sáng nào thì bức thông điệp của Ðức Phật cũng
không thể bị coi như hẹp hòi và hạn chế mà phổ quát trong tính chất
và ứng dụng.
Tái Võ
Trang Tinh Thần
Hòa hợp
trong tôn giáo và tái võ trang tinh thần phải được nuôi dưỡng như một
sức mạnh tinh thần để chống lại sự điên khùng của cuộc chạy đua
vũ khí ngày nay để tận diệt nhân loại. Muốn thiết lập một nền hòa
bình thực sự và trường cửu, cần phải tìm ra các đường lối và phương
tiện để nhổ tận gốc rễ nguyên nhân của chiến tranh. Con người và quốc
gia phải từ bỏ những lạc thú ích kỷ, cái cao ngạo giống nòi, và tham
lam ích kỷ vì của cải và quyền uy. Phải dẹp đi tham sân và si. Duy vật
chủ nghĩa không thôi không thể bảo đảm hạnh phúc. Tôn giáo một mình
có thể ảnh hưởng thay đổi tinh thần của tâm trí và mang lại sự giải
trừ quân bị trong tâm - đó mới thật là sự giải trừ vũ khí thật sự
và trường cửu.
Thanh Thiếu
Niên và Tôn Giáo
Người ta
ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới, nhiều thanh thiếu niên đã bỏ
tôn giáo. Chúng cho rằng tôn giáo không quan trọng cho cuộc sống hàng ngày
và tôn giáo là một gánh nặng không cần thiết cho nhân loại. Chúng coi
tôn giáo là trở ngại cho sức mạnh tư duy của con người. Những thanh thiếu
niên trẻ này bị đầu độc bởi quan niệm hiện đại của duy vật chủ
nghĩa và trào lưu hưởng thụ hiện đại, nghĩ rằng chúng có thể sống rất
tốt không cần tôn giáo. Ðó là tình trạng đáng buồn, hiển nhiên miêu tả
sự thất bại của tôn giáo thế giới trong việc hướng dẫn và ảnh hưởng
giới trẻ đến con đuờng giải phóng tinh thần. Ðã đến lúc những nhà
lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm và những nhà tu tưởng trên thế giới
có trách nhiệm phải đoàn kết để xác định nguyên nhân gốc rễ về sự
thất bại của sứ mệnh tôn giáo - làm cho thiếu niên tránh xa nguyên tắc
tôn giáo đã được thời gian tôn vinh, cùng những niềm tin và quan niệm.
Nỗ lực cần phải thực hiện để thuyết phục và làm cho thế hệ trẻ
cảm nhận và hiểu được vai trò quan trọng mà tôn giáo và sự giải
phóng trong tôn giáo có thể và phải thực hiện trong đời sống hàng ngày
của họ. Tất cả những tôn giáo đều có một mục đích chung: phục vụ
nhân loại và nâng cao tinh thần nhân đạo. Tất cả các tôn giáo đều
thuyết giảng thiện chí và tuyên bố tình huynh đệ của con người. Những
mục tiêu và lý tưởng chung ấy, vì lợi ích cho nhân loại, phải vượt
qua tất cả những dị biệt nào có thể hiện hữu về phương diện niềm
tin, quan niệm và tu tập tôn giáo. Phải thống nhất trong sự đa dạng. Chúng
ta không nên cố gắng nhạo báng một người với khuyết điểm chỉ bằng
hạt bụi trong mắt, quên đi cái xà chặn tầm mắt của chính chúng ta. Tất
cả những nhà tôn giáo nên cố gắng tìm một cương lĩnh chung và làm việc
trong đoàn kết để nâng cao tinh thần nhân đạo hầu tôn giáo có thể kiện
toàn bản chất con người và lòng nhân đạo cao quý tới chỗ toàn hảo của
tôn giáo. Tất cả những nhà tôn giáo nên siết chặt tay với các nhà tôn
giáo bạn với cảm nghĩ thuần túy của thiện chí, và chân thành thân ái,
tình huynh đệ, ä với sự kính trọng và quý kính lẫn nhau, tôn giáo này
với tôn giáo kia để tranh đấu cho đạt được sự nghiệp cao thượng
chung trong việc nâng cao tinh thần của cá nhân và phúc lợi, công lý và
hòa bình của nhân loại.
Những Ðức
Tính Siêu Phàm
"Ðiều
chủ yếu với tôn giáo là niềm tin vào Thượng Ðế". Với lòng kính
trọng sâu xa, xin cho phép chúng tôi mạnh dạn đề nghị rằng ngoài quan niệm
đơn thuần của "Niềm Tin Vào Thượng Ðế", chủ yếu đối với
tôn giáo phải là sự tuân thủ và biến thành sự tu tập tất cả những
nguyên tắc tôn giáo thực chất được coi là thiêng liêng ở mọi tôn
giáo trong sự tìm kiếm thánh thần hay những đức tính siêu phàm tràn ngập
trong đời sống, trong tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta.
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31