- Những Hạt Ngọc Trí
Tuệ Phật Giáo
- Gems of
Buddhist Wisdom
Buddhist
Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
22
GIỚI
HẠNH (SILA)
Hòa Thượng Phra Sasana
Sobbana - Thái Lan
Giới hay hạnh kiểm đạo đức à
nguyên tắc cư xử của con người tạo cuộc sống có trật tự và hòa
bình trong cộng đồng. Luật lệ của hạnh kiểm luân lý tìm thấy ở mọi
tôn giáo. Những luât lệ này có thể giống nhau về tiêu chuẩn hạnh kiểm
ở mức độ nhiều hoặc ít tùy theo chúng bắt nguồn từ vị thầy hay hệ
thống tôn giáo nào. Thường thường những luật lệ này bao gồm những bản
liệt kê những hành động phải tiết chế, ngụ ý những hành động nào
không nằm trong sự cấm đoán là được phép. Một thí dụ là năm giới của
người Phật Tử, đó là không giết chúng sinh, không được lấy bất cứ
thứ gì nếu thứ ấy không được cho bởi chủ nhân, không tà dâm, không
nói dối hay nói lời tội lỗi, không dùng những chất say, nguyên nhân đầu
tiên gây ra sơ xuất . Năm giới này là nguyên tắc căn bản của Phật Giáo
hầu hết mọi người đều biết đến. Theo thông lệ những giới này được
giảng cho họ trong hầu hết các cuộc lễ để họ tự tuyên bố chính thức
ý định giữ các giới này. Người dân trong các quốc gia Phật Giáo nhìn
thấy hay nghe các thầy tu nói ra những giới này từ khi họ còn nhỏ và chưa
hiểu những giới này. Bởi vậy cho nên, đó là điều lợi ích khi xét qui
mô mà đa số nhận thức được sự quan trọng của giới và điều mà họ
nghĩ về giới, nhất là hầu hết các giới ấn định tiêu chuẩn đạo đức
khác biệt lớn với cái lề thói thường ngày của con người. Một số
người ủng hộ giới trong khi một số người khác không ủng hộ, một số
người tu tập giữ những giới như sau:
Giới Thứ
Nhất: Sự cấm lấy đi mạng sống không những chỉ cho loài người mà
cho tất cả các sinh vật thuộc mọi loại, cả lớn lẫn bé, từ con sâu
con kiến. Mỗi ngày, một số lớn súc vật bị giết để làm thực phẩm,
người ăn thịt nhiều, trong khi những người ăn chay lại ít. Trong lãnh vực
khoa học, nhiều con vật được dùng trong nhiều công cuộc khảo cứu và
thử nghiệm. Trong lãnh vực hành pháp, vũ khí được sử dụng để diệt
tội phạm. Những cơ quan bảo vệ luật pháp trừng phạt kẻ phạm pháp.
Những kẻ hiếu chiến sử dụng vũ khí để giết hại lẫn nhau. Những hành
động kể ra trên đây là những thí dụ không bị coi là bất hợp pháp
hay đi ngược lại lề lối hàng ngày trên thế giới. Thực ra, người ta còn
có thể cho là sai khi cấm làm những hành động đó, như trường hợp cảnh
sát hay quân nhân không làm tròn nhiệm vụ cảnh sát hay quân sự. Ngày nay,
nhiều động vật bị cấy những vi trùng, và nhờ những vi trùng, những mầm
bệnh, và nhiều loại vi trùng đã được khám phá. Hầu hết mọi thứ đều
chứa vi trùng - ngay cả đến nước uống. Tuy có một phần lớn những bất
tịnh được ngăn lại bởi máy lọc, vi trùng vẫn qua được. Cho nên vô số
vi trùng vào trong cuống họng ta với mỗi ngụm nước. Cũng giống như vậy
với thuốc men, bất cứ lúc nào thuốc men được dùng đến, vô số vi
trùng bị giết. Những vi trùng có được coi như chúng sinh (trong ý nghĩa của
giới thứ nhất ) hay không phải là chúng sinh? Nếu như vậy, không ai có
thể hoàn toàn tuân theo giới này được. Ngoài ra một số người có quan
niệm là người không giết mạng sống con vật cũng nên không ăn thịt, vì
nó khuyến khích người giết và người ăn, tội cũng không kém gì người
giết.
Giới Thứ
Hai: Lấy bất cứ thứ gì mà không được cho bởi chủ nhân hay trộm cắp
cũng sai ngay cả về mặt pháp lý. Tuy nhiên, chẳng hạn có ngoại lệ về
tài sản của kẻ địch trong trường hợp chiến tranh.
Giới Thứ
Ba: Gian dâm là sai. Người phạm tội gian dâm không còn được kính nể
và không được ai tin cậy. Tà dâm dính líu tới những người mà mối
liên hệ vợ chồng phải tránh theo tập tục, hay với những người cấm bởi
pháp luật, hay bởi Pháp, là sai. Cho nên ép buộc bằng phương tiện vũ lực
hay tài chánh một người đã có gia đình hay người chưa có gia đình ưng
thuận là tà dâm. Mục đích của giới thứ ba là gìn giữ sự kính trọng
gia đình và mỗi người liên hệ để bảo vệ tính cách thiêng liêng bất
khả xâm phạm. Ngoài ra, kính trọng người, nơi ăn chốn ở, và tài sản
phải là một tập quán hành xử, như đã ghi trong sách: "Ðạo Ðức của
người lương thiện", chẳng hạn như sau: "Không được vào nhà
khi không được mời. Không được nhìn trộm vào phòng người ta từ bên
ngoài". Rất thích đáng cho chúng ta áp dụng cung cách lấy từ những
giới hay luật lệ luân lý, tất cả những luật lệ ấy nhằm vào khuyến
khích hành xử lương thiện và ngăn chặn tính cách lỏng lẻo vô kỷ luật.
Giới Thứ
Tư: Nói dối thường được coi là sai. Tuy nhiên, người ta rất ít khi
nói thực với nhau và lời nói của họ khó mà có thể tin được. Ðôi
khi họ không thể nói được sự thật, chẳng hạn, họ phải nói dối để
thoát khỏi bị hại, và bác sĩ nói dối để giúp đỡ tinh thần bệnh nhân.
Nói dối vào những trường hợp như vậy có thể là trái ngược với Giới,
nhưng không hẳn là trái ngược về mục đích. Giới này mục đích là
đem lợi ích hỗ tương bằng cách gắn vào sự thật và tránh sự xúc phạm
bằng lời nói. Giống như vậy, lời phát biểu làm hại hạnh phúc người
khác, chẳng hạn lời nói hiểm độc, sỉ nhục, hay phỉ báng nhằm nhạo
báng người khác và khoe khoang mình là người đáng tin, có thể là sự thực
nhưng những lời như vậy bị coi là sai vì chúng trái với Giới. Ðược
biết chính Ðức Phật nói điều tin cậy là điều hữu ích và đem lợi lạc.
Ngài đặt ra Giới chống lại nói dối, làm nản lời nói hiểm độc, không
đứng đắn và vô ích.
Giới Thứ
Năm: Mặc dầu luật cấm dùng các chất say, sự tiêu thụ chất say
không giảm và những nhà máy cất rượu vẫn hoạt động mạnh mẽ. Những
tiệm rượu vẫn được mở cả đêm ngày. Tại các cuộc tiếp tân, hội
chợ vân vân.. người ta vẫn uống rượu để kích thích cuộc vui nếu
không họ sẽ chán nản và ít người đến. Rượu trở thành lợi nhuận tức
mang lại một số doanh thu to lớn mỗi năm.
Thực hành
được coi như đúng với người này lại sai với người khác; có thể cả
hai ngược lại với giới, như trình bày ở cái ví dụ trước đây. Tất
cả những điều này cho thấy ta càng ngày càng không hiểu giới, không
công nhận sự quan trọng của giới và không cảm nhận ý nghĩa của giới
cho một cuộc sống trên thế gian này. Cho nên đó là lý do tại sao quan điểm
sai và đúng sau đây đều có những người biện hộ:
1. Những
nguyên tắc của giới nên được sửa đổi cho phù hợp với những người
có nghề nghiệp trong cuộc sống bình thường. Chẳng hạn, một số người
cảm thấy Giới Thứ Nhất phải thay đổi cho phép giết theo luật định,
nghĩa là chỉ khi giết mà không được luật cho phép thì mới bị cấm mà
thôi. Hơn nữa, Giới Thứ Tư, theo họ nghĩ, nên được linh động và nói
dối được cho phép khi nói dối để bảo vệ mình và người khác. Cũng vậy
với Giới Thứ Năm uống chất say được cho phép vào những dịp nào đó
và không được thái quá.
2. Nguyên tắc
của Giới phải để nguyên vẹn nhưng không ai cần thiết phải để ý đến
giới. Nếu những ai hành động tôn trọng luật pháp họ được coi như những
người vừa ý. Xét cho cùng luật là một loại giới. Luật được đặt
ra để bảo đảm hòa bình và hạnh phúc cộng đồng, tuy rằng nó không
hoàn toàn căn cứ trên nguyên tắc tâm lý và luân lý hữu lý những điều
là nền móng của Giới, một điểm mà ta bàn đến sau này.
3. Nguyên tắc
của giới phải nên để nguyên bất khả xâm phạm, nhưng được lưu ý
và giữ từng lúc một tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Ða số người Phật Tử
thuộc loại người hành động theo đuờng lối này. Họ không thay đổi
nguyên tắc của giới luật vì họ tin tưởng hoàn toàn vào giới và giữ
giới tùy từng dịp. Chẳng hạn, một số Phật Tử không uống rượu
trong một thời gian nào đó, nhưng rồi họ lại bắt đầu uống trở lại.
Nếu họ là dân chài lưới, buôn cá, họ không giữ Giới Thứ Nhất, vì nếu
giữ giới này, họ không thể đánh cá hay bán cá, nhưng họ có thể không
giết hại con vật khác. Nếu họ là những sinh viên y khoa, họ không thể
giữ hoàn toàn Giới Thứ Nhất, nếu họ giữ giới này, họ không thể sử
dụng động vật trong công cuộc khảo cứu và thử nghiệm, nhưng họ vẫn
giữ giới này bất cứ lúc nào có thể thi hành được, có nghĩa là khi giữ
giới không trở ngại đến nghề nghiệp và việc thi hành bổn phận của
họ.
4. Nguyên tắc
của Giới nên được giữ không thay đổi và phải triệt để thi hành. Rất
ít người giữ quan điểm này. Nguyên tắc này có một số hoài nghi về vi
trùng, và những ai không triệt để tuân theo Giới có thể có sự nghi ngờ
hoặc do tò mò hoặc cho rằng Giới không thể thi hành được. Ðể quyết
đ?nh vi trùng phải hay không phải là một chúng sinh (trong ý nghĩa của Giới
), ta nên xét đến cuộc đời Ðức Phật. Bất cứ lúc nào Ðức Phật
lâm bệnh, Ngài cho phép Bác Sĩ Jivaka Komarabhacca áp dụng chữa trị bên
ngoài hay cho Ngài uống thuốc. Những thầy tu cũng được phép dùng hay áp
dụng cách chữa trị để chữa bệnh. Cho nên, chúng ta có thể kết luận
Giới Thứ Nhất không áp dụng về vi trùng. Nếu áp dụng, chúng ta không
thể ăn hay uống gì được, ngay cả thở nữa. Giới phải là những luật
lệ về hạnh kiểm mà bất cứ ai cũng có thể theo được trong một cách
thức bình thuờng thực tiễn và không cần đến dụng cụ như kính hiển
vi. Việc sử dụng những dụng cụ này dành riêng cho những người làm nghề
y khoa hay khoa học.
Về việc
tiêu thụ thịt như thực phẩm, chính các Phật Tử cũng chia thành hai
phái. Một phái cho rằng ăn thịt thì cũng không kém tội lỗi như hành động
của người giết. Họ cho rằng nếu thịt không được dùng làm thực phẩm,
thì không có nguyên nhân phải giết chóc súc vật, cho nên tiêu thụ thịt
chịu trách nhiệm trực tiếp về việc giết, vì vậy ăn thịt là sai. Giới
Luật hay kỷ luật cho phép các thầy tu ăn thịt trong ba trường hợp, đó
là: nếu họ không thấy và không nghe thấy tiếng kêu của con vật bị giết,
và không có lý do nào để nghi ngờ là giết để cho họ ăn cũng như chống
lại sự giết hại để đem bán. (Cũng có luật lệ cấm thầy tu ăn thịt
sống hay mười loại thịt bị cấm trong do có thịt hổ và thịt voi). Theo
phái này, nhà sư thuộc trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy, không được
lựa chọn và tự do ăn thịt. Họ có thể dùng rau và thịt cung cấp không
phạm vào ba trường hợp ghi trên được tuân hành và thịt không phải là
một loại bị cấm. Các thầy nhận bất cứ thứ gì dâng cho quý thầy,
dù là rau hay thịt đúng loại. Ðiều này không trái với Giới, vì lẽ tấm
lòng nhân hậu của những người Phật Tử như vậy, nhất là các thầy tu
tràn ngập với lòng lương hảo và từ bi vô bờ bến đối với loài vật.
Không bao giờ họ là nguyên nhân để súc vật bị giết. Hơn thế nữa, để
đối lập với quan điểm rằng ăn thịt là sai, họ đưa ra lập luận như
sau: Nếu tiêu thụ thịt sai về mặt đạo đức thì việc dùng da, xương,
sừng cũng phải cấm. Việc sử dụng này phải coi như sai. Cả hai phái vẫn
còn mâu thuẫn về vấn đề này, và một số thành viên của họ vẫn còn
có các lập luận. Nhưng có một số người không lý luận, để toàn bộ
vấn đề tùy thuộc lương tâm của cá nhân. Ta không nên bắt người khác
phải chấp nhận quan niệm riêng của mình. Làm như vậy gây ô nhiểm tinh
thần, cho nên phải tránh.
Câu hỏi
được nêu lên là vì mục đích mà Ðức Phật hy vọng phục vụ nhân loại
bằng cách đặt ra Giới ấn định sự tiết chế không thỏa hiệp mà chỉ
có một số ít người có thể tuân hành, phải chấp nhận là không ai cho
là có thể biết được thâm ý của Ngài. Ý định đúng của Ngài là làm
như vậy; tuy nhiên ta có thể thu thập lý do từ nhiều nguyên tắc nêu
trong Pháp. Ðức Phật dạy chúng ta so sánh ta và người khác bằng cách
nói: "Tất cả chúng sinh đều sợ hãi trừng phạt và cái chết. Mạng
sống quý giá với tất cả chúng sanh (cũng như với chúng ta). Hãy đặt chúng
ta vào chỗ của chúng, chúng ta hiểu rằng chúng ta, cá nhân, không nên giết
mà cũng không nên khiến người khác giết". Trên nguyên tắc của
Pháp, Ðức Phật muốn chúng ta hiểu, thâm nhập cảm nghĩ của người khác
là tất cả chúng sinh quý đời sống cũng như chúng ta quý và đều sợ hãi
cũng không kém gì nhau về cái chết. Ðó là lý do tại sao, như một vấn
đề công lý đơn giản, Ðức Phật đã đặt ra Giới Thứ Nhất. Giới Thứ
Hai được hình thành là để khuyến åkhích tôn trọng lẫn nhau về quyền
sở hữu của mỗi người. Giới Thứ Ba khuyến khích sự tương kính gia đình
của nhau. Giới Thứ Tư bảo vệ quyền lợi hỗ tương bằng sự thật. Giới
Thứ Năm giúp chúng ta tránh bất cẩn và sao lãng. Nếu chúng ta muốn giữ
gìn cẩn thận của cải, gia đình, tín ngưỡng, chúng ta không nên xâm phạm
quyền của người khác.
Tất cả những
Giới và luật lệ hạnh kiểm đều căn cứ duy nhất vào nguyên tắc của
một nền công lý toàn hảo. Chúng cho thấy sự kính trọng đời sống, nhân
quyền, tài sản, vân vân... của Phật Giáo với mọi người. Ðó là sự
thật thế gian hay quy ước. Nếu Ðức Phật thiết lập Giới linh động và
có thể áp dụng theo lời mong ước của đ?i chúng, thì giới ấy không
phù hợp với bản chất của một nền công lý toàn hảo. Chính Ðức cũng
cho thấy chính Ngài thiếu từ bi với những con vật mà việc giết chúng
được cho phép. Ðiều này không phù hợp với đặc tính của Ðức Phật
tràn đầy từ tâm với tất cả chúng sinh. Một lý do khác đã nói ở phần
đầu là Giới khuyến khích "một lợi ích đặc biệt". Ðó có nghĩa
là hậu quả tối thượng của sự tôn trọng giới là giải thoát khỏi tất
các ô trược. Giới là bước đầu tiến tới mục đích ấy. Giữ được
tất cả giới, dù rằng chỉ có năm giới, có thể tiến tới một mức độ
cao hơn mà ở đó lợi ích "rất đặc biệt" đạt được. Ðiều
có lẽ quan trọng đặc biệt về giới là khám phá ra tại sao người ta chú
ý hay không chú ý đến việc giữ giới. Một số lý do ấy như sau:
1. Do sự
khắt khe của Giới:
Thí dụ cấm
lấy đi mạng sống của một chúng sinh. Giả sử những luật lệ hạnh kiểm
đặt ra trong đường lối thích nghi hơn, khoan dung một số vi phạm chúng
ta đã bàn, thì như vậy giới được nhiều người hay ít người tuân
theo? Rõ ràng, không ai dám bảo đảm sẽ xẩy ra ra sao vì lẽ ta có cảm tưởng
chung là luật lệ tinh thần, đặc biệt những luật liên quan đến những
điều theo ý nghĩa thế gian hoặc ý nghĩa pháp lý bị coi là sai, lại luôn
luôn bị vi phạm dù là giới thứ nhất hay bất cứ giới nào khác. Ðiều
này chứng tỏ sự giữ giới không phải là do sự khắt khe. Thông thường,
khuynh hướng tự nhiên của ta là theo tất cả những hành động đem tiện
nghi và thuận lợi cho chính mình. Mọi quốc gia đều có luật lệ của quốc
gia ấy và mọi tôn giáo đều có giới luật của tôn giáo ấy. Cả đến
một số luật rất linh động và dễ thích nghi, vẫn có thể chỉ có một
số ít dân chúng vi phạm luật lệ ấy. Cho nên lý do vi phạm nằm trong
chính cá nhân ấy; Ða số có khuynh hướng tự nhiên không lưu ý hay thay đổi
luật cho phù hợp để thuận lợi cho họ và có đủ khả năng để làm như
vậy.
2. Do chính
những cá nhân.
Rồi tại
sao cá nhân vi phạm luật, dù việc này thường được coi là sai theo luật
pháp? Nguyên nhân của sự cư xử như vậy bao gồm chính trong cá nhân con
người và chắc chắn là do tham, sân và si, sinh ra từ trong tâm như những
ô trược và đến lượt lại vắng bóng sự xấu hổ và kinh sợ tội lỗi.
Cho nên khi thay đổi cần thiết, thay đổi không phải là ở nơi nguyên tắc
của giới mà là sự thay đổi của tâm có nghĩa là giảm thiểu ô trược
hơn là làm tăng chúng lên trong đường lối biết xấu hổ và sợ tội lỗi
- biết xấu hổ và kinh sợ gây tội lỗi phát hiện trong tâm. Bằng cách
hành xử như vậy, khả năng giữ giới của chúng ta sẽ trở nên to lớn hơn.
Giữ giới tốt hơn không có nghĩa là tiết chế mọi thứ bắt phải làm
theo. Tiết chế từ điều đuợc coi như sai theo quan niệm trần tục hay
theo pháp lý chính nó là hạnh kiểm có thể chấp nhận được.
3. Do Sự
Cần Thiết:
Như những
trường hợp sau đây:
Vi phạm Giới
Thứ Nhất để bảo vệ tài sản của mình, đời sống, quốc gia, tôn
giáo, vua chúa, như xẩy ra tại chiến địa hay khi ta phải giải quyết với
tội phạm hay kẻ địch. Vi phạm Giới Thứ Hai để giữ mạng sống của
mình vì đói hay thực sự nghèo khổ. Dường như không có lý do nào để
vi phạm Giới Thứ ba vì giữ giới này chắc chắn không giết ai cả. Vi phạm
Giới Thứ Tư vì hạnh phúc của chính mình. Nhiều trường hợp nói ở
trên có thể kể là trường hợp cần thiết, thí dụ, nếu một người làm
nghề đánh cá hay một sinh viên y khoa.
Khi ta tự hỏi,
chẳng hạn, liệu có cần thực sự để giết hay trộm cướp, ta hiểu rằng
trường hợp này rất hiếm. Kết quả là cả đến ý định không vi phạm
giới, đến chừng mực ngoại trừ khi không thể làm gì khác được, và
phải tôn trọng sự cần thiết cho phép khiến chúng ta hiểu năm giới có
thể giữ được, đến một mức độ rộng lớn không khó khăn và mất
mát mối lợi trần thế nào cả.
4. Do Sự
Thiếu Hỗ Trợ Và Bổ Sung Pháp.
Thiếu sự
bổ sung Pháp vào mỗi giới cũng có thể là nguyên nhân của sự vi phạm.
Tâm từ hay lòng từ ái phải được trau dồi như một khía cạnh bổ sung
của Pháp cho Giới Thứ Nhất. Samma-avija hay Chánh Mạng phải được
thực hành như khía cạnh bổ sung của Pháp cho Giới Thứ Hai. Santutthita hay
sự mãn nguyện với một người hôn phối là một khía cạnh của Pháp phải
được phát triển để bổ sung cho Giới Thứ Ba. Tính tin cậy là một
khía cạnh của Pháp phải được tuân hành để bổ sung cho Giới Thứ Tư.
Lưu ý và Thận trọng phải được gắn bó như một khía cạnh để bổ
sung Giới Thứ Năm. Giải thích một số bổ sung của Pháp như sau: Chẳng hạn,
tâm từ bổ sung Giới Thứ Nhất, tâm từ hiện hữu nơi mọi chúng sinh,
xua đuổi tất cả ý muốn làm hại. Không nói gì đến tâm từ hay lòng từ
ái bộc lộ bởi cha mẹ cho con cái, tâm từ đối với gia súc như chó và
mèo cũng đủ mang đến sự chăm sóc to lớn cho chúng. Không có tâm từ nhưng
thay vào bằng sân hận và ganh ghét, những gia súc này dễ dàng bị tiêu diệt.
Chánh Mạng bổ sung Giới Thứ Hai có thể giải thích như sau . Nếu một
người lười biếng trong việc làm hay áp dụng một cách sống sai lầm cho
cuộc sống của mình, người đó khó có thể giữ được Giới thứ hai. Vì
chúng ta hàng ngày phải ăn, mỗi người chúng ta phải có thực phẩm cho
mình, cho nên phải có một phương tiện để sống, một phương tiện chính
đáng cho việc này.
5. Do Sự
Vắng Mặt Của Người Lãnh Ðạo giữ Giới.
Ðây là một
câu chuyện minh họa, có một phương ngôn trong Kinh Jataka có thể tóm tắt
lại như sau: "Khi một đoàn trâu bò di chuyển, nếu con đầu đàn đi lạc,
cả đoàn trâu bò bị lạc. Cũng như vậy với con người. Nếu người lãnh
đạo được chỉ định thực hành không đúng Pháp hay không chính đáng,
quần chúng cũng thực hành như vậy. Cả quốc gia đau khổ nếu người lãnh
đạo không tôn trọng Pháp. Khi cả đoàn trâu bò di chuyển, nếu con đầu
đàn đi đúng đường, cả đoàn trâu bò cũng đi đúng đường. Nếu người
lãnh đạo được chỉ định tôn trọng Pháp, quần chúng cũng làm như vậy.
Cả quốc gia sẽ vừa lòng nếu người lãnh đạo giữ Pháp. Câu nói của
Phật Giáo rất rõ ràng. Cách hành xử của người lãnh đạo là một hậu
quả to lớn cho quần chúng vì họ không tránh khỏi theo gương của người
ấy.
Những lý
do trên về việc liệu có muốn hay không muốn giữ giới, mỗi lý do có thể
có ý nghĩa với giới. Tóm lại, dù Giới được giữ hay không được giữ
bởi những cá nhân trong xã hội, tùy thuộc vào việc giữ giới có mang lại
sự thỏa mãn phù hợp với tầng bậc xã hội của họ hay không.
Trong phương
diện ấy, một số nói lên ý kiến rằng Giới có thể coi như nguyên tắc
căn bản áp dụng trong một đường lối thích hợp sẽ phù hợp với tình
trạng của riêng mỗi người. Ðiều được coi như thích hợp tức phù hợp
đúng với mục đích của giới chỉ khi nó được áp dụng không có thành
kiến của người khác và không phải ưu tiên cho mình, vì mục đích của
giới là để tránh làm hại người khác. Ngoài ra, chúng là những bước
đầu tiến đến tập trung (định) và tuệ giác. Vì giữ giới không phải
là cứ giữ giới đơn thuần mà phải phù hợp với mục đích, nó sẽ
khác biệt theo một cách nào đó tùy theo tình trạng hay nghề nghiệp của
mỗi cá nhân. Chẳng hạn, người bình thường giữ giới mong ước hòa
bình và đem mãn ý cho tất cả gia đình và quốc gia, có hình thức này, với
các nhà sư mong ước đạt bình diện cao của Pháp lại là một dạng thức
khác. Tuy nhiên cả hai dạng thức dẫn đến mục tiêu mà vì nó việc giữ
giới được thiết lập. Hơn nữa, Giới hay luật lệ hạnh kiểm luân lý
cũng là yếu tố chính của sự phát triển quốc gia, sức mạnh mang nền
phồn thịnh kinh tế và sự mãn ý thông thường. Không có giới, năng suất
của cá nhân sẽ có khuynh hướng bị loại bỏ và tự tiêu diệt. Nơi mà
năng suất của một cá nhân cao nhưng có hại cho người khác, không giúp
gì thêm cho cộng đồng. Ðúng hơn là hiệu suất của cộng đồng giảm
thiểu và quả là rất khó khăn trong việc phát triển tiến bộ và thịnh
vượng chung. Cả đến từ quan niệm này, có thể nhìn thấy nhiều người
giữ giới theo đường lối thích hợp với tình trạng riêng của họ, với
hiểu rằng Giới có thể mang phồn thịnh cho cộng đồng.
Thông thường,
người dân trong các xứ Phật Giáo biết làm sao giữ giới hay luật lệ
tinh thần. Họ cũng biết năm giới không phải là cản trở thịnh vượng
của một cá nhân hay xứ sở. Nguyên nhân lo lắng không nằm trong thực tế
là nhiều người triệt để giữ giới, mà là trong thực tế quá nhiều người
vi phạm giới. Việc này đi xa đến nỗi những hành động ấy phải nên
tránh vì chúng thường bị coi như có hại theo pháp luật lại vẫn rất phổ
thông. Ðiều quan trọng cần phải làm lại cho đúng là ở nơi cá nhân hay
hoàn cảnh như đã được đề cập tới. Nếu mỗi người hành xử trong
đường lối giảm thiểu những ô trược và sản sinh đủ "biết xấu
hổ - kinh sợ tội lỗi" trong tâm, và nếu đồng thời có những hoàn
cảnh tạo mãn ý và thoải mái, như tự do thực thi chánh mạng của một
người trong bầu không khí hòa bình và an ninh, và khả năng nuôi sống đầy
đủ cho mình và gia đình, thì không có nguyên nhân vi phạm giới và người
ta sẽ chú ý giữ giới và Pháp bổ sung, như trau dồi tâm từ (lòng từ
ái) đối với người khác và chuyên cần theo đuổi chánh mạng (lối sống
chánh đáng). Nếu những nhà lãnh đạo và giới chức hành chánh ở mọi cấp
bực đều cũng chú ý đến giới, nếu họ chuẩn bị để tôn trọng giới
và không thi hành nhiệm vụ của họ trong một đường lối có hại, mà
trong đường lối mang lợi ích cho hạnh phúc người dân, nếu mọi khu vực
của cộng đồng đều cùng duy trì hành xử tốt như vậy, tiêu chuẩn của
luân lý chắc chắn sẽ cải thiện, vì căn bản tâm của mỗi cá nhân đều
mong ước được tốt đẹp, cho nên người dân thực sự nhìn thấy lợi
ích của Giới. Nếu sinh nhai của một người trở nên khó khăn hay nguy hiểm,
những giải pháp trong những trường hợp bất ngờ này phải là ưu tiên số
một. Trong Phật Giáo, Ðức Phật dạy lợi ích hiện tại cần phải được
lưu ý đầu tiên, chẳng hạn bằng cách chuyên cần và làm việc để kiếm
sống. Rồi sau đó, Ngài khuyên dồng thời nghĩ đến lợi ích tương lai,
chẳng hạn, bằng cách có niềm tin và tôn trọng Giới.
Khi có một
sự phản đối kịch liệt về tình trạng suy đồi bắt nguồn từ sự không
tôn kính giá trị tinh thần, thanh niên cũng như người lớn tuổi kêu gào
phải gìn giữ các giá trị ấy như đang xẩy ra trong hiện tại. Nhưng lý
do trình bày trong những chương này phải được ghi nhớ bởi tất cả chúng
ta, nắm tay nhau để cùng cải thiện tình hình bằng cách giải quyết
nguyên nhân thực sự. Những đạo sư tôn giáo chỉ có thể chỉ đường.
Nhiêm vụ này không thể làm bởi một nhóm người. Tất cả mọi khu vực
của cộng đồng phải cùng nhau hợp tác phù hợp với nhiệm vụ của
mình. Tất cả mọi người trong chúng ta phải thi hành nhiệm vụ của
chúng ta với lòng thành thật. Mỗi người phải xét cách hành xử của
mình và cố gắng loại bỏ hạnh kiểm bất thiện bằng cách giữ Giới.
Lúc ấy tôn trong luật lệ hạnh kiểm luân lý không khó, việc này có thể
làm được nhờ một thầy tu truyền Giới hay tự mình giữ Giới không cần
phải qua các nhà sư. Ðiều quan trọng là sự quyết tâm tôn trọng Giới,
đó là tiết chế một số hành động. Tuy sự tiết chế này có thể
không đầy đủ trong ý nghĩa giữ giới toàn vẹn, và có thể áp dụng đối
với những hành động coi là sai và bất thiện trong ý nghĩa trần thế và
pháp luật, tuy nhiên còn tốt hơn là không tiết chế gì cả.
Giới luật
hoàn hảo được truyền thụ đầy đủ trong mọi phương diện là sự thọ
trì không có nghĩa phải hoàn toàn đúng ngay từ lúc bắt đầu. Không ai
có thể thực hiện được như thế. Sự thực hành giữ giới phải từ từ,
từng bước một, từ giai đoạn thấp nhất đến giai đoạn cao. Cho nên tại
sao những lời sau đây được sử dụng: "Tôi cam kết thi hành luật
lệ rèn luyện để giữ mình khỏi phạm vào hạnh kiểm thế này thế nọ".
Thực chất là đồng ý rèn luyện về Giới hay luật lệ luân lý. Nó cũng
có nghĩa là sự giữ Giới vẫn chưa được toàn hảo. Nó cũng giống như
sự nghiên cứu bất cứ một ngành học nào. Nếu ta còn học một đề tài,
có nghĩa là ta chưa biết đề tài đó tới chỗ toàn bích. Bất cứ ai biết
được trọn vẹn thì không cần phải huấn luyện nữa. Một người đang
học không phải chịu trách nhiệm về cái ngu muội của điều mà người
ấy chưa học.
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31