- Những Hạt Ngọc Trí
Tuệ Phật Giáo
- Gems of
Buddhist Wisdom
Buddhist
Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
24
ÐỊA
VỊ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHẬT GIÁO
Hòa Thượng Tiến Sĩ K.
Sri Dhammananda
Thái độ xã hội đối với phụ nữ
đã được đánh dấu bởi sự kỳ thị hậu thuẫn bởi thành kiến và ảnh
hưởng tôn giáo. Cho nên, kỳ thị phụ nữ chắc chắn là nét chung của tất
cả các xã hội. Thành kiến và trở ngại phải đương đầu của người
phụ nữ đều tương tự giống nhau tại Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu hay AÂu
Châu. Ðó là một sự làm cho bất lực đặc biệt mà người phụ nữ phải
nếm trải căn bản của nó là thành kiến tôn giáo. Khái niệm về sự bất
lực cơ bản của phụ nữ bắt nguồn từ tôn giáo. Ở đây, người phụ
nữ được mô tả là người đàn bà quyến rũ, và mọi người luôn được
cảnh cáo phải đề phòng họ trong hầu hết các tôn giáo trên thế giới.
Một số
thành kiến xã hội căn cứ vào tín ngưỡng bình dân. Theo một số huyền
thoại tôn giáo, người đàn ông được giới thiệu là con của Thượng Ðế.
Ðiều lạ lùng là người đàn bà không bao giờ được ban cho địa vị
tương tự là con gái của Thượng Ðế.
Trong những
nhóm tin tưởng có linh hồn, có những người giữ khái niệm là linh hồn
chỉ hiện hữu nơi người đàn ông mà không ở nơi phụ nữ. Những ai cho
rằng phụ nữ có linh hồn lại không có lòng tin rằng linh hồn của phụ
nữ không bao giờ có thể tìm thấy một chỗ trên thiên đàng sau khi chết.
Ðó là một số niềm tin lạ lùng cho thấy rõ ràng bản chất của sự kỳ
thị phụ nữ lan tràn trên thế giới này.
Phụ nữ
được gán cho những đức tính xấu nhất của nhân loại. Họ bị coi như
là nguồn gốc của tội lỗi trên thế giới, thậm chí đến nỗi bị quở
trách vì những bất hạnh mà người đàn ông phải đương đầu trên thế
giới này và cả thế giới bên kia!
Nghi Thức
và Nghi Lễ
Trong một số
giáo phái, phụ nữ bị cấm không được thi hành một số nghi thức và
nghi lễ trên cơ sở vì họ là đàn bà! Có một thời kỳ họ bị cấm
không cho đọc kinh! Hình phạt với những người không tuân theo là bị cắt
lưỡi. Ngoài ra, họ còn bị làm cho nản trí để không vào các nơi thờ cúng.
Ngay cả khi họ được phép tham gia tu tập, sự tham gia chỉ được hạn chế
tại nhà riêng, liên quan đến các lễ nghi trong gia đình. Ngay hiện tại,
tuy nhiều chướng ngại đã được dẹp, những trở lực và bế tắc trong
việc nâng cao ánh sáng trí tuệ và tinh thần phụ nữ vẫn hiện hữu trong
nhiều mức độ .
Ranh Giới
Giữa Nam và Nữ
Theo lịch sử,
thái độ xã hội đối với phụ nữ có thể truy nguyên từ thời tiền Phật
Giáo vào thời văn hóa Vệ Ðà lúc sơ khai chẳng hạn như Rigveda. Có bằng
chứng cho thấy danh dự và kính trọng mà người phụ nữ trước đây được
hưởng trong nhà. Từ góc độ đạo giáo, phụ nữ có thể tiếp cận kiến
thức cao nhất của cái tuyệt đối hay Brahma (Thánh Thiện). Tuy nhiên, thái
độ phóng khoáng này thay đổi với thới gian. Ðó là do ảnh hưởng và địa
vị thống trị của các thầy tu và việc tập tục nghi lễ như thủ đoạn
của các thầy tu này và việc đem hy sinh súc vật. Kinh thánh được giải
thích theo cách mới, và nữ giới được coi như thấp hơn nam giới cả về
tinh thần lẫn vật chất.
Lằn ranh giới
giữa người đàn ông và người đàn bà biểu hiện trong phạm vi xã hội
và gia đình, nơi phụ nữ tương đối thấp hơn. Chẳng hạn, phụ nữ bị
hạ giá coi như một sở hữu như một đồ vật. Ðịa vị của phụ nữ
là ở nhà, và bị điều động theo sở thích và ý muốn nhất thời của
người chồng. Phụ nữ không những phải làm các việc lặt vặt trong gia
đình mà cũng còn phải lo toan đại gia đình. Thí dụ, một số Bà La Môn
lấy vợ và sống với vợ, nhưng lại cho rằng các đồ ăn nấu bởi người
vợ bất tịnh không đáng ăn! Từ những trường hợp như vậy, một huyền
thoại được xây dựng. Phụ nữ bị bêu xấu là tội lỗi, người ta
nghĩ rằng đường lối duy nhất để họ khỏi làm điều ác là làm cho họ
luôn luôn bận bịu với nhiệm vụ làm mẹ và những bổn phận trong gia đình.
Có một niềm
tin là phải có một đứa con để nối dõi tông đường thi hành các
"lễ nghi cho tổ tiên". Niềm tin truyền thống này cho là chỉ có
con trai mới gánh vác được những nghi thức mà họ nghĩ rằng cần thiết
hầu đem an lạc và an ninh cho cha ông sau khi chết. Cũng có niềm tin cho rằng
người đã chết có thể trở về thành ma quỷ để hãm hại gia đình. Cho
nên khả năng để sinh con trai hết sức là quan trọng với một phụ nữ
thành gia thất. Mặt khác nếu người đàn bà không có con, hay không sanh
được con trai, người đó sẽ bị thay thế bằng một người vợ thứ hai
hay thứ ba - thậm chí phải ra khỏi nhà vì niềm tin ấy! Xét từ góc độ
tầm quan trọng liên hệ đến việc sinh con trai với một phụ nữ có gia
đình, chúng ta hiểu đời sống của một người có gia đình thật bất trắc
tùy thuộc vào việc người ấy có sinh được con trai không! Tuy nhiên điều
này không có nghĩa là đời sống phụ nữ không chồng ít bất trắc gì hơn
những người chị có gia đình của họ. Hôn nhân được coi như một phước
báu thiêng liêng. Nhưng một người con gái không lấy chồng bị khinh miệt
bởi xã hội và là mục tiêu cho họ công kích.
Về tinh thần,
trong lãnh vực tu tập tôn giáo, địa vị mà phụ nữ đã có lần được
hưởng cũng bị khước từ. Theo họ, họ tin là phụ nữ không có khả năng
lên thiên đường dù có công đức. Hơn nữa, phụ nữ không thể tự mình
thờ cúng. Họ cũng tin rằng phụ nữ chỉ có thể lên thiên đường khi phục
tùng tuyệt đối người chồng - thậm chí nếu người chồng là một người
ác. Ðồ ăn do người chồng ăn dư còn lại thường là đồ ăn của người
vợ. Những thí dụ trên đây cho thấy mức độ bất bình đẳng giữa nam
và nữ giới.
Ðịa Vị
Của Người Phụ Nữ Ðược Tuyên Bố Bởi Ðức Phật
Trái ngược
với những tập quán mù quáng cản trở sự phát triển tinh thần như vậy,
Phật Giáo có thể được cho là ít kỳ thị nhất trong thái độ đối với
phụ nữ. Không có chút nghi ngờ gì cả Ðức Phật là vị đạo sư đầu
tiên cho phụ nữ cơ hội bình đẳng, giải phóng trong lãnh vực phát triển
tinh thần. Tuy rằng đôi khi Ngài cũng có nói đến khuynh hướng tự nhiên
và và những nhược điểm của phụ nữ nói chung. Nhưng Ngài cũng ngợi
khen tài năng và khả năng của nữ giới. Ngài thực sự dọn đường cho
phụ nữ tiến đến một đời sống tôn giáo hoàn toàn. Ðiều này ngụ
ý, phụ nữ có thể phát triển và thanh tịnh tâm mình như nam giới và đạt
hạnh phúc Niết Bàn như nam giới. Ðiều này được chứng minh nhiều bởi
những lời chứng của các Nữ Tu Sĩ (Ni Giới) trong thời Ðức Phật.
Lời dạy của
Ðức Phật đã có tác động lớn quét sạch những niềm tin dị đoan và
những nghi thức và nghi lễ vô nghĩa - gồm cả sự hiến tế súc vật khỏi
tâm của nhiều người. Khi Ðức Phật khám phá ra bản chất thực sự của
đời sống và cái chết, giải thích về hiện tượng tự nhiên vận hành
vũ trụ cho những người này, họ bắt đầu hiểu. Kết quả là chấm dứt
và sửa chữa những bất công và thành kiến đang lan tràn trong xã hội. Như
vậy khiến người phụ nữ sống cuộc đời theo đường lối riêng của
mình.
Mặc dầu
Ðức Phật đã nâng cao địa vị của Phụ nữ trong xã hội, Ngài cũng vẫn
vạch ra những dị biệt về xã hội và tâm lý hiện hữu giữa nam và nữ
giới. Ðiều này chứng tỏ đường lối của Ðức Phật rất thực tế do
sự quan sát của Ngài. Lời khuyên của Ngài, đưa ra đôi lúc trong ánh
sáng của sự quan sát của Ngài rất thực tiễn. Nhiều trường hợp này
đã được miêu tả rõ ràng trong các Kinh Anguttara Nikaya và Samyutta Nikaya.
Ðược ghi nhận rằng bổn phận người đàn ông là tìm kiếm kiến thức
không bao giờ chấm dứt. Người đàn ông phải cải tiến và ổn định kỹ
năng và tài thủ công nghệ và chuyên cần vào công việc của mình. Người
ấy cũng phải có khả năng tìm ra những phương tiện để duy trì và giữ
vững gia đình. Mặt khác, bổn phận của phụ nữ là coi sóc nhà cửa và
chồng.
Kinh Anguttara
Nikaya chứa đựng lời khuyên rất có giá trị cho những người con gái
trước khi đi lấy chồng. Nhìn thấy trước những khó khăn phát xuất với
bên chồng, Ðức Phật đã đưa ra những lời khuyên về mọi mặt đối với
cha mẹ chồng, phục vụ cha mẹ chồng trong tình thương yêu như chính cha mẹ
mình. Người vợ cũng phải trân trọng và kính nể thân quyến và bè bạn
bên chồng như vậy bầu không khí thuận thảo và hạnh phúc sẽ được tạo
nên trong gia đình khi mới về nhà chồng. Họ cũng được khuyên dạy phải
tìm hiểu bản tính người chồng, xác định hoạt động, tính nết, tâm
tính của chồng, và trở nên luôn luôn hữu ích và cộng tác khi mới về
nhà chồng. Họ nên lễ phép, tử tế và ý tứ trong sự giao tế với người
làm. Người vợ phải dành dụm tiền kiếm được của người chồng và
phải biết sự chi tiêu trong gia đình cần được tính toán và duy trì.
Ðó là lời khuyên có giá trị vô tận của Ðức Phật.
Ðức Phật
cảm nhận an lạc và hòa hài trong gia đình ở một mức rộng lớn là do
người đàn bà. Ngài cho Phụ nữ lời khuyên về vai trò trong đời sống lứa
đôi rất chính xác và thực tiễn. Ngài liệt kê một số các đức tính tốt
hàng ngày mà người phụ nữ nên làm hay không nên làm. Vào nhiều dịp, Ðức
Phật khuyên người vợ:
* Không nên
nuôi tư tưởng tội lỗi đối với chồng;
* Không nên độc ác, thô bạo hay lấn át chồng;
* Không nên phung phí mà nên tằn tiện sống trong phạm vi lợi tức kiếm
được;
* Nên canh chừng và gìn giữ tài sản và của cải do người chồng vất vả
kiếm được;
* Luôn luôn đức hạnh và trong sạch trong tâm và hành động;
* Phải trung thành và không nuôi tư tưởng hay hành động ngoại tình nào;
* Phải nên cẩn trọng về lời nói và lễ phép trong hành động;
* Phải nên tử tế, cần cù và siêng năng;
* Phải nên quan tâm và từ bi với chồng và thái độ đối xử với chồng
phải như người mẹ thương yêu và bảo vệ đứa con trai của mình;
* Phải nên nhũn nhặn và lễ độ;
* Phải nên trầm tĩnh, bình tĩnh và hiểu biết - phục vụ không những như
một người vợ mà cũng như người bạn và người cố vấn cho chồng khi
cần thiết.
Trong thời
Ðức Phật tại thế, các đạo sư các tôn giáo khác cũng nói về bổn phận
và nghĩa vụ của người vợ đối với người chồng. Họ nhấn mạnh đến
bổn phận đặc biệt của người phụ nữ là phải sinh con cho người chồng
và phục vụ chồng trung thành, tạo hạnh phúc gia đình. Ðiều này cũng
tương tự quan điểm của Ðạo Khổng. Tuy nhiên, bổn phận của người vợ
đối với chồng đặt ra bởi tiêu chuẩn kỷ luật của Ðức Khổng Tử lại
không nhấn mạnh đến bổn phận và nghĩa vụ của chồng đối với vợ.
Lời dạy của
Ðức Phật không thiên vị về phía người chồng. Trong Kinh Sigalovada, Ðức
Phật nói rõ ràng cả bổn phận của người chồng đối với vợ và ngược
lại. Về phần người chồng, người chồng phải trung thành, lịch sự và
không khinh miệt. Bổn phận người chồng là trao quyền cho người vợ; và
thỉnh thoảng cung cấp đồ trang sức cho vợ. Cho nên, chúng ta chứng kiến
thái độ vô tư biểu lộ bởi Ðức Phật đối với cả nam lẫn nữ giới.
Ðức Phật
cũng chỉ rõ những điều cản trở và bất lợi mà người đàn bà phải
chịu. Chẳng hạn như gian nan và khổ cực lúc phải xa nhà vào ngày cưới
để về nhà chồng và nỗi thương đau phải tự mình gánh chịu để thích
nghi với môi trường mới đầy khó khăn và trở ngại. Thêm vào đó là
cái đau đớn và đau tâm sinh lý mà người đàn bà phải chịu đựng trong
lúc kinh kỳ, mang thai và sanh nở. Tất cả những điều này tuy là những
hiện tượng tự nhiên chỉ miêu tả những dị biệt bất lợi và hoàn cảnh
xẩy ra giữa người đàn ông và người đàn bà.
Lời dạy của
Ðức Phật về bản chất thực sự của cuộc sống và cái chết - về
nghiệp và về những nẻo luân hồi- đã thay đổi thái độ đối với phụ
nữ trong thời kỳ đó. Ðiều này cũng đặc biệt như vậy đối với sự
quan trọng lớn lao gắn với việc sanh con trai. Phật Giáo không bao giờ đồng
quan điểm với quan điểm Bà La Môn là con trai cần thiết cho người cha để
lên thiên đường. Ðức Phật dạy theo Nghiệp Luật, ta phải chịu trách
nhiệm về hành động và hậu quả của chính ta. Hạnh phúc của cha hay
ông không tùy thuộc vào hành động của người con hay người cháu. Mỗi
cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành động của chính cá nhân ấy. Cho
nên không có nguyên nhân nào cho người đàn bà lập gia đình phải lo âu
chỉ vì không sinh được con trai để thi hành những nghi lễ cho tổ tiên.
Ðiều này cũng có nghĩa con gái cũng tốt như con trai.
Có thể rằng
trong thời kỳ đầu Phật Giáo, con gái không lấy chồng, không bị ngược
đãi. Người con gái đó có thể ở nhà săn sóc đầy đủ cha mẹ, các anh
em chị em còn nhỏ hơn mình. Người con gái đó có quyền sở hữu tài sản
to lớn.
Ðức Phật
không gán sự quan trọng vào việc sinh con trai. Trong một dịp Hoàng Ðế
Kosola đang cùng với Ðức Phật, thì được tin báo một đứa con gái của
Hoàng Ðế được sinh ra. Mong mỏi một con trai, Hoàng Ðế không vui. Nhận
biết như vậy, Ðức Phật đã ca ngợi phụ nữ, nêu cao những đức hạnh
của người phụ nữ như sau:
"Một số
phụ nữ thực ra còn tốt hơn nam nhân. Hãy nuôi dưỡng bé gái, hỡi vị
chúa công . Có những phụ nữ khôn ngoan, đức hạnh, được hết sức kính
nể là bà mẹ vợ, là những người trong trắng. Từ những người cao thượng
như thế sanh đứa con trai dũng cảm, một chúa tể cả vương quốc, sẽ
cai trị cả nước của vua."
Ðức Phật
mở cửa cho phụ nữ tham gia vào lãnh vực tôn giáo cho họ được nhập vào
Ðoàn thể Tỳ Kheo Ni, Ðoàn Thể Ni Giới. Việc này mở rộng những con
đường thênh thangcủa văn hóa, xã hội và những cơ hội về đời sống
công cộng cho phụ nữ. Nó cũng dẫn đến công nhận hoàn toàn tầm quan trọng
của phụ nữ trong xã hội, và làm như vậy nâng cao địa vị của người
phụ nữ.
Mặc dù có
một vài bình luận châm biếm có đề cập trong Tam Tạng Kinh Ðiển về những
mưu chước và cách đối xử của phụ nữ, nhưng Ðức Phật cũng có ghi
trong Kinh Samyutta Nikaya nhiều nét đặc biệt chuộc lỗi của họ. Ðược
biết rằng trong một số hoàn cảnh, phụ nữ được coi như khôn ngoan và
sáng suốt hơn nam giới, và phụ nữ cũng được coi như có khả năng chứng
đắc hay đạt thánh quả sau khi tiến bước vào Bát Chánh Ðao cao quý. Mặc
dù một số không vừa ýù, qua sự quan sát kỹ lưỡng, chúng ta thấy những
gì Ðức Phật nói về phụ nữ vẫn có giá trị ngày nay. Vây nên, trong việc
bộc lộ bản chất của phụ nữ - như khi Ðức Phật nói đến trường hợp
Hoàng Ðế Kosala sinh con gái thay vì con trai - Ðức Phật không chỉ nhằm vảo
nhược điểm mà còn vào tiềm lực của phụ nữ.
Ðức Phật
cho thấy rõ ràng phụ nữ có khả năng hiểu biết giáo lý của Ngài và
có thể tu tập giáo lý này để đạt tinh thần ở mức độ nào đó. Ðiều
này cho thấy rõ ràng do lời khuyên của Ðức Phật cho nhiều phụ nữ vào
nhiều dịp và hoàn cảnh khác nhau. Ðức Phật dạy bài học vô thường
cho Khema, người đẹp kiêu kỳ tự đắc. Khema là vợ của Vua Bình Sa Vương.
Lúc đầu bà này không chịu đến gặp Ðức Phật vì bà này nghe thấy Ðức
Phật thường nhắc đến sắc đẹp bên ngoài bằng lời lẽ coi thường. Một
hôm, bà ta ghé thăm tu viện chỉ để vãng cảnh. Dần dà, Bà bị lôi cuốn
tới giảng đường nơi Ðức Phật đang thuyết pháp. Ðức Phật dùng thần
thông biết được tư tưởng của Bà và tạo ảo ảnh một người mệnh
phụ ngồi trước bà. Khema đang ngắm nghía sắc đẹp của mệnh phụ này
thì Ðức Phật biến người đàn bà này đang đẹp đẽ thành người trung
niên rồi thành người già, và cuối cùng té xuống đất răng gẫy, tóc bạc,
và da nhăn. Sự thay đổi này khiến Hoàng Hậu Khema nhận thức được cái
phù phiếm của sắc đẹp bên ngoài và cảm nhận thấy cái phù du của cuộc
đời. Bà suy nghĩ: "Một thân hình như vậy mà trở thành tàn tạ như
vậy sao? Thì thân hình của ta cũng sẽ như vậy ư?" Nhận thức được
hậu quả như vậy, Hoàng Hậu Khema đắc thánh quả A La Hán, và với sự
đồng ý của Bình Sa Vương, Bà đã gia nhập Ni Ðoàn Tỳ Kheo Ni.
Với các phụ
nữ quá xúc động và đau buồn về sự mất người thân yêu, Ðức Phật
nói về sự không tránh khỏi cái chết như diễn tả trong Tứ Diệu Ðế
Cao Quý. Ngài cũng trích dẫn nhiều ngụ ngôn nhấn mạnh về điểm này.
Cho nên, với Visakha, một mệnh phụ đa sầu đa cảm có một đứa cháu chết,
Ðức Phật đã nói như sau:
"Từ
thương yêu sinh sầu khổ,
Từ thương yêu sinh sợ hãi,
Với người không còn luyến ái,
Thì không còn sầu khổ, ít sợ hãi"
Sự thiết
lập Ðoàn Tỳ Kheo Ni -- Ni Ðoàn -- vào năm hoằng pháp thứ năm của Ðức
Phật, dọn đường hoàn toàn tự do tôn giáo cho phụ nữ. Sự thành công với
nhiều chư ni xuất sắc rất lẫy lừng trong việc nghiên cứu và tu tập
Giáo Pháp. Ðứng về mặt thế giới, Phật Giáo vươn cao. Bài thánh ca về
Chị Em (Therigatha) gồm có 77 bài thơ tác giả là các Ni là niềm tự hào của
nền văn hóa Phật Giáo.
Các ni
không bị giới hạn bởi Ðức Phật trong việc dạy và thuyết giảng Giáo
Pháp. Tỳ Kheo Ni Ðoàn sản sinh một số các nhà dẫn giải Giáo Pháp và
thuyết pháp lẫy lừng như Sukha, Patacara, Khema, Dhammadinna, và Maha Pajapati
(người mẹ nuôi dưỡng Thái Tử Tất Ðạt Ða). Theo Phật Giáo, con trai
không phải là cần thiết để người cha để được lên thiên đường,
con gái cũng tốt như con trai, nếu được tự do sống một cuộc đời độc
lập. Cho phụ nữ được tích cực chia sẻ hoạt động vào đời sống tôn
giáo, Ðức Phật đã giúp đỡ nâng cao địa vị phụ nữ trong đời sống
thế tục.
Tuy nhiên
cho phép phụ nữ vào đời sống tôn giáo quả là quá tiến bộ trong thời
ấy. Vì lẽ bản chất của sự cải tiến quá tiến bộ đối với sự suy
nghĩ của thời đại ấy, người dân đã không thể tự thích nghi nên gây
ra thoái trào. Cho nên Tỳ Kheo Ni Ðoàn chỉ duy trì được một thời gian ngắn
vì họ không làm chủ được tình hình. Những người Bà La Môn với ưu tiên
của họ trong hệ thống đẳng cấp xã hội bị đe dọa cũng là một yếu
tố khác làm suy yếu Ni Ðoàn. Những người Bà La Môn này tuyên truyền chống
đối "thái độ mới" cho phụ nữ tự do tôn giáo.
Tại Sri
Lanka, Ni Ðoàn phát triển cho đến năm 1017 Tây Lịch đời Hoàng Ðế
Mahinda IV. Sau đó Ni Ðoàn tan rã và không còn tái lập được. Nhưng Ni
Ðoàn được giới thiệu vào Trung Hoa bởi những Ni Sinhalese, và vẫn còn tồn
tại cho đến ngày nay cũng giống như Nhật Bản. Tuy nhiên theo truyền thống
Ðại Thừa, ni giới chỉ đóng môt vị trí phụ thuộc không thể bằng
các tăng được.
Tiến Tới
Bình Ðẳng và Tự Do
Sự tiến tới
thời đại tiên tiến của thế kỷ thứ 19 và 20 khác xa thời Ðức Phật.
Giải phóng phụ nữ, tìm tự do và bình đẳng đạt được bước tiến dài,
đặc biệt ở Tây Phương. Việc này do kết quả những xu hướng và tư
tưởng hiện đại, và giáo dục tiên tiến cho phụ nữ ở tất cả địa
vị học hành cao cấp.
Susan B.
Anthony, người Hoa Kỳ tiên phong trong việc tranh đấu bình đẳng cho phụ nữ
từ năm 1848, hơn 148 năm qua. Từ đó, các phong trào và tranh đấu với mục
tiêu rộng lớn hơn, đã tiến lên với nhiều phụ nữ tiên phong và nhiều
tổ chức phụ nữ. Những phụ nữ này tin tưởng là phái nữ có một vai
trò trong tình đoàn kết ái quốc với phái nam góp phần xây dựng một thế
giới tốt đẹp hơn qua một xã hội và một quốc gia tốt đẹp hơn.
Từ năm
1848, có những phong trào bình dân được tổ chức để đòi hỏi giáo dục
bình đẳng, quyền chính trị bình đẳng, và kinh tế bình đẳng cho phái nữ.
Ở phương Tây, địa vị phụ nữ được nâng cao bởi những hoàn cảnh
phát sanh bởi cuộc cách mạng công nghiệp, phong trào nhân đạo, và phong
trào phụ nữ đòi bình đẳng. Nhưng, tại Á Châu và những nước khác,
công nghiệp kém phát triển, những sự thay đổi được đem đến do những
nhà cải tổ có nguồn gốc tôn giáo.
Trong năm, sáu
chục năm qua, có một sự gia tăng đều đều số phụ nữ tham gia vào kinh
tế, xã hội cũng như đời sống chính trị tại các nước của họ. Sự
thành công như vậy đạt được bởi phái nữ mới đây trong các lãnh vực-
khoa học xã hội, kinh doanh, kinh tế và cả trong lãnh vực chính trị - được
mô tả như phi thường. Mỉa mai thay, tuy một số phụ nữ đã tiến tới tột
cùng trên vũ đài chính trị như giữ chức thủ tướng tại nước của họ,
nhưng tại một số nước khác, những phụ nữ đương thời lại chưa có
quyền công dân - quyền bầu cử! Mặc dù, hầu hết các nước bây giờ đã
áp dụng thái độ công bằng hơn, và đã tạo những cơ hội về giáo dục
và nghề nghiệp cho phụ nữ, kinh nghiệm không vừa ýù và sự kỳ thị
mà họ đã đưa lên với nhau cùng với sự ganh đua và sợ hãi vẫn là
thái độ phỏ biến ngày nay Thực ra nếu nói là một số hình thức kỳ
thị vẫn còn tồn tại đối với phái nữ là nói không đúng sự thật.
Hành động
quốc tế nâng cao địa vị phụ nữ bắt đầu bằng một phương thức nhỏ
bé với Hội Quốc Liên nay đã giải tán sau Thế Chiến Thứ Nhất. Sau này
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đi xa hơn nữa qui định nguyên tắc bình đẳng
và tự do cho tất cả phụ nữ. Một Ủy Ban về thể chế phụ nữ, một cơ
quan của Liên Hiệp Quốc điều tra vấn đề kỳ thị giới tính và bàn
cãi về những câu hỏi liên quan đến quyền chính trị của phụ nữ;
bình dẳng về lương bổng cũng như bình đẳng về việc làm, địa vị phụ
nữ trong luật tập tục, quốc tịch phụ nữ khi lấy chồng; cơ hội giáo
dục và kinh tế cho phụ nữ; giúp đỡ kỹ thuật và sự tham gia của phụ
nữ.
Tuy nhiều
việc đã được hoàn tất qua các phong trào phụ nữ đòi quyền bầu cử,
những tổ chức phụ nữ quốc tế đấu tranh cho sự tham gia rộng rãi hơn
của phụ nữ vào các lãnh vực xã hội, kinh tế, và chính trị, nhưng vấn
đề thực sự tự do vẫn chưa giải quyết được.
Tự Do
Trong Ý Nghĩ Phật Giáo
Tự do thực
sự phải là tự do hoàn toàn thoát khỏi mọi hình thức của ràng buộc.
Nó chỉ có thể đạt được do sự phát triển tinh thần đúng cách và
thanh tịnh tâm của chính mình - tẩy sạch tất cả những dấu vết của
tham sân si. Không có bàn luận công khai, biểu tình hay hiến chương quốc tế
có thể mang lại tự do hoàn toàn. Những việc này chỉ có thể đạt được
do chuyên cần của chính mình và sự chú ý vào việc tu tập thường xuyên
về thiền như Ðức Phật dạy.
Ðức Phật,
trong khi xúc tiến nguyên nhân về phụ nữ, được coi như người đầu tiên
giải phóng phụ nữ, và là người vận động cho lối sống dân chủ.
Chính trong Giáo Pháp Phật Giáo, phụ nữ không bị khinh miệt và hạ phẩm
giá mà địa vị còn được nâng lên như phái nam trong phương diện tinh thần
cố gắng để đạt trí tuệ và giải thoát.
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31