- Những Hạt Ngọc Trí
Tuệ Phật Giáo
- Gems of
Buddhist Wisdom
Buddhist
Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
16
TRÍ TUỆ NGƯỜI XƯA VÀ NHỮNG KHÓ
KHĂN HIỆN ÐẠI
Francis Story
Lịch sử con người chinh phục môi trường chung quanh từ
thuở sơ khai, là chuyện thích nghi với sự thay đổi qua tài trí ngày càng
tăng về kỹ thuật sống. Ở hoàn cảnh tốt nhất, nó đã là cuộc chinh
phục cục bộ; những dị biệt về cách thức sống không nhất thiết đi
đôi với sự thay đổi về cách suy tư hay quan điểm mong đợi. Con người,
bên dưới bên ngoài, vẫn còn là một con thú thuở ban sơ; bản năng của
con người phát triển trong một mô hình văn minh phức tạp hơn, và phản
ứng của con người trước các tình thế đã khác xa với những đáp ứng
của cha ông, tuy nhiên chính bản năng thì không khác. Về căn bản chúng vẫn
không thay đổi căn cứ vào thời gian của những tư liệu cổ nhất còn lại
đến ngày nay.
Những biến cố và tình thế phát
sinh do sức mạnh tinh thần, còn bản năng gây ra chúng vẫn không thay đổi,
tình hình và các vấn đề về cơ bản cũng giống như vậy, dù chúng xuất
hiện trang phục khác. Do sự giải thích sai lầm về thuyết tiến hóa,
tính lạc quan dễ dãi hậu kỳ Darwin tin rằng nhân loại đang vững bước
tiến lên đã bị loại bỏ. Kiến thức, tuy có tiến bộ, không thể giải
thoát tinh thần con người, dù có thể giải thoát một số ràng buộc tinh
thần, mà thực ra chỉ là sự thay thế chúng bằng những ràng buộc khác.
Lòng ích kỷ, tham ái và tham sống là những yếu tố vẫn chiếm ưu thế,
do đó kiến thức, không có sự bù đắp của trí tuệ, hẳn là còn bị lệ
thuộc.
Nhìn thoáng qua những bản kinh Nguyên
Thủy sớm nhất cũng đủ cho thấy những khó khăn ngày nay giống hệt như
ở Ấn Ðộ 2500 năm trước.
Sự thôi thúc sống và sự ham sống nơi
tất cả chúng sanh nẩy nở từ tham ái, và Ðức Phật, lúc Ngài đạt Giác
Ngộ, tuyên bố: "Ta đã lang thang vô ích bao nhiêu lần sanh, tìm cách
xây dựng căn nhà; ta đã đau khổ trong nhiều lần sanh tái diễn. Nay, hỡi
người xây dựng căn nhà, nay đã tìm ra được rồi, ngươi sẽ không còn
phải xây dựng nhà nữa". Căn nhà là hình thức cụ thể, người xây
là tham ái, bản năng kiên trì bám vào đời sống, cho thấy tại sao những
khó khăn đương đầu bởi nhân loại ngày nay căn bản vẫn giống như vậy,
đã không được như ý từ bình minh lịch sử; chúng chỉ hoán chuyển
thành một loại chìa khóa khác, có ngụ ý khái quát thay vì một ít cá
nhân giới hạn hay bộ lạc.
Trong đời sống ngày nay, tôn giáo, một
thời là yếu tố chính trong lịch sử thế giới, đóng một phần tương
đối không quan trọng. Thái độ của con người hiện đại, tâm hòa hợp
với cái khác và rõ ràng là những công chuyện cần ngay và thực tiễn hơn,
được quyết định bởi tôn giáo chỉ trong phạm vi huấn luyện ban đầu
gây ấn tượng trên một sự hiểu biết mềm dẻo, còn lại với con người
là chỉ để nhuộm màu phong cảnh tinh thần. Giữa những khu rộng lớn của
con người trên thế giới, tôn giáo chính đã không còn ảnh hưởng, những
hành động được cân nhắc và phán xét không bằng tiêu chuẩn tôn giáo
hay đạo đức, mà là thắng hay bại từ quan điểm hoàn toàn trần thế.
Chúng đã không còn là "phải" hay "trái", và trở thành
đơn giản là thực tiễn hay không thực tiễn. Ðặc tính cơ hội đã được
thiết lập thay thế cái huyền bí trước đây như nguyên tắc điều hành
trong cách đối xử của con người, do kết quả của sự suy thoái niềm
tin vào kiếp sau với sự việc sau cùng với đặc trưng của một nền công
lý trừng phạt. Theo ý nghĩa đó, điều này có thể được chấp nhận
như một bước tiến hướng về duy lý luận; nhưng vì nhân tố thúc đẩy
đằng sau hành-động-cơ-hội vẫn nằm trong bản năng của con người man rợ,
phần đóng góp bởi lý trí chỉ là phụ thuộc. Lý trí được dùng phục
vụ những động cơ chủ yếu là không hợp lý.
Trong một bài thuyết giảng nổi tiếng
trong Kinh Brahmajala của Bộ Trường A Hàm, Ðức Phật nêu lên 62 hệ thống
tôn giáo-triết lý thời bấy giờ, từ chủ nghĩa lý tưởng siêu nghiệm
đến duy vật cao, Ngài bác bỏ tất cả. Khả năng tài tình về siêu hình
của người Ấn Ðộ chưa được Âu Châu biết vào thời các nhà triết học
kinh việnTrung Cổ, nhiều thuyết cổ Bà La Môn đã biến mất, chỉ để lại
tên những học thuyết đối kháng và những học thuyết được nói nhiều
đến đã được chúng ta khám phá, một số học thuyết này giả trang như
những phát triển mới nhất về tư tưởng con người. Trong một bài thuyết
giảng khác, trong Kinh Apannaka của Trung Bộ Kinh, Ðức Phật đề cập đến
một trong những học thuyết với những lời như sau: "Có một số nhà
tu khổ hạnh và Bà La Môn nhất định cho rằng, không có gì được cho, hy
sinh hay dâng hiến, không có quả chín của hành động thiện ác, không có
thế giới này mà cũng không có thế giới khác, không có cha, cũng không
có mẹ, hay chúng sanh xuất hiện, trong thế giới không có nhà tu khổ hạnh
mà cũng không có Bà La Môn đã quá vãng và theo chính đạo, người trong số
chính họ hiểu được th? giới với kiến thức cao hơn và tuyên bố điều
đó...
Trong trường hợp này, hoàn toàn bình
thường là những nhà tu khổ hạnh và Bà La Môn nhất định cho rằng không
có quả chín của hành động thiện ác, không có thế giới khác, người dân
sẽ bỏ ba điều thiện, cư xử thiện trong hành động, lời nói và tư tưởng,
và sẽ giữ và thực hành ba điều ác, cư xử tội lỗi trong hành động,
trong lời nói và trong tư tưởng. Tại sao lại như vậy? Vì họ không nhìn
thấy sự nguy hiểm, điên rồ và sa đọa của điều ác, và cũng chẳng nhìn
thấy phước lành của sự từ bỏ trần tục và sự thanh tịnh của điều
thiện. Dù quả thực có thế giới khác, quan điểm của họ là không có,
đó là một quan niệm sai lầm. Mặc dù có thế giới khác, họ quyết định
không có, do đó họ giải quyết sai. Mặc dù đương nhiên có thế giới
khác, họ khẳng định không có, đó là lời tuyên bố sai. Mặc dù đương
nhiên có thế giới khác, họ nói không có, và hành động ngược lại với
các bậc A la hán hiểu biết về thế giới khác. Mặc dù đương nhiên có
thế giới khác, họ dạy người khác không có, đó là lời dạy học thuyết
sai. Với sự giáo dục của học thuyết sai, họ tâng bốc họ và miệt thị
người khác. Như vậy đức hạnh trước đây của họ bị tiêu diệt và
vô luân phát xuất, đưa đến kết quả quan niệm sai, giải quyết sai, lời
nói sai, giáo dục học thuyết sai chống lại với học thuyết cao thượng,
tự tâng bốc mình và miệt thị người khác. Cóù nhiều điều bất thiện
cũng phát xuất do quan niệm sai lầm.
"Trong trường hợp này, người chủ
hộ, thông minh suy nghĩ như sau: Nếu không có thế giới khác, xác thân bị
tiêu hủy sẽ được an toàn (bởi sự hủy diệt), nhưng nếu có thế giới
khác, cá nhân ấy với sự tiêu hủy của xác thân sau khi chết sẽ tái
sanh vào một cảnh giới bất hạnh đau khổ. Nếu bạn thích, hãy giả sử
không có thế giới khác hay giả sử những lời nói của những nhà tu khổ
hạnh và Bà La Môn là đúng. Nhưng cá nhân ấy bị quở trách bởi người
trí ngay trong lúc sống này vì nắm quan niệm sai và là một chúng sanh theo
chủ nghĩa hư vô. Nhưng nếu thực sự có thế giới khác, cá nhân ấy ở
trong đẳng cấp bất hạnh trong cả hai trường hợp, vì bị quở trách
ngay trong lúc sống bởi người trí vì nắm giữ quan niệm sai, và với xác
thân bị tiêu hủy sau khi chết sẽ tái sanh vào cảnh giới bất hạnh. Như
vậy theo và ôm ấp học thuyết đặc biệt này hết sức sai lầm; người
đó cố chấp một chiều, và từ bỏ địa vị tốt lành".
"Trong trường hợp điều đó có
thể xẩy ra là những nhà tu khổ hạnh và Bà La Môn xác nhận và cho là
có quả chín từ hành động thiện ác, có một thế giới khác, họ sẽ bỏ
ba điều ác, bỏ cư xử tội lỗi trong hành động, lời nói và tư tưởng,
và sẽ nghe theo và thực hành ba điều thiện, cư xử thiện trong hành động,
lời nói và tư tưởng. Tại sao vậy? Vì họ nhìn thấy cái nguy hiểm, điên
rồ và sa đọa của điều ác, và nhìn thấy những phước lành của sự từ
bỏ trần tục và sự thanh tịnh của điều thiện. Như vậy, điều tội lỗi
trước đây của họ bị tiêu diệt và đức hạnh được tạo ra, và đưa
đến chánh kiến, giải quyết đúng, chánh ngữ, giáo dục trong học thuyết
đúng này không ngược lại với học thuyết cao quý, tránh được tự cao
tự đại và miệt thị người khác. Có rất nhiều điều thiện cũng phát
sinh từ chánh kiến của họ". Thuyết giảng về học thuyết của Nghiệp,
định luật khoa học về hành động và phản ứng cho một sinh viên Bà La
Môn tên Subbha, Ðức Phật đề cập đến một vấn đề hết sức nổi bật
trong tư tưởng này, đó là sự bình đẳng của con người:
Sự biểu lộ bất bình đẳng giữa
chúng sanh lúc nào cũng là nét đặc biệt trong đời sống con người, và
do đó Phật Giáo giải thích cái dường như bất bình đẳng mà con người
phải chịu đựng từ lúc sanh ra. Học thuyết về Nghiệp đưa ra đời sống
và vũ trụ dưới ánh sáng của một định luật hợp lý và vô tư, hơn thế
nữa một định luật đúng theo nguyên tắc khoa học về nguyên nhân và hậu
quả.
Khi được hỏi về phúc lợi của quốc
gia và cộng đồng, Ðức Phật đặc biệt nhắc đến những người
Vajjians, một bộ lạc bị đe dọa bởi những bộ lạc lân bang. Ngài nói:
"Này A Nan, chừng nào người Vajjians thường tụ tập lại đông đủ
để đoàn kết, chừng đó họ phồn thịnh, và không suy tàn. Chừng nào người
Vajjians tập họp trong hòa hợp, và giải tán trong hòa hợp, chừng nào họ
phục vụ trong hòa hợp, chừng nào họ ban hành đúng cách bất cứ đạo
luật cải cách nào, hay hủy bỏ một đạo luật đã được thiết lập, với
luật cũ của người Vajjians ban hành mà họ vẫn trân trọng, họ quý mến
và kính trọng những người già, coi những người già đáng giá và vâng lời
họ, chừng nào những người phụ nữ và những trinh nữ sống hòa hợp
không bị ép buộc hay bắt cóc, bao lâu người Vajjians vẫn tôn trọng, tôn
sùng, quý mến và thờ phụng đền thờ, bên trong cũng như bên ngoài, chừng
nào họ không cho phép tập tục dâng hiến, đã được đưa ra và thực hiện
vô ích; chừng nào họ giữ tập tục quan sát trông nom các vị A la hán
được duy trì tốt đẹp, thì họ tự do vào hay đã vào cảnh giới sung sướng;
này A Nan chừng nào họ giữ được những nguyên tắc ấy thì người
Vajjians sống trong thịnh vượng và không sống trong suy tàn".
Cách mạng thay những lời Phật dạy
trong ý nghĩa thay thế luật lệ đạo đức, và thiết lập nguyên tắc hạnh
kiểm thay vì nghi thức chính thức của người Bà La Môn đương thời- điểm
đặc trưng nổi bật rõ ràng và trước sau như một qua những bài thuyết
giảng của Ngài- hiển nhiên trong những vấn đề thế tục, Ngài tán
thành việc gìn giữ tất cả những tập tục mang lợi ích vào lúc đó,
và chỉ lên án những tập tục nào ngăn chặn sự tiến bộ xã hội, chẳng
hạn như chế độ đẳng cấp, tinh thần tối tăm, như tầm quan trọng của
thầy tu trong lễ hiến tế và khổ hạnh cực đoan mà trong Phật Giáo coi
như "dị đoan". Về vấn đề đẳng cấp, như chúng ta đã thấy,
Ðức Phật thừa nhận nét đặc biệt là không thể tách rời khỏi được
từ sự hành hoạt của Nghiệp, điều mà Ðức Phật bác bỏ giáo lý của
Bà La Môn cho đẳng cấp là từ nguồn thần thánh, và bác bỏ quan niệm vật
linh cho bốn đẳng cấp chính trong xã hội Ấn Ðộ bắt nguồn từ những
bộ phận khác nhau trên cơ thể con người Bà La Môn. Ðiều này được trình
bày ngắn gọn trong những câu kệ trong Kinh Dhammapada (Pháp Cú) nói rằng
Bà La Môn là Bà La Môn không phải do sanh ra đã là Bà La Môn mà bởi sự
thanh tịnh của tư tưởng, lời nói và hành động. "Chẳng phải vì
núm tóc, chẳng bằng sanh, mà một người trở nên Bà La Môn, nhưng ai hiểu
biết chân thật, và chánh Pháp, kẻ đó là một người thanh tịnh, kẻ đó
mới là Bà La Môn". (Kinh Pháp Cú, Câu 393). Ðiều đáng ghi nhận là đề
cập về câu hỏi từ một góc độ thuần túy xã hội, Ðức Phật đặt
để Giai Cấp Khattiya (cao thượng) là đẳng cấp cao nhất. Sự phân biệt
chỉ có ở bình diện trần thế, nhưng với những ai từ bỏ trần tục,
không có sự phân biệt, giá trị của người thánh thiện chỉ đo lường
được bởi đức hạnh của người ấy.
Nguyên tắc này được áp dụng rộng
rãi hơn về những vấn đề chủng tộc và quốc gia ngày nay. Trong Phật
Giáo không có vấn đề tôn sùng chủng tộc thượng đẳng hay thù địch.
Mỗi người đều có giá trị cá nhân riêng của mình, không kể đến chủng
tộc hay kiến thức văn hóa. Vấn đề nhân quyền ràng buộc chặt chẽ với
trách nhiệm cá nhân. Trong mối bận tâm hiện nay với quyền của cộng đồng
và cá nhân, có một khuynh hướng không chú ý tới thực tế là khái niệm
về quyền cũng hàm ý đến khái niệm về bổn phận và nhiệm vụ. Cũng cùng
trong thời gian Ðức Phật thuyết giảng tại Ấn, Ðức Khổng Tử ở Trung
Hoa tuyên bố chân lý này trong học thuyết duy lý về nhân loại của Ngài.
Trong khi Ðức Khổng Tử vạch ra quan niệm về nhà cầm quyền lý tưởng,
nhân từ, công bằng và lo lắng cho phúc lợi người dân của Ngài, thì Ðức
Phật thay đổi hướng tư tưởng của các đệ tử ra khỏi lý tưởng cổ
xưa với nhiệm vụ áp đặt trong tôn giáo chỉ là thực hành nghi lễ
thành lý tưởng cao cả trong bổn phận người cư sĩ, cùng trách nhiệm đối
với người khác.
Trong Kinh Sigalovada, Ngài thuyết giảng
cho một người Bà La Môn trẻ tuổi theo lời dạy bảo của người cha lễ
lạy sáu hưóng, đông, tây nam bắc, bên trên và bên dưới với quần áo
và tóc đẫm nước và đan tay vào nhau đưa lên cao. " Này người trẻ
tuổi kia trong tôn giáo của người Aria, không phải lễ sáu hướng là như
vậy". Rồi Ðức Phật bắt đầu giảng cho người trẻ tuổi, Ngài giải
thích lễ sáu hướng phải được hiểu trong ý nghĩa đạo đức. Thứ nhất
là sự mô tả chung theo thứ tự những thứ cần phái tránh vì dẫn đến
tan nát và ô danh, mà dẫn đến đức hạnh phải trau dồi đem hạnh phúc
và thịnh vượng. Bài thuyết giảng tiếp tục". "Này người trẻ
tuổi, đệ tử Ariyan vinh danh và bảo vệ sáu hướng như thế nào? Sau đây
là sáu hướng phải nhìn vào: Cha mẹ về Phương Ðông, Thầy học về Phương
Nam, Vợ và con về Phương Tây, bè bạn và người đồng hành về Phương Bắc,
đầy tớ và người làm công về phía Dưới, đạo sư và các bậc thánh về
phía Trên". Theo sau là lời giải thích chi tiết bổn phận của một người
đối với mỗi hạng người này vì họ đứng trong tương quan với chính
mình, tổng quát của bài giảng về đạo đức xã hội không gì so sánh
được về sự phóng khoáng và cao thượng về quan niệm, cũng như về sự
khả thi phổ thôngõ. Hai thí dụ sau đây chứng tỏ ý tưởng về sự nhân
nhượng ra sao trong bổn phận được nhấn mạnh.
"Một thành viên thị tộc nên
giúp đỡ bạn bè và cộng sự theo năm phương cách như một cách kính ngưỡng
Hướng Bắc, do đó là nên rộng lượng, lịch sự và nhân từ, đối xử
với họ như chính đối với mình, và chân thật trong lời nói. Trong năm
đường này Hướng Bắc có sự giúp đỡ như thế, bạn bè và cộng sự
viên sẽ yêu mến người ấy; họ bao che người ấy khi người ấy không
đề phòng, bảo vệ tài sản của người ấy; họ trở thành nơi nương tựa
khi nguy hiểm, họ không bỏ rơi lúc khó khăn, và họ quan tâm đến gia đình
người ấy. Phương Bắc là như thế bởi người ấy được che chở và an
toàn".
Một chủ nhân Ariyan nên giúp đỡ tôi
tớ và người làm công theo năm phương cách như một cách kính ngưỡng
Phương Hạ, đó là nên sai khiến họ làm việc vừa với sức họ, cung cấp
họ thực phẩm và tiền lương, giúp đỡ họ khi đau yếu, chia sẻ với họ
về những vụ khó xử bất thường và ban cho họ giải trí thích hợp.
Trong những phương cách này, được giúp đỡ bởi chủ nhân, người đầy
tớ và người làm công thương yêu ông chủ bằng năm phương cách: Họ dạy
sớm trước chủ, họ đi nằm nghỉ sau chủ, họ mãn nguyện với những
gì chủ cho, họ làm việc giỏi, và họ lan truyền lời ca ngợi và danh thơm
cho ông chủ. Phương Hạ là như thế, che chở chủ nhân và làm cho chủ
nhân được an toàn".
Cách đối xử của Ðức Phật với
chủ đề này là đường lối điển hình mà Ðức Phật thường dùng niềm
tin tôn giáo đã ù hiện hữu và đưa vào một tinh thần hay ý nghĩa đạo
đức cao hơn. Ngài truyền đạt chân lý cao cả của Ngài qua sự chiết
trung của truyền thống đương thời. Phải nhớ rằng Ðức Phật không dạy
Pháp mới. Ngài thuyết giảng "Chân Lý Cổ Xưa" của những Ðức
Phật trước Ngài. Mặc dù Giáo Lý của Ngài đã chết trong ký ức của
con người hay chỉ còn tồn tại dưới hình thức bên ngoài còn ý nghĩa bên
trong đã mất, nhưng Pháp hoàn vũ không thay đổi vẫn hãy còn, và còn mãi
nguyên tắc căn bản về nguyên nhân và hậu quả chi phối hiện tượng cuộc
sống. Những gì của Ðức Phật có thể nói là Ngài xuất hiện để chu
toàn Pháp, để tuyên bố rõ ràng pháp trong tinh thần ý nghĩa cao nhất.
Chúng ta hiện đứng trước bước ngoặt
của lịch sử, sự lựa chọn ở nơi chúng ta nên hay không chọn con đường
dẫn đến tiến bộ hay chọn con đường dẫn đến tiêu diệt. Ít nhất
nhân loại đã có đủ kinh nghiệm cho thấy kiến thức khoa học và quyền
làm chủ vũ trụ vật chất không phải là cùng một điều trong văn minh tiến
bộ. Mắt chúng ta phải quay về hướng mới nếu chúng ta định tìm dường
ra khỏi thế bế tắc. Nhưng, chúng ta giới hạn bởi đường vòng của
không gian - thời gian vật lý, cho nên chúng ta bị bao vây bởi phạm vi của
các khái niệm liên quan. Cái mới nhất là cái cũ vô cùng tận; Pháp bất
diệt, Chân Lý đời đời vượt qua cái thế giới nhỏ bé vật chất.
Chúng ta phải quay về, trong khiêm nhường và hy vọng, vì bệnh cổ phải
tìm thuốc cổ để trị. Nhưng trong lãnh vực chân lý, không có cái gì cũ
và cũng không có cái gì mới. Mặt trời lặn buổi chiều ở Phương Tây sẽ
mọc buổi sáng ở Phương Ðông.
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15
16 | 17 | 18 |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31