- Kinh Trung bộ
Mục lục 152 bài kinh Trung Bộ [^]
- 152 bài kinh Trung bộ được chia thành
31 phần, mỗi phần gồm vài bài kinh.
- Quý vị hãy bấm vào từng phần để
xem các bài kinh trên.
Tập I (Kinh số 1-50)
|
(1) Kinh Pháp môn căn bản (a)
(2) Kinh Tất cả lậu hoặc
(3) Kinh Thừa tự Pháp
(4) Kinh Sợ hãi và khiếp đảm
(5) Kinh Không uế nhiễm
(6) Kinh Ước nguyện
(7) Kinh Ví dụ tấm vải
(8) Kinh Đoạn giảm
(9) Kinh Chánh tri kiến
(10) Kinh Niệm xứ
(11) Tiểu kinh Sư tử hống
(12) Đại kinh Sư tử hống
(13) Đại kinh Khổ uẩn
(14) Tiểu kinh Khổ uẩn
(15) Kinh Tư lượng
(16) Kinh Tâm hoang vu
(17) Kinh Khu rừng
(18) Kinh Mật hoàn
(19) Kinh Song tầm
(20) Kinh An trú tầm
(21) Kinh Ví dụ cái cưa
(22) Kinh Ví dụ con rắn
(23) Kinh Gò mối
(24) Kinh Trạm xe
(25) Kinh Bẫy mồi
|
(26) Kinh Thánh cầu
(27) Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
(28) Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
(29) Đại kinh Ví dụ lõi cây
(30) Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
(31) Tiểu kinh Khu rừng sừng bò
(32) Đại kinh Khu rừng sừng bò
(33) Đại kinh Người chăn bò
(34) Tiểu kinh Người chăn bò
(35) Tiểu kinh Saccaka
(36) Đại kinh Saccaka
(37) Tiểu kinh Đoạn tận ái
(38) Đại kinh Đoạn tận ái
(39) Đại kinh Xóm ngựa
(40) Tiểu kinh Xóm ngựa
(41) Kinh Saleyyaka
(42) Kinh Veranjaka
(43) Đại kinh Phương quảng
(44) Tiểu kinh Phương quảng
(45) Tiểu kinh Pháp hành
(46) Đại kinh Pháp hành
(47) Kinh Tư sát
(48) Kinh Kosampiya
(49) Kinh Phạm thiên cầu thỉnh
(50) Kinh Hàng ma |
Tập II (Kinh số 51-100)
|
(51) Kinh Kandaraka
(52) Kinh Bát thành
(53) Kinh Hữu học
(54) Kinh Potaliya
(55) Kinh Jivaka
(56) Kinh Ưu-ba-ly
(57) Kinh Hạnh con chó
(58) Kinh Vương tử Vô-úy
(59) Kinh Nhiều cảm thọ
(60) Kinh Không gì chuyển hướng
(61) Kinh Giáo giới La-hầu-la ởam-bà-la
(62) Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
(63) Tiểu kinh Malunkyaputta
(64) Đại kinh Malunkyaputta
(65) Kinh Bhaddali
(66) Kinh Ví dụ con chim cáy
(67) Kinh Catuma
(68) Kinh Nalakapana
(69) Kinh Gulissani
(70) Kinh Kitagiri
(71) Kinh Vacchagotta về tam minh
(72) Kinh Vacchagotta về lửa
(73) Đại kinh Vacchagotta
(74) Kinh Trường Trảo
(75) Kinh Magandiya (a) |
(76) Kinh Sandaka
(77) Đại kinh Sakuludayi
(78) Kinh Samanamandika
(79) Tiểu kinh Sakuludayi
(80) Kinh Vekhanassa
(81) Kinh Ghatikara
(82) Kinh Ratthapala
(83) Kinh Makhadeva
(84) Kinh Madhura
(85) Kinh Vương tử Bồ-đề
(86) Kinh Angulimala
(87) Kinh Ái sanh
(88) Kinh Bahitika
(89) Kinh Pháp trang nghiêm
(90) Kinh Kannakatthala
(91) Kinh Brahmayu
(92) Kinh Sela
(93) Kinh Assalayana
(94) Kinh Ghotamukha
(95) Kinh Canki
(96) Kinh Esukari
(97) Kinh Dhananjani
(98) Kinh Vasettha
(99) Kinh Subha
(100) Kinh Sangarava |
Tập III (Kinh số
101-152)
|
(101) Kinh Devadaha
(102) Kinh Năm và Ba
(103) Kinh Nghĩ như thế nào?
(104) Kinh Làng Sama
(105) Kinh Thiện tinh
(106) Kinh Bất động lợi ích
(107) Kinh Ganaka Moggalana
(108) Kinh Gopaka Moggalana
(109) Đại kinh Mãn nguyệt
(110) Tiểu kinh Mãn nguyệt
(111) Kinh Bất đoạn
(112) Kinh Sáu thanh tịnh
(113) Kinh Chân nhân
(114) Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
(115) Kinh Đa giới
(116) Kinh Thôn tiên
(117) Đại kinh Bốn mươi
(118) Kinh Nhập tức Xuất tức niệm
(119) Kinh Thân hành niệm
(120) Kinh Hành sanh
(121) Kinh Tiểu không
(122) Kinh Đại không
(123) Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
(124) Kinh Bạc-câu-la
(125) Kinh Điều ngự địa
(126) Kinh Phù-di |
(127) Kinh A-na-luật
(128) Kinh Tùy phiền não
(129) Kinh Hiền ngu
(130) Kinh Thiên sứ
(131) Kinh Nhất dạ hiền giả
(132) Kinh A-nan nhất dạ hiền giả
(133) Kinh Đại Ca-chiên-diên nhất dạ hiền giả
(134) Kinh Lomasakangiya nhất dạ hiền giả
(135) Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
(136) Đại kinh Nghiệp phân biệt
(137) Kinh Phân biệt sáu xứ
(138) Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết
(139) Kinh Vô tránh phân biệt
(140) Kinh Giới phân biệt
(141) Kinh Phân biệt về sự thật
(142) Kinh Phân biệt cúng dường
(143) Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
(144) Kinh Giáo giới Channa
(145) Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
(146) Kinh Giáo giới Nandaka
(147) Tiểu kinh giáo giới La-hầu-la
(148) Kinh Sáu sáu
(149) Đại kinh Sáu xứ
(150) Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda
(151) Kinh Khất thực thanh tịnh
(152) Kinh Căn tu tập |
1. Lời Nói Đầu [^]
(trong bản in lần thứ nhất năm 1973)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm
152 kinh tất cả, chia thành 3 tập : tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm
50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
Sau khi dịch xong Kinh Trường Bộ
(Digha Nikàya), Vu Lan 2516 (23-8-1972), tôi dịch tiếp Kinh Trung Bộ.
Tôi dựa theo nguyên bản Pàli của
Hội Pàli Text Society để phiên dịch và dùng ba bản dịch làm tài liệu.
Tài liệu thứ nhất là những ghi chú bằng tiếng Anh và chữ Hán, tôi đã
tự mình ghi vào bản Pàli, từng chữ, từng hàng, từng trang một, khi tôi
theo học bản Pàli này, từ năm 1952 đến năm 1955 tại Hội Dharmaduta
Vidhyalaya ở Colombo, Tích Lan, do Ngài Pannananda diễn giảng. Bản tài liệu
thứ hai là bản dịch "The Middle Length Sayings" của Cô L. B. Horner, hội
Pàli Text Society, một công trình dịch thuật rất chu toàn; và bản thứ ba
là bản dịch ra tiếng Nhật của bộ Nam truyền Đại Tạng Kinh. Thỉnh thoảng
tôi tham khảo các bản kinh Hán Tạng tương đương nếu thấy cần thiết.
Vấn đề tìm được Hán tự tương
đương với chữ Pàli, thật là một vấn đề nan giải. Như biết Pancak
Khandha là năm uẩn, Rùpa là Sắc, Vedanà là Thọ, Sannà là Tưởng, Sankhàrà
là Hành và Vinnàna là Thức, thời dịch vừa gọn, vừa nhanh. Nhưng nếu gặp
những danh từ chưa có chữ Hán tương đương là cả một vấn đề thật
khó khăn và nan giải.
Các bài Kinh chữ Hán tương đương
trong bộ Trung A Hàm không giúp đỡ được nhiều. Ngài Sanghadeva (Tăng Già
Đề Bà) dịch Trung A Hàm vào năm 398 sau kỷ nguyên, nên nhiều danh từ
Ngài dùng không được các dịch giả về sau như Ngài Huyền Trang chấp nhận.
Như Vedana, Ngài Sanghadeva dịch là Giác, về sau dịch là Thọ; Savitakka,
Savicara, Ngài dịch là Hữu giác, Hữu quán, về sau dịch là Hữu tầm, Hữu
tứ; Phassa Ngài dịch là Cánh Lạc, về sau dịch là Xúc. Cho nên, bản Hán
Tạng nhiều khi tối nghĩa và dễ phát sinh hiểu lầm, nếu chúng ta không
có bản Pàli tương đương.
Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì
mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một
lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những
Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để
người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi
qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt
Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào
là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc,
sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan
sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu
và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng
nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người
dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến
để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải
Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết
(Passato Jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết
(Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự
mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
Thật sự chúng ta chỉ có một
trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những
lời dạy của đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng
phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy
tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy
trung thực của đức Bổn sư chúng ta.
Tỷ kheo Thích Minh Châu
Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973
2. Lời Giới Thiệu [^]
(trong bản in năm 1986)
Chúng tôi cho in lần thứ hai Kinh
Trung Bộ Tập I, II, và III, với những mục đích chính như sau :
Chúng tôi in Kinh Trung Bộ từ năm
1973 đến năm 1975, được phiên dịch trong khoảng 1970 đến 1975 nên bản dịch
có nhiều thiếu sót. Trước hết một số danh từ như Adassan trước dịch
là "không hiểu rõ", nay dịch lại là "không được thấy";
Sanjànàti trước dịch là "chấp nhận", nay dịch là "tưởng
tri"; Parijànàti trước dịch là "hiểu rõ", nay dịch là
"liễu tri"; Abhijànàti, trước dịch là "biết rõ", nay dịch
lại là "thắng tri"; Pajànàti, trước dịch là "hiểu rõ",
nay dịch lại là "Tuệ tri".
Một danh từ nữa cũng hay dùng sai,
có thể gây hiểu lầm như chữ Kàmaguna, Hán dịch là "Dục công đức",
mà công đức thường có nghĩa tốt lành, trong khi nghĩa chữ guna là làm
"tăng trưởng lòng dục". Nên chúng tôi dịch là "Dục tăng
trưởng". Danh từ dịch sai khá nhiều, nên bản in lần này dịch lại
cho đúng hơn. Một sự cố gắng nữa của chúng tôi là Việt hóa một số
danh từ để gần với bản sắc dân tộc hơn. Như trước dịch Trung Bộ
Kinh, nay sửa lại Kinh Trung Bộ. Trước dịch kinh "Nhứt thiết lậu học",
nay sửa lại kinh "Tất cả lậu hoặc". Trước dịch kinh "Bố
dụ" nay đổi lại kinh "Ví dụ tấm vải". Trước dịch là
"Ngưu giác lâm tiểu kinh" nay dịch lại "Tiểu kinh Rừng sừng
bò".
Còn đối với danh từ Pàli về
tên người, tên địa danh, chúng tôi chưa tìm ra được một công thức
thích hợp, nên nay chúng tôi thả lỏng vấn đề này. Ví dụ, chữ
Sàvatthi, chữ Hán là Xá Vệ, dịch âm phải là Xa-vat-thi, chúng tôi chưa
theo lối dịch âm được, vì cách đọc chữ Pàli có nhiều điểm giống
như tiếng Việt, nên nhiều khi chúng tôi giữ tiếng Pàli. Chữ Sàriputta,
theo hán dịch là Xá-lợi-Phất, theo dịch âm phải là Xa-ri-put-ta, nhưng chúng
tôi vẫn giữ Sàriputta. Còn theo Hán dịch thời quá xa với nguyên bản
Pàli hay Sanskrit, chỉ ai quen với chữ Hán Tạng thời đọc và hiểu được.
Đây chưa nói đến một số danh từ thuật ngữ chuyên môn, nhất là dùng
để diễn tả tiến trình đưa đến chứng quả Niết bàn, hoặc không tìm
được, hoặc chưa tìm được danh từ thuật ngữ chuyên môn bên Hán Tạng,
thành thử một số thuật ngữ chỉ được sử dụng tạm thời, chờ đợi
sự gạn lọc của thời gian hay sự bổ khuyết của chư học giả mười
phương, mới có khả năng giải quyết vấn đề nan giải này.
Gần chúng ta hơn, Kinh Trung Bộ này
đã nằm trong chương trình học của Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam,
và Tăng Ni Sinh cần có Kinh sách để học hỏi nghiên cứu, cho nên cho in lại
Kinh Trung Bộ là đáp ứng nhu cầu cấp bách này. Ngoài ra Kinh Trung Bộ
đang được nhiều nhà học giả, nhiều Phật tử nghiên cứu và tìm hiểu,
vì chúng ta có thể nói Kinh Trung Bộ không những là cốt lõi trong Kinh Tạng
Pàli mà còn diễn đạt rất súc tích và đầy đủ những định nghĩa căn
bản các danh từ đạo Phật và còn diễn đạt rất phong phú và đa dạng
những pháp môn tu tập đưa đến Niết bàn. Chưa học Kinh Trung Bộ là chưa
nắm được tinh hoa của Đạo Phật nguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung
Bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên
môn trong đạo Phật mà Đức Phật đã dày công định nghĩa, mỗi khi Ngài
thuyết giảng giáo lý của Ngài.
Chúng tôi chỉ có thể nói một
cách vắn tắt là Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các
phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Định,
Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Còn Kinh Trường Bộ đặt nặng phần
lịch sử, có tánh cách đối ngoại đối với Bà La Môn, du sĩ ngoại đạo,
Kỳ na giáo... Tăng Chi Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý theo pháp số
từ số 1 đến số 11. Tương Ưng Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý
theo đề tài. Còn đọc Kinh Trung Bộ chúng ta đi sâu vào phần giáo lý và
phần hành trì, đặt nặng về những phản ứng tâm lý tế nhị của người
tu hành khi đạt đến những quả vị tối cao.
Công trình phiên dịch của tôi, một mặt đáp ứng sở nguyện xuất dương
tu học của tôi, một mặt xây dựng những tài liệu nghiên cứu đạo Phật
cho các Học giả và Phật tử Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên trong trách nhiệm hiện
tại của tôi, sự phiên dịch đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều dụng công
kiên trì và liên tục, nhưng chúng tôi đã được tưởng thưởng xứng đáng,
khi được tận hưởng những Pháp Lạc do Chánh Pháp đem lại trong khi phiên
dịch. Pháp Lạc này ẩn chứa trong từng chữ từng câu, tiềm tàng trong từng
câu văn giọng nói, và chính Pháp Lạc đã nuôi dưỡng và khích lệ chúng
tôi rất nhiều trong công tác phiên dịch này.
Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ
ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những
lời dạy thực sự nguyên thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử
không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy. Càng dịch,
càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo
xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao
đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo
xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được
học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ
cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của
những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập
tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen
tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch.
Có người than kinh Pàli quá dài và
có nhiều đoạn trùng điệp. Khi dịch Kinh, bao giờ tôi cũng phải kính trọng
nguyên bản, và vì vậy chúng tôi không có thể tự ý lược bỏ những đoạn
trùng điệp, dầu rằng nguyên bản Pàli chúng tôi phiên dịch cũng đã lược
bỏ khá nhiều. Điều chúng ta nên nhớ là phần lớn Kinh điển được kiết
tập trong các Đại hội Kiết tập và đều do chư Tăng tụng đọc lại những
đoạn các vị ấy đã ghi nhớ, và lẽ dĩ nhiên khi tụng đọc không bao giờ
có chuyện lược bỏ. Lại nữa đức Phật trong khi đi truyền giáo, mỗi
Kinh đều được giảng trọn vẹn trong mỗi hoàn cảnh đặc biệt và chư
Tăng ghi nhớ lại không bao giờ dám lược bỏ các đoạn đã được nghe.
Do đó, có nhiều đoạn trùng điệp, khó lòng lược bỏ cho được. Dầu
thế nào, các đoạn trùng điệp vẫn có sự tác dụng cho người đọc, vì
không gì tốt đẹp hơn là được nhắc đi nhắc lại nhiều lần những giáo
lý quan trọng và những pháp tu căn bản.
Chúng tôi nay chỉ chú trọng phiên
dịch, và mong dịch cho được chu toàn và đầy đủ, để làm tài liệu
nghiên cứu và tu học cho các Phật tử và Học giả, chưa có một nhận
xét, phê bình, so sánh đối chiếu gì. Mỗi bộ Kinh được dịch xong là những
nguồn tài liệu văn hóa hết sức phong phú và quý giá cho các Học giả
và các Phật tử, và hiện tại sự cố gắng duy nhất của chúng tôi là
cung cấp những tài liệu văn hóa ấy.
Cho nên, với 5 bộ Kinh Trường Bộ,
Kinh Trung Bộ, Kinh Tăng Chi, Kinh Tương Ưng, Kinh Tiểu Bộ, chúng tôi nghĩ là
giới thiệu được những tài liệu khá chính xác và đầy đủ để các
nhà Học giả, Tăng Ni Phật tử, Sinh viên đi sâu được vào những Giáo
lý và Giáo pháp căn bản, thật sự là nguyên thủy của Đạo Phật.
Sài Gòn, ngày 8 tháng 11 năm 1986
Tỷ kheo Thích Minh Châu
Thiền viện Vạn Hạnh
- Đánh máy: cư sĩ Hứa Dân Cường và
nhóm Phật tử Vạn Hạnh;
- Dò bản và hiệu đính: Bình Anson.