- Kinh Trung bộ
- HT. Thích Minh Châu dịch
Phần
XXVIII
(131) Kinh Nhất dạ hiền
giả
(132) Kinh A-nan nhất dạ hiền giả
(133) Kinh Đại Ca-chiên-diên nhất dạ hiền giả
(134) Kinh Lomasakangiya nhất dạ hiền giả
(135) Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
(136) Đại kinh Nghiệp phân biệt
- 131. KINH
NHỨT DẠ HIỀN GIẢ [^]
- (Bhaddekarattasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo : "Này các Tỷ-kheo". – "Thưa
vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế
Tôn nói như sau :
– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết
giảng cho các Ông Nhứt dạ Hiền giả (Bhaddekaratta), tổng thuyết và biệt
thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn giảng như sau :
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng.
- Quá khứ đã đoạn tận,
- Tương lai lại chưa đến,
- Chỉ có pháp hiện tại
- Tuệ quán chính ở đây.
- Không động, không rung chuyển
- Biết vậy, nên tu tập,
- Hôm nay nhiệt tâm làm,
- Ai biết chết ngày mai ?
- Không ai điều đình được,
- Với đại quân thần chết,
- Trú như vậy nhiệt tâm,
- Đêm ngày không mệt mỏi,
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào
là truy tìm quá khứ ? Vị ấy nghĩ : "Như vậy là sắc của tôi trong
quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của
tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là
tưởng của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy;
"Như vậy là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan
trong ấy, "Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm
sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
không truy tìm quá khứ ? Vị ấy nghĩ : "Như vậy là sắc của tôi
trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là
thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy;
"Như vậy là tưởng của tôi... Như vậy là hành của tôi... Như vậy
là thức của tôi trong quá khứ"; và không truy tìm sự hân hoan trong
ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào ước
vọng tương lai ? Vị ấy nghĩ : "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của
tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng
như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan
trong ấy; "Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của
tôi... Như vậy là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân
hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
không ước vọng trong tương lai ? Vị ấy nghĩ : "Mong rằng như vậy sẽ
là sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy;
"Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và không
truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng... sẽ là
hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai, "và không truy tìm hân
hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào
là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ
vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc
Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân,
không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân
nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là
trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc, hay vị ấy quán thọ là tự
ngã, hay quán tự ngã là có thọ; hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự
ngã là trong thọ, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự
ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là
có tưởng, hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là
có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã
là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức,
hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại ? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp
các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân,
thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị
này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán
sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ...
không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không
quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự
ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các
pháp hiện tại.
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- xứng gọi Nhứt dạ hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Khi ta nói : "Này các Tỷ-kheo,
Ta sẽ giảng cho các Ông Nhứt dạ Hiền giả, tổng thuyết và biệt thuyết",
chính duyên ở đây mà nói vậy.
- 132 KINH A
NAN NHỨT DẠ HIỀN GIẢ [^]
- (Anandabhaddekarattasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Lúc bấy giờ Tôn giả Ananda tại hội trường thuyết thị, khích lệ, làm
cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. (Tôn giả)
giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết. Rồi Thế Tôn
vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy đi đến hội trường,
sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi
các Tỷ-kheo :
– Này các Tỷ-kheo, ai tại hội trường
đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo
với bài thuyết pháp. Ai đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và
biệt thuyết ?
– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda tại
hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho thích thú, làm cho hoan hỷ
các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. (Tôn giả) đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả,
tổng thuyết và biệt thuyết.
Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda :
– Nhưng như thế nào, này Ananda,
Ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo
với bài thuyết pháp ? Ông có phải đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng
thuyết và biệt thuyết ?
– Đúng vậy, bạch Thế Tôn, con
đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo
với bài thuyết pháp. Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và
biệt thuyết :
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng.
- Quá khứ đã đoạn tận,
- Tương lai lại chưa đến,
- Chỉ có pháp hiện tại
- Tuệ quán chính ở đây.
- Không động, không rung chuyển
- Biết vậy, nên tu tập,
- Hôm nay nhiệt tâm làm,
- Ai biết chết ngày mai ?
- Không ai điều đình được,
- Với đại quân thần chết,
- Trú như vậy nhiệt tâm,
- Đêm ngày không mệt mỏi,
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Này các Hiền giả, thế nào là
truy tìm quá khứ ? Vị ấy nghĩ : "Như vậy là sắc của tôi trong quá
khứ", và vị ấy truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ
của tôi trong quá khứ ". Và vị ấy truy tìm sự hân hoan trong ấy...
(như Kinh trước, thay đổi "này các Hiền giả" cho chữ "này
các Tỷ-kheo") ... Như vậy, này các Hiền giả, là không bị lôi cuốn
trong các pháp hiện tại.
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Như vậy, bạch Thế Tôn, con đã
thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo.
Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.
– Lành thay, lành thay, này Ananda !
Lành thay, này Ananda ! Ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi,
làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Ông đã giảng Nhứt Dạ
Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- xứng gọi Nhứt dạ hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
– Và thế nào, này Ananda, là
truy tìm quá khứ ?... (như trước)... Như vậy, này Ananda là truy tìm quá khứ.
Và này Ananda thế nào là không truy tìm quá khứ ?... (như trên)... Như vậy,
này Ananda, là không truy tìm quá khứ. Và này Ananda, thế nào là ước vọng
tương lai ?... (như trên)... Như vậy này Ananda là ước vọng tương lai. Và
này Ananda, thế nào là không ước vọng tương lai ? ... (như trên) ... Như vậy,
này Ananda là không ước vọng tương lai. Và này Ananda thế nào là bị lôi
cuốn trong các pháp hiện tại ?... (như trên)... Như vậy, này Ananda là bị
lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Và này Ananda, thế nào là không bị
lôi cuốn trong các pháp hiện tại ?.. (như trên)... Như vậy này Ananda là
không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt Dạ hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- 133. KINH
ĐẠI CA CHIÊN DIÊN NHỨT DẠ HIỀN GIẢ [^]
- (Kaccanabhaddekarattasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha
(Vương Xá), tại Tinh xá Tapoda. Lúc bấy giờ, Tôn giả Samiddhi, thức dậy
vừa lúc bình minh đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân
ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi (nước), vị ấy đứng mặc một y để tay
chân cho khô. Rồi sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với
dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến,
liền đứng một bên. Đứng một bên, Thiên Thần ấy thưa Tôn giả
Samiddhi:
– Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng
thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không ?
– Này Hiền giả, tôi không có thọ
trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền
giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền
Giả không ?
– Này Tỷ-kheo, tôi cũng không có
thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Da Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo,
Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không ?
– Này Hiền giả, tôi không có thọ
trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có
thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không ?
– Này Tỷ-kheo, tôi không có thọ
trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết
và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần
thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo
hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Vì rằng,
này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả là
liên hệ đến mục đích và căn bản của Phạm hạnh.
Thiên thần ấy nói như vậy. Sau
khi nói vậy, vị ấy biến mất ở đấy. Rồi Tôn giả Samiddhi sau khi đếm
ấy đã mãn, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi
ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn
:
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con thức
dậy vừa lúc bình mình đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa
tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi (nước), con đứng mặc một y để
tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, sau khi đêm vừa mãn một Thiên thần..
(như trên).. ".... và là căn bản Phạm hạnh". Thiên thần ấy nói
như vậy. Sau khi nói như vậy, vị ấy biến mất ở đấy. Lành thay, bạch
Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết giảng cho tổng thuyết và biệt thuyết về
Nhứt Dạ Hiền Giả !
– Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và
suy nghiệm kỹ Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Samiddhi vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như sau :
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- Quá khứ đã đoạn tận,
- Tương lai lại chưa đến,
- Chỉ có pháp hiện tại,
- Tuệ quán chính ở đây.
- Không động, không rung chuyển,
- Biết vậy nên tu tập
- Hôm nay nhiệt tâm làm
- Ai biết chết ngày mai ?
- Không ai điều đình được
- Với đại quân thần chết,
- Trú như vậy nhiệt tâm
- Đêm ngày không mệt mỏi,
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói
như vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá,
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế
Tôn đi không bao lâu, liền suy nghĩ : "Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi
thuyết giảng phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng ta không giải
nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh xá :
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải
nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn
nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng
rãi".
Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như
sau : "Tôn giả Mahakaccana (Đại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn
tán thán và được các đồng Phạm hạnh có trí kính trọng; Tôn giả
Mahakaccana có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần
này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một
cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến chúng
ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này".
Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn
giả Mahakaccana, sau khi đến nói lên với Tôn giả Mahakaccana những lời
chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu,
rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy thưa với
Tôn giả Mahakaccana :
– Thưa Hiền giả Kaccana, Thế Tôn
sau khi đọc tổng thuyết này, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ
ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá :
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt dạ hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải
nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn
nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi.
Rồi này Hiền giả Kaccana, chúng tôi suy nghĩ như sau : "Tôn giả
Mahakaccana này đã được Thế Tôn tán thán... (như trên).. chúng ta hãy hỏi
Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này". Tôn giả Mahakaccana hãy giải
thích cho.
– Này chư Hiền, ví như một người
cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng
trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng
lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây. Cũng vậy, là việc làm
của chư Tôn giả... Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả
lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này.
Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần
thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc
Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem
cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời chư Hiền hãy
đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như
thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.
– Thưa Hiền giả Kaccana, chắc chắn
Thế Tôn biết những gì cần biết... (như trên)... Nay đã đến thời chúng
tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi
như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana
được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng.
Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích một cách rộng rãi tổng thuyết
này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được
giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn giả Mahakaccana giải thích cho nếu
Tôn giả không cảm thấy phiền phức.
– Vậy chư hiền, hãy nghe và suy
nghiệm kỹ, tôi sẽ nói :
– Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả
Mahakaccana. Tôn giả Mahakaccana nói như sau :
– Này Hiền giả, phần tổng thuyết
Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng
rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá:
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Về phần tổng thuyết này chỉ
được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một
cách rộng rãi, này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như
sau :
Này chư Hiền, thế nào là truy tìm
quá khứ ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy". Các sắc
pháp là như vậy, và thức ở đấy bị ái và dục trói chặt. Vì thức bị
dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị
ấy truy tìm quá khứ. "Tai của tôi trong quá khứ là như vậy. Các tiếng
là như vậy... (như trên)... Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương
là như vậy... (như trên)... Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các
vị là như vậy... (như trên)... Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các
xúc là như vậy.. (như trên)... Ý của tôi trong quá khứ là như vậy. Các
pháp là như vậy", và thức ở đây, bị dục và ái trói chặt. Vì rằng
thức bị dục và ái trói chặt, vi ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong
ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là
không truy tìm quá khứ ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy.
Các sắc pháp là như vậy", và thức ở đây không bị dục và ái
trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân
hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ.
"Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy... (như
trên)... Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy..
(như trên)... Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy...
(như trên)... Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy,
... (như trên) ... Ý của tôi trong quá khứ là như vậy. các pháp là như vậy"
và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục
và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong
ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ. Như vậy, này chư Hiền, là không truy
tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là ước
vọng tương lai ? "Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy,
các sắc pháp là như vậy", và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái
gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy.
Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. "Mong rằng tai của
tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy... (như trên)...
Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy...
(như trên)... Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các
vị là như vậy... (như trên)... Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ
là như vậy, các xúc là như vậy... (như trên)... Mong rằng ý của tôi
trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy", và vị ấy hướng
tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị
ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai.
Như vậy, này chư Hiền là ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là
không ước vọng tương lai ? Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là
như vậy, các sắc pháp là như vậy". Vị ấy không hướng tâm lấy
cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không
hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai. "Mong rằng
tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy ...
(như trên) ... Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương
là như vậy ... (như trên) ... Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ
là như vậy, các vị là như vậy ... (như trên) ... Mong rằng thân của tôi
trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy ... (như trên) ... Mong
rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy".
Vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên
không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy,
vị ấy không có ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền, là không
ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là bị
lôi cuốn trong các pháp hiện tại ? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc
pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị
dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị
dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị
ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các
tiếng... (như trên)... nếu mũi và các hương ... (như trên)... ; nếu lưỡi
và các vị... (như trên)... ; nếu thân và các xúc... (như trên)... Này chư
Hiền nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức
của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức
của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân
hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này
chư Hiền, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Và này chư Hiền, thế nào là
không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại ? Này chư Hiền, nếu mắt và
các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị
ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của
vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy.
Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện
tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng.. (như trên).. Này chư Hiền, nếu
mũi và các hương.. (như trên)... Này chư Hiền, nếu lưỡi và các vị ...
(như trên)... Này chư Hiền, nếu thân và các xúc ... (như trên)... Này chư
Hiền, nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức
của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì
thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan
trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các
pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền là không bị lôi cuốn trong các
pháp hiện tại.
Này chư Hiền, phần tổng thuyết
Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng
rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá :
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Phần tổng thuyết này, này chư
Hiền, được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải
nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng
rãi như vậy. Và nếu chư Tôn giả muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý
nghĩa này. Thế Tôn giải thích các Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ
trì.
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ
tín thọ lời Tôn giả Mahakaccana giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến
Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi
xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :
– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi
đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa
một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tinh xá :
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn
đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau : "Thế Tôn sau khi đọc phần
tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng
rãi, và đã đi vào tinh xá :
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm nặng.
Nay không biết ai có thể giải
nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn
đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng
rãi".
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy
nghĩ như sau : "Tôn giả Mahakaccana (Đại Ca chiên diên) này... (như trên)...
chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này. "Rồi bạch Thế
Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến chúng con hỏi Tôn
giả Mahakaccana về ý nghĩa này. Ý nghĩa của những (chữ) ấy đã được
Tôn giả Mahakaccana giải thích cho chúng con với những phương pháp này,
các những câu này, với những chữ này.
– Này các Tỷ-kheo, Mahakaccana là bậc
Hiền trí. Này các Tỷ-kheo, Mahakaccana là bậc Đại trí tuệ. Này các Tỷ-kheo
nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các Ông như vậy,
như Mahakaccana đã giải thích. Thật sự ý nghĩa ấy là vậy, và các Ông
hãy thọ trì như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- 134. KINH
LOMASAKANGIYA [^]
- NHỨT DẠ HIỀN GIẢ
(Lomasakangiyabhaddekarattasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi
(Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Lúc bấy giờ, Tôn giả Lomasakangiya trú ở giữa dòng họ Sakya (Thích-ca), tại
Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tinh xá Nigrodha (Ni Câu Luật). Rồi Thiên tử
Candana sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng
tinh xá Nigrodha, đi đến Tôn giả Lomasakangiya, sau khi đến liền đứng một
bên. Đứng một bên, Thiên tử Candana thưa với Tôn giả Lomasakangiya :
– Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng
thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không ?
– Này Hiền giả, tôi không thọ
trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Hiền giả,
Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả
không ?
– Này Tỷ-kheo, tôi cũng không thọ
trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo,
Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không ?
– Này Hiền giả, tôi không thọ
trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Hiền giả, Hiền giả có thọ
trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không ?
– Này Tỷ-kheo, tôi có thọ trì
bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả.
– Này Hiền giả, Hiền giả thọ
trì như thế nào bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả ?
– Một thời này Tỷ-kheo, Thế
Tôn trú giữa chư Thiên Tam thập tam thiên, dưới cây Paricchattaka (Trú độ
thọ), trên hòn đá Pandukambala (Vô cấu bạch thạch). Tại đấy Thế Tôn
đọc lên tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả cho chư Thiên
ở Tam thập tam thiên:
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- Quá khứ đã đoạn tận,
- Tương lai lại chưa đến,
- Chỉ có pháp hiện tại,
- Tuệ quán chính ở đây.
- Không động, không rung chuyển,
- Biết vậy nên tu tập
- Hôm nay nhiệt tâm làm
- Ai biết chết ngày mai ?
- Không ai điều đình được
- Với đại quân thần chết,
- Trú như vậy nhiệt tâm
- Đêm ngày không mệt mỏi,
- Xứng gọi Nhứt Dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Này Tỷ-kheo, tôi thọ trì về
bài kệ Nhứt Dạ Hiền Giả như vậy. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết
và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần
thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo,
hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Vì rằng
này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả liên hệ
đến mục đích, là căn bản của Phạm hạnh.
Rồi Tôn giả Lomasakangiya, sau khi đêm
ấy đã mãn, dọn dẹp sàng tọa, lấy y áo và lên đường đi đến
Savatthi. Tuần tự du hành, (Tôn giả) đi đến Savatthi, Jetavana, tinh xá ông
Anathapindika, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi
xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Lomasakangiya bạch Thế Tôn
:
– Bạch Thế Tôn, một thời con
trú giữa dòng họ Sakya, tại Kapilavatthu, tinh xá ông Anathapindika. Rồi bạch
Thế Tôn, một Thiên tử, sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng
chói sáng cả vùng tinh xá Nigrodha, đến con và đứng một bên. Đứng một
bên, bạch Thế Tôn, Thiên tử ấy thưa với con : "Này Tỷ-kheo, Ngài
có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không
?" Được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với Thiên tử ấy :
"Này Hiền giả, tôi không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về
Nhứt Dạ Hiền Giả". Này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì.. (như trên)...
là căn bản của Phạm hạnh.
Bạch Thế Tôn, Thiên tử ấy nói
như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy biến mất tại đấy. Lành thay bạch
Thế Tôn, nếu Thế Tôn giảng cho con tổng thuyết và biệt thuyết về bài
kệ Nhứt Dạ Hiền Giả.
– Này Tỷ-kheo, Ông có biết Thiên
tử ấy không ? Bạch Thế Tôn, con không biết Thiên tử ấy.
– Này Tỷ-kheo, Thiên tử ấy tên
là Candana. Này Tỷ-kheo, Candana là Thiên tử, sau khi chú tâm, sau khi tác ý,
sau khi tập trung nội tâm, lóng tai nghe pháp. Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và
suy nghiệm kỹ Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn, Tôn
giả Lomasakangiya vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Này Tỷ-kheo, thế nào là truy
tìm quá khứ ?
Vị ấy nghĩ : "Như vậy là sắc
của tôi trong quá khứ, và nó truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy là
thọ... (như trên).. ; như vậy là tưởng... (như trên)... ; như vậy là
hành.... như vậy là thức của tôi trong quá khứ. Và vị ấy truy tìm sự
hân hoan trong ấy. Như vậy, Này Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.
Này Tỷ-kheo, thế nào là không truy
tìm quá khứ ? "Như vậy là sắc của tôi... (như trên)... Như vậy là
không truy tìm quá khứ.
Và này Tỷ-kheo, thế nào là ước
vọng tương lai ?... (như Kinh số 131, trang 338 dòng 6 đến 339 dòng 21)... Như
vậy, này Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Quá khứ không truy tìm
- Tương lai không ước vọng,
- .... (như trên)...
- Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
- Bậc an tịnh, trầm lặng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Tôn giả Loma-sakangiya hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- 135. KINH
TIỂU NGHIỆP PHÂN BIỆT [^]
- (Culakammavibhangasutttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với
Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi
thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh
niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn :
– Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì,
do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy
có người liệt, có người ưu ?
Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy
có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người
nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có
người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người
quyền thế lớn; chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản
lớn; chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc
gia đình cao quý; chúng tôi thấy có người trí tuệ yếu kém, có người có
đầy đủ trí tuệ.
Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do
duyên gì, giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có
người liệt, có người ưu ?
– Này Thanh niên, các loài hữu
tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng,
nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu
tình; nghĩa là có liệt, có ưu.
– Tôi không hiểu nghĩa một cách
rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn tắt, không có giải
nghĩa rộng rãi. Lành thay nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho tôi để tôi
có thể hiểu nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một
cách vắn tắt, không có giải nghĩa rộng rãi.
– Vậy này Thanh niên, hãy nghe và
suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói :
– Thưa vâng, Tôn giả.
Thanh niên Subha Todeyyaputta vâng đáp
Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
– Ở đây, này Thanh niên, có người
đàn ba hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên
sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do
nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng
chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân
hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa
ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người
ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh
niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả
thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay đàn ông, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ
kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả
chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu
như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện
thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không
sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người,
chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ. Con đường
ấy đưa đến trường thọ, này Thanh niên, tức là từ bỏ sát sanh, tránh
xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương
xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình.
Ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, tánh hay não hại các loài hữu tình, với tay,
hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy, thành
đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người
ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại
mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục,
nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người
ấy phải bị nhiều bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến nhiều bệnh hoạn,
này Thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với
cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, tánh không hay não hại các loài hữu tình, với
tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy
thành đạt như vậy.. thiện thú... người ấy được ít bệnh hoạn. Con
đường ấy đưa đến ít bệnh hoạn... tánh không não hại... hay với cây
đao.
Ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một
chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và tỏ lộ phẩn nộ,
sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... cõi dữ.. xấu sắc.
Con đường ấy đưa đến xấu sắc, này Thanh niên, tức là phẫn nộ... bất
mãn.
Ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, không phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu cho
bị nói đến nhiều, cũng không bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối,
và không tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt
như vậy.... thiện thú... đẹp sắc (pasadika: hoan hỷ) Con đường ấy đưa
đến đẹp sắc, này Thanh niên, tức là không phẫn nộ... không bất mãn.
Ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, tật đố, đối với người khác được quyền
lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, sanh tật
đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy..
ác thú.. quyền thế nhỏ. Con đường ấy đưa đến quyền thế nhỏ này
thanh niên, tức là tật đố.. ôm ấp tâm tật đố.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, không có tật đố, đối với những người
khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ,
cúng dường, không sanh tật đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp
ấy ... thiện thú ... quyền thế lớn. Con đường ấy đưa đến quyền thế
lớn, này Thanh niên, tức là không tật đố ... không ôm ấp tật đố.
Ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn
uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa,
đèn đuốc. Do nghiệp ấy.. đọa xứ... tài sản nhỏ. Con đường đưa đến
tài sản nhỏ. ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ
ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc . Do nghiệp ấy... thiện thú..
nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản ... ngọa cụ, nhà cửa,
đèn đuốc.
Ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ những
người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy,
không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho
những người đáng được nhường chỗ đi, không tôn trọng những người
đáng tôn trọng, không cung kính những người đáng cung kính, không đảnh
lễ những người đáng đảnh lễ, không cúng dường những người đáng
cúng dường. Do nghiệp ấy.. đọa xứ... thuộc gia đình hạ liệt. Con đường
đưa đến gia đình hạ liệt.. không cúng dường những người đáng cúng
dường.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, không có ngạo nghễ quá mạn, đảnh lễ những
người đáng đảnh lễ... cúng dường những người đáng cúng dường. Do
nghiệp ấy.. thiện thú... vào gia đình cao quý. Con đường đưa đến gia
đình cao quý.. cúng dường những người đáng cúng dường.
Ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi
: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện ? Thế nào là bất thiện ? Thế
nào là phạm tội ? Thế nào là không phạm tội ? Thế nào là cần phải
thực hành ? Thế nào là không cần phải thực hành ? Tôi đã làm gì để
phải không lợi ích và đau khổ lâu dài ? Hay tôi đã làm gì để được
lợi ích và an lạc lâu dài ? Do nghiệp ấy... đọa xứ... trí tuệ yếu
kém. Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém... lợi ích, hạnh phúc lâu
dài ?"
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người
đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi :
"Thưa Tôn giả, thế nào là thiện ? Thế nào là bất thiện... lợi
ích, an lạc lâu dài ? Do nghiệp ấy... thiện thú... đầy đủ trí tuệ.
Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ.. lợi ích, an lạc lâu dài".
Ở đây, này Thanh niên, con đường
đưa đến đoản thọ, dẫn đến đoản thọ, con đường đưa đến đoản
thọ, dẫn đến trường thọ; con đường đưa đến nhiều bệnh, dẫn đến
nhiều bệnh; con đường đưa đến ít bệnh, dẫn đến ít bệnh; con đường
đưa đến xấu sắc, dẫn đến xấu sắc; con đường đưa đến đẹp sắc
dẫn đến đẹp sắc; con đường đưa đến quyền thế nhỏ, dẫn đến
quyền thế nhỏ; con đường đưa đến quyền thế lớn dẫn đến quyền
thế lớn; con đường đưa đến tài sản nhỏ, dẫn đến tài sản nhỏ;
con đường đưa đến tài sản lớn, dẫn đến tài sản lớn; con đường
đưa đến gia đình hạ liệt, dẫn đến gia đình hạ liệt; con đường
đưa đến gia đình cao quý dẫn đến gia đình cao quý, con đường đưa đến
trí tuệ yếu kém, dẫn đến trí tuệ yếu kém; con đường đưa đến đầy
đủ trí tuệ, dẫn đến trí tuệ đầy đủ.
Này Thanh niên, các loài hữu tình
là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng,
nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu
tình; nghĩa là có liệt, có ưu.
Khi nghe nói vậy, thanh niên Subha
Todeyyaputta nói với Thế Tôn :
– Thật vi diệu thay, Tôn giả
Gotama ! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama ! Thưa Tôn giả Gotama, ví như có
người dựng đứng.. có thể thấy sắc. Cũng vậy, (Chánh) pháp được Thế
Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y
Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay
cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
- 136. KINH
ĐẠI NGHIỆP PHÂN BIỆT [^]
- (Mahakammavibhangasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương
Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc. Lúc bấy giờ Tôn giả
Samiddhi trú tại một cái cốc trong rừng. Rồi du sĩ ngoại đạo Potaliputta
tiêu dao tản bộ, tuần tự du hành, đi đến Tôn giả Samiddhi; sau khi đến,
nói lên với Tôn giả Samiddhi những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói
lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi
một bên, du sĩ ngoại đạo Potaliputta thưa với Tôn giả Samiddhi :
– Này Hiền giả Samiddhi, trước mặt
Thế Tôn, tôi tự thân nghe, tự thân ghi nhận như sau : "Hư vọng là
thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật.
Và có một Thiền chứng (samapatti), do thành tựu Thiền chứng này, sẽ
không có cảm giác gì".
– Này Hiền giả Potaliputta, chớ
có nói vậy. Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Chớ có phỉ báng
Thế Tôn; phỉ báng Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy
: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp
là chân thật". Và Hiền giả, có một Thiền Chứng, do thành tựu thiền
chứng này, sẽ không có cảm giác gì.
– Ngài xuất gia đã bao lâu, thưa
Hiền giả Samiddhi ?
– Không lâu, thưa Hiền giả. Có
ba năm.
– Nay ở đây chúng tôi còn hỏi
các Tỷ-kheo trưởng lão làm gì khi một tân Tỷ-kheo nghĩ rằng cần phải
bảo vệ vị Đạo sư như vậy. Thưa Hiền giả Samiddhi, khi một người có
dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thời người ấy có cảm
giác gì ?
– Này Hiền giả Potaliputta, khi một
người có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thời người
ấy cảm giác khổ đau.
Rồi du sĩ ngoại đạo Potaliputta,
không tán thán cũng không phản đối lời nói của Tôn giả Samiddhi. Không
tán thán, không phản đối, du sĩ ngoại đạo Potaliputta từ chỗ ngồi đứng
dậy rồi ra đi.
Rồi Tôn giả Samiddhi, sau khi du sĩ
ngoại đạo Potaliputta ra đi không bao lâu, liền đi đến Tôn giả Ananda;
sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm;
sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một
bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi kể lại cho Tôn giả Ananda tất
cả cuộc đàm thoại với du sĩ ngoại đạo Potaliputta. Sau khi nghe nói vậy,
Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Samiddhi :
– Này Hiền giả Samiddhi, đây là
đề tài một câu chuyện cần phải yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả
Samiddhi, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến hãy trình bày lên Thế
Tôn rõ ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời chúng ta như thế nào, chúng ta hãy
như vậy thọ trì.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Samiddhi vâng đáp Tôn giả
Ananda. Rồi Tôn giả Ananda và Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn; sau khi đến
đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn
giả Ananda, trình lên Thế Tôn tất cả câu chuyện giữa Tôn giả Samiddhi với
du sĩ ngoại đạo Potaliputta.
Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với
Tôn giả Ananda:
– Này Ananda, Ta chưa từng thấy du
sĩ ngoại đạo Potaliputta, thời câu chuyện này từ đây xảy ra ? Này
Ananda, câu hỏi đáng lý phải trả lời phân tích rõ ràng cho du sĩ ngoại
đạo Potaliputta, lại được kẻ ngu si Samiddhi này trả lời theo một chiều.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udayi bạch
Thế Tôn :
– Bạch Thế Tôn, nếu đây là ý
nghĩa của Tôn giả Samiddhi nói lên, thời cảm giác gì người ấy cảm thọ
là cảm giác khổ đau.
Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả
Ananda:
– Này Ananda, hãy xem con đường
sai lạc của kẻ ngu si Udayi này. Này Ananda, Ta biết rằng, nếu nay kẻ ngu
si Udayi này mở miệng ra (đề cập vấn đề gì), ông ấy sẽ mở miệng
đề cập một cách không như lý (ayoniso). Này Ananda, thật sự chỗ khởi
thủy của du sĩ ngoại đạo Potaliputta hỏi là về ba cảm thọ. Này Ananda,
nếu kẻ ngu si Samiddhi này được du sĩ ngoại đạo Potaliputta hỏi như vậy
và trả lời như sau : "Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng
ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, có khả năng đưa đến lạc
thọ, người ấy sẽ cảm giác lạc thọ. Này Hiền giả Potaliputta, nếu một
ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa
đến khổ thọ, người ấy sẽ cảm giác khổ thọ. "Này Hiền giả
Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp
có khả năng đưa đến bất khổ bất lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác
bất khổ bất lạc thọ"; nếu trả lời như vậy, này Ananda, kẻ ngu
si Samiddhi đã trả lời một cách chơn chánh cho du sĩ ngoại đạo
Potaliputta. Và lại nữa, này Ananda, những kẻ du sĩ ngoại đạo ngu si, kém
học, họ sẽ hiểu được đại phân biệt về nghiệp của Như Lai, này
Ananda, nếu Ông nghe Như Lai phân tích đại phân biệt về nghiệp".
– Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời;
bạch Thiện Thệ nay đã đến thời, Thế Tôn hãy phân tích đại phân biệt
về nghiệp ! Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
– Vậy này Ananda, hãy nghe và khéo
tác ý, Ta sẽ nói :
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau :
– Này Ananda, có bốn loại người
này có mặt ở đời. Thế nào là bốn ? Ở đây, này Ananda, có người sát
sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi,
nói lời ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến;
sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ,
địa ngục.
Nhưng ở đây, này Ananda, có người
sát sanh... (như trên)... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người
ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
Ở đây, này Ananda, có người từ
bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ
bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói ác khẩu, từ bỏ nói lời
phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến; sau khi thân
hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời
này.
Nhưng ở đây, này Ananda, có người
từ bỏ sát sanh, ... (như trên)... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng
chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Ở đây, này Ananda, có vị Sa-môn
hay Bà-la-môn nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không
phóng dật, nhờ chánh tác ý, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, nhờ
thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, vị ấy thấy có người ở đây sát sanh,
lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói
ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến; sau
khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ,
địa ngục. Vị ấy nói như sau : "Thật sự có những ác nghiệp, có
quả báo ác hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây sát sanh, lấy của
không cho... nói hai lưỡi... có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người
ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Vị ấy nói như
sau: "Chắc chắn tất cả mọi người sát sanh, lấy của không cho ...
(như trên) ... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào
cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Những ai biết như vậy, những
vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của
họ thuộc tà trí. Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy,
tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố :
"Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng".
Ở đây, này Ananda, có Sa-môn hay
Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, ... (như trên).. vị ấy thấy có
người sát sanh, lấy của không cho... (như trên).. có tà kiến; sau khi thân
hoại mạng chung, vị ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời
này. Vị ấy nói như sau : "Thật sự không có những ác nghiệp, không
có quả báo ác hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây sát sanh, lấy của
không cho... (như trên).... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, được
sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau :
"Chắc chắn tất cả mọi người sát sanh, lấy của không cho.. (như trên)...
có tà kiến; "sau khi thân hoại mạng chung, họ đều được sanh vào
thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Những ai biết như vậy, những
vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của
họ thuộc tà kiến". Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình
thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên
bố : "Chỉ như vậy mới chân thực, ngoài ra đều là hư vọng".
Ở đây, này Ananda, có Sa-môn hay
Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, ... (như trên).. vị ấy thấy có
người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... (như trên)...
có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện
thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau : "Thật sự có những
thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây
từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến sau khi thân
hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Vị
ấy nói như sau : "Chắc chắn tất cả mọi người từ bỏ sát sanh, từ
bỏ lấy của không cho... (như trên)... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng
chung, họ đều sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Những ai biết
như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như
vậy, trí của họ thuộc tà trí". Như vậy, điều này vị ấy tự
mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ,
chấp trước và tuyên bố : "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều
là hư vọng".
Ở đây, này Ananda, có Sa-môn ...
(như trên) ... vị ấy thấy có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
không cho... (như trên)... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người
ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vị ấy nói như
sau : "Thật sự không có những thiện nghiệp, không có quả báo thiện
hạnh. Và Ta đã thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
không cho... (như trên).... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người
ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Vị ấy nói
như sau : "Chắc chắn tất cả mọi người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy
của không cho... (như trên)... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung,
họ đều bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những ai biết
như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như
vậy, trí của họ thuộc tà kiến". Như vậy, điều vị ấy tự mình
biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp
trước và tuyên bố : "Chỉ như vậy mới chân thực, ngoài ra đều là
hư vọng".
Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay
Bà-la-môn nào nói như sau : "Chắc chắn có ác nghiệp, có quả báo ác
nghiệp". Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Vị ấy nói như sau :
"Tôi đã thấy ở đây có người sát sanh, lấy của không cho.. (như trên)...
có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào
cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Như vậy, Ta cũng chấp nhận
cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau : "Chắc chắn tất cả những
ai sát sanh, lấy của không cho (như trên).... ; sau khi thân hoại mạng chung,
họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục", như vậy,
Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau : "Những
ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết
khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến"; như vậy, Ta không chấp
nhận cho vị ấy. Điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình
hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố : "Chỉ
như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy, Ta cũng
không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao ? Khác như vậy, này Ananda, là trí
của Như Lai về Đại phân biệt về nghiệp.
Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay
Bà-la-môn nào nói như sau : "Chắc chắn không có ác nghiệp, không có
quả báo ác hạnh". Như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và vị
ấy nói như sau : "Tôi đã thấy ở đây có người sát sanh, lấy của
không cho... (như trên)... có ta kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy
người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Như vậy,
Ta chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau : "Chắc chắn tất
cả những ai sát sanh, lấy của không cho... (như trên)... tất cả sau khi
thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào thiện thú Thiên giới, cõi đời này";
như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau :
"Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những
ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến"; như vậy, Ta không
chấp nhận cho vị ấy. Điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự
mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố :
"Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy
Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao ? Khác như vậy, này Ananda,
là trí của Như Lai về Đại phân biệt về nghiệp.
Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay
Bà-la-môn nào nói như sau : "Chắc chắn có thiện nghiệp, có quả báo
thiện hạnh". Như vậy Ta chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như
sau : "Tôi đã thấy ở đây có người từ蠢ỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... (như trên)...
có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào
thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Như vậy, Ta cũng chấp nhận
cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau : "Chắc chắn tất cả những
ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho ... (như trên) ... tất cả
sau khi thân hoại mạng chung; họ đều sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi
đời này"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy
nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách
chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến",
như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Điều vị ấy tự mình biết,
tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước
và tuyên bố : "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng".
Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao ? Khác như vậy,
này Ananda, là trí của Như Lai về Đại phân biệt về nghiệp.
Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay
Bà-la-môn nào nói như sau : "Chắc chắn không có thiện nghiệp, không
có quả báo thiện hạnh ". Như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy.
Và vị ấy nói như sau : "Tôi đã thấy ở đây có người từ bỏ sát
sanh, từ bỏ lấy của không cho... (như trên)... có chánh kiến; sau khi thân
hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ,
địa ngục". Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói
như sau : "Chắc chắn những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
không cho.. (như trên)... có chánh kiến, tất cả sau khi thân hoại mạng
chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục"; như vậy,
Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau : "Những
ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết
khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến"; như vậy, Ta cũng không chấp
nhận cho vị ấy. Điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình
hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố : "Chỉ
như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy, Ta cũng
không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao ? Khác như vậy, này Ananda, là trí
của Như Lai về Đại phân biệt về nghiệp.
Ở đây, này Ananda, người nào sát
sanh, lấy của không cho.. (như trên)... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng
chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.... Hoặc
là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm lúc trước,
hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về
sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhận và
chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ,
ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho..
(như trên)... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi
lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.
Ở đây, này Ananda, người nào sát
sanh, lấy của không cho.. (như trên)... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng
chung, người ấy bị sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... Hoặc
là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm lúc
trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy
làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp
nhận và chấp chặt. Do vậy sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào
thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây sát sanh, lấy của
không cho.. (như trên)... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo
được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.
Ở đây, này Ananda, người nào từ
bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho.. (như trên)... có chánh kiến; sau
khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi
đời này... Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do
người ấy làm từ trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc
thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được
người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng
chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở
đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... (như trên)... có chánh
kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại,
hay trong một đời khác.
Ở đây, này Ananda, người nào từ
bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho.. (như trên)... có chánh kiến; sau
khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cói dữ, ác thú, đọa xứ,
địa ngục... Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người
ấy làm từ trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người
ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp
nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh
vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây từ bỏ sát
sanh, từ bỏ lấy của không cho... (như trên)... có chánh kiến, người ấy
phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời
khác.
Như vậy, này Ananda, có nghiệp vô
hữu tợ vô hữu, có nghiệp vô hữu tợ hữu, có nghiệp hữu tợ hữu,
có nghiệp hữu tợ vô hữu.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn
giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.