PhaX
(45) Tiểu kinh Pháp hành
(46) Đại kinh Pháp hành
(47) Kinh Tư sát
(48) Kinh Kosampiya
(49) Kinh Phạm thiên cầu thỉnh
(50) Kinh Hàng ma
- 45. TIỂU
KINH PHÁP HÀNH [^]
- (Culadhammasamadanasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại
Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo !
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, có bốn loại
pháp hành này. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện
tại lạc, tương lai quả báo khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện
tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp
hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Này các Tỷ-kheo, có loại
pháp hành hiện tại lạc, và tương lai quả báo cũng lạc.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là loại
pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ? Này các Tỷ-kheo, có mọt
số Sa-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: "Không có lỗi trong
các dục". Những vị này đắm mình trong các dục, hoan lạc với các
cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: "Làm sao các
Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn kia thấy sự sợ hãi tương lai củ ác dục, nói
đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái
lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn củ ác cô gái lang thang
trẻ trung này!" Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng
chung, các vị ấy phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt.
Họ nói như sau: "Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này thấy sự sợ hãi
tương lai củ ác dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu
biết về các dục. Nhưng chúng ta, do các dục này làm nhân, do các dục
này làm duyên, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc
liệt". Này các Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa nóng, một bẹ hột
giống cây leo nứt ra và này các Tỷ-kheo, một hột giống cây leo rơi dưới
gốc một cây sala. Này các Tỷ-kheo, các vị thần ở trên cây sala ấy lo sợ,
run sợ, và hoảng sợ. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống các vị thần
trên cây sala ấy, thần vườn, thần rừng, thần cây, thần các dược thảo,
cỏ, rừng hội họp lại, an ủi như sau: "Này Tôn giả, chớ có sợ
hãi! Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng tước có
thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, người làm rừng
có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy
mầm". Nhưng này các Tỷ-kheo, hạt giống ấy, con khổng tước không nuốt,
con nai không ăn, lửa rừng không đốt, người làm rừng không nhặt đi, các
loài mối không ăn, và hạt giống có thể nẩy mầm. Được mưa lớn nhờ
các làn mây đúng mùa, hạt giống ấy được lớn lên, và một dây leo trẻ,
mềm mại, có lông, chậm chậm mọc lên và bám dính cây sala ấy. Này các
Tỷ-kheo, các vị thần trên cây sala ấy suy nghĩ như sau: "Không hiểu
vì sao các Tôn giả bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn,
thần rừng, thần cây, các vị thần trên các dược thảo, cỏ, rừng, thấy
sự sợ hãi tương lai trong hột giống, hội họp lại, an ủi như sau:
"Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Vì hột
giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có
thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể
ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm". Khoái lạc thay sự xúc chạm
củ ây leo trẻ trung mềm mại, có lông đang bám vào!" Cây leo ấy có
thể bao trùm cây sala ấy, sau khi bao trùm, liền làm thành một tàn che trên
cây ấy, và ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp. Khi ở dưới
khởi lên cả một lùm cây rậm rạp, các cành lớn củ ây sala ấy có thể
bị bóp nghẹt. Rồi này các Tỷ-kheo, các thần trú trên cây sa la ấy suy
như sau: "Chính vì thấy sự sợ hãi tương lai này, trong hột giống
cây leo ấy mà những Tôn giả, bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy,
các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần ở trên các dược
thảo, cỏ, rừng, đã hội họp lại và an ủi như sau: "Này Tôn giả
chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng
tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những
người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống
có thể không nẩy mầm". Và nay ta, vì nguyên nhân hạt giống cây leo,
cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt". Cũng vậy,
này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, có sở kiến
như sau: "Không có lỗi trong các dục". Những vị này đắm mình
trong các dục, họ hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu.
Họ nói như sau: "Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ
hãi tương lai củ ác dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự
hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có
lông mịn củ ô gái lang thang trẻ trung này!" Sau khi đắm mình trong
các dục, khi thân hoại mạng chung, họ phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa
xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống
khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: "Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy
thấy sự sợ hãi tương lai củ ác dục, nói đến sự đoạn trừ các dục,
nêu lên sự hiểu biết về các dục. Nhưng chúng ta, vì nhân các dục này,
vì duyên các dục này, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ,
khốc liệt". Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là pháp hành hiện tại lạc,
tương lai quả báo khổ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp
hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
có người sống lõa thể, sống phóng túng, không theo lễ nghi, liếm tay cho
sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng
lại, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu
cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không
nhận đồ ăn đặt tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những
cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận
đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có
thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ
ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không
nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi
bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men, cháo cám. Vị
ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ
nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại
bảy nhà, vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một
bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ
ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy vị
ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần.
Vị ấy chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải
nivara, ăn da vụn, ăn cám, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ,
ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống.
Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải
tẩm liệm quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tikitaka làm áo, mặc
d on sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh d on sơn dương đen, mặc áo bằng
cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng
tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng
lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người tập tục sống
nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, là
người ngồi chò hỏ, sống theo hạnh ngồi chò hỏ một cách tinh tấn, là
người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng
ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên
hông, sống để bụi và nhớp che dấu thân mình, sống và ngủ ngoài trời,
theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, theo hạnh ăn các uế
vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống
một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi).
Như vậy, vị ấy sống theo hạnh hành hạ xác thân dưới nhiều hình thức
như vậy. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác
thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là
pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo,
thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc? Ở đây,
này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra quá nặng về tham ái, luôn
luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh
sanh ra quá nặng về sân hận, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu
do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về si mê, luôn luôn cảm
thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Với khổ và với ưu, với mặt
đầy nước mắt và khóc than, vị ấy sống theo phạm hạnh, hoàn toàn đầy
đủ trong sạch. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú,
Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp
hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp
hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
có người tự tánh sanh ra không quá nặng về tham ái, không luôn luôn cảm
thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh sanh ra
không quá nặng về sân hận, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ
ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về si mê,
không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Vị ấy ly
dục, ly các pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng
thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ; diệt tầm và tứ, chứng và
trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm
không tứ, nội tĩnh nhất tâm; ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân
cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an
trú Thiền thứ ba; xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,
chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới,
cõi đời này. Như vậy này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại
lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Này các Tỷ-kheo, như vậy là bốn loại
pháp hành.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- 46.
ĐẠI KINH PHÁP HÀNH [^]
- (Mahadhammasamadanasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi,
Jetavana, tại tịnh xá Ông Anathapindika. Ở đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo.
– Bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, phần lớn các
loài hữu tình có dục như thế này, có ước vọng như thế này, có nguyện
vọng như thế này: "Ôi, mong rằng các pháp bất khả ái, bất khả lạc,
bất khả ý được tiêu diệt! Mong rằng các pháp khả ái, khả lạc, khả
ý được tăng trưởng!" Này các Tỷ-kheo, dầu cho các loài hữu tình
ấy có dục như vậy, có ước vọng như vậy, có nguyện vọng như vậy,
nhưng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tăng trưởng;
các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Ở đây, này các Tỷ-kheo,
các Người có biết vì nguyên nhân gì không?
– Bạch Thế Tôn, đối với chúng
con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo,
nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn
thuyết giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ
hành trì.
– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe
và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ
vô văn phàm phu, không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các
bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến các bậc Chân
nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc
Chân nhân, không biết rõ các pháp nên phục vụ, không biết rõ các pháp
không nên phục vụ, không biết rõ các pháp nên thân cận, không biết rõ
các pháp không nên thân cận. Vì không biết rõ các pháp nên phục vụ,
không biết rõ các pháp không nên phục vụ, không biết rõ các pháp nên
thân cận, không biết rõ các pháp không nên thân cận, vị này phục vụ
các pháp không nên phục vụ, không phục vụ các pháp nên phục vụ, thân
cận các pháp không nên thân cận, không thân cận các pháp nên thân cận.
Vị này vì phục vụ các pháp không nên phục vụ, không phục vụ các
pháp nên phục vụ, vì thân cận các pháp không nên thân cận, không thân cận
các pháp nên thân cận, cho nên các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất
khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt.
Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì người ấy không có trí đối
với pháp này. Và này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến các
bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh,
đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập
pháp các bậc Chân nhân, biết rõ các pháp nên phục vụ, biết rõ các
pháp không nên phục vụ, biết rõ các pháp nên thân cận, biết rõ các
pháp không nên thân cận. Vì biết rõ các pháp nên phục vụ, biết rõ các
pháp không nên phục vụ, biết rõ các pháp nên thân cận, biết rõ các
pháp không nên thân cận, vị này phục vụ các pháp nên phục vụ, không
phục vụ các pháp không nên phục vụ, thân cận các pháp nên thân cận,
không thân cận các pháp không nên thân cận. Vị này vì phục vụ các
pháp nên phục vụ, không phục vụ các pháp không nên phục vụ, thân cận
các pháp nên thân cận, không thân cận các pháp không nên thân cận, cho
nên các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các
pháp khả ái, khả lạc, khả ý được tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy
này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này.
Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp
hành. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, có pháp hành hiện tại khổ, tương
lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo, các pháp hành hiện tại khổ, tương
lai quả báo lạc. Này các Tỷ-kheo, có pháp hành hiện tại lạc, tương lai
quả báo khổ. Này các Tỷ-kheo, có pháp hành hiện tại lạc và tương lai
quả báo cũng lạc.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là
pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Do vô trí với
pháp này, do si mê, nên không tuệ tri như chân: "Đây là pháp hành hiện
tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ". Do vô trí với pháp này, do
si mê, do không tuệ tri như chân, nên phục vụ pháp này, không tránh né
pháp này. Vì phục vụ pháp này, vì không tránh né pháp nầy, nên đối với
vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng trưởng;
các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy,
này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này. Ở đây,
này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại lạc tương lai quả báo khổ.
Do vô trí với pháp này, do si mê nên không biết như chân: "Đây là
pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ". Do vô trí với
pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên phục vụ pháp này, không
tránh né pháp này. Vì phục vụ pháp này, vì không tránh né pháp này, nên
đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tăng
trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao vậy?
Như vậy này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp này.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả
báo lạc. Do vô trí với pháp này, do si mê nên không tuệ tri như chân:
"Đây là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc". Do vô
trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên không phục vụ
pháp này, tránh né pháp này. Vì không phục vụ pháp này, tránh né pháp
này, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả
ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Vì sao
vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có trí đối với pháp
này? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đấy là pháp hành hiện tại lạc, tương
lai quả báo cũng lạc. Do vô trí với pháp này, do si mê, nên không tuệ tri
như chân: "Đây là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng
lạc". Do vô trí với pháp này, do si mê, do không tuệ tri như chân, nên
không phục vụ pháp này, tránh né pháp này. vì không phục vụ pháp này,
vì tránh né pháp này, nên đối với vị này, các pháp bất khả ái, bất
khả lạc, bất khả ý tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị
tiêu diệt. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị ấy không có
trí đối với pháp này.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là
pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Do có trí với
pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chơn: "Pháp hành này
hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ". Do có trí với pháp
này, do tâm sáng suốt, do tuệ tri như chơn, vị này không phục vụ pháp
này, tránh né pháp này. Do không phục vụ pháp này, do tránh né pháp này,
các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý bị tiêu diệt; các
pháp khả ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là vì vị ấy có trí đối với pháp này. Ở đây, này các Tỷ-kheo,
đây là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Do có trí với
pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chơn: "Pháp hành này
hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ". Do có trí với pháp này, do
tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này không phục vụ pháp này,
tránh né pháp này. Do không phục vụ pháp này, do tránh né pháp này, các
pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tiêu diệt; các pháp khả
ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo,
là vì vị ấy có trí đối với pháp này. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây
là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Do có trí đối với
pháp này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chân: "Pháp này hiện
tại khổ, tương lai quả báo lạc". Do có trí đối với pháp này, do
tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này phục vụ pháp này, không
tránh né pháp này. Do phục vụ pháp này, không tránh né pháp này, các pháp
bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tiêu diệt; các pháp khả ái, khả
lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vì vị
ấy có trí đối với pháp này. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là pháp
hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Do có trí với pháp
này, do tâm sáng suốt, vị này tuệ tri như chân: "Pháp hành này hiện
tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc". Do có trí với pháp này, do
tâm sáng suốt, do tuệ tri như chân, vị này phục vụ pháp này, không
tránh né pháp này. Do phục vụ pháp này, do không tránh né pháp này, các
pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý tiêu diệt; các pháp khả
ái, khả lạc, khả ý tăng trưởng. Vì sao vậy? Như vậy, này các Tỷ-kheo,
là vì vị ấy có trí đối với pháp này.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp
hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
có người với khổ, với ưu, sát sanh, và do duyên sát sanh, cảm thọ khổ
ưu; với khổ, với ưu lấy của không cho, và do duyên lấy của không cho,
cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu sống theo tà hạnh trong các dục, và
do duyên sống theo tà hạnh trong các dục, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với
ưu nói lời vọng ngữ, và do duyên nói lời vọng ngữ, cảm thọ khổ ưu;
với khổ, với ưu nói lời hai lưỡi, và do duyên nói lời hai lưỡi, cảm
thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, nói lời ác ngữ, và do duyên nói lời
ác ngữ, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, nói lời phù phiếm và do
duyên nói lời phù phiếm, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, có tâm
tham ái, và do duyên có tâm tham ái, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu có
tâm sân hận, và do duyên có tâm sân hận cảm thọ khổ ưu; với khổ, với
ưu có tà kiến, và do duyên tà kiến cảm thọ khổ ưu. Vị ấy sau khi thân
hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo cũng
khổ.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp
hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
có người với lạc, với hỷ, sát sanh và do duyên sát sanh, cảm thọ lạc
và hỷ; với lạc, với hỷ, lấy của không cho và do duyên lấy của không
cho, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, sống theo tà hạnh trong
các dục, và do duyên sống theo tà hạnh trong các dục, cảm thọ lạc và hỷ;
với lạc, với hỷ, nói lời vọng ngữ, và do duyên nói lời vọng ngữ, cảm
thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời hai lưỡi, và do duyên nói
lời hai lưỡi, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, nói lời ác ngữ
và do duyên nói lời ác ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ,
nói lời phù phiếm, và do duyên nói lời phù phiếm, cảm thọ lạc và hỷ;
với lạc, với hỷ, có tâm tham ái và do duyên có tâm tham ái, cảm thọ lạc
và hỷ, với lạc, với hỷ, có tâm sân hận, và do duyên có tâm sân hận,
cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, có tà kiến, và do duyên có tà
kiến, cảm thọ lạc và hỷ. Vị này sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào
cõi dữ, ác thú, đọa xứ địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là
pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
có người với khổ với ưu, từ bỏ sát sanh, và do duyên từ bỏ sát sanh
cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ lấy của không cho, và do
duyên từ bỏ lấy của không cho cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ
bỏ tà hạnh trong các dục, và do duyên từ bỏ tà hạnh trong các dục, cảm
thọ khổ ưu; với khổ, với ưu từ bỏ nói lời vọng ngữ và do duyên từ
bỏ nói lời vọng ngữ cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ nói
lời hai lưỡi, và do duyên từ bỏ nói lời hai lưỡi, cảm thọ khổ ưu;
với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời ác ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời
ác ngữ, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ nói lời phù phiếm,
và do duyên từ bỏ nói lời phù phiếm, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với
ưu, từ bỏ tâm tham ái, và do duyên từ bỏ tâm tham ái, cảm thọ khổ
ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tâm sân hận, và do duyên từ bỏ tâm sân
hận, cảm thọ khổ ưu; với khổ, với ưu, từ bỏ tà kiến, và do duyên
từ bỏ tà kiến, cảm thọ khổ ưu. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung,
sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy này các Tỷ-kheo, gọi
là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp
hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
có người với lạc, với hỷ, từ bỏ sát sanh và do duyên từ bỏ sát
sanh, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ lấy của không
cho, và do duyên từ bỏ lấy của không cho, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc,
với hỷ, từ bỏ các tà hạnh trong các dục, và do duyên từ bỏ các tà hạnh
trong các dục, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ nói lời
vọng ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời vọng ngữ, cảm thọ lạc và hỷ;
với lạc, với hỷ, từ bỏ nói lời hai lưỡi, và do duyên từ bỏ nói lời
hai lưỡi, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ ác ngữ, và
do duyên từ bỏ nói lời ác ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ,
từ bỏ nói lời phù phiếm, và do duyên từ bỏ nói lời phù phiếm, cảm
thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, không có tham ái, và do duyên không
có tham ái, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, không có sân tâm
và do duyên không có sân tâm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ,
có chánh kiến và do duyên chánh kiến, cảm thọ lạc và hỷ. Vị ấy, sau
khi thân hoại mạng chung, sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như
vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả
báo cũng lạc.
Này các Tỷ-kheo, ví như trái bí đắng
có tẩm thuốc độc. Rồi một người đến muốn sống, muốn không chết,
ưa lạc, hiềm ghét khổ, và có người nói với người ấy như sau: "Này
bạn, trái bí đắng này có tẩm thuốc độc, nếu bạn muốn, hãy ăn.
Trong khi ăn, bạn không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau
khi ăn, bạn có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết". Người
ấy có thể ăn không có suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi ăn, người ấy
không được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi ăn, người ấy
bị chết, hay bi đau khổ gần như chết. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành
này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại khổ và tương lai
quả báo cũng khổ.
Này các Tỷ-kheo, ví như một bình
đồng đựng nước uống, có sắc, có hương, có vị, và nước uống ấy
có tẩm thuốc độc. Rồi một người đến, muốn sống, muốn không chết,
muốn ưa lạc, hiềm ghét khổ. Và có người nói với người ấy như sau:
"Này bạn, bình đồng đựng nước uống này, có sắc, có hương, có vị,
và nước uống ấy có tẩm thuốc độc. Nếu bạn muốn, hãy uống. Trong
khi uống, bạn sẽ được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống,
bạn có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết". Người ki ó
thể uống, không suy nghĩ, không từ bỏ. Trong khi uống, người ấy được
thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, người ấy có thể
đi đến chết hay đau khổ gần như chết. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp
hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại lạc, tương
lai quả báo khổ.
Này các Tỷ-kheo, ví như nước đái
quỷ được trộn nhiều loại thuốc. Rồi có người đi đến, bị bệnh
hoàng đản, và có người nói với người đó như sau: "Này bạn, nước
đái quỷ này được trộn với nhiều loại thuốc. Nếu bạn muốn, hãy uống.
Trong khi uống, bạn không được thích thú về sắc, về hương, về vị.
Nhưng sau khi uống, bạn sẽ được an lạc". Người ấy có thể uống,
sau khi suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi uống, người ấy không được
thích thú về sắc, về hương, về vị. Nhưng sau khi uống, người ấy được
an lạc. Này các Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức
là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.
Này các Tỷ-kheo, ví như lạc, mật,
thục tô và đường trộn lẫn với nhau. Rồi có người đi đến bị bệnh
kiết lỵ. Và có người nói với người ấy như sau: "Này bạn, đây
là lạc, mật, thục tô và đường trộn lẫn với nhau. Nếu bạn muốn, hãy
uống. Trong khi uống, bạn sẽ được thích thú về sắc, về hương, về vị.
Sau khi uống, bạn sẽ được an lạc". Người ki ó thể uống, sau khi
suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi uống, người kia được thích thú về
sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, người kia được an lạc. Này các
Tỷ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện
tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc. Này các Tỷ-kheo, ví như trong tháng
cuối mùa mưa, vào mùa thu, mùa gặt hái, khí bầu trời quang đãng, không
có mây, và mặt trời mọc lên giữa bầu trời, phá sạch hắc ám khắp cả
hư không, và chói sáng, hực sáng và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,
pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc này, sau khi phá sạch
các dị thuyết củ ác Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường, chói sáng, hực sáng
và rực sáng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- (Vimamsakastuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại
Jetavana, tịnh xá của Ông Anathapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo.
– Bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo
muốn biết rõ tập tánh (Cetapariyayam) của người khác, cần phải tìm hiểu
về Như Lai, để ý thức được Ngài có Chánh Đẳng Giác hay không?
– Bạch Thế Tôn, đối với chúng
con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm bậc lãnh đạo,
nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay, Thế Tôn thuyết
giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành
trì.
– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe
và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo
muốn biết rõ tập tánh của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai
trên hai loại pháp: Các pháp do mắt, tại nhận thức, nghĩ rằng: "Những
pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như
Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo được
biết như sau: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp
ấy không có hiện khởi ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết
được như sau: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những
pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai". Vị ấy tìm hiểu thêm:
"Những tạp pháp (khi nhiễm khi tịnh) do mắt, tai nhận thức; những
pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu
như vậy và vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Những tạp pháp do mắt,
tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai". Sau khi
tìm hiểu như vậy và biết được như sau : "Những tạp pháp do mắt,
tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai." Vị
ấy tìm thiểu thêm: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh, do mắt, tai nhận
thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?"
Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Những pháp
hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi
ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Những
pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện
khởi ở Như Lai". Vị ấy tìm hiểu thêm: "Vị Tôn giả này thành
tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài hay trong một thời gian ngắn?"
Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Vị Tôn
giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả
này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn".
Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Vị Tôn giả này
thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này
thành tựu thiên pháp này không phải trong một thời gian ngắn". Vị
ấy tìm hiểu thêm: "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một
số nguy hiểm có khởi lên cho vị ấy ở đây không?" Này các Tỷ-kheo,
một số nguy hiểm không khởi lên ở đây cho vị Tỷ-kheo, khi vị ấy chưa
được hữu danh, chư ó danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, khi vị Tỷ-kheo ấy
được hữu danh, có danh tiếng, thì một số nguy hiểm có thể khởi lên
ở đây cho vị ấy. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được
như sau: "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy
hiểm không khởi lên cho vị ấy". Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy
biết được như sau : "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh,
một số nguy hiểm không khởi lên cho vị này." Vị ấy tìm hiểu
thêm: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không
phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Có phải do vì đoạn diệt tham ái, vì không
có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục?". Sau khi tìm hiểu như
vậy, vị ấy biết được như sau: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ
bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt
tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục".
Này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác hỏi vị Tỷ-kheo ấy như sau:
"Những dữ kiện Tôn giả là gì, những bằng chứng của Tôn giả là
gì, mà Tôn giả nói: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn
giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ". Do vì đoạn diệt tham
ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục". Này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn trả lời một cách chân chánh phải trả lời
như sau: "Vị Tôn giả này sống giữa Tăng chúng hay sống một mình, dầu
cho những vị sống ở đây là thiện hạnh, là ác hạnh, dầu cho có những
vị giáo giới hội chúng, ở đây có những vị chuyên trọng tài vật, có
những vị ở đây không bị ô nhiễm bởi tài vật, vị Tôn giả này
không vì vậy mà khinh bỉ họ vì lý do này. Như vây tôi nghe trước mặt
Thế Tôn, như vậy tôi được biết trước mặt Thế Tôn: "Ta do vô úy
mà từ bỏ, Ta không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham
ái, vì không có tham ái nên ta không thỏa mãn các dục"".
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai cần
phải được hỏi thêm như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức;
những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Được
hỏi vậy, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai
nhận thức; những pháp ấy không hiện khởi ở Như Lai. Những tạp pháp
ở mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không
có hiện khởi?" Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sẽ trả lời
như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không
có hiện khởi ở Như Lai. Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận
thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?"
Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai trả lời như sau: "Những pháp
hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi
ở Như Lai". Ta lấy như vậy làm đạo lộ, làm hành giới. Không có ai
giống Ta như vậy. Này các Tỷ-kheo, một đệ tử phải đến gần bậc Đạo
Sư có nói như vậy để được nghe pháp. Vị Đạo Sư thuyết pháp cho vị
ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu
khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương (Sappatibhaga). Này
các Tỷ-kheo, tùy theo vị Đạo Sư thuyết pháp cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề
này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc
bạch cùng với các pháp tương đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau
khi chứng tri trong pháp ấy, đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một.
Vị ấy khởi lòng tịnh tín đối với bậc Đạo Sư: "Thế Tôn là bậc
Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật
khéo hành trì". Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy
như sau: "Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để
Tôn giả nói rằng: "Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế
Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì?"" Này các Tỷ-kheo,
muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả lời như sau:
"Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để nghe thuyết
pháp, Thế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến vấn đề khác,
từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương
đương củ húng. Này Hiền giả, tùy theo Thế Tôn thuyết pháp cho tôi như
thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi
diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương củ húng; tùy
theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, tôi đạt đến sự cứu cánh
của từng pháp một. Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Đạo Sư:
"Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết
giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì"".
Này các Tỷ-kheo, đối với ai mà
lòng tin đối với Như Lai được an lập, căn cứ, an trú trên những dữ
kiện, những văn cú, những văn tự như vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin như
vậy được gọi là có dữ kiện đầy đủ, căn cứ trên (chánh) kiến, vững
chắc, không thể bị phá hoại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, Ma
ra, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự
tìm hiểu về Như Lai, và như vậy Như Lai mới được khéo tìm hiểu một
cách đúng pháp.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- (Kosambiyasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Kosambi, tại
tịnh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận
tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Họ
không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải,
không chấp nhận hòa giải. Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở, sau
khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống
một bên. Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo
ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng
những binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận
thông cảm; họ không tự hòa giải nhau, không chấp nhận hòa giải.
Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo
và bảo như sau:
– Này các Tỷ-kheo, hãy đi, và
nhân danh Ta, bảo các Tỷ-kheo ấy như sau: "Bậc Đạo Sư cho gọi chư Tôn
giả".
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đến
chỗ các Tỷ-kheo ấy ở sau khi đến, liền thưa với các Tỷ-kheo ấy:
– Bậc Đạo Sư cho gọi chư Tôn
giả.
– Hiền giả, vâng.
Các Tỷ-kheo vâng đáp Tỷ-kheo ấy,
đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống
một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi xuống một bên:
– Này các Tỷ-kheo, có đúng sự
thật chăng, các Ông sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương
nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Và các Ông không tự thông cảm
nhau, không chấp nhận thông cảm, không tự hòa giải nhau, không chấp nhận
hòa giải?
– Bạch Thế Tôn, có vậy.
– Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ
thế nào? Trong khi các Ông sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả
thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi; trong khi ấy các Ông có an trú từ
thân hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau
lưng không, các Ông có an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng phạm
hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không, các Ông có an trú từ ý hành đối
với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Như vậy, này các Tỷ-kheo, các
Ông đã chấp nhận rằng, trong khi các Ông sống cạnh tranh, luận tranh, đấu
tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, trong khi ấy, không có an
trú từ thân hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn
sau lưng, không có an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng phạm hạnh
cả trước mặt lẫn sanh lưng, không có an trú từ ý hành đối với các vị
đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Như vậy, này các kẻ mê
mờ kia, do biết gì, do thấy gì, các Ông sống cạnh tranh, luận tranh, đấu
tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi; và các Ông không tự
thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm, không tự hòa giải nhau, không
chấp nhận hòa giải. Như vậy, này các kẻ mê mờ kia, các Ông sẽ phải
chịu bất hạnh, đau khổ trong một thời gian dài.
Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp
này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa
đến hòa đồng, đưa đến vô tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào
là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ thân hành đối với
các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải
ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng,
đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo an trú từ khẩu hành... (như trên)... an trú từ ý hành đối với
các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải
ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng,
đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo,
đối với các tài vật nhận được đúng pháp, hợp pháp, cho đến những
tài vật thâu nhận chỉ trong bình bát, Tỷ-kheo không phải là người không
san sẻ, các tài vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng
chung với các vị đồng phạm hạnh có giới đức. Pháp này... (như trên)...
đưa đến nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật
không có vi phạm, không có tỳ vết, không có vẩn đục, không có uế tạp,
giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến
thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu trong các giới luật ấy với các vị
đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này... (như trên)...
đưa đến nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến
thuộc về bậc Thánh có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành
chân chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo, sống thành tựu tri kiến như vậy,
cùng với các đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần
phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa
đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Này các Tỷ-kheo,
có sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương
kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất
trí. Này các Tỷ-kheo, trong sáu pháp cần phải ghi nhớ này, có một pháp tối
thượng, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là tri kiến
này, thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực
hành chân chánh diệt tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ví như một căn nhà
có mái nhọn như ngọn tháp, có một pháp tối thượng, thâu nhiếp tất cả,
làm giềng mối cho tất cả, chính là mái nhọn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,
trong sáu pháp cần phải ghi nhớ này, có một pháp tối thượng... khiến
người thực hành chân chánh diệt tận khổ đau.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là tri kiến
thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành
chân chánh diệt tận khổ đau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến
ngôi rừng, hay đi đến dưới gốc cây, hay đi đến chỗ trống vắng và
suy nghĩ như sau: "Không biết t ó nội triền nào chưa đoạn trừ không?
Do nội triền này nếu tâm ta bị triền phược, thì ta không thể biết như
thật, không thể thấy như thật?" Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị
tham dục triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị sân triền phược, cho đến như vậy, tâm
(của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị hôn trầm
thụy miên triền phược, cho đến như vậy tâm (của vị này) bị triền
phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị trạo hối triền phược, cho đến
như vạy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo
bị nghi triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời này ràng buộc,
cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo,
nếu vị Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời sau ràng buộc, cho đến như vậy,
tâm (của vị này) bị triền phược. Tỷ-kheo sống cạnh tranh, luận tranh,
đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi, cho đến như
vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Vị ấy biết rõ như sau:
"Ta không có nội triền chưa được đoạn trừ, do nội triền này nếu
tâm ta bị triền phược, ta không thể biết như thật, không thể thấy như
thật. Ý của ta được khéo hướng đến sự giác ngộ các sự thật".
Đó là trí thứ nhất mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh,
siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Trong khi ta thực tập, tu tập, luyện tập
nhiều lần tri kiến này; ta tự đạt được tịch chi, ta tự đạt được
tịnh chi". Vị này biết rõ như sau: "Trong khi ta thực tập, tu tập,
luyện tập nhiều lần tri kiến này; ta tự đạt được tịch chi, ta tự
đạt được tịch chi". Đó là trí thứ hai mà vị này chứng được,
thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Tri kiến như ta đã thành tựu có thể
có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào ngoài tổ chức này, thành tựu tri kiến như
vậy không?" Vị ấy hiểu rõ như sau: "Tri kiến như ta đã thành tựu
không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác, ngoài tổ chức này, thành tựu
tri kiến như vậy". Đó là tri thứ ba mà vị này chứng được, thuộc
các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng...
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Pháp tánh (Dhammata) mà một vị chứng
được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy t ó thành tựu hay
không?" Và này các Tỷ-kheo, pháp tánh ấy là gì mà một vị chứng
được tri kiến thành tựu? Đây là pháp tánh, này các Tỷ-kheo, mà một vị
chứng được tri kiến thành tựu. Bất cứ giới tội nào vị này vị phạm,
giới tội ấy liền được xuất tội. Vị này lập tức phát lộ, tỏ
bày, trình bày trước bậc Đạo Sư hay trước các vị đồng phạm hạnh có
trí. Sau khi phát lộ, tỏ bày, trình bày, vị ấy phòng hộ gìn giữ trong tương
lai. Này các Tỷ-kheo, ví như một đứa trẻ con, ngây thơ, nằm ngửa, lập
tức rút lui tay hay chân nếu tay hay chân của nó chạm phải than đỏ. Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, đây là pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến
thành tựu. Bất cứ giới tội nào... (như trên)... phòng hộ gìn giữ trong
tương lai. Vị ấy biết rõ như sau: "Pháp tánh mà một vị chứng được
tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy t ó thành tựu". Như vậy là
trí thứ tư mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế,
các phàm phu không thể cọng chứng.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Pháp tánh mà một vị chứng được
tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy t ó thành tựu hay không?" Và
này các Tỷ-kheo, pháp tánh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến
thành tựu? Đây là pháp tánh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được
tri kiến thành tựu. Bất luận sự việc cần phải làm dầu lớn nhỏ gì,
giúp cho các vị đồng phạm hạnh; vị này nỗ lực thực hiện, nhưng tha
thiết hướng đến tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng
thượng tuệ học. Này các Tỷ-kheo, ví như con bò có các con nghé, khi đang
nhổ lùm cỏ lên (ăn), vẫn coi chừng con nghé. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,
đây là pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất luận...
(như trên)... tăng thượng tuệ học. Vị này biết rõ như sau: "Pháp
tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy t ó
thành tựu". Như vậy là trí thứ năm mà vị này chứng được, thuộc
các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Sức mạnh mà một vị chứng được
tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy t ó thành tựu hay không?" Và
này các Tỷ-kheo, sức mạnh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến
thành tựu? Đây là sức mạnh, này các Tỷ-kheo, một vị chứng được tri
kiến thành tựu. Trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng
dạy, sau khi chú tâm chú ý, chuyên chú toàn tâm trí, vị này lóng tai nghe
Pháp. Vị này biết rõ như sau : "Sức mạnh mà một vị chứng được
tri kiến thành tựu sức mạnh như vậy t ó thành tựu". Như vậy là
trí thứ sáu mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế,
các phàm phu không có thể cọng chứng.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Sức mạnh mà một vị chứng được
tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy t ó thành tựu hay không?" Và
này các Tỷ-kheo, sức mạnh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến
thành tựu? Đây là sức mạnh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được
tri kiến thành tựu. Trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được
giảng dạy, vị này chứng được nghĩa tín thọ (atthaveda), Pháp tín thọ
(Dhammaveda), và sự hân hoan tương ứng với pháp; vị này hiểu rõ như sau:
"Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu sức mạnh như
vậy t ó thành tựu". Như vậy là trí thứ bảy mà vị này chứng được,
thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp
tánh được khéo an trú đối với vị Thánh đệ tử thành tựu bảy chi
này để chứng được quả Dự Lưu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh
đệ tử thành tựu bảy chi này tức là đã thành tựu Dự Lưu quả.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- 49. KINH
PHẠM THIÊN CẦU THỈNH [^]
- (Brahmanimantanikasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại
Jetavana, vườn Ông Anathapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo.
– Bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế
Tôn nói như sau:
– Một thời, này các Tỷ-kheo, Ta
ở tại Ukkattha trong rừng Subhagavana, dưới gốc cây Tala vương. Lúc bấy
giờ, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka khởi lên ác tà kiến như sau:
"Cái này là thường, cái này là thường hằng, cái này là thường tại,
cái này là toàn diện, cái này không bị biến hoại, cái này không sanh,
không già, không chết, không diệt, không khởi, ngoài cái này, không có một
giải thoát nào khác hơn". Này các Tỷ-kheo, sau khi với tự tâm biết
được tâm của Phạm thiên Baka, như người lực sĩ duỗi r ánh tay đang co
lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, Ta biến mất tại Ukkattha, rừng
Sabhagavana, dưới gốc cây Tala vương, và hiện ra tại cõi Phạm thiên ấy.
Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka thấy Ta từ xa đi đến, sau khi thấy, liền
nói với Ta:
"– Hãy đến, Tôn giả, thiện
lai Tôn giả, đã lâu, nay Tôn giả mới có dịp đến đây. Này Tôn giả,
cái này là toàn diện, cái này là thường hằng, cái này là thường tại,
cái này là toàn diện, cái này không bị biến hoại, cái này không sanh,
không già, không chết, không diệt, không khởi, ngoài cái này không có một
giải thoát nào khác hơn.
Khi nghe nói vậy, này các Tỷ-kheo,
Ta nói với Phạm thiên Baka:
"– Thật sự Phạm thiên Baka bị
chìm đắm trong vô minh, thật sự Phạm thiên Baka bị chìm đắm trong vô
minh, khi cái vô thường lại nói là thường, cái không thường hằng lại
nói là thường hằng, cái không thường tại lại nói là thường tại, cái
không toàn diện lại nói là toàn diện, cái bị biến hoại lại nói là
không biến hoại, và tại chỗ có sanh, có già, có chết, có diệt, có khởi,
lại nói không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi; có một
giải thoát khác hơn lại nói là không có một giải thoát nào khác hơn..."
Này các Tỷ-kheo, rồi Ác ma nhập
vào một Phạm thiên quyến thuộc và nói với Ta như sau:
"– Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chớ có
can thiệp vào đây! Chớ có can thiệp vào đây! Này Tỷ-kheo, Phạm thiên
này là Đại Phạm thiên, Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng đế,
Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng
Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Này Tỷ-kheo, thuở xư ó
những Sa-môn, Bà-la-môn, ở đời phỉ báng địa đại, ghê tởm địa đại,
phỉ báng thủy đại, ghê tởm thủy đại, phỉ báng hỏa đại, ghê tởm
hỏa đại, phỉ báng phong đại, ghê tởm phong đại, phỉ báng chúng sanh,
ghê tởm chúng sanh, phỉ báng chư Thiên, ghê tởm chư Thiên, phỉ báng Sanh
chủ, ghê tởm Sanh chủ, phỉ báng Phạm thiên, ghê tởm Phạm thiên, sau khi
thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, phải an trú vào thân ti tiện. Này
các Tỷ-kheo, còn những Sa-môn, Bà-la-môn ở đời xưa kia, tán thán địa
đại, hoan hỷ địa đại, tán thán thủy đại, hoan hỷ thủy đại, tán
thán hỏa đại, hoan hỷ hỏa đại, tán thán phong đại, hoan hỷ phong đại,
tán thán chúng sanh, hoan hỷ chúng sanh, tán thán chư Thiên, hoan hỷ chư Thiên,
tán thán Sanh chủ, hoan hỷ Sanh chủ, tán thán Phạm thiên, hoan hỷ Phạm
thiên, sau khi thân hoại, mạng sống bi cắt đứt, những vị này được an
trú vào các thân vi diệu. Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề này, ta nói như
sau: "Phàm Phạm thiên nói với Ông những gì, Ông hãy làm như vậy.
Ông chớ có đi quá xa lời Phạm thiên nói. Này các Tỷ-kheo, nếu Ông đi
quá xa lời Phạm thiên nói, thì giống như người dùng gậy đánh đập thần
tài (Siri) đang đi đến; giống như một người đang rơi vào vực thẳm,
tay chân lại không bám vào đất. Này Tỷ-kheo, sự việc sẽ xảy r ho Ông
như vậy. Này Tỷ-kheo, phàm Phạm thiên nói với Ông những gì, Ông hãy
làm như vậy, Ông chớ có đi quá xa lời Phạm thiên nói. Này Tỷ-kheo, Ông
có thấy chúng Phạm thiên đang ngồi chăng?"
Rồi này các Tỷ-kheo, Ác ma dắt Ta
đến chúng Phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với Ác
ma như sau:
"– Này Ác ma, Ta biết Ngươi.
Chớ có nghĩ rằng: "Vị ấy không biết ta". Người là Ác ma. Này
Ác ma, phàm là Phạm thiên, phàm là Phạm thiên chúng, phàm là Phạm thiên
quyến thuộc, tất cả đều nằm trong tay của Ngươi, tất cả đều nằm
trong quyền lực của Ngươi. Này Ác ma, nếu Ngươi nghĩ rằng: "Mong vị
này nằm trong tay ta; mong vị này nằm trong quyền lực của ta!. Này Ác ma,
Ta không nằm trong tay của Ngươi. Ta không nằm trong quyền lực của Ngươi.
Này các Tỷ-kheo, khi được nói vậy,
Phạm thiên Baka nói với Ta như sau:
"– Này Tôn giả, cái gì thường
còn, ta nói là thường còn; cái gì thường hằng, ta nói là thường hằng;
cái gì thường tại, ta nói thường tại; cái gì toàn diện, ta nói là
toàn diện; cái gì không biến hoại, ta nói là không biến hoại. Ở đây,
cái gì không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ta nói rằng
cái ấy không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, và vì
không có một sự giải thoát nào khác hơn, ta nói là không có một sự giải
thoát nào khác hơn. Này Tỷ-kheo, xưa ki ó những Sa-môn, Bà-la-môn ở trong
những đời trước Ông; những vị này đã tu hành khổ hạnh lâu dài cho
đến trọn tuổi thọ của những người đó, những vị này phải biết:"
Hoặc có một sự giải thoát khác hơn, thì biết rằng có một sự giải
thoát khác hơn; hoặc không có một sự giải thoát khác hơn, thì biết rằng
không có một sự giải thoát nào khác hơn". Này Tỷ-kheo, ta nói như
sau với Ông: Ông sẽ không thấy một giải thoát nào khác hơn, dầu ông
có phải chịu đựng mệt nhọc và khổ cực. Này Tỷ-kheo, nếu Ông y trước
địa đại, Ông sẽ gần ta, trú tại lãnh đị ủa ta, làm theo ý ta muốn,
bị đứng ngoài lề; nếu Ông ý trước thủy đại... hỏa đại... phong đại...
chúng sanh... Chư thiên... Sanh chủ... Nếu Ông y trước Phạm thiên, Ông sẽ
gần ta, trú tại lãnh đị ủa ta, làm theo ý ta muốn, bị đứng ra ngoài lề.
"– Này Phạm thiên, Ta biết việc
này. Nếu Ta y trước địa đại... thủy đại... hỏa đại... phong đại...
chúng sanh... chư Thiên... Sanh chủ... Nếu Ta y trước Phạm thiên, Ta sẽ gần
Ông, trú tại lãnh đị ủa Ông, làm theo ý Ông muốn, bị đứng ra ngoài lề.
Lại nữa, này Phạm thiên, Ta biết sanh thú (gati) của Ông và Ta biết sự
quang vinh của Ông. Phạm thiên Bak ó thần lực như vậy; Phạm thiên Bak ó
quyền lực như vậy; Phạm thiên Bak ó uy lực như vậy.
"– Này Tỷ-kheo, Như Ông biết
sanh thú, Ông biết sự quang vinh của ta: "Phạm thiên Bak ó thần lực
như vậy; Phạm thiên Bak ó quyền lực như vậy; Phạm thiên Bak ó uy lực
như vậy".
- "– Như nhật nguyệt lưu chuyển,
- Sáng chói khắp mười phương,
- Như vậy mười Thiên giới,
- Dưới uy lực của Ông.
- Ông biết chỗ cao thấp,
- Có dục và không dục,
- Hữu này và hữu kia,
- Chỗ đến, đi hữu tình.
Như vậy, này Phạm thiên, Ta biết
chỗ sanh thú và sự quang vinh của Ông: "Phạm thiên Bak ó thần lực như
vậy; Phạm thiên Bak ó quyền lực như vậy; Phạm thiên Bak ó uy lực như vậy".
Này Phạm thiên, có ba loại chư Thiên mà Ông không biết, không thấy, nhưng
Ta biết, Ta thấy. Này Phạm thiên, có loại chư Thiên tên là Abhassara (Quang
âm thiên), từ chư Thiên này, Ông mạng chung, và sanh ở nơi đây. Nhưng vì
Ông an trú ở đấy quá lâu, nên Ông không nhớ được. Do đó, Ông không
biết, không thấy, còn Ta biết, Ta thấy. Như vậy, này Phạm Thiên, T òn
không chịu ngang hàng Ông về thượng trí huống nữa là thấp hơn. Do vậy,
Ta thù thắng hơn Ông. Này Phạm thiên, lại có một loại chư Thiên tên là
Subhakinna (Biến tịnh thiên)... lại có một loại chư Thiên tên là
Vehapphala (Quảng quả thiên) mà Ông không biết, không thấy, nhưng Ta biết,
Ta thấy. Như vậy, này Phạm thiên, T òn không chịu ngang hàng Ông về thượng
trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy. Ta thù thắng hơn Ông. Này Phạm
thiên, Ta biết địa đại từ địa đại, cho biết giới vức địa đại,
Ta không lãnh thọ địa tánh; do biết địa đại, Ta không nghĩ: "Ta là
địa đại. Ta ở trong địa đại, Ta từ địa đại, địa đại là của
Ta, và Ta không tôn trọng địa đại". Như vậy, này Phạm thiên, T òn
không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy,
Ta thù thắng hơn Ông. Này Phạm thiên, Ta biết thủy đại... Này Phạm
thiên, Ta biết hỏa đại... Này Phạm thiên, Ta biết phong đại... Này Phạm
thiên, Ta biết chúng sanh... Này Phạm thiên, Ta biết chư Thiên... Này Phạm
thiên, Ta biết Sanh chủ... Này Phạm thiên, Ta biết Phạm thiên... Này Phạm
thiên, Ta biết Abhassara (Quang âm thiên)... Này Phạm thiên, Ta biết Subhakinna
(Biến tịnh thiên)... Này Phạm thiên, Ta biết Vahapphala (Quảng quả
thiên)... Này Phạm thiên, Ta biết Abhibhu (Thắng giải)... Này Phạm thiên,
Ta biết tất cả (Sabba) từ tất cả, cho đến giới vức tất cả, Ta không
lãnh thọ nhứt thiết tánh, Ta không nghĩ: "Ta là tất cả, Ta ở trong tất
cả, Ta từ tất cả, tất cả là của Ta, và Ta không tôn trọng tất cả".
Như vậy, này Phạm thiên, T òn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí,
huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông.
"– Này Tôn giả, đối với tất
cả, nếu Tôn giả không lãnh thọ nhất thiết tánh, thì đối với Tôn giả,
trở thành trống không, trống rỗng, Thức là phi sở kiến, không biên tế,
chói sáng tất cả, nếu không thể lãnh thọ địa đại ngang qua đại tánh,
không thể lãnh thọ thủy đại ngang qua thủy tánh, không thể lãnh thọ hỏa
đại ngang qua hỏa tánh, không thể lãnh thọ phong đại ngang qua phong tánh,
không thể lãnh thọ chúng sanh ngang qu húng sanh tánh, không thể lãnh thọ
chư Thiên ngang qu hư Thiên tánh, không thể lãnh thọ Sanh chủ ngang qua Sanh
chủ tánh, không thể lãnh thọ Phạm thiên ngang qua Phạm thiên tánh, không
thể lãnh thọ Quang âm thiên ngang qua Quang âm thiên tánh, không thể lãnh thọ
Biến tịnh thiên ngang qua Biến tịnh thiên tánh, không thể lãnh thọ Quảng
quả thiên ngang qua Quảng quả thiên tánh, không thể lãnh thọ Abhibhu (Thắng
giả) ngang qua Abhibhu tánh, không thể lãnh thọ nhứt thiết ngang qua nhứt
thiết tánh. Này Tôn giả, nay ta sẽ biến mất trước mặt Tôn giả.
"– Này Phạm thiên, hãy biến
đi trước mặt Ta, nếu Ông có thể biến được.
Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên
Baka nói:
"– Ta sẽ biến mất trước mặt
Sa-môn Gotama. Ta sẽ biến mất trước Sa-môn Gotama.
Nhưng Phạm thiên Baka không biến mất
trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với Phạm thiên
Baka:
"– Này Phạm thiên, Ta sẽ biến
mất trước mặt Ông.
"– Này Tôn giả, Tôn giả hãy
biến đi trước mặt Ta, nếu Tôn giả có thể biến được.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta thực hiện
thần thông như sau: "Hãy để cho Phạm thiên, Phạm thiên chúng và Phạm
thiên quyến thuộc nghe tiếng T hớ không thấy Ta", Ta biến mất và
nói lên bài kệ như sau:
- "Thấy nguy hiểm trong hữu,
- Từ hữu, tìm phi hữu,
- Ta không tôn trọng hữu,
- Không hỷ, không chấp trước".
Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm
thiên, Phạm thiên chúng và Phạm thiên quyến thuộc, tâm sanh vi diệu hy hữu,
nói lên như sau: "Thật vi diệu thay, chư Tôn giả! Thật hy hữu thay, chư
Tôn giả! Đại thần lực, đại uy lực của Sa-môn Gotama. Thật sự từ trước
đến nay chưa từng thấy, chưa từng nghe một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác
có được đại thần lực, đại uy lực như Sa-môn Gotama, là Thích Tử, xuất
gia từ giòng họ Sakya. Đối với quần chúng ái trước hữu, lạc nhiễm,
hoan hỷ đối với hữu (Sa-môn Gotama) đã nhổ hữu lên tận cả gốc rễ!"
Rồi này các Tỷ-kheo, Ác ma sau khi
nhập vào một trong Phạm thiên quyến thuộc đã nói với Ta như sau:
"– Này Tôn giả, nếu Ông biết
như vậy, giác ngộ như vậy, chớ có hướng dẫn đệ tử, chớ có hướng
dẫn các vị xuất gia, chớ có thuyết pháp cho các đệ tử, chớ có thuyết
pháp cho các vị xuất gia, chớ có ái luyến đệ tử, chớ có ái luyến
các vị xuất gia. Này các Tỷ-kheo, trước Ông đã có những vị Sa-môn,
Bà-la-môn ở đời tự xưng là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Những vị
này hướng dẫn đệ tử, hướng dẫn các vị xuất gia, thuyết pháp cho
các đệ tử, thuyết pháp cho các vị xuất gia, ái luyến các đệ tử, ái
luyến các vị xuất gia. Sau khi hướng dẫn các đệ tử, các vị xuất
gia, sau khi thuyết pháp cho các đệ tử, các vị xuất gia, sau khi ái luyến
các đệ tử, các vị xuất gia, khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt,
những vị này bị an trú trong các thân hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, trước
Ông đã có những vị Sa-môn, Bà-la-môn ở đời, tự xưng là bậc
A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Những vị này không hướng dẫn đệ tử, không
hướng dẫn các vị xuất gia, không thuyết pháp cho đệ tử, không thuyết
pháp cho các vị xuất gia, không ái luyến các đệ tử, không ái luyến
các vị xuất gia. Sau khi không hướng dẫn các đệ tử, không hướng dẫn
các vị xuất gia, không thuyết pháp cho các đệ tử, không thuyết pháp cho
các vị xuất gia, không ái luyến các đệ tử, không ái luyến các vị xuất
gia, khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, các vị này được an trú
trong thân vi diệu. Này Tỷ-kheo, ta nói với Ông như sau: "Này Tôn giả,
chớ có phiền lao cực nhọc, hãy sống lạc trú hiện tại. Này Tôn giả,
chớ có nêu rõ việc thiện. Này Tôn giả, chớ có giảng dạy cho người
khác!"
Này các Tỷ-kheo khi nghe nói vậy,
Ta nói với Ác ma như sau:
"– Này Ác ma, Ta biết Ngươi!
Ngươi chớ có nghĩ rằng: "Vị ấy không biết ta". Này Ác ma, Ngươi
là Ác ma! Ngươi là Ác ma! Này Ác ma, Ngươi nói như vậy không phải vì
lòng thương tưởng đối với Ta. Này Ác ma, Ngươi nói như vậy vì không
có lòng thương tưởng đối với Ta. Này Ác ma, Ngươi nghĩ như sau: "Những
ai được Sa-môn Gotama thuyết pháp, những người ấy sẽ thoát ra ngoài tầm
tay ảnh hưởng của ta". Này Ác ma, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy không
phải Chánh Đẳng Giác, nhưng tự xưng là: "Chúng ta-là Chánh Đẳng Giác".
Này Ác ma, Ta là Chánh Đẳng Giác và Ta tự xưng Ta là Chánh Đẳng Giác.
Này Ác ma, Như Lai có thuyết pháp cho đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như
Lai. Này Ác ma, Như Lai không thuyết pháp cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn
là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai có hướng dẫn cho các đệ tử, Như Lai cũng
vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai không hướng dẫn cho các đệ tử, Như
Lai cũng vẫn là Như Lai. Vì sao vậy? Này Ác ma, đối với Như Lai, các lậu
hoặc tương ưng với phiền não, đưa đến tái sanh, gây nên phiền lụy,
đem đến quả khổ dị thục; đưa đến sanh, già, chết trong tương lai; các
lậu hoặc ấy đã được diệt trừ, được cắt đứt tận gốc, được
làm như thân cây Tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong
tương lai. Này Ác ma, ví như cây tala, dầu thân cây này bị chặt dứt, khiến
không thể lớn lên được; cũng vậy, này Ác ma, đối với Như Lai, các lậu
hoặc tương ứng với phiền não, đưa đến tái sanh, gây nên phiền lụy,
đem đến quả khổ dị thục, đưa đến sanh, già, chết, trong tương lai; các
lậu hoặc ấy đã được diệt trừ, được cắt đứt tận gốc, được
làm như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong
tương lai".
Như vậy, vì Ác ma đã thất bại,
không thể thuyết phục (Ta), vì có lời mời Phạm thiên, nên bài trả lời
này cũng được gọi là Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh.
- (Maratajjaniyasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Mahamoggallana
trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhessakalavana, vườn Lộc
Uyển. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahamoggallana đang đi kinh hành ngoài trời.
Khi ấy Ác ma đi vào bụng Tôn giả Mahamoggallana, ở trong bao tử. Rồi Tôn
giả Mahamoggallana nghĩ như sau: "Nay sao bụng của Ta lại nặng nặng
như có gì chồng chất quá đầy?" Rồi Tôn giả Mahamoggallana từ chỗ
kinh hành bước xuống, đi vào tự viện, và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
Sau khi ngồi, Tôn giả Mahamoggallana tự chánh niệm. Tôn giả Mahamoggallana thấy
Ác ma, sau khi đi vào trong bụng, đang ở trong bao tử. Thấy vậy, Tôn giả
liền nói với Ác ma:
– Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra, Ác
ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi
bị bất hạnh, đau khổ lâu dài!
Rồi Ác ma suy nghĩ: "Vị Sa-môn
này không biết ta, không thấy ta, lại nói như sau: "Hãy đi ra, Ác ma!
Hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai, và đệ tử Như Lai. Chớ có
khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài"". Chính vị Bổn
sư cũng chưa biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ tử này có thể biết
ta được?"
Rồi Tôn giả Mahamoggallana lại nói
với Ác ma như sau:
– Này Ác ma, ta biết Ngươi. Đừng
có nghĩ rằng: "Vị ấy không biết ta". Ngươi là Ác ma. Này Ác ma,
Ngươi nghĩ như sau: "Vị Sa-môn này không biết ta, không thấy ta, lại
nói như sau: "Hãy đi ra, Ác ma! hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như
Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu
dài!" Chính vị Bổn sư cũng không biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ
tử này có thể biết ta được?"
Rồi Ác ma suy nghĩ như sau: "Vị
Sa-môn này biết ta, thấy ta và nói như sau: "Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi
ra, Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến
cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài"". Rồi Ác ma từ miệng
Tôn giả Mahamoggallana bước ra, và đứng dựa nơi cửa (miệng?). Tôn giả
Mahamoggallana thấy Ác ma đứng dựa nơi cửa thấy vậy, bèn nói Ác ma:
– Ác ma, ở đây, t ũng thấy
Ngươi. Ngươi chớ có nghĩ rằng: "Vị ấy không thấy ta". Này Ác
ma, nay Ngươi đang đứng dựa nơi cửa (miệng?). Này Ác ma, thuở xưa, ta-là
Ác ma tên là Dusi, và chị ta tên là Kali. Ngươi con trai chị ta. Như vậy
Ngươi là cháu ta. Này Ác ma, lúc bấy giờ, Thế Tôn Kakusandha, bậc
A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán Chánh
Đẳng Giác có hai vị đệ tử tên là Vidhura, và Sanjiva, hai bậc tối thượng,
hai bậc Hiền giả. Này Ác ma, đối với các vị đệ tử của Thế Tôn
Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác không một ai ở đây có thể bằng
Tôn giả Vidhura về thuyết pháp. Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả Vidhura
được gọi là Vidhura (Vô song). Còn Tôn giả Sanjiva là vị đi rừng, đi gốc
cây, đi các chỗ không người và chứng Diệt thọ tưởng định không khó
khăn gì. Này Ác ma, thuở xưa, Tôn giả Sanjiva đang ngồi nhập Diệt thọ
tưởng định dưới một gốc cây. Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú,
làm ruộng, các lữ hành thấy Tôn giả Sanjiva đang ngồi nhập Diệt thọ
tưởng định dưới một gốc cây, thấy vậy liền nói với nhau như sau:
"Thật vị diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn
giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi. Chúng ta hãy hỏa táng ngài!"
Rồi này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành liền
thâu lượm cỏ, củi và phân bò chồng lên thân Tôn giả Sanjiva, đốt lửa
và bỏ đi. Này Ác ma, Tôn giả Sanjiva, sau khi đếm ấy đã tàn, liền xuất
định, phủi áo, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào làng khất thực.
Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành thấy
Tôn giả Sanjiva đang đi khất thực, thấy vậy liền nghĩ: "Thật vị
diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị
Sa-môn này chết mà vẫn ngồi, nay được sống lại". Này Ác ma, vì
lý do này, Tôn giả Sanjiva được xưng danh là Sanjiva, Sanjiva.
Này Ác ma, rồi Ác ma Dusi nghĩ như
sau: "Ta không biết chỗ đến và chỗ đi củ ác vị Tỷ-kheo có giới
hạnh và thiện pháp này. Vậy nay ta hãy nhập vào hàng Bà-la-môn gi hủ và
nói như sau: "Hãy đến phỉ báng, mạ lỵ, thống trách và nhiễu hại
các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lỵ,
thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm
và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ. "Rồi này Ác
ma, Ác ma Dusi nhập vào hàng Bà-la-môn gi hủ và phỉ báng, mạ lỵ, thống
trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh như sau:
"Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự
gót chân này. Họ nói: "Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền" và
với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền,
mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con cú đậu trên cành cây, khi
đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những
kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân
này. Chúng nói: "Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền". Và với
hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền,
si thiền, dại thiền. Ví như con giả can trên bờ sông, khi đang rình cá;
tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu...
(như trên)... dại thiền. Ví như con mèo ngồi bên đống rác, khi đang rình
chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc
đầu... (như trên)... dại thiền. Ví như con lừa, gánh nặng được đặt
xuống, đang tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ
trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này.
Chúng nói: "Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền", và với hai vai
thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si
thiền, dại thiền". Này Ác ma lúc bấy giờ, phần lớn những người
ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ,
địa ngục.
Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha,
bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:
"– Này các Tỷ-kheo, những
Bà-la-môn gi hủ bị Ác ma Dusi nhập vào và nói: "Hãy đến phỉ báng,
mạ lỵ, thống trách và nhiễu hại các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện
tánh. Do bị phỉ báng, mạ lụy, thống trách và nhiễu hại bởi các Người,
các vị ấy có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi
phối họ".
Này các Tỷ-kheo, hãy đến biến mãn
một phương với tâm câu hữu với từ, rồi an trú, cũng vậy phương thứ
hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp
thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô
biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô
biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... (như trên)... với
tâm câu hữu với hỷ... (như trên)..., biến mãn một phương với tâm câu
hữu với xả, rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ
ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới,
bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn
với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không
sân".
Rồi Ác ma, các Tỷ-kheo ấy được
Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khuyến khích như vậy,
khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các
chỗ không vắng, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ rồi an
trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương
thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy
phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với
từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với
bi... (như trên)... với tâm câu hữu với hỷ... (như trên)...biến mãn một
phương với tâm câu hữu với xả rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai,
cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế
giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới,
an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận,
không sân.
Này Ác ma, rồi Mara Dusi suy nghĩ
như sau: "Làm như vậy, ta không thể biết chỗ đến hay chỗ đi củ
ác Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Vậy ta hãy nhập vào các
Bà-la-môn gi hủ và nói như sau: "Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh
lễ cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh này. Do được tán
thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, các vị ấy có thể đổi tâm
và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ".
Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào
các Bà-la-môn gi hủ và nói: "Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ,
cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được
các Ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm,
và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ", Rồi này Ác ma,
những Bà-la-môn gi hủ, bị Ác ma Dusi xâm nhập, tán thán, tôn trọng, đảnh
lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Này Ác ma, sau
một thời gian những vị này mạng chung và phần lớn sau khi thân hoại mạng
chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới và đời này.
Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusamdha,
bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:
"– Này các Tỷ-kheo, các
Bà-la-môn gi hủ bị Ác ma Dusi xâm nhập và nói như sau: "Các Người hãy
đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh
và thiện tánh. Những vị này được các Người tán thán, tôn trọng, đảnh
lễ, cúng dường có thể đổi tâm và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp đẻ
chi phối họ". Này các Tỷ-kheo, các Người hãy sống quán bất tịnh
trên thân, (quán) tưởng nhàm chán đối với các món ăn, (quán) tưởng bất
khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất
cả hành".
Và này Ác ma, những Tỷ-kheo ấy
được Thế Tôn Kakusandha khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi
đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ trống vắng, sống
quán (tánh) bất tịnh trên thân, (quán) tưởng nhàm chán đối với các
món ăn, (quán) tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán
tánh vô thường đối với tất cả hành.
Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha,
bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, buổi sáng đắp y, mang y bát, với Tôn giả
Vidhura là thị giả, đi vào làng để khất thực. Rồi này Ác ma, Ác ma
Dusi nhập vào một đứa trẻ, cầm một hòn đá, đánh trên đầu Tôn giả
Vidhura khiến bể đầu. Rồi này Ác ma, Tôn giả Vidhura với đầu bị bể
và với máu chảy, vẫn đi sau lưng Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh
Đẳng Giác. Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác
nhìn xung quanh với cái nhìn con voi chúa và suy nghĩ như sau: "Thật vậy,
Ác ma Dusi không biết sự vừa phải". Này Ác ma, khi Thế Tôn nhìn xung
quanh, thì Ác ma Dusi liền từ chỗ ấy từ trần và sinh vào cõi địa ngục.
Này Ác ma, địa ngục ấy được ba tên gọi: Sáu xúc xứ địa ngục, Thiết
qua địa ngục, Biệt thọ khổ địa ngục. Rồi các người giữ địa ngục
đến ta và nói như sau: "Này Tôn giả, khi cọc sắt sẽ gặp cọc sắt
trong tim của Ngươi, Ngươi mới hiểu như sau: "Ta sẽ bị trụng nước
sôi một ngàn năm ở địa ngục.'' Và ta, này Ác ma, ta bị trụng nước sôi,
trải nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm trong địa ngục. Trải
qua một vạn năm trong đại địa ngục ấy, ta bị nấu sôi và cảm thọ cảm
giác gọi là Vutthanima. Do vậy, này Ác ma, thân của ta-là như vậy, thân như
con người, và đầu ta-là như vậy, đầu như con cá.
- Địa ngục ấy thế nào
- Dusi bị nấu sôi
- Vì đánh Vidhura,
- Đệ tử Kakusandha.
- Có trăm loại cọc sắt,
- Tự cảm thọ riêng biệt
- Địa ngục là như vậy,
- Dusi bị nấu sôi.
- Vì đánh Vidhura,
- Đệ tử Kakusandha
- Tỷ-kheo đệ tử Phật,
- Hiểu biết rõ như vậy.
- Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
- Kanh hịu khổ thọ,
- Dựng lên giữa biển cả,
- Cung điện trải nhiều kiếp,
- Bằng ngọc chói lưu ly,
- Huy hoàng cùng chiếu diệu.
- Tiên nữ múa tại đây,
- Trang sức màu dị biệt.
- Tỷ-kheo đệ tử Phật,
- Hiểu biết rõ như vậy.
- Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
- Kanh hịu khổ Thọ,
- Ai Thế Tôn khuyến khích,
- Được chư Tăng chứng kiến,
- Với ngón chân rung chuyển,
- Lâu đài Vijayanta!
- Tỷ-kheo đệ tử Phật,
- Hiểu biết rõ như vậy.
- Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
- Kanh hịu khổ thọ,
- Với ngón chân rung chuyển
- Lâu đài Vijayanta?
- Đầy đủ thần thông lực,
- Chư thiên cũng hoảng sợ.
- Tỷ-kheo đệ tử Phật,
- Hiểu biết rõ như vậy.
- Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
- Kanh hịu khổ thọ,!
- Ai hỏi vị Sakka,
- Tại lầu Vijayanta,
- Hiền giả, Người có biết,
- Chứng ái tận giải thoát?
- Sakka đã chân thành,
- Trả lời câu được hỏi.
- Tỷ-kheo đệ tử Phật,
- Hiểu biết rõ như vậy.
- Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
- Kanh hịu khổ thọ,
- Ai từng hỏi Phạm thiên,
- Tại hội chúng Thiện pháp,
- Hiền giả nay vẫn chấp,
- Các tà kiến thuở xưa,
- Có thấy cảnh huy hoàng,
- Phạm thiên cảnh Thiên giới?
- Brahmà đã chân thành,
- Tiếp tục đáp câu hỏi:
- Tôn giả, tôi không chấp,
- Các tà kiến thuở xưa!
- Tôi thấy sự huy hoàng,
- Phạm thiên cảnh Thiên ơi!
- Sao nay tôi nói được,
- Tôi thường hằng thường tại?
- Tỷ-kheo đệ tử Phật,
- Hiểu biết rõ như vậy.
- Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
- Kanh hịu khổ thọ!
- Ai với sự giải thoát,
- Cảm xúc Cao sơ đảnh,
- Rừng Đông Videha,
- Và người nằm trên đất,
- Tỷ-kheo đệ tử Phật,
- Hiểu biết rõ như vậy.
- Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
- Kanh hịu khổ thọ.
- Thật sự lửa không nghĩ:
- "Ta đốt cháy kẻ ngu",
- Kẻ ngu đột kích lửa,
- Tự mình bị thiêu cháy.
- Cũng vậy, này Ác ma,
- Ngươi đột kích Như Lai.
- Tự mình đốt cháy mình
- Như kẻ ngu chạm lửa,
- Ác ma tạo ác nghiệp,
- Do nhiễu hại Như Lai,
- Ngươi nghĩ chăng, Ác ma,
- "Ác quả không đến ta".
- Điều ác Ác ma làm,
- Chất chứa đã lâu rồi,
- Ác ma, hãy tránh Phật,
- Chớ vọng tưởng Tỷ-kheo!
- Tỷ-kheo chống Ác ma,
- Tại rừng Bhesakala,
- Vị Dạ xoa, thất vọng,
- Biến mất tại chỗ ấy.