- Phần I
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc)
Ukkattha, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc), dưới gốc cây Sa la vương. Tại
chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Bạch
Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
"Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ giảng cho các Người "Pháp môn căn bản tất
cả pháp". Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói". - "Thưa vâng, bạch
Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ
phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp
các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc
Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp
các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa
đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã)
đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người
ấy nghĩ: "Địa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy?
Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
Người ấy tưởng tri thủy đại là
thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến
thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến
(tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: "Thủy đại là của
ta" - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu
tri thủy đại. Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại. Vì tưởng
tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến
(tự ngã) đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là hỏa đại,
người ấy nghĩ: "Hỏa đại là của ta"- dục hỷ hỏa đại. Vì
sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại. Người ấy tưởng
tri phong đại là phong đại. Vì tưởng tri phong đại là phong đại, người
ấy nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với phong đại, nghĩ đến (tự ngã)
như là phong đại, người ấy nghĩ: "Phong đại là của ta"- dục hỷ
phong đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại. Người
ấy tưởng tri Sanh vật là Sanh vật... Người ấy tưởng tri chư Thiên là
chư Thiên... Người ấy tưởng tri Sanh chủ là Sanh chủ... Người ấy tưởng
tri Phạm Thiên là Phạm Thiên... Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là
Quang âm thiên... Người ấy tưởng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh
thiên... Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên... Người
ấy tưởng tri Abhibhù (Thắng Giả) là Abhibhù. Người ấy tưởng tri Không
vô biên xứ là Không vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Thức vô biên xứ
là Thức vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Vô sở hữu xứ là Vô sở hữu
xứ... Người ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi
phi tưởng xứ... Người ấy tưởng tri sở kiến là sở kiến... Người
ấy tưởng tri sở văn là sở văn... Người ấy tưởng tri sở tư niệm là
sở tư niệm... Người ấy tưởng tri sở tri là sở tri... Người ấy tưởng
tri đồng nhất là đồng nhất... Người ấy tưởng tri sai biệt là sai biệt...
Người ấy tưởng tri tất cả là tất cả... Người ấy tưởng tri Niết-bàn
là Niết-bàn... Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến
Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự
ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - dục
hỷ Niết-bàn, Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết-bàn.
Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu
học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn, khỏi khổ
ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại
là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự
ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại,
đã không nghĩ: "Địa đại là của ta", - không dục hỷ địa đại.
Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại... Thủy đại... hỏa
đại... phong đại... Sanh vật... chư Thiên Sanh chủ... Phạm thiên... Quang
âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)...
Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi
phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất...
sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn; vì thắng
tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã
không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã)
như là Niết-bàn, đã không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" – không dục
hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết-bàn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo
là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên
làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận
trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là
địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến
địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ
đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của
ta" – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu
tri địa đại... thủy đại... hỏa đại... phong đại... sanh vật... chư
Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng
quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ...
Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở
tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng
tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy
không nghĩ đến Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu
với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ:
"Niết-bàn là của ta" – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta
nói vị ấy đã liễu tri Niết-bàn".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo
là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên
làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận
trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là
địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến
địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không
nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của
ta" – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham
dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ... thủy đại... hỏa đại... Vị
ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn,
vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu
với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ:
"Niết-bàn là của ta" – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì
vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo
là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên
làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận
trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là
địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến
địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không
nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của
ta" – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân
hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ... thủy đại... hỏa đại... Vị
ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn,
vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu
với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ:
"Niết-bàn là của ta" – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì
vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo
là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên
làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận
trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là
địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến
địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không
nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của
ta" – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có si
mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc
A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng
tri địa đại là địa đại, Ngài không nghĩ đến địa đại, không nghĩ
đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như
là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của ta" – không dục hỷ
địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri địa đại... thủy
đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng
tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến
(tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn,
không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là
của ta" – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã
liễu tri Niết-bàn.
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc
A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng
tri địa đại là địa đại, Như Lai không nghĩ đến địa đại, không
nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã)
như là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của ta" – không dục
hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: "Dục hỷ là căn bản
của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già và chết đến với loài
sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói Như Lai, với sự diệt trừ
hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn
toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh
giác"... thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn.
Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn,
không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự
ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của Ta" – không
dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: "Dục hỷ là căn
bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già chết đến với loài
sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói Như Lai, với sự diệt trừ
hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự trừ bỏ hoàn
toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng.
Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
- 2. KINH TẤT
CẢ CÁC LẬU HOẶC
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở
Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp
Cô Độc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo!"
– "Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn
nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn phòng hộ
tất cả lậu hoặc". Hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ nói". –
"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Thế Tôn nói như sau:
– Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự
diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho
người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào
là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có như
lý tác ý và không như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý,
các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được
tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không
sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Này các Tỷ-kheo,
có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc
phải do phòng hộ được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng
được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ,
có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc
phải do trừ diệt được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập
được đoạn trừ.
Này các Tỷ-kheo, và thế nào là
các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây
có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục
pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các
bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập
pháp các bậc Chơn nhơn, không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, không tuệ
tri các pháp không cần phải tác ý; vị này vì không tuệ tri các pháp cần
phải tác ý, vì không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý nên tác ý
các pháp không cần phải tác ý và không tác ý các pháp cần phải tác ý.
Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các pháp không cần phải tác ý mà vị
ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, nghĩa là các pháp do vị ấy tác ý mà dục lậu
chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu
lậu chưa sanh được sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được tăng trưởng,
hay vô minh lậu chưa sanh được sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được
tăng trưởng. Những pháp ấy là những pháp không cần phải tác ý mà vị
ấy tác ý. Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các pháp cần phải tác ý mà
vị ấy không tác ý? Này các Tỷ-kheo, nghĩa là các pháp do vị ấy tác ý
mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt,
hay hữu lậu chưa sanh không sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được trừ diệt,
hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ
diệt. Những pháp ấy là những pháp cần phải tác ý mà các vị ấy
không tác ý. Do vị ấy tác ý các pháp không nên tác ý, do vị ấy không
tác ý các pháp cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưa sanh được sanh
khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Vị ấy không như lý
tác ý như sau: "T ó mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong
thời quá khứ? T ó mặt trong thời quá khứ như thế nào? T ó mặt trong thời
quá khứ hình vóc như thế nào? Trước kia ta-là gì và ta đã có mặt như
thế nào trong thời quá khứ? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ
không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế
nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia
ta-là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai?" Hay nay vị
ấy có nghi ngờ về mình trong thời hiện tại: "T ó mặt hay ta không
có mặt? T ó mặt như thế nào? T ó mặt hình vóc như thế nào? Chúng sanh
này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu?". Với người không như lý
tác ý như vậy, một trong sáu tà kiến này khởi lên: "T ó tự
ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn;
"Ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như
thật như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri t ó tự ngã", tà kiến
này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Do tự mình, ta tưởng
tri ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật,
như chơn. "Không do tự mình, ta tưởng tri t ó tự ngã", tà kiến
này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; hay tà kiến này khởi
lên với người ấy: "Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ
quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã ấy
của ta-là thường trú, thường hằng, hằng tồn, không chuyển biến, và sẽ
vĩnh viễn tồn tại". Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tà kiến, kiến
trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược.
Này các Tỷ-kheo, trói buộc bởi kiến
kiết sử, kẻ phàm phu ít nghe không được giải thoát khỏi sanh, già, chết,
sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói kẻ ấy không thoát khỏi khổ đau. Này các
Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần
thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc
Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn
nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải
tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các
pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác
ý và tác ý các pháp cần phải tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo,
những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu
đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô
minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng.
Đó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các Tỷ-kheo,
thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo,
những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu
đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô
minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt,
đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không
tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý
nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được
trừ diệt. Vị ấy như lý tác ý: "Đây là khổ", như lý tác ý:
"Đây là khổ tập", như lý tác ý: "Đây là khổ diệt",
như lý tác ý: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị
ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới
cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải
do tri kiến được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ? Ở đây, có Tỷ-kheo
như lý giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ con mắt. Này các Tỷ-kheo,
nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu
hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu sống phòng hộ với sự
phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.
Vị ấy như lý giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗ tai... (như
trên)... sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗi mũi... (như trên)... sống
phòng hộ với sự phòng hộ lưỡi... (như trên)... sống như lý giác sát
phòng hộ với sự phòng hộ thân căn... (như trên)... sống như lý giác
sát phòng hộ với sự phòng hộ ý căn. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy
sống không phòng hộ với sự phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và
nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu sống phòng hộ ý căn, các lậu hoặc
tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy
được gọi là các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở
đây, Tỷ-kheo như lý giác sát, thọ dụng y phục, chỉ để ngăn ngừa lạnh,
ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng
mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự trần truồng.
Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui
đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để
tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo
dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hổ trợ phạm hạnh,
nghĩ rằng: "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi
lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn".
Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh,
ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng
mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết,
chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh; vị ấy như lý giác sát thọ
dụng dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác khổ thống
đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy
không thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi
lên. Nếu vị ấy thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt
não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các
lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở
đây, có Tỷ-kheo như lý giác sát, kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự
xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát;
kham nhẫn những cách nói mạ lỵ, phỉ báng. Vị ấy có tánh kham nhẫn
các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói,
nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Này
các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại
và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy kham nhẫn như vậy, các lậu
hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp
ấy được gọi là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây,
Tỷ-kheo như lý giác sát tránh né voi dữ, tránh né ngựa dữ, tránh né bò
dữ, tránh né chó dữ, rắn, khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước
nhớp, vũng nước. Có những chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú
xứ không nên lai vãng, những bạn bè ác độc mà nếu giao du thì bị các
vị đồng phạm hạnh có trí nghi ngờ, khinh thường; vị ấy như lý giác
sát tránh né chỗ ngồi không xứng đáng ấy, trú xứ không nên lai vãng
ấy và các bạn độc ác ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tránh
né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên.
Nếu vị ấy tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy
không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc
phải do tránh né được đoạn trừ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở
đây, Tỷ-kheo như lý giác sát không có chấp nhận dục niệm đã khởi
lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (dục niệm ấy);
không có chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận,
không cho tồn tại (sân niệm ấy); không có chấp nhận hại niệm đã khởi
lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (hại niệm ấy);
không chấp nhận các ác bất thiện pháp luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ
diệt, diệt tận, không cho tồn tại (các ác bất thiện pháp ấy). Này
các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không trừ diệt như vậy, các lậu hoặc tàn hại
và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy trừ diệt như vậy, các
lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các
pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn diệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây,
Tỷ-kheo như lý giác sát tu tập niệm giác chi, niệm giác chi này y viễn
ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; như lý giác sát tu tập
trạch pháp giác chi... (như trên)... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ
giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi... tu tập xả
giác chi; xả giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ
bỏ. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tu tập như vậy, các lậu hoặc
tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tu tập như vậy,
các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo,
các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn
trừ.
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo
những lậu hoặc nào phải do tri kiến được đoạn trừ đã được tri kiến
đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do phòng hộ được đoạn trừ đã
được phòng hộ đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do thọ dụng dược
đoạn trừ đã được thọ dụng đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải
do kham nhẫn được đoạn trừ đã được kham nhẫn đoạn trừ, những lậu
hoặc nào phải do tránh né được đoạn trừ đã được tránh né đoạn
trừ, những lậu hoặc nào phải do trừ diệt được đoạn trừ đã được
trừ diệt đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tu tập được đoạn
trừ đã được tu tập đoạn trừ; này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi
là đã sống phòng hộ với sự phòng hộ tất cả lậu hoặc, đã đoạn
diệt khát ái, đã thoát ly kiết sử, đã chánh quán kiêu mạn, đã diệt tận
khổ đau.
Như vậy Thế Tôn thuyết giảng.
Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Khi
ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo",
– "Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn
nói:
- Này các Tỷ-kheo, hãy là người
thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. T ó
lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của
Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa
tự tài vật". Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người
thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự pháp,
thì không những các Người trở thành những người mà người ta nói:
"Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải
là những người thừa tự pháp", mà cả T ũng trở thành người mà người
ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật,
không phải là những người thừa tự pháp". Và này các Tỷ-kheo, nếu
các Người là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những
người thừa tự tài vật, thời không những các người trở thành những
người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò là những người thừa tự
pháp, không phải là những người thừa tự tài vật", mà cả T ũng trở
thành người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò đều là những người
thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật". Do vậy,
này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự pháp của Ta, đừng là những
người thừa tự tài vật. T ó lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ:
"Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của
Ta, không phải là những người thừa tự tài vật".
Này các Tỷ-kheo, ở đây, một thời
Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa
thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực của Ta đáng được quăng bỏ.
Khi ấy có hai Tỷ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. T ó thể nói với hai
vị ấy: "Này các Tỷ-kheo, Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm
dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực
này của Ta đáng được quăng bỏ. Nếu các Người muốn, hãy ăn đi. Nếu
các Người không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ
xanh, hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy". Rồi
một Tỷ-kheo có thể nghĩ như sau: "Nay Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn,
đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây
là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta
không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ
bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy
như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng
là người thừa tự tài vật". Đây là loại tài vật; món đồ ăn này,
ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay, bị đói lả
và kiệt sức". Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm
ngày ấy, đói lả và kiệt sức. Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: "Thế Tôn
ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa
thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được
quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ
không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy.
Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải
qua đêm ngày hôm nay như vậy". Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ
bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy. Này
các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói
lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với
Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán
hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời
gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần,
tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta,
đừng là người thừa tự tài vật.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nói
xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá.
Lúc ấy, Tôn giả Sariputta, sau khi
Thế Tôn đi chẳng bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: "Này các Hiền giả
Tỷ-kheo!" - "Thưa vâng Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp
Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói:
"Này các Hiền giả, như thế nào vị Đạo sư sống viễn ly mà các đệ
tử không tùy học viễn ly? Và như thế nào vị Đạo sư sống viễn ly và
các đệ tử tùy học viễn ly?" - "Này Hiền giả, chúng tôi từ xa
lại để được hiểu nghĩa lý câu nói này từ Tôn giả Sariputta. Lành
thay, nếu Tôn giả Sariputta thuyết giảng nghĩa lý câu nói ấy. Sau khi được
nghe Tôn giả Sariputta thuyết giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì" -
"Chư Hiền, vậy hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng" - "Thưa
vâng, Hiền giả", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn
giả Sariputta nói như sau:
– Này chư Hiền, ở đây vị Đạo
Sư sống viễn ly các đệ tử không tùy học viễn ly. Những pháp nào vị
Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ, và họ sống
trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh
nặng sống viễn ly. Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo có ba trường
hợp, đáng bị quở trách. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không
tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo
đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những
pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng Tọa
Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn
đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp
thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các
Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này đáng bị quở trách. Này chư
Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo... (như trên)... các vị mới thọ Tỷ-kheo có
ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ
tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới
thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên
từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các
vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười
biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là
trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này
chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng bị quở
trách. Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn
ly, các đệ tử không tùy học viễn ly.
Và như thế nào, vị Đạo Sư sống
viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly? Này chư Hiền, vị Đạo Sư sống
viễn ly các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Đạo Sư dạy
nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy
đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu
về sống viễn ly. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp
đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học
viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng
được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những
pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng tọa Tỷ-kheo
đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười
biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn
ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán
thán. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng
được tán thán. Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo... (như trên)... các
vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo
Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ
nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào
vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường
hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ
không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng
về đọa lạc và dẫn đầu về viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các
vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các vị mới
thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán. Này chư Hiền,
như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy
học viễn ly.
Ở đây, này chư Hiền, tham là ác
pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ
tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng
đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền con
đường Trung đạo ấy là gì, (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến
(chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn?
Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy,
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến
(chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác
pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác
pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là
ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn
là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và
phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu
và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng
đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con
đường Trung đạo ấy là gì, (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến
(chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn?
Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy,
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến
(chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như
vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.
- 4. KINH SỢ
HÃI VÀ KHIẾP ĐẢM
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Rồi Bà-la-môn Janussoni đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, nói lên những
lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón
hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên,
Bà-la-môn Janussoni bạch Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, có những Thiện
nam tử, vì lòng tin Tôn giả Gotama, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống
không gia đình. Đối với những vị này, Tôn giả Gotama là vị lãnh đạo.
Đối với những vị này, Tôn giả Gotama giúp ích rất nhiều. Đối với
những vị này, Tôn giả Gotama là vị khích lệ sách tấn. Các vị này chấp
nhận tuân theo quan điểm của Tôn giả Gotama.
– Này Bà-la-môn, thật sự là vậy.
Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, có những Thiện nam tử,
vì lòng tin nơi Ta, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta
là vị lãnh đạo của họ. Ta đã giúp ích rất nhiều cho họ. Ta là vị
khích lệ sách tấn cho họ. Và các vị này chấp nhận tuân theo quan điểm
của Ta.
– Tôn giả Gotama, thật khó kham nhẫn
những trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn đời sống viễn
ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Con nghĩ rằng rừng núi
làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chư hứng Thiền định.
– Này Bà-la-môn, thật sự là vậy.
Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật khó kham nhẫn những
trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời sống viễn
ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng núi
làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chư hứng Thiền định.
– Này Bà-la-môn, xưa kia khi T hư hứng
ngộ chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta nghĩ như sau: "Thật khó
kham nhẫn những trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời
sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng
núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chư hứng Thiền định!" Này
Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, thân nghiệp
không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp không thanh tịnh, những Tôn giả
Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ
xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Thân nghiệp Ta thanh tịnh. Ta là một trong
những bậc Thánh, với thân nghiệp thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát thân nghiệp
hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn,
khi sống trong rừng núi. Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ
như sau: "Những Sa-môn, hay Bà-la-môn nào, có khẩu nghiệp không thanh tịnh...
(như trên)... có ý nghiệp không thanh tịnh... (như trên)... có mạng sống
không thanh tịnh sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước mạng sống không thanh tịnh, những Tôn giả
Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên. Ta không có mạng sống không thanh tịnh, sống tại các trú xứ
xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Mạng sống Ta thanh tịnh. Ta là một trong
những bậc Thánh, với mạng sống thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát mạng sống hoàn
toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi
sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tham dục, có
ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang
vu, do nguyên nhân nhiễm trước tham dục, có ái dục cường liệt, những Tôn
giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất
thiện khởi lên. Ta không có tham dục, ái dục cường liệt, sống tại các
trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta không có tham dục, Ta là một
trong những bậc Thánh, không có tham dục, sống tại các trú xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có tham
dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống
trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tâm sân hận
ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên
nhân nhiễm trước, có tâm sân hận ác ý, những Tôn giả Sa-môn hay
Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên.
Ta không có tâm sân hận, ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng
núi hoang vu. T ó từ tâm. Ta là một trong những bậc Thánh có từ tâm, sống
tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự
quán sát T ó từ tâm như vậy, T ảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn,
khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị hôn trầm
thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang
vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị hôn trầm thụy miên chi phối, những
Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm,
bất thiện khởi lên. Ta không bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại
các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có hôn trầm thụy
miên. Ta là một trong những bậc Thánh không có hôn trầm thụy miên, sống
tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự
quán sát Ta không có hôn trầm thụy miên như vậy, tự cảm thấy lòng tự
tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào dao động, tâm
không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước bị dao động, tâm không an tịnh, những Tôn giả
Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên. Ta không có dao động, tâm không phải không an tịnh, sống tại
các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có dao động, tâm được
an tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh không có dao động, tâm được
an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này
Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta được an tịnh như vậy, tự cảm thấy lòng
tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào nghi hoặc, do dự,
sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm
trước nghi hoặc, do dự, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn
làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có nghi hoặc,
do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta diệt trừ
được do dự. Ta là một trong những bậc Thánh diệt trừ được nghi hoặc,
sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn,
Ta tự quán sát tâm Ta diệt trừ được nghi hoặc như vậy, tự cảm thấy
lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào khen mình, chê
người sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên
nhân nhiễm trước khen mình, chê người, những Tôn giả Sa-môn hay
Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên.
Ta không có khen mình, chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng
núi hoang vu. Ta không có khen mình, không có chê người, Ta là một trong những
bậc Thánh không có khen mình, không có chê người, sống tại các trú xứ
xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta
không có khen mình, không có chê người như vậy, tự cảm thấy lòng tự
tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào run rẩy, sợ
hãi sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân
nhiễm trước run rẩy, sợ hãi, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc
chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có run rẩy,
sợ hãi, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không
có lông tóc dựng ngược, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi
hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có lông tóc dựng ngược,
Ta là một trong những bậc Thánh, không có lông tóc dựng ngược như vậy,
tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào ham muốn lợi dưỡng,
cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang
vu, do nguyên nhân nhiễm trước ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng,
những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp
đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có ham muốn lợi dưỡng, cung kính,
danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta là người
ít dục. Ta là một trong những bậc Thánh ít dục, sống tại các trú xứ
xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta là
người ít dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn,
khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biếng nhác,
kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước biếng nhác, kém tinh tấn, những Tôn giả Sa-môn
hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi
lên. Ta không có biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang vu. Ta siêng năng, tinh tấn. Ta là một trong những bậc
Thánh siêng năng, tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi
hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta siêng năng, tinh tấn như vậy,
tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thất niệm,
không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước thất niệm, không tỉnh giác, những Tôn giả
Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên. Ta không có thất niệm, không phải không tỉnh giác, sống tại
các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta an trú niệm. Ta là một
trong những bậc Thánh an trú niệm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng
núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta quán sát Ta an trú niệm như vậy, tự cảm
thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không định
tĩnh, tâm bị tán loạn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi
hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước không định tĩnh, tâm bị tán loạn,
những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp
đảm, bất thiện khởi lên. Ta được định tĩnh, tâm không bị tán loạn
sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu định
tâm. Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu định tâm, sống tại các
trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán
sát Ta thành tựu định tâm như vậy, từ cảm thấy lòng tự tin được xác
chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào liệt tuệ, đần
độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Do nguyên
nhân nhiễm trước liệt tuệ, đần độn, những Tôn giả Sa-môn hay
Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên.
Ta không có liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng
núi hoang vu. Ta thành tựu trí tuệ. Ta là một trong những bậc Thánh thành
tựu trí tuệ, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu".
Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu trí tuệ như vậy, tự cảm thấy
lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Trong những đêm được biết đến, được xác
định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám mỗi nửa tháng,
trong những đêm như vậy, Ta hãy đến ở tại các trú xứ hãi hùng, lông
tóc dựng ngược, như tự miếu tại các thảo viên, tự miếu tại các rừng
núi, tự miếu tại các cây cối, để T ó thể thấy sự sợ hãi khiếp đảm
ấy". Này Bà-la-môn, sau một thời gian, trong những đêm được biết
đến, được xác định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám
mỗi nữa tháng, trong những đêm như vậy, Ta đến ở tại các trú xứ
hãi hùng, lông tóc dựng ngược như vậy, như tự miếu tại các thảo
viên, tự miếu tại các rừng núi, tự miếu tại các cây cối. Này
Bà-la-môn, trong khi ta ở tại các chỗ ấy, một con thú có thể đến, hay
một con công làm rơi một cành cây, hay gió làm rung động các lá rơi; Ta
khởi lên ý nghĩ: "Nay sự sợ hãi khiếp đảm ấy đã đến!". Này
Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: "Sao Ta ở đây, chỉ để mong đợi sự sợ
hãi khiếp đảm chớ không gì khác? Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của
Ta mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong hành vi cử chỉ ấy, Ta hãy trừ
diệt sợ hãi khiếp đảm ấy". Này Bà-la-môn trong khi Ta đi kinh hành
qua lại mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không đứng,
Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy
trong khi Ta đi kinh hành qua lại. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang đứng mà sự
sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không kinh hành qua lại,
Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy
trong khi Ta đang đứng. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang ngồi mà sợ hãi khiếp
đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không nằm, Ta không đứng, Ta không
kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta
đang ngồi. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy
đến, thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không kinh hành
qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang nằm.
Này Bà-la-môn, có một số Sa-môn,
Bà-la-môn nghĩ rằng ngày giống như đêm, nghĩ rằng đêm giống như ngày.
Như vậy, Ta nói rằng những Sa-môn, Bà-la-môn ấy sống trong si ám. Này
Bà-la-môn, Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ rằng ngày là ngày. Này
Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau: "Vị hữu tình
nào không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc
cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc,
vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Vị ấy khi nói một cách chân
chánh về Ta sẽ nói như sau: "Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra
ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương
tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và
loài Người". Này Bà-la-môn, Ta tinh cần, tinh tấn, không lười biếng.
Ta an trú chánh niệm, không có loạn, thân được khinh an, không có dao động,
tâm được định tĩnh, chuyên nhất. Này Bà-la-môn, Ta ly dục, ly các ác
pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục
sanh, với tầm với tứ. Diệt tầm, diệt tứ, T hứng và trú Thiền thứ
hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh
nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ
mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, T hứng và an trú Thiền thứ
ba. Xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, T hứng và an
trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng trí. Ta nhớ đến
các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời,
năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời,
năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm
ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.
Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, T ó tên như thế này, dòng họ như thế này,
giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này,
tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được
sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, T ó tên như thế này, dòng họ như thế
này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế
này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, Ta được
sanh ra ở đây". Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng
với các nét đại cương và các chi tiết. Này Bà-la-môn, trong đêm canh đầu
T hứng được minh thứ nhất, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh
sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến sanh tử trí về chúng
sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và sự chết
củ húng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang,
người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh
nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về
lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các
nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải
sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào
thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời
nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh,
theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi
thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời
này. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống chết
củ húng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang,
người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh
nghiệp của họ. Này Bà-la-môn, trong đêm canh giữa, T hứng được minh thứ
hai, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống
không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng
tri như thật: "Đây là khổ", thắng tri như thật: "Đây là
nguyên nhân của khổ", thắng tri như thật: "Đây là khổ diệt",
thắng tri như thật: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt", thắng
tri như thật: "Đây là những lậu hoặc", thắng tri như thật:
"Đây là nguyên nhân các lậu hoặc", thắng tri như thật: "Đây
là các lậu hoặc diệt", thắng tri như thật: "Đây là con đường
đưa đến các lậu hoặc diệt". Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy,
tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh
lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết:
Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã
thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Này Bà-la-môn trong đêm canh ba, T hứng được minh thứ ba, vô minh diệt,
minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật
nhiệt tâm tinh cần.
Này Bà-la-môn, Ông có thể có tư
tưởng như sau: "Nay Sa-môn Gotam hưa diệt trừ tham, chưa diệt trừ sân,
chưa diệt trừ si, nên sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang
vu". Này Bà-la-môn, chớ có hiểu như vậy. Do Ta quán sát hai mục đích
mà Ta sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Tự thấy sự
hiện tại lạc trú và vì lòng thương tưởng chúng sanh trong tương lai.
– Chúng sanh trong tương lai được
Tôn giả Gotama thương tưởng, vì Tôn giả là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Như
người dựng đứng lại những gì bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị
che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong
bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp
đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama
nhận con làm đệ tử; từ này trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời
quy ngưỡng.
- 5. KINH KHÔNG UẾ NHIỄM
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Ở tại đây, Tôn giả Sariputta (Xá lợi Phất) gọi các Tỷ-kheo. "Chư
Hiền Tỷ-kheo". - "Thưa Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp
Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
– Này chư Hiền, ở đời có bốn
hạng người. Thế nào là bốn? Chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu
uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu uế". Lại
nữ hư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri:
"Nội thân t ó cấu uế". Lại nữ hư Hiền, ở đây có hạng người
không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không
có cấu uế". Lại nữa, chư Hiền, ở đây, có hạng người không có
cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Chư
Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri:
"Nội thân t ó cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng
người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở
đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu
uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được
gọi là hạng người ưu thắng. Chư Hiền, ở đây, có hạng người không
có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu
uế". Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy
được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người không
có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế".
Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi
là hạng người ưu thắng.
Được nói như vậy, Tôn giả
Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên) nói với Tôn giả Sariputta như sau:
– Tôn giả Sariputta, do nhân gì, do
duyên gì, trong hai hạng người có cấu uế này, một hạng người được
gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng? Tôn giả
Sariputta, do nhân gì, do duyên gì trong hai hạng người không có cấu uế
này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được
gọi là ưu thắng?
– Ở đây, Hiền giả, hạng người
có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu uế".
Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không khởi
lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu
uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn
có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm". Này Hiền giả,
giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ
rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy không dùng đến,
không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả,
như vậy cái bát ấy, sau một thời gian càng ô nhiễm hơn, càng đầy bụi
bặm hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng
người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu
uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ
không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt
trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có
sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn nhiễm".
Ở đây, này Hiền giả, hạng người
có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu uế". Với
người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ khởi lên ước
muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này
sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi
không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống
như cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ
đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không
quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái
bát ấy, sau một thời gian được thanh tịnh hơn, được sạch sẽ hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng
người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu uế".
Với hạng người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ khởi
lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn, để diệt trừ cấu uế ấy.
Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn
si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm".
Ở đây, này Hiền giả, hạng người
không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có
cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này
sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm
tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn
có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm".
Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay
mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ. Và người chủ cái bát
ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi
bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng ô nhiễm
hơn, càng bụi bặm hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng
người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta
không có cấu uế". Với người này có thể chờ đợi sau: "Người
này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm
tâm của người này. Người này sẽ từ trần trong khi còn có tham, còn có
sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm".
Ở đây, này Hiền giả, hạng người
không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế".
Với người này có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không tư
niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm
tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi không có tham,
không có sân, không có si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không
còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng,
mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ và
người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy
vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời
gian, càng được thanh tịnh hơn, càng được sạch sẽ hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng
người không có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có
cấu uế". Với người này có thể chờ đợi như sau: "Người này
sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không
làm ô nhiễm tâm người này. Người này sẽ từ trần, không có tham,
không có sân, không có si, không còn cấu uế, tâm không còn ô nhiễm".
Này Hiền giả Moggallana, do nhân
này, do duyên này, trong hai người có cấu uế này, một người được gọi
là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng. Này Hiền giả
Moggallana, do nhân này, do duyên này, trong hai người này không có cấu uế,
một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng.
Này Hiền giả, cấu uế gọi là cấu
uế, danh từ gì là đồng nghĩ ái gọi là cấu uế? - Này Hiền giả, các
ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục là đồng nghĩ ái gọi là cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu t ó
phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo chớ có biết về ta rằng là đã
phạm giới tội". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo
có thể biết được các Tỷ-kheo ấy đã phạm giới tội. Tỷ-kheo này nghĩ
rằng: "Các Tỷ-kheo đã biết được ta đã phạm giới tội". Do đó,
vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Phẫn nộ và bất mãn, cả hai
thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu t ó
phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo hãy quở trách ta ở chỗ kín đáo,
không phải ở giữa Tăng chúng". Này Hiền giả, sự tình này có thể
xảy ra: các Tỷ-kheo quở trách Tỷ-kheo ấy ở giữa Tăng chúng, không phải
ở chỗ kín đáo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo quở trách ta
ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo". Do đó vị này trở
thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ, và bất mãn, cả
hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu t ó
phạm giới tội, mong rằng một Tỷ-kheo đồng đẳng hãy quở trách ta, chớ
không phải một vị không đồng đẳng". Này Hiền giả, sự tình này
có thể xảy ra: một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách Tỷ-kheo ấy,
không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
không đồng đẳng quở trách ta, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng".
Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ
và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
bậc Đạo Sư hãy hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo!
Mong rằng bậc Đạo Sư không hỏi Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng
pháp cho chúng Tỷ-kheo!". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra:
bậc Đạo Sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho
chúng Tỷ-kheo, bậc Đạo Sư không hỏi Tỷ-kheo ấy nhiều lần trong khi giảng
pháp cho chúng Tỷ-kheo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Bậc Đạo Sư hỏi một
Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo. Bậc Đạo
Sư không hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo". Do
đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ
và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
các Tỷ-kheo hãy để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm! Mong rằng
các Tỷ-kheo không để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để
dùng cơm!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo để
một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo
không để Tỷ-kheo ấy đi trước trong khi vào làng để dùng cơm. Tỷ-kheo
này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi
vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để ta đi trước trong khi vào
làng để dùng cơm". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn.
Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình xảy ra,
ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng tại chỗ
ăn, ta được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất
thực tốt nhất! Mong rằng Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn không được chỗ ngồi
tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất!" Này
Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn
được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt
nhất; còn Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước
uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tỷ-kheo này nghĩ rằng:
"Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống
tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tại chỗ ăn, ta không được chỗ
ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất".
Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ
và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
tại chỗ ăn sau khi ăn xong, ta sẽ thuyết tùy hỷ pháp, không phải Tỷ-kheo
khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, sẽ thuyết pháp tùy hỷ pháp!" Này
Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn,
sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp; Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn, sau khi ăn
xong, không thuyết tùy hỷ pháp. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp. Ta tại chỗ ăn, sau
khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp". Do đó, vị này trở thành phẫn
nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về
cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng,
ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không
phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh
xá!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác
thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy
không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá Tỷ-kheo này
nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại
ngôi tịnh xá, còn ta không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi
tịnh xá". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền
giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng,
ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo-ni tụ tập tại ngôi tịnh xá,... (như
trên)... ta sẽ thuyết pháp cho các Nam cư sĩ... ta sẽ thuyết pháp cho các Nữ
cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết
pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá!" Này Hiền giả, sự
tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ
tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Nữ
cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn ta
không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá". Do đó,
vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất
mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta; các vị Tỷ-kheo
chớ có cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường một Tỷ-kheo khác!"
Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng
lễ bái, cũng dường một Tỷ-kheo khác, các Tỷ-kheo không cung kính, tôn trọng,
lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo
cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác chớ không
cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta". Do đó vị này trở
thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai
thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng các Tỷ-kheo-ni...
(như trên)... các Nam cư sĩ... (như trên)... các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng,
lễ bái, cúng dường ta. Các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ
bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác!" Này Hiền giả, sự tình này có
thể xảy ra: các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một
Tỷ-kheo khác, các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường
Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng,
lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác; các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn
trọng, lễ bái, cúng dường ta". Do đó vị này trở thành phẫn nộ
và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu
uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
ta nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo khác không nhận được các
y phục tối thắng!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một
Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo ấy không nhận
được các y phục tối thắng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
khác nhận được các y phục tối thắng; ta không nhận được các y phục
tối thắng". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền
giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
ta nhận được các đồ ăn khất thực tối thắng... (như trên)... các
sàng tọa tối thắng, các dược phẩm trị bịnh tối thắng. Tỷ-kheo khác
không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng!" Này Hiền
giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các dược
phẩm trị bịnh tối thắng, còn Tỷ-kheo ấy không nhận được các dược
phẩm trị bịnh tối thắng". Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng; còn ta không nhận
được các dược phẩm trị bịnh tối thắng". Do đó vị này trở
thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai
thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, các ác bất thiện
pháp, cảnh giới của dục này là đồng nghĩ ái gọi là cấu uế.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo
nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và
nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng
núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực
từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các
đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo
ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được
nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới dục của Tỷ-kheo chưa được diệt
trừ. Này Hiền giả, ví như một bát bằng đồng, mang từ chợ về hay từ
nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Nhưng người chủ
của bát ấy đựng đầy bát với xác rắn, xác chó hay xác người, đậy
lại với một cái bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Có người
thấy vậy bèn hỏi: "Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?"
Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì với người ấy, không ưa thích
khởi lên, sự ghê tởm khởi lên, và sự yếm ố khởi lên. Những người
đói còn chưa muốn ăn các thứ ấy, huống nữa là những người đã no.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới
của dục này còn được thấy và được nghe là chưa được diệt trừ, nếu
Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh
khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo
y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng,
lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này
còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của
dục này là chưa được diệt trừ.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo
nào mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và
được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống gần làng mạc, chấp
nhận biệt thỉnh thực, mang y người gi hủ cúng, thời các đồng phạm hạnh
cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy?
Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện
pháp, cảnh giới của dục của vị Tỷ-kheo ấy đã được diệt trừ. Này
Hiền giả, ví như một bát đồng, mang từ hàng chợ về hay từ nhà người
thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Người chủ cái bát ấy dựng
đầy với gạo ngon, cơm lành, các hột đen đã lấy ra, các loại đồ ăn,
đậy lại với một bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Các người
thấy vậy bèn hỏi: "Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?"
Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì đối với người ấy, ưa thích
khởi lên, sự không ghê tởm khởi lên, sự không yếm ố khởi lên. Người
no còn muốn ăn các thứ ấy huống nữa là người đói. Này Hiền giả, cũng
vậy, đối với vị Tỷ-kheo nào, mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới
của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo
ấy sống ở biên giới gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang
y người gi hủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng lễ
bái cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được
thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp cảnh giới của dục này đã
được diệt trừ.
Được nghe nói vậy, Tôn giả
Mahamoggallana thưa với Tôn giả Sariputta:
– Hiền giả Sariputta, một ví dụ
khởi lên cho tôi!
– Hiền giả Moggallana, hãy nói
lên ví dụ ấy.
– Hiền giả, một thời tôi ở
thành Vương Xá, tại Giribbaja. Này Hiền giả, rồi tôi đắp y vào buổi
sáng, mang theo y bát, vào thành Vương Xá để khất thực. Lúc bấy giờ,
Samiti, con một người làm xe, đang đẽo một vành xe, và tà mạng ngoại đạo
Panduputta, trước là con của một người làm xe, đang đứng một bên. Rồi
tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con một người làm xe, khởi lên
ý nghĩ như sau: "Mong rằng Samiti, con người thợ xe, hãy đẽo đường
cong này, đường méo này và các mắt gỗ này, để vành xe này không có
cong, không có đường méo, không có mắt gỗ, được trơn tru và được đặt
vào trong trục chính". Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta,
trước là con một người làm xe suy nghĩ như thế nào, thời đúng như vậy,
Samiti, con người làm xe, đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt
gỗ này của vành xe ấy. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta
trước là con người làm xe, hoan hỷ nói lên lời hoan hỷ như sau: "Hình
như người này đang đẽo (vành xe ấy) như là với tâm của anh ta, anh ta
biết tâm ta vậy". Này Hiền giả, những ai không có lòng tin, vì mục
đích sinh sống, không phải vì lòng tin mà xuất gia, sống đời sống vô
gia đình, những vị gian ngụy, xảo trá, khi cuống, trạo cử, kiêu mạn,
dao động, lắm lời, tạp thoại, không hộ trì các căn, không tiết độ
trong ăn uống, không chú tâm cảnh giác, không tha thiết với hạnh Sa-môn,
không nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, ưa sống sung túc, biếng nhác, dẫn
đầu về đọa lạc, chối bỏ trọng trách sống viễn ly, giải đãi không
tinh tấn, lãng quên không chú niệm, không định tâm, tâm tán loạn, liệt
tuệ, đần độn. Tôn giả Sariputta với pháp môn này, như là với tâm của
Tôn giả, Tôn giả biết tâm của những hạng người ấy. Những kẻ Thiện
nam tử, do lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; những
vị nào không gian ngụy, không xảo trá, không khi cuống, không trạo cử,
không kiêu mạn, không dao động, không lắm lời, không tạp thoại, hộ
trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, tha thiết với hạnh
Sa-môn, nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, không sống trong sung túc, không
biếng nhác, bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc, dẫn đầu về viễn ly, tinh
cần, tinh tấn, nỗ lực, chú tâm cảnh giác, định tâm, nhất tâm, có trí
tuệ, không đần độn. Những vị này sau khi nghe pháp môn này của Tôn giả
Sariputta, hình như đang uống, hình như đang nếm với lời nói và tâm ý.
Thật lành thay, một vị Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi
bất thiện và an trú vào chánh thiện! Này Hiền giả, ví như một người
đàn bà hay người đàn ông, còn đang tuổi trẻ, tánh ưa trang sức, sau khi
gội đầu xong, sau khi được một vòng hoa sen xanh hay một vòng vũ sanh hoa,
hay một vòng thiện tư hoa, dùng hai tay cầm lấy vòng hoa ấy và đặt trên
đỉnh đầu. Này Hiền giả, cũng vậy những Thiện nam tử vì lòng tin đã
xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không gian ngụy... (như trên)...
Thật lành thay một Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất
thiện và an trú vào chánh thiện!
Như vậy hai vị cao đức ấy cùng
nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.