Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Kinh Trung bộ
HT. Thích Minh Châu dịch

Phần IV


15. KINH TƯ LƯỢNG
(Anumanasuttam) [^]

Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Mahamoggallana sống giữa những người thuộc dòng họ Bhagga, tại núi Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Ở đây, Tôn giả Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên) gọi các Tỷ-kheo:

"– Chư Hiền Tỷ-kheo -.

"– Thưa Hiền giả.

Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahamoggallana. Tôn giả Mahamoggallana nói như sau:

– Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo thỉnh nguyện: "Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!" Nhưng nếu vị ấy là một người khó nói, đầy đủ những tánh khiến người ấy trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy không đáng nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy không đáng được giáo huấn, nghĩ rằng không nên đặt lòng tin vào người ấy. Chư Hiền, thế nào là những tánh khiến người ấy trở thành khó nói? Chư Hiền, ở đây, vị Tỷ-kheo có ác dục bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo có ác dục, bị ác dục chi phối, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận, như vậy là... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành co hấp; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành co hấp như vậy là... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại; chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham; chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt; chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn; chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn... khó nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, co hấp tư kiến, tánh khó hành xả; chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, co hấp tư kiến, tánh khó hành xả, như vậy là một tánh trở thành khó nói. Chư Hiền, như vậy được gọi là những tánh khiến trở thành khó nói.

Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo không thỉnh nguyện: "Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!"; Và nếu vị ấy là một người dễ nói, đầy đủ những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói, kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được nghe giảng dạy, thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy đáng được giáo huấn, nghĩ rằng nên đặt lòng tin vào người ấy. Chư Hiền, thế nào là những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói? Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối, như vậy là một đức tánh khiến trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người; chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người... dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ,... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ làm nhân trở thành co hấp; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ; chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không trở lại chống đối vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội ... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình; chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham ... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt. Chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn... trở thành dễ nói. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, co hấp tư kiến, tánh dễ hành xả, chư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, không co hấp tư kiến, tánh dễ hành xả, như vậy là một đức tánh trở thành dễ nói. Chư Hiền, như vậy được gọi là những đức tánh khiến trở thành dễ nói.

Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải tư lượng tự ngã với tự ngã như sau: "Người này có ác dục, bị ác dục chi phối nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu t ó ác dục, bị ác dục chi phối, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không có ác dục, sẽ không bị ác dục chi phối. Người này khen mình chê người, nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta khen mình chê người, các người khác sẽ không ưa ta, sẽ không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không khen mình chê người. Người này có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối"; "Người này phẫn nộ, vì vị phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận"; "Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành co hấp nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành co hấp"; "Người này phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ nên Ta không ưa người ấy... Ta sẽ không phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ"; "Người này bị buộc tội, trở lại chống đối vị đã buộc tội mình, nên Ta không ưa người ấy... T ó bị buộc tội, sẽ không trở lại chống đối vị buộc tội mình"; "Người này bị buộc tội, trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình, nên ta không ưa người ấy... T ó bị buộc tội, sẽ không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình"; "Người này bị buộc tội, tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của mình, nên ta không ưa người ấy... Ta bị buộc tội sẽ không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ra ngoài vấn đề, và không để lộ phẫn nộ, sân hận bất mãn của mình"; "Người này bị buộc tội, không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết nên ta không ưa người ấy... Ta bị buộc tội, sẽ giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết"; "Người này hư ngụy và não hại nên Ta không ưa người ấy... Ta sẽ không hư ngụy và não hại"; "Người này tật đố và xan tham nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không tật đố và xan tham"; "Người này khi cuống và lường gạt nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không khi cuống và lường gạt"; "Người này ngoan mê và quá mạn nên ta không ưa người ấy... Ta sẽ không ngoan mê và quá mạn"; "Người này chấp trước thế tục, co hấp tư kiến, tánh khó hành xả nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu t hấp trước thế tục, co hấp tư kiến, tánh khó hành xả, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không chấp trước thế tục, không co hấp tư kiến, tánh dễ hành xả".

Chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau: "Không biết t ó ác dục, có bị ác dục chi phối không?" Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "T ó ác dục và bị ác dục chi phối", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta không có ác dục, không bị ác dục chi phối", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp. Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau: "Không biết t ó khen mình chê người hay không? Ta không khen mình chê người... các thiện pháp. Lại nữa... không biết t ó phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối không...? Ta không có phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối... các thiện pháp. Lại nữa... không biết t ó phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân, trở thành có hiềm hận không...? Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người hiềm hận... các thiện pháp. Lại nữa... không biết t ó phẫn nộ làm nhân, trở thành người co hấp...? Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người co hấp... các thiện pháp. Lại nữa,... không biết t ó phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ...? Ta không có phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ... các thiện pháp. Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết t ó trở lại chống đối vị đã buộc tội ta...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chống vị đã buộc tội ta... các thiện pháp. Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết t ó trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta ... các thiện pháp. Lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết t ó tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của ta...? Ta bị buộc tội, ta không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ngoài vấn đề, và ta không để lộ sự phẫn nộ, sân hận và bất mãn của ta... các thiện pháp. Và lại nữa... Ta bị buộc tội, không biết t ó giải thích thỏa mãn hành động của t ho vị buộc tội biết... Ta bị buộc tội, T ó giải thích thỏa mãn hành động của t ho vị buộc tội biết... các thiện pháp. Lại nữa, không biết t ó hư ngụy và não hại...? Ta không có hư ngụy và não hại... các thiện pháp. Lại nữa, không biết t ó tật đố và xan tham...? Ta không có tật đố và xan tham... các thiện pháp. Lại nữa, không biết t ó khi cuống và lường gạt...? Ta không có khi cuống và lường gạt... các thiện pháp. Lại nữa... không biết t ó ngoan mê và quá mạn...? Ta không có ngoan mê và quá mạn... các thiện pháp". Lại nữa, chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã như sau: "Không biết t ó chấp trước thế tục, co hấp tư kiến, tánh khó hành xả không?" Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "T ó chấp trước thế tục, co hấp tư kiến, tánh khó hành xả", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ những ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng: "Ta không chấp trước thế tục, không co hấp tư kiến, tánh dễ hành xả", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.

Chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp đã được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp. Chư Hiền, ví như một phụ nữ hay một đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang điểm, tự quán sát mặt mày của mình trong một tấm kính sạch sẽ và trong suốt, hay trong một bát nước trong sáng. Nếu người ấy thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy tinh tấn đoạn trừ bụi bặm hay cấu uế ấy. Nếu người ấy không thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng: "Thật sự ta được điều tốt đẹp; thật sự ta được thanh tịnh". Cũng vậy chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng các ác, bất thiện pháp đã đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.

Tôn giả Mahamoggallana thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Tôn giả Mahamoggallana.


16. KINH TÂM HOANG VU [^]
(Cetokhilasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này chư Tỷ-kheo". – "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiện này không xảy ra. Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi ngờ bậc Đạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Đạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được diệt trừ. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp... không có tịnh tín... (như trên)... nghi ngờ Tăng... không có tịnh tín... nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp... không có tịnh tín, tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì; tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ. Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được diệt trừ. Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ.

Thế nào là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, đối với những dục, không phải không tham ái, không phải không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không khao khát, không phải không nhiệt tình, không phải không khát ái. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào đối với những dục, không phải không tham ái... không phải không khát ái, tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất chưa được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không phải không tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai chưa được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không phải không tham ái ... (như trên) ... như vậy là tâm triền phược thứ b hưa được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên nặng về khoái lạc về sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghỉ, khoái lạc về thụy miên. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê cho đến bụng chứa đầy... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư chưa được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh với mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được đoạn tận. Như vậy là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu này, chưa đoạn tận năm tâm triền phược này, vị ấy có thể lớn mạnh trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiện này không xảy ra.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã diệt trừ năm tâm hoang vu, đã đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiện này có xảy ra. Thế nào là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo không nghi ngờ bậc Đạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Đạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất đã được diệt trừ. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Pháp... quyết đoán, tịnh tín... (như trên)... không nghi ngờ Tăng... quyết đoán, tịnh tín... (như trên) không nghi ngờ học pháp... quyết đoán, tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ học pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư đã được diệt trừ. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã được diệt trừ. Như vậy là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ.

Thế nào là năm tâm triền phược đã được đoạn tận? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái, tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất đã được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghĩ, khoái lạc về thụy miên... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư đã được đoạn tận. Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác", tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm đã được đoạn tận. Như vậy là năm tâm triền phược đã được đoạn tận. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã đoạn tận năm tâm triền phược này, thời vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiện này có xảy ra.

Vị này tu tập như ý túc câu hữu với dục Thiền định, tinh cần hành, tu tập như ý túc câu hữu với tinh tấn Thiền định, tinh cần hành, tu tập như ý túc câu hữu với tâm Thiền định tinh cần hành, tu tập như ý túc câu hữu với tư duy Thiền định, tinh cần hành với nỗ lực là thứ năm. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười lăm pháp kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn, khỏi các ách phược. Chư Tỷ-kheo, như có khoảng tám, mười hay mười hai cái trứng củ on gà mái, những trứng này được con gà mái khéo ấp, ngồi lên trên, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng, thời dầu cho con gà mái không khởi lên sự mong ước: "Mong rằng những con gà con của ta, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn củ húng, hay với mỏ củ húng, có thể thoát ra một cách yên ổn", những con gà con ấy, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn củ húng hay với mỏ củ húng, có khả năng thoát ra một cách yên ổn. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Tỷ-kheo đầy đủ mười lăm pháp, kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn, khỏi các ách phược.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.


17. KINH KHU RỪNG [^]
(Vanapatthasuttam)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". – "Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: "Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng". – "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gi ần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ: "Ta sống tại khu rừng này, Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gi ần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại, ngay lúc ban ngày hay lúc ban đêm.

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gi ần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú... những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng trong khi ta ở tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược không được chứng đạt". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại.

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, nhưng những vật dụng cần thiết cho đời sống một người xuất gi ần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật này kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt... những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không phải vì món ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng trong khi ta ở tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược được chứng đạt". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này, phải ở lại khu rừng ấy, không được bỏ đi.

Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt. Và những vật dụng cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chư hứng đạt được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải ở lại khu rừng cho đến trọn đời, không được rời bỏ.

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một làng nào... sống tại một thị trấn nào... sống tại một đô thị nào... sống tại một quốc gia nào... sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn". Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy ngay trong phần đêm ấy hay ngay trong phần ngày ấy, không phải xin phép, cần phải bỏ ngay người ấy mà đi, không cần theo sát người ấy.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt. Nhưng những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt. Nhưng những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, chỉ với ước tính này, cần phải bỏ người ấy mà đi, không có xin phép, không có theo sát.

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú được an trú... được chứng đạt. Những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú... được chứng đạt. Những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn, khỏi các ách phược được chứng đạt". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, chỉ với suy tính này, cần phải theo sát người ấy, không được bỏ đi.

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm không định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gi ần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị người bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm chưa được định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, và vô thượng an ổn, khỏi ách phược chưa được thành đạt được thành đạt. Và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gi ần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách dễ dàng". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải trọn đời theo sát người này, không được bỏ đi, dầu cho có bị xua đuổi.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.


18. KINH MẬT HOÀN [^]
(Madhupindikasuttam)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Thế Tôn sống giữ ác vị dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Nigrodharama. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Đại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Đại Lâm, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika. Có vị Gậy cầm tay Sakka (Thích-ca), kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Đại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthik hỗ Thế Tôn ở, khi đến xong nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy, đứng một bên. Gậy cầm tay Sakka nói với Thế Tôn: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?" - "Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy". Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến vườn Nigrodha, khi đến xong, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Chư Tỷ-kheo, ở đây, Ta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường khất thực trở về, Ta đi đến Đại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Đại Lâm, Ta ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika. Có vị Gậy cầm tay Sakka kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Đại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthik hỗ Ta ở, khi đến xong, nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy. Đứng một bên, Gậy cầm tay Sakka nói với Ta như sau: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?" Chư Tỷ-kheo, được nói vậy, Ta trả lời Gậy cầm tay Sakka: "Này Hiền giả, theo lời Ta dạy trong thế giới với chư Thiên, Mara, và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời. Các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy". Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.

Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

– Nhưng bạch Thế Tôn, lời dạy ấy là gì mà Thế Tôn, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời? Các tưởng sẽ không ám ảnh Thế Tôn, vị đã sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu?

– Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy bước vào tịnh xá. Sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này cho chúng ta, không giải thích rộng rãi ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa". Rồi những Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahakaccana (Đại Ca- chiên-diên) là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccan ó thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này".

Rồi những Tỷ-kheo ấy đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao với Tôn giả Mahakaccana rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahakaccana:

– "Này Hiền giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này và không giải thích rõ ràng ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn".

Này Hiền giả Mahakaccana, khi Thế Tôn đi chưa bao lâu, chúng tôi suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy vắn tắt này cho chúng ta... đã đi vào tịnh xá:" Do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy mà Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt... không giải thích rõ ràng ý nghĩa?" Này Hiền giả Mahakaccana, rồi chúng tôi suy nghĩ: "Nay Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahakaccan ó thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, chúng ta hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này. Tôn giả Mahakaccana sẽ giải thích cho".

– Chư Hiền, cũng như một người ưa thích lõi cây, tìm tòi lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây. Người này bỏ qua rễ, bỏ qua thân cây, nghĩ rằng phải tìm lõi cây ở nơi cành lá. Cũng vậy là hành động củ hư Tôn giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quý vị bỏ qua Thế Tôn, nghĩ rằng phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Quý vị phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho quý vị, quý vị hãy như vậy thọ trì.

– Hiền giả Mahakaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Chúng tôi phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho chúng tôi, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccan ó thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Mong Tôn giả Mahakaccana hãy giải thích không có sự gì bất kính.

– Vậy chư Hiền hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ giảng.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahakaccana. Tôn giả Mahakaccana giảng như sau:

– Chư Hiền, Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt lời dạy này... và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo bất cứ vì nhân duyên gì... không còn dư tàn". Chư Hiền, với lời dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Tôi hiểu ý nghĩa một cách đầy đủ như sau:

Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại. Chư Hiền, do nhơn lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhơn lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhơn lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lên, do nhơn thân và xúc, thân thức khởi lên; do nhơn ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm thời có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các pháp do ý thức nhận thức, quá khứ, tương lai, hiện tại. Chư Hiền, sự kiện này xảy ra: khi nào có mắt, khi nào có sắc pháp, khi nào có nhãn thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của xúc thời sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có thi thiết của thọ thời sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của tưởng, thời sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có tai, khi nào có các tiếng, khi nào có nhĩ thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có lỗ mũi, khi nào có các hương, khi nào có tỷ thức... Sự kiện này xảy ra, khi nào có lưỡi, khi nào có các vị, khi nào có thiệt thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có thân, khi nào có các xúc, khi nào có thân thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có ý, khi nào có các pháp, khi nào có ý thức thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của xúc, sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ. Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có tai, khi nào không có các tiếng... khi nào không có mũi, khi nào không có các hương... khi nào không có lưỡi, khi nào không có các vị... khi nào không có thân, khi nào không có các xúc ... Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có ý, khi nào không có các pháp, khi nào không có ý thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ... Chư Hiền, Thế Tôn, sau khi nói lên lời dạy một cách vắn tắt... đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không dư tàn". Chư Hiền, đối với lời dạy Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, và nghĩa lý không được giải thích một cách rộng rãi, tôi đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nếu quý vị muốn, hãy đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, hãy hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải đáp như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

Rồi những Tỷ-kheo ấy, hoan hỷ, tùy hỷ lời Tôn giả Mahakaccana nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn nói lên lời dạy này một cách vắn tắt cho chúng con... đã vào tịnh xá. "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói cho chúng ta lời dạy tóm tắt này, không giải thích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn". Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa?" Bạch Thế Tôn, và chúng con suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahakaccana là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccan ó thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến sẽ hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Mahakaccana đã giải thích ý nghĩa ấy cho chúng con với những phương pháp này, với những văn cú này, với những văn tự này.

– Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Hiền trí. Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Đại tuệ. Chư Tỷ-kheo, nếu các Người hỏi Ta ý nghĩa này, T ũng trả lời như Mahakaccana đã trả lời. Như vậy là chính nghĩa lời dạy ấy, hãy như vậy thọ trì.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, như một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, cứ mỗi miếng vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Bạch Thế Tôn, cũng vậy, Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thỏa mái tâm trí. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?

– Do vậy, này Ananda, pháp môn này được gọi là pháp môn bánh mật (Mật hoàn). Hãy như vậy thọ trì!

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn


19. KINH SONG TẦM [^]
(Dvedhavitakkasutta)

Tôi nghe như vầy:

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Chư Tỷ-kheo". – "Thưa vâng", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai. Chư Tỷ-kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: "Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm này đưa đến tự hại", dục tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại người", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại cả hai", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm. Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sân tầm khởi lên... (như trên)... hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri: "Hại tầm này khởi lên nơi Ta, và hại tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Hại tầm này đưa đến tự hại"... "Hại tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", hại tầm biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận hại tầm. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm. Khi tâm đã nặng về dục tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư quán sát nhiều về sân tầm... (như trên)... về hại tầm, vị ấy từ bỏ vô hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về hại tầm thời tâm vị ấy có khuynh hướng về hại tầm. Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa mưa, về mùa thu, khi lúa đã trổ hạt, một người mục đồng chăn giữ bò, cầm roi đánh các con bò bên này, đánh bên kia, chế ngự chúng, ngăn chận chúng. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì người mục đồng thấy do nhân duyên này, đưa đến sự chết, sự tù tội, sự đánh đập hay sự trách móc. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Ta đã thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm củ ác pháp bất thiện, và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh củ ác thiện pháp.

Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi ly dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri như vầy: "Ly dục tầm này khởi lên nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm) không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban ngày Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm, ban ngày, Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Và Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân t ó thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động; khi tâm bị dao động thì tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động. Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi vô sân tầm khởi lên... (như trên)... vô hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri như vậy: "Vô hại tầm này khởi lên nơi Ta và vô hại tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm... không phải từ nhân duyên ấy, mà Ta thấy sợ hãi. Và nếu Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân T ó thể mệt mỏi; khi thân Ta mệt mỏi thì tâm bị dao động, khi tâm bị dao động, tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động. Chư Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vấn đề gì thời tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vô sân tầm... (như trên)... nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về bất hại tầm, vị ấy từ bỏ hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về bất hại tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về bất hại tầm. Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng hè, khi tất cả lúa gạo đã cất vào kho thóc, một người mục đồng chăn giữ các con bò. Khi người mục đồng ở dưới gốc cây hay ở ngoài trời, người ấy có thể nghĩ đến có việc cần phải làm, và người ấy nghĩ: "Đây là những con bò". Chư Tỷ-kheo, cũng vậy ở đây, có việc cần phải làm, và Ta nghĩ: "Đây là những pháp".

Chư Tỷ-kheo, Ta phát tâm dõng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, tâm được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm, chư Tỷ-kheo, Ta ly dục, ly ác, bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, T hứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, T hứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, T hứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Với tâm định tĩnh như vậy... (giống như trang... đến trang...). Chư Tỷ-kheo, đó là minh thứ ba Ta đã chứng được cuối đêm canh thứ ba; vô minh được đoạn trừ, minh sanh khởi, bóng tối được đoạn trừ, ánh sáng sanh khởi, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

Chư Tỷ-kheo, giống như trong khu rừng rậm rạp có một hồ nước lớn thâm sâu, và một đoàn nai lớn sống gần một bên. Có một người đến, không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn, khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, đưa đến hoan hỷ, người ấy sẽ chận đóng con đường này lại, sẽ mở con đường nguy hiểm, sẽ đặt con mồi đực, sẽ đặt con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy, sau một thời gian đoàn nai lớn ấy gặp ách nạn và hao mòn dần. Chư Tỷ-kheo, có một người đến, muốn đoàn nai ấy được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn, khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, người ấy sẽ mở con đường này, sẽ đóng con đường nguy hiểm lại, sẽ đem con mồi đực đi, sẽ hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy đoàn nai lớn ấy sau một thời gian sẽ được tăng trưởng, hưng thịnh, thành mãn.

Chư Tỷ-kheo, Ta nói ví dụ ấy để giải thích ý nghĩa như sau: Chư Tỷ-kheo, hồ nước lớn, thâm sâu chỉ cho các dục. Chư Tỷ-kheo, đoàn nai lớn chỉ cho các loài hữu tình. Chư Tỷ-kheo, con người không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn, khỏi các ách nạn chỉ cho ác ma. Chư Tỷ-kheo, con đường nguy hiểm chỉ cho con đường tà đạo có tám ngành, tức là tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Chư Tỷ-kheo, con mồi đực chỉ cho hỷ và tham. Chư Tỷ-kheo, con mồi cái chỉ cho vô minh. Chư Tỷ-kheo, còn người muốn chúng được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ chỉ cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta mở con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ, Ta đóng con đường nguy hiểm, Ta mang đi con mồi đực, Ta hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, những gì vị Đạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì lòng thương tưởng họ, những điều ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các Người. Chư Tỷ-kheo, đây là các gốc cây, đây là các chỗ trống. Hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Đó là lời giáo huấn của Ta.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.


20. KINH AN TRÚ TẦM [^]
(Vitakkasanthanasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Chư Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

– Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm? Ở đây, Tỷ-kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người thợ mộc thiện xảo hay đệ tử một người thợ mộc, dùng một cái nêm nhỏ đánh bật ra, đánh tung ra, đánh văng ra một cái nêm khác; chư Tỷ-kheo, cũng vậy, khi một Tỷ-kheo y cứ một tướng nào, tác ý một tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy khi tác ý một tướng khác với tướng kia, liên hệ đến thiện, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy: "Đây là những tầm bất thiện, đây là những tầm có tội, đây là những tầm có khổ báo". Nhờ quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người đàn bà hay người đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang sức nếu một xác rắn, hay xác chó, hay xác người được quàng vào cổ, người ấy phải lo âu, xấu hổ, ghê tởm. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy nhờ quán sát... nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải không ức niệm, không tác ý những tầm ấy. Nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người có mắt, không muốn thấy các sắc pháp nằm trong tầm mắt của mình, người ấy nhắm mắt lại hay ngó qua một bên. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi không ức niệm, không tác ý... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy. Nhờ tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người đang đi mau, suy nghĩ: "Tại sao ta-lại đi mau? Ta hãy đi chậm lại". Trong khi đi chậm, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta-lại đi chậm? Ta hãy dừng lại". Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ: "Tại sao Ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống". Trong khi ngồi, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta-lại ngồi? Ta hãy nằm xuống". Chư Tỷ-kheo, như vậy người ấy bỏ dần các cử chỉ thô cứng nhất và làm theo các cử chỉ tế nhị nhất. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy tác ý đến... (như trên)... được an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ... đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục... liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong... được an trú, an tịnh nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu, hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục, và đánh bại. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ trừ diệt chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi. Tỷ-kheo ấy tác ý một tướng khác, liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Tỷ-kheo ấy, nhờ quán sát sự nguy hiểm các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Tỷ-kheo ấy, nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Tỷ-kheo ấy tác ý hành tướng các tầm và an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Tỷ-kheo ấy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã an trú trong đọa tầm pháp môn. Vị ấy có thể tác ý đến tầm nào vị ấy muốn, có thể không tác ý đến tầm nào vị ấy không muốn; vị ấy đã đoạn trừ khát ái, đã giải thoát các kiết sử, khéo chinh phục kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.


21. KINH VÍ DỤ CÁI CƯA [^]
(Kakacupamasutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo ni một cách quá độ. Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliyaphagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliyaphagguna liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay; nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliyaphagguna, các Tỷ-kheo ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay. Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy. Có một Tỷ-kheo khác đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo ni một cách quá độ. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliyaphagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliyaphagguna liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay; nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliyaphagguna, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn và vấn tội ngay. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Moliyaphagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy.

Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo khác và bảo:

– Này Tỷ-kheo, hãy đi, nhân danh Ta, cho gọi Tỷ-kheo Moliyaphagguna: "Hiền giả Phagguna bậc Đạo Sư gọi Hiền giả".

– Bạch Thế Tôn, vâng!

Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến chỗ Tôn giả Moliyaphagguna, khi đến xong, liền thưa Tôn giả Moliyaphagguna:

– Hiền giả Moliyaphagguna, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả.

– Vâng, Hiền giả.

Tỷ-kheo Moliyaphagguna vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Moliyaphagguna đang ngồi xuống một bên:

– Này Phagguna, có đúng sự thật không, như lời người ta đồn là Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ. Người ta đồn Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: "Nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt Ông nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Ông liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay; nếu Tỷ-kheo nào, trước mặt Tỷ-kheo-ni ấy, nói xấu Ông, các Tỷ-kheo-ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay". Này Phagguna, có phải Ông sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy?

– Bạch Thế Tôn, có như vậy.

– Này Phagguna, có phải Ông là Thiện nam tử, vì lòng tin, đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Này Phagguna, thật không xứng đáng cho Ông, một Thiện nam tử, vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, mà sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni một cách quá độ như vậy.

Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục. Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: "Mong rằng tâm của ta sẽ không bi biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!" Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông, lấy tay đánh những Tỷ-kheo-ni ấy, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục... không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông nói xấu (ai), này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục... không ôm lòng sân hận. Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy. Do vậy, này Phagguna, nếu có ai trước mặt Ông lấy tay đánh, lấy đất ném, lấy gậy đập, lấy gươm đánh, này Phagguna, Ông phải từ bỏ những dục liên hệ đến thế tục, những tư duy liên hệ đến thế tục. Này Phagguna, Ông phải học tập như sau: "Mong rằng tâm của ta sẽ không bị biến nhiễm! Mong rằng ta sẽ không nói những lời ác ngữ! Mong rằng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, không ôm lòng sân hận!" Này Phagguna, Ông phải học tập như vậy.

Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, một thời các Tỷ-kheo của T ó tâm rất thuần thục hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Ta bảo các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, Ta theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, sống theo hạnh nhất tọa thực, T ảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. Chư Tỷ-kheo, các Người hãy sống theo hạnh nhất tọa thực. Chư Tỷ-kheo, các Người theo hạnh nhất tọa thực thời các Người sẽ cảm thấy không bệnh tật, không ốm đau, nhẹ nhàng, khang kiện và sảng khoái. Chư Tỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, T hỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy. Chư Tỷ-kheo, ví như trên đất bằng, tại chỗ ngã tư, có một chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặt ngang sẵn sàng. Có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui, tại chỗ nào và như thế nào, theo ý mình muốn. Cũng vậy chư Tỷ-kheo, Ta không cần phải giảng dạy gì cho các Tỷ-kheo ấy; chư Tỷ-kheo, T hỉ cần khơi dậy ức niệm nơi các Tỷ-kheo ấy. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Người mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong pháp luật này. Chư Tỷ-kheo, cũng như gần một thôn làng hay thị trấn nhỏ, có ngôi rừng cây tala lớn, ngôi rừng bị các cây leo y lan bao phủ. Có một người đến khu rừng này, muốn lợi ích cho ngôi rừng, muốn hạnh phúc, muốn an ổn khỏi các ách phược cho ngôi rừng. Người ấy chặt đứt các nhành cây cong thiếu hẳn sinh lực, vất chúng ra khỏi ngôi rừng, dọn dẹp trong rừng sạch sẽ. Người ấy săn sóc kỹ lưỡng các nhánh cây tala thẳng thắn, khéo mọc. Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, ngôi rừng như vậy được trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Người hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Người mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong pháp luật này.

Chư Tỷ-kheo, thuở xưa, tại thành Savatthi này có nữ gi hủ tên là Vedehika. Chư Tỷ-kheo, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được khởi lên về nữ gi hủ Vedehika: "Nữ gi hủ Vedehika là hiền thục, nữ gi hủ Vedehika là nhu thuận; nữ gi hủ Vedehika là ôn hòa". Chư Tỷ-kheo, nữ gi hủ Vedehik ó người nữ tỳ tên là Kali, người này khéo tay, siêng năng, và làm việc cẩn thận chu toàn. Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali khởi lên ý nghĩ: "Chủ của ta được tiếng đồn tốt đẹp khởi lên như sau: "Nữ gi hủ Vedehika là hiền thục; nữ gi hủ Vedehika là nhu thuận; nữ gi hủ Vedehika là ôn hòa". Không biết nữ chủ của t ó nội sân mà không tỏ lộ hay không có nội sân, hay vì công việc ta-làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ t ó nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử nữ chủ của ta!" Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali sáng ngày sau dậy thật trễ. Chư Tỷ-kheo, nữ gi hủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

"– Này Kali!

"– Thưa Nữ chủ, có việc gì?

"– Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?

"– Thưa nữ chủ, có việc gì đâu?

"– Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!"

Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, trừng mắt.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali suy nghĩ: "Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta-làm cẩn thận chu toàn, nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy Ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!" Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali ngày sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

"– Này Kali!

"– Thưa Nữ chủ, có việc gì?

"– Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?

"– Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?

"– Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!"

Và nữ chủ phẫn nộ, bất mãn, thốt lên những lời bất mãn.

Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali suy nghĩ: "Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta-làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!"

Chư Tỷ-kheo, rồi nữ tỳ Kali sáng hôm sau lại dậy trễ hơn nữa. Chư Tỷ-kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

"– Này Kali!

"– Thưa Nữ chủ, có việc gì?

"– Sao hôm nay Ngươi dậy trễ vậy?

"– Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?

"– Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay Ngươi dậy trễ!"

Rồi phẫn nộ, không hoan hỷ, nàng cầm cái then gài cửa, đánh một cú trên đầu nữ tỳ khiến bể đầu. Chư Tỷ-kheo, nữ tỳ Kali, với đầu bể máu chảy, liền đi kể lể với các nhà láng giềng:

"– Hãy xem việc làm của nữ chủ hiền thục! Hãy xem việc làm của nữ chủ nhu thuận! Hãy xem việc làm của nữ chủ ôn hòa! Sao nữ chủ nói với nữ tỳ độc nhất: "Hôm nay Ngươi dậy trễ", rồi phẫn nộ, bất mãn, nàng cầm then gài cửa, đánh tôi một cú trên đầu khiến bể đầu".

Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, tiếng đồn xấu sau đây được khởi lên về nữ chủ Vedehika: "Nữ chủ Vedehika là độc ác! Nữ chủ Vedehika là không nhu thuận! Nữ chủ Vedehika là không ôn hòa!" Cũng vậy chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa trong khi chưa bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm. Và chư Tỷ-kheo, chỉ khi nào Tỷ-kheo bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm, khi ấy vị ấy mới được xem là hiền lành, mới được xem là nhu thuận, mới được xem là ôn hòa. Chư Tỷ-kheo, Ta không gọi một Tỷ-kheo là dễ nói, khi vị ấy dễ nói về các vật dụng như y áo, món ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, khi vị ấy thành tựu được tánh dễ nói. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy khi không được các vật dụng như y áo, thức ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, không còn là dễ nói, không còn thành tựu tánh dễ nói. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói, vị ấy Ta mới gọi là dễ nói. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy suy nghĩ: "Chỉ vì tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp chúng ta sẽ trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói". Chư Tỷ-kheo, các Người phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Người có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời nhu nhuyến hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Người cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm củ húng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng địa vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, như vậy các Người cần phải học tập.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm xẻng và thúng, nói như sau: "Tôi sẽ làm cho đất lớn này không thành đất nữa", và người ấy đào chỗ này chỗ kia, rải đất chỗ này chỗ kia, nhổ nước miếng chỗ này chỗ kia, đi tiểu tiện chỗ này chỗ kia, với ý nghĩ: "Ngươi trở thành không phải đất, Ngươi trở thành không phải đất". Chư Tỷ-kheo, nghĩ thế nào? Người ấy có thể làm cho đất lớn này trở thành không phải đất chăng?

– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Vì đất lớn này thâm sâu và vô lượng, không dễ gì khiến cho đất lớn này trở thành không phải đất, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

– Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: "Đúng thời hay phi thời... hay với sân tâm". Các Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: "Đúng thời... hay với sân tâm". Các Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm củ húng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận; chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới, với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm màu sơn, màu vàng, màu xanh sẫm hay màu đỏ tía; người ấy có thể nói như sau: "Ta sẽ viết các hình sắc trên hư không này. Ta sẽ làm cho các hình sắc hiển hiện". Các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể viết các hình sắc trên hư không và làm cho các hình sắc hiển hiện được không?

– Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, hư không là vô sắc, không thể thấy được. Ở đây, không dễ gì viết các hình sắc và làm hình sắc hiển hiện, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

– Cũng vậy, này Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với người khác: "Đúng thời hay phi thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm một bó cỏ khô đang cháy và nói như sau: "Ta với bó cỏ khô đang cháy này sẽ hâm nóng và đun sôi sông Hằng này. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy, với bỏ cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được không?

– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì sông Hằng thâm sâu và vô lượng, không dễ gì với bó cỏ khô đang cháy có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng được, trước khi người ấy mệt nhoài và bị thất bại.

– Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ này mà các Ông có thể nói với các người khác: "Đúng thời hay phi thời... hay với sân tâm". Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói: "Đúng thời... hay với sân tâm... (như trên)... Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

– Chư Tỷ-kheo, ví như một cái bị bằng da mèo, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyến, như bông, không còn tiếng xì tiếng xọp, và một người đến, cầm gậy hay cầm mẻ sành và nói như sau: "Ta sẽ lấy cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này, đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp". Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể, với cái gậy hay với cái mẻ sành làm cho cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, phát ra tiếng xì, tiếng xọp được không?

– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, cái bị bằng da mèo này đã được thuộc chín, khéo thuộc, khéo thuộc cùng khắp, nhu nhuyễn, như bông, không còn tiếng xì, tiếng xọp, không dễ gì làm cho cái bị ấy phát ra tiếng xì, tiếng xọp được, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.

– Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ông có thể dùng khi nói với các người khác: "Đúng thời hay phi thời, chơn thực, hay không chơn thực, nhu nhuyễn hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm". Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời nhu nhuyễn hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ông có thể nói với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm củ húng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân" Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Chư Tỷ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cư hân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Ở đây, chư Tỷ-kheo các Ông phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm củ húng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Và này chư Tỷ-kheo, nếu các Ông luôn luôn suy tư lời dạy ví dụ cái cưa này, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy loại ngôn ngữ nào, dầu tế nhị hay thô bạo mà các Ông không kham nhẫn được chăng?

– Bạch Thế Tôn, không.

– Chư Tỷ-kheo, do vậy, hãy luôn luôn suy tư lời dạy ví như cái cưa này, và các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu ngày.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.


| Giới thiệu & Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
| 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 |

 


Cập nhật: 25-8-2000

Trở về thư mục "Kinh điển"

Đầu trang