Phần VII
(30) Tiểu kinh Ví dụ
lõi cây
(31) Tiểu kinh Khu rừng sừng bò
(32) Đại kinh Khu rừng sừng bò
(33) Đại kinh Người chăn bò
(34) Tiểu kinh Người chăn bò
(35) Tiểu kinh Saccaka
- 30. TIỂU KINH THÍ
DỤ LÕI CÂY [^]
- (Culasaropamasuttam)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú tại
Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Rồi Bà-la-môn Pingalakoccha đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến nói lên
với Thế Tôn những lời hỏi thăm, chúc tụng xã giao, rồi ngồi xuống một
bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Pingalakoccha bạch Thế Tôn:
– Tôn giả Gotama, có những
Sa-môn, Bà-la-môn này là vị Hội chủ, vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng
Giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khi Tổ giáo phái, được quần chúng
tôn sùng, như Purana Kassapa, Makkhali Gosala, Ajita Kesakambali, Pakudha Kaccayana,
Sanjaya Belatthiputta, Nigantha Nataputta, tất cả những vị này tự xưng là nhứt
thiết trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí, hay một số là nhứt
thiết trí và một số không phải nhứt thiết trí?
– Thôi vừa rồi, này Bà-la-môn,
hãy dừng lại ở đây: "Tất cả những vị này tự xưng là nhứt thiết
trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí? Hay một số là nhứt thiết
trí và một số không phải nhứt thiết trí?" Này Bà-la-môn, Ta sẽ
thuyết pháp cho Ông, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Pingalakoccha vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này Bà-la-môn, ví như một người
muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một
cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác
cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi và
tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói:
"Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không
biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn
được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây
lớn, đứng thẳng có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác
cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá lấy chúng mang đi,
tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi
cây có thể thành tựu".
Này Bà-la-môn, ví như một người
muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một
cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua
giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng
đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người
này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không
biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm
cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này
bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt võ ngoài, lấy
chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục
đích mà lõi cây có thể thành tựu".
Này Bà-la-môn, ví như một người
muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một
cây lớn đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua
giác cây, chặt vỏ trong, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây.
Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết
lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài,
không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây.
Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây,
người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong mang đi, tưởng
rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi
cây có thể thành tựu".
Này Bà-la-môn, ví như một người
muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một
cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác
cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy
bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác
cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người
này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng
thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng
rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi
cây có thể thành tựu".
Này Bà-la-môn, ví như một người
muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một
cây lớn đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết
rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy, có thể nói: "Người
này biết lõi cây, biết giác cây, biết vỏ trong, biết vỏ ngoài, biết
cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm
lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt
lõi cây, mang đi và biết rằng đó là lõi cây. Và người này đạt được
mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".
Cũng vậy, này Bà-la-môn, ở đây,
có người do lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình:
"Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị
chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ, Rất có thể toàn bộ
khổ uẩn này có thể chấm dứt". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi
dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị
ấy hoan hỷ, tự mãn. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen
mình, chê người: "Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng
như vậy, còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền".
Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để
chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng,
tôn kính, danh vọng. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này
Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây.
Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây,
người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ
ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và
người ấy sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu.
Này Bà-la-môn, Ta nói rằng: Người này giống như ví dụ ấy.
Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người
vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị
chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm
trong đau khổ, bi chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn
này có thể chấm dứt". Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi
dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng
này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng
này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng
tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn
những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng
nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Vì thành tựu giới đức
này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy khen
mình, chê người: "Ta trì giới, theo thiện pháp. Các Tỷ-kheo khác phá
giới, theo ác pháp". Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không
cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng
hơn giới đức. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này
Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây.
Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây,
người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt lấy vỏ
ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ
không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này
Bà-la-môn, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy.
Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người
vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị
chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong
đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này
có thể chấm dứt". Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng,
tôn kính, danh vọng. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng
này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng
này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng
tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn
những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng
nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Vì thành tựu giới đức
này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới
đức này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố
gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng
hơn giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị
ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ,
tự mãn. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy khen mình, chê người:
"T ó Thiền định, nhứt tâm. Các Tỷ-kheo khác không có Thiền định,
tâm bị phân tán". Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố
gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng
hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động.
Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây.
Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây,
người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy vỏ trong
mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được
mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng, người
này giống như ví dụ ấy.
Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người
vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị
chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm
trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn
này có thể chấm dứt". Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi
dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh
vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh
vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố
gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng
hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng
nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới
này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu giới
đức này, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và tinh tấn
để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành
tựu giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị
ấy thành tựu Thiền định. Vì thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ
nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình,
chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng
được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền
định. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu
tri kiến. Vị ấy, do tri kiến này, hoan hỷ tự mãn. Vị ấy, do tri kiến
này, khen mình, chê người: "Ta sống, thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác
sống không thấy và không biết". Và vị ấy không phát khởi lòng ao
ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng
hơn, thù thắng hơn tri kiến. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động.
Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây.
Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây,
người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là
lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể
thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống ví dụ ấy.
Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người
vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị
chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm
trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn
này có thể chấm dứt". Do vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng,
tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng
này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng
này, khen mình chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng
tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn
những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng
nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức
này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu giới
đức này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố
gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng
hơn sự thành tựu giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ
động. Vị ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định, vị ấy
hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định, khen
mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và tinh tấn, chứng được
các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định.
Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu tri
kiến. Vị ấy do tri kiến này hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không
do tri kiến này, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước, cố
gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng
hơn tri kiến. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.
Và này Bà-la-môn, những pháp gì
cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến? Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo
ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng
thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao
thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo diệt
tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định
sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Này Bà-la-môn, pháp này
cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo
ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc
Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này
Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này
Bà-la-môn, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,
chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa,
này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng
ngại tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và
trú Không vô biên xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng
hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô
biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô
biên xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.
Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng:
"Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này Bà-la-môn,
pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này
Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng
Phi phi tưởng xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn
tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi
phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định), sau khi thấy với
trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng
hơn, thù thắng hơn tri kiến. Này Bà-la-môn, các pháp này cao thượng hơn,
thù thắng hơn tri kiến.
Này Bà-la-môn, ví như một người
muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một
cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, lấy và mang
đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà
lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng, người này giống
như ví dụ ấy.
Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh
này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải
vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền
định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát
bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm
hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.
Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn
Pingalakoccha bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, Tôn giả
Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng
đứng lại những gì quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ
đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những
ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh Pháp đã được Thế Tôn
dùng nhiều phương tiện trình bày. Và nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y
Pháp, quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay
trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
- 31. TIỂU
KINH RỪNG SỪNG BÒ [^]
- (Culagosingasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Nadika, tại
Ginjakavasatha. Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả
Nandiya, Tôn giả Kimbila trú tại khu vườn trong rừng Gosing ó nhiều cây
ta-la. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, sau khi tham thiền, đứng dậy đi đến
khu vườn trong rừng Gosing ó nhiều cây ta-la. Người giữ vườn thấy Thế
Tôn từ xa đi đến, liền bạch Thế Tôn:
– Bạch Sa-môn, chớ có vào khu vườn
này. Có ba Thiện nam tử đang trú tại đây, rất ái luyến tự ngã. Chớ
có phiền nhiễu các vị ấy.
Tôn giả Anuruddha nghe người giữ
vườn nói chuyện với Thế Tôn như vậy liền nói với người giữ vườn:
– Này người giữ vườn, chớ có
ngăn chận Thế Tôn. Thế Tôn, bậc Đạo Sư củ húng tôi đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn
giả Nandiya Tôn giả Kimbila và nói:
– Chư Tôn giả hãy đến, chư Tôn
giả hãy đến. Thế Tôn, bậc đạo sư củ húng ta đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddha, Tôn giả
Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát của Thế
Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rử hân.
Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn, sau khi ngồi, Thế Tôn rử
hân. Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.
Và Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên:
– Này các Anuruddha, các Ông có
được an lành không? Có được sống yên vui không? Đi khất thực có khỏi
mệt nhọc không?
– Bạch Thế Tôn, chúng con được
an lành; bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui; bạch Thế Tôn, chúng con đi
khất thực khỏi có mệt nhọc.
– Này các Anuruddha, các Ông có sống
hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống
nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?
– Bạch Thế Tôn, thật sự chúng
con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa,
sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
– Này các Anuruddha, như thế nào
các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn
nhau với cặp mắt thiện cảm?
– Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng
con nghe như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho
ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch
Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ
thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước
mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch
Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và
sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ
bỏ tâm củ on, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế
Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.
Rồi Tôn giả Nandiya... (như trên)...
rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, ở đây chúng
con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho
ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch
Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ
thân nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước
mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch
Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và
sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ
bỏ tâm củ on và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế
Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế
Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa,
sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
– Lành thay, lành thay, này
Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm,
tinh cần không?
– Bạch Thế Tôn, thật sự chúng
con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Này các Anuruddha, như thế nào,
các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng
con, ai đi làng khất thực về trước, thì người ấy sắp đặt các chỗ
ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rử hân, soạn sẵn một bát để bỏ
đồ dư. Ai đi làng khất thực về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa
nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay
đổ vào nước không có loài côn trùng và người ấy xếp dọn lại các
chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rử hân, cất đi cái bát để bỏ
đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rử hân,
hay ghè nước trong nhà cầu hết nước, trống không thì người ấy sẽ lo
liệu (nước). Nếu ai làm không nổi với sức bàn tay của mình, thì người
ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: "Chúng ta hãy lo liệu (nước)".
Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vây mà gây ra tiếng động. Và
đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả đêm, chúng con ngồi đàm luận
về đạo pháp. Như vây, bạch Thế Tôn chúng con sống không phóng dật, nhiệt
tâm, tinh cần.
– Lành thay, lành thay, này các
Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần
như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng,
xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, sao có thể
không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn,
chúng con ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một
trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy, bạch Thế Tôn,
đối với chúng con, là pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng
bậc Thánh; chúng con chứng được và sống thoải mái, an lạc, nhờ chúng
con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Lành thay, lành thay, này các
Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho
khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một
tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc
không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn,
chúng con diệt tầm diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng
thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Bạch
Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia;
chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng
đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc.
– Lành thay, lành thay, này các
Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho
khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một
tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc
không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly hỷ trú
xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi
là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba, Bạch Thế Tôn, chúng
con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng
được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc
Thánh, và sống thoải mái, an lạc.
– Lành thay, lành thay, này các
Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho
khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một
tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc
không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con xả lạc,
xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư,
không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt
qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp
thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống
thoải mái an lạc.
– Lành thay, lành thay, này các
Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho
khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một
tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc
không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
không được. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt lên
mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối
với dị tưởng; chúng con nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng
và trú Không vô biên xứ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú
kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân
khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái,
an lạc... (như trên)... Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt
qua mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng
và trú Thức vô biên xứ... (như trên)... Ở đây, lâu cho đến khi chúng
con muốn; chúng con vượt qua mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không
có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ... (như trên)... Ở đây,
lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Vô sở hữu xứ,
chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây, lâu cho đến khi chúng
con muốn; chúng con vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt
thọ tưởng định. Sau khi đã thấy nhờ trí tuệ, các lậu hoặc củ húng
con được đoạn trừ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia,
làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân
này, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái,
an lạc. Bạch Thế Tôn, chúng con không thấy một lạc trú nào khác cao thượng
hơn, thù thắng hơn sự lạc trú này.
– Lành thay, lành thay, các
Anuruddha! Này các Anuruddha, ngoài lạc trú này, không có một lạc trú nào
khác cao thượng hơn, thù thắng hơn.
Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả
Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, khai thị, khích lệ làm cho
hoan hỷ, làm cho phấn khởi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Tôn giả
Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, sau khi tiễn đưa Thế Tôn và
đi trở về. Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila nói với Tôn giả Anuruddha:
– Chúng tôi không bao giờ nói với
Tôn giả Anuruddha như sau: "Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả
này, an trú quả này", và nhờ vậy, Tôn giả Anuruddha, trước mặt Thế
Tôn, đã nêu rõ (các quả chứng) cho đến sự đoạn trừ các lậu hoặc.
– Chư Tôn giả không nói với tôi
như sau: "Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả
này", nhưng với tâm của tôi, tôi biết được tâm củ ác Tôn giả:
"Chư Tôn này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả
này". Và chư Thiên có nói với tôi về vấn đề này: "Chư Tôn
này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này". Chính nhờ
phương tiện này, các câu mà Thế Tôn hỏi đã được trả lời.
Rồi Digha Parajana, một Yakkha (Trường
quỷ Dạ-xoa) đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng
một bên. Sau khi đứng một bên, Digha Parajana bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, thật lợi ích
thay cho dân chúng Vajji (Bạt kỳ)! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng
Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở đây, và cả ba Thiện
nam tử, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbil ũng vậy.
Sau khi nghe tiếng của Yakkha Digha
Parajana, các địa thần làm cho tiếng này được nghe: "Chư Hiền giả,
thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji! thật khéo lợi ích cho dân chúng
Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở đây và cả ba Thiện
nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbil ũng vậy".
Sau khi nghe tiếng củ ác Địa thần, bốn Thiên vương... (như trên)... cõi
trời Ba mươi ba... Dạ-ma thiên... Đâu-suất-đà thiên... Hóa lạc thiên...
Tha hóa tự tại thiên... Phạm chúng thiên làm cho tiếng này được nghe:
"Chư Hiền giả, thật lợi ích thay có dân chúng Vajji! Thật khéo lợi
ích thay cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở
đây, và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya, và
Tôn giả Kimbila". Như vậy, trong giờ phút này, trong sát-na này, các
Tôn giả ấy được biết cho đến Phạm thiên.
– Sự việc là như vậy, này
Digha, sự việc là như vậy, này Digha, này Digha, nếu gia đình nào, ba Thiện
nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba
Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì gia đình ấy sẽ được an lạc,
hạnh phúc lâu dài. Này Digha, nếu bà con quyến thuộc của gia đình mà ba
Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến
ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của
gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không
gia đình, nghĩ đến ba thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà
con quyến thuộc của gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài.
Này Digha, nếu làng nào... nếu xã ấp nào... nếu thành phố nào... nếu quốc
độ nào... nếu tất cả Sát đế lỵ... nếu tất cả Bà-la-môn... nếu tất
cả Phệ xá (Vessa)... nếu tất cả Thủ đà (Sudda)... Này Digha, nếu thế
giới với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn,
Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người nhớ đến ba Tôn giả này với tâm niệm
hoan hỷ, thì thế giới ấy với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với
chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người sẽ được an lạc, hạnh
phúc lâu dài. Này Digha, hãy xem ba Thiện nam tử này sống như thế nào? -
Vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng
cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Dạ
xoa Digha Parajana hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- 32.
ĐẠI KINH RỪNG SỪNG BÒ [^]
- (Mahagosingasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại khu vườn
trong rừng Gosing ó nhiều cây ta-l ùng với một số đông Thượng Tọa đệ
tử nổi tiếng như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) Tôn giả Mahamoggallana
(Đại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakassapa (Đại Ca-diếp), Tôn giả
Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa), Tôn giả Ananda (A-nan)
cùng với một số Thượng Tọa đệ tử nổi tiếng khác. Rồi Tôn giả
Mahamoggallana vào buổi chiều, sau khi tham thiền đứng dậy, đi đến chỗ Tôn
giả Mahakassapa ở, sau khi đến bèn nói với Tôn giả Mahakassapa:
– Hiền giả Kassapa, chúng ta hãy
đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Mahakassapa vâng đáp Tôn giả
Mahamoggallana. Rồi Tôn giả Mahamoggallana, Tôn giả Mahakassapa và Tôn giả
Anuruddha đi đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp. Tôn giả Ananda thấy
Tôn giả Mahamoggallana, Tôn giả Mahakassapa và Tôn giả Anuruddha đi đến chỗ
Tôn giả Sariputta để nghe pháp, sau khi thấy vậy liền đi đến chỗ Tôn
giả Revata và nói với Tôn giả Revata:
– Này Hiền giả Revata, các bậc
Thượng nhân như vậy đã đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp. Này
Hiền giả Revata, chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Revata vâng đáp Tôn giả
Ananda. Rồi Tôn giả Revata và Tôn giả Ananda đi đến chỗ Tôn giả
Sariputta để nghe pháp. Tôn giả Sariputta thấy Tôn giả Revata, Tôn giả
Ananda từ xa đi đến, sau khi thấy bèn nói với Tôn giả Ananda:
– Tôn giả Ananda hãy đến đây,
thiện lai, Tôn giả Ananda, vị thị giả Thế Tôn, vị hầu cận Thế Tôn.
Này Hiền giả Ananda, khả ái thay khu rừng Gosinga! Đêm rằm sáng trăng, cây
Ta la trổ ho ùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền
giả Ananda, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm chói sáng khu rừng Gosinga?
– Ở đây, này Hiền giả
Sariputta, Tỷ-kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã
nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩ ụ túc, nói
lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe
nhiều và gìn giữ kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được
tri kiến khéo quán sát; vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú
viên dung, lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả
Sariputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta
nói với Tôn giả Revata:
– Này Hiền giả Revata, Tôn giả
Ananda đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi
Tôn giả Revata: Này Hiền giả Revata, khả ái thay ngôi rừng Gosinga... (như
trên)... Này Hiền giả Revata, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng
Gosinga?
– Ở đây, này Hiền giả
Sariputta, Tỷ-kheo ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh
cư, nội tâm tu pháp, tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu
quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch. Này Hiền giả Sariputta,
hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta
nói với Tôn giả Anuruddha:
– Này Hiền giả Anuruddha, Tôn giả
Revata đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi
Tôn giả Anuruddha: Này Hiền giả Anuruddha, khả ái thay ngôi rừng Gosinga...
(như trên)... Này Hiền giả Anuruddha, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng
Gosinga?
– Ở đây, này Hiền giả
Sariputta, Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, quán sát ngàn thế
giới. Này Hiền giả Sariputta, ví như một người có mắt lên trên đỉnh
một ngôi lầu tốt đẹp, quán sát một ngàn đường vòng xung quanh. Cũng vậy,
này Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên,
quán sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có
thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta
nói với Tôn giả Mahakassapa:
– Này Hiền giả Kassapa, Tôn giả
Anuruddha đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi
hỏi Tôn giả Kassapa: Này Hiền giả Kassapa, khả ái thay ngôi rừng
Gosinga... (như trên)... Này Hiền giả Kassapa, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng
chói khu rừng Gosinga?
– Ở đây, này Hiền giả
Sariputta, Tỷ-kheo, tự mình sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng
núi, tự mình sống khất thực, và tán thán đời sống khất thực, tự mình
mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình sống với
ba y và tán thán hạn ba y, tự mình sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu
dục, tự mình sống biết đủ và tán thán hạnh biết đủ, tự mình sống
độc cư và tán thán hạnh sống độc cư, tự mình sống không nhiễm thế
tục và tán thán hạnh không nhiễm thế tục, tự mình tinh cần, tinh tấn
và tán thán hạn tinh cần, tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh và
tán thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu Thiền định và
tán thán sự thành tựu thiền định, tự mình thành tựu trí tuệ và tán
thán sự thành tựu trí tuệ, tự mình thành tựu giải thoát và tán thán sự
thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và tán
thán sự thành tựu giải thoát tri kiến. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo
như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta
nói Tôn giả Mahamoggallana:
– Hiền giả Moggallana, Tôn giả
Mahakassapa đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng
tôi hỏi Tôn giả Mahamoggallana: Này Hiền giả Moggallana, khả ái thay khu rừng
Gosinga!... Này Hiền giả Moggallana, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói
khu rừng Gosinga?
– Ở đây, này Hiền giả
Sariputta, hai Tỷ-kheo đàm luận về Abhidhamma (A-tỳ-đàm). Các vị ấy hỏi
nhau câu hỏi, và khi được hỏi, các vị trả lời được với nhau chớ
không dừng lại (không trả lời được), và cuộc đàm luận về pháp được
tiếp tục. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm
sáng chói khu rừng Gosinga.
Rồi Tôn giả Mahamoggallana nói với
Tôn giả Sariputta:
– Hiền giả Sariputta, chúng tôi đã
trả lời theo sự giải thích củ húng tôi. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn
giả Sariputta: Này Hiền giả Sariputta, khả ái thay, khu rừng Gosinga! Đêm rằm
sáng trăng, cây Ta-la trổ ho ùng khắp, hương trời như được tỏa rộng
khắp nơi. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói
khu rừng Gosinga?
– Ở đây, này Hiền giả
Moggallana, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều
phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị
ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú
vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy buổi trưa; an trú quả nào vị ấy
muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Hiền
giả Moggallana, ví như một vị vua hay vị đại thần của vu ó một tủ
áo đựng đầy những áo có nhiều màu sắc khác nhau. Cặp áo nào nhà vua
muốn mặc vào buổi sáng, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi sáng; cặp áo
nào nhà vua muốn mặc vào buổi trưa, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi trưa;
cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi chiều, nhà vua mặc cặp áo ấy
vào buổi chiều. Cũng vậy, này Hiền giả Moggallana, Tỷ-kheo điều phục
được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả
nào Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi
sáng; an trú quả nào Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú
quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào
buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Này Hiền giả
Moggallana, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.
Rồi Tôn giả Sariputta nói với các
Tôn giả ấy:
– Này chư Hiền, chúng ta đã trả
lời theo sự giải thích củ húng ta. Chư Hiền, chúng ta hãy đi đến chỗ
Thế Tôn ở và thuật lại vấn đề này cho Thế Tôn rõ. Thế Tôn trả lời
chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tôn giả ấy vâng đáp Tôn giả
Sariputta. Rồi những Tôn giả ấy đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến,
đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên,
Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:
– Ở đây, bạch Thế Tôn, Tôn giả
Revata và Tôn giả Ananda đến tại chỗ con ở để nghe pháp. Bạch Thế
Tôn, con thấy Tôn giả Revata và Tôn giả Ananda từ xa đi đến; thấy vậy,
con nói với Tôn giả Ananda:
"– Tôn giả Ananda, hãy đến
đây, thiện lai Tôn giả Ananda, vị thị giả Thế Tôn, vị hầu cận Thế
Tôn. Này Hiền giả Ananda, khả ái thay khu rừng Gosinga! Đếm rằm sáng trăng,
cây ta-la trổ ho ùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Này
Hiền giả Ananda, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?
’’
Bạch Thế Tôn, được hỏi vậy, Tôn
giả Ananda trả lời với con như sau:
"– Ở đây, Hiền giả
Sariputta, Tỷ-kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã
nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩ ụ túc, nói
lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe
nhiều và giữ gìn kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được
tri kiến khéo quán sát. Vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú
viên dung, lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả
Sariputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga."
– Lành thay, lành thay, Sariputta! Nếu
trả lời cho được chơn chánh, Ananda phải trả lời như vậy. Này
Sariputta, Ananda là bậc đa văn, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã
nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩ ụ túc, nói
lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe
nhiều và gìn giữ kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được
tri kiến khéo quán sát. Vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng, với văn cú
viên dung lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên.
– Bạch Thế Tôn khi nghe nói vậy,
con nói với Tôn giả Revata:
"– Này Hiền giả Revata, Tôn
giả Ananda, đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng
tôi hỏi Tôn giả Revata:
"– Này Hiền giả Revata, khả
ái thay ngôi rừng Gosinga... (như trên)... Này Hiền giả Revata, hạng Tỷ-kheo
nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga".
"– Ở đây, này Hiền giả
Sariputta, Tỷ-kheo ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh
cư, nội tâm tu tập tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu
quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch. Này Hiền giả Sariputta,
hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga".
– Lành thay, lành thay, Sariputta! Nếu
trả lời cho được chơn chánh, Revata phải trả lời như vậy. Này
Sariputta, Revata ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh cư,
nội tâm tu tập tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán
hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch.
– Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy,
con nói với Tôn giả Anuruddha như sau:
"– Này Hiền giả Anuruddha,
Tôn giả Revata đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay
chúng tôi hỏi Tôn giả Anuruddha:
"– Này Hiền giả Anuruddha, khả
ái thay ngôi rừng Gosinga... (như trên)... Này Hiền giả Anuruddha, hạng Tỷ-kheo
nào làm sáng chói khu rừng Gosinga?"
Bạch Thế Tôn, được nói vậy,
Tôn giả Anuruddha nói với con:
"– Này Hiền giả Sariputta, ở
đây, Tỷ-kheo với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên, quán sát ngàn thế giới.
Này Hiền giả Sariputta, ví như một người có mắt, lên trên đỉnh một
ngôi lầu tốt đẹp rồi quán sát một ngàn đường vòng xung quanh. Cũng vậy,
này Hiền giả Sariputta, Tỷ-Kheo với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên quán
sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể
làm sáng chói khu rừng Gosinga".
- Lành thay, lành thay, Sariputta! Nếu
trả lời cho được chơn chánh, Anuruddha phải trả lời như vậy. Này
Sariputta, chính Anuruddha với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên quán sát ngàn
thế giới.
– Bạch Thế Tôn, được nói vậy,
con nói với Tôn giả Mahakassapa:
"– Này Hiền giả Kassapa, Tôn
giả Anuruddha đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay
chúng tôi hỏi Tôn giả Kassapa:
"– Khả ái thay ngôi rừng
Gosinga!... (như trên)... Này Hiền giả Kassapa, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng
chói khu rừng Gosinga?"
Bạch Thế Tôn, được nói vậy,
Tôn giả Mahakassapa nói với con:
"– Ở đây, này Hiền giả
Sariputta, Tỷ-kheo tự mình sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng
núi, tự mình sống khất thực và tán thán đời sống khất thực, tự mình
mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình sống với
ba y và tán thán hạnh ba y, tự mình sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu
dục, tự mình sống biết đủ và tán thán hạnh biết đủ, tự mình sống
độc cư và tán thán hạnh độc cư, tự mình sống không nhiễm thế tục
và tán thán hạnh không nhiễm thế tục, tự mình tinh cần, tinh tấn và
tán thán hạnh tinh cần, tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh và tán
thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu thiền định và tán
thán sự thành tựu thiền định, tự mình thành tựu trí tuệ và tán thán
sự thành tựu trí tuệ, tự mình giải thoát và tán thán sự thành tựu giải
thoát, tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và tán thán sự thành tựu
giải thoát tri kiến. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo ấy có thể
làm sáng chói khu rừng Gosinga."
– Lành thay Sariputta! Nếu trả lời
cho được chân chánh, Kassapa phải trả lời như vậy. Này Sariputta, Kassapa
tự mình sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng núi... tự
mình thành tựu giải thoát tri kiến và tán thán sự thành tựu giải thoát
tri kiến.
– Bạch Thế Tôn, được nói vậy,
con nói với Tôn giả Mahamoggallana:
"– Hiền giả Moggallana, Tôn giả
Mahakassapa đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng
tôi hỏi Tôn giả Mahamoggallana:
"– Này Hiền giả Moggallana, khả
ái thay khu rưng Gosinga!... Này Hiền giả Moggallana, hạng Tỷ-kheo nào có thể
làm sáng chói khu rừng Gosinga?"
Bạch Thế Tôn, được nói vậy,
Tôn giả Mahamoggallana nói với con:
"– Ở đây, này Hiền giả
Sariputta, hai Tỷ-kheo đàm luận về Abhidhamma, (A-tỳ-đàm). Họ hỏi nhau
câu hỏi, và khi được hỏi, họ trả lời được với nhau, chớ không dừng
lại vì không trả lời được, và cuộc đàm luận về pháp của họ được
tiếp tục. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm
sáng chói khu rừng Gosinga. "
– Lành thay Sariputta! Nếu trả lời
cho được chơn chánh, Moggallana phải trả lời như vậy. Này Sariputta,
Moggallana là bậc thuyết về Chánh pháp.
Được nói vậy, Tôn giả
Mahamoggallana bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con nói với Tôn
giả Sariputta, như sau:
"– Hiền giả Sariputta, chúng
tôi đã trả lời theo sự giải thích củ húng tôi. Ở đây, nay chúng tôi
hỏi Tôn giả Sariputta:
"– Này Hiền giả Sariputta, khả
ái thay khu rừng Gosinga! Đêm rằm sáng trăng, cây ta-la trổ ho ùng khắp, hương
trời như tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo nào
có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?"
– Bạch Thế Tôn, được nói vậy,
Tôn giả Sariputta nói với con:
"– Ở đây, này Hiền giả
Moggallana, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều
phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị
ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy an trú vào buổi
trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn
an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Hiền giả
Moggallana, ví như một vị vua hay vị đại thần của vu ó một tủ áo đựng
đầy những áo có nhiều màu sắc khác nhau. Cặp áo nào nhà vua muốn mặc
vào buổi sáng, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi sáng; cặp áo nào nhà
vua muốn mặc vào buổi trưa, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi trưa; cặp
áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi chiều, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi
chiều. Cũng vậy, này Hiền giả Moggallana, Tỷ-kheo điều phục được tâm,
không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào Tỷ-kheo
ấy muốn an trú vào buổi sáng, Tỷ-kheo ấy an trú quả ấy vào buổi
sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả
ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị
ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Này Hiền giả Moggallana, hạng Tỷ-kheo
như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?."
– Lành thay, lành thay, Moggallana! Nếu
trả lời cho được chơn chánh, Sariputta phải trả lời như vậy. Này
Moggallana, Sariputta điều phục được tâm, không phải Sariputta không điều
phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị
ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú
vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị
ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều.
Khi được nói vậy, Tôn giả
Sariputta bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, vị nào đã
khéo trả lời (câu hỏi được đặt ra)?
– Này Sariputta, tất cả đều lần
lượt khéo trả lời. Và này các Ông hãy nghe Ta nói hạng Tỷ-kheo nào có
thể làm sáng chói khu rừng Gosinga? Ở đây, này Sariputta, Tỷ-kheo, sau buổi
ăn, sau khi đi khất thực về, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước
mặt, và nghĩ rằng: "Ta sẽ không bỏ ngồi kiết-già này cho đến khi
tâm của ta được khéo giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ".
Này Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tôn giả ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- 33. ĐẠI
KINH NGƯỜI CHĂN BÒ [^]
- (Mahagopalakasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Savatthi
(Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở
tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, nếu không đầy
đủ mười một đức tánh này, một người chăn bò không thể chăn giữ
đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh. Thế nào là mười một?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người chăn bò không biết rõ sắc, không
khéo (phân biệt), các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng
bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội
qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối
với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữ ho đến khô kiệt,
là người không chú ý, không săn sóc đặc biệt những con bò đực già
và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò nào không đầy đủ mười
một đức tánh như vậy, không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn
bò được hưng thịnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy
đủ mười một pháp, không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong
pháp luật này. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
không biết sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng
con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ
nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường,
không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt
sữ ho đến khô kiệt, đối với những Thượng Tọa trưởng lão, xuất
gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới,
không có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.
Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo
không biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với sắc
pháp không như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do
bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết rõ
các sắc. Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết kẻ ngu và nghiệp
tướng của người đó, kẻ trí và nghiệp tướng của người đó. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng. Chư Tỷ-kheo,
thế nào là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo thọ dụng dục tầm khởi lên, không từ bỏ, không tránh né,
không chấm dứt, không làm cho không tồn tại, thọ dụng sân tầm khởi
lên... (như trên)... thọ dụng hại tầm khởi lân... (như trên)... thọ dụng
các ác, bất thiện pháp khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm
dứt, không làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo
không trừ bỏ trứng con bò chét. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo
không băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi mắt thấy
sắc, nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì
làm con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện
pháp khởi lên; Tỷ-kheo không tự chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì
con mắt, không thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi
hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy
nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến
ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện
pháp khởi lên; Tỷ-kheo không chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì ý căn,
không thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo
không băng bó vết thương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không
xông khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thuyết giảng rộng
rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không xông khói. Và này, các Tỷ-kheo,
như thế nào là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua? Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa
văn được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật,
trì matika (các bản tóm tắt) nhưng không hỏi, không trả lời các vị ấy:
"Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? ý nghĩa này là gì?" Những
bậc Tôn giả ấy không làm cho hiển lộ những điều chưa hiển lộ, không
làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi
vấn về Chánh pháp, các vị ấy không đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua. Và chư Tỷ-kheo,
thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo, trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy,
không chứng đạt nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, không chứng đạt sự hân
hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết
chỗ nước uống. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết về
con đường. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết con
đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không
biết đến con đường. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không
khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo không như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy này các Tỷ-kheo,
là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ. Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo vắt sữ ho đến khô kiệt? Ở đây, này
các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng, như
y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo không
biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo
vắt sữ ho đến khô kiệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối
với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc
trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự
tôn trọng đặc biệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Thượng tọa,
trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh
đạo trong Tăng giới, không có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị
ấy, trước mặt và sau lưng, không có khẩu nghiệp đầy lòng từ đối với
các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có ý nghiệp đầy lòng từ đối
với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo
đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc
tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn
kính, sự tôn trọng đặc biệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy
đủ mười một pháp này, thì không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn
trong Pháp, Luật này.
Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy
đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò, khiến đàn bò
trở thành hưng thịnh. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
người chăn bò biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng
con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội
qua, biết chỗ nước uống, biết con đường, khéo léo đối với các chỗ
đàn bò có thể ăn cỏ, không vắt sữ ho đến khô kiệt, là người chú
ý săn sóc đặc biệt, những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo,
người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn
bò và làm cho đàn bò trở thành hưng thịnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
đầy đủ mười một pháp này có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn
trong Pháp, Luật này. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo,
biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng
bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ
nước uống, biết con đường khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể
ăn cỏ, không phải là người vắt sữ ho đến khô kiệt, đối với những
Thượng tọa, trưởng lảo, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng
giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo
biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với sắc pháp như thật
biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rõ các sắc. Chư Tỷ-kheo thế nào
là Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng kẻ ngu, kẻ trí và nghiệp tướng
kẻ trí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thọ dụng dục tầm khởi lên, từ bỏ,
tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại, không thọ dụng sân tầm khởi
lên... (như trên)... không thọ dụng hại tầm khởi lên... (như trên)...,
không thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm
dứt, làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ bỏ
trứng con bò chét. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo băng bó vết
thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng
chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt
không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi
lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ
trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân
cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không
nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế
ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế
ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn.
Như vầy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo
băng bó vết thương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có xông
khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thuyết giảng rộng rãi cho các
người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo có xông khói. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo
biết chỗ nước có thể lội qua. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh
thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn, được trao cho truyền thống
giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt)
có hỏi, có trả lời các vị ấy: "Thưa Tôn giả, điểm này là thế
nào? Ý nghĩa này là gì? những bậc Tôn giả ấy làm cho hiển lộ những
điều chưa được hiển lộ, làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ
ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị đoạn trừ nghi
hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước có thể
lội qua. Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước uống?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên
thuyết, giảng dạy, chứng đạt nghĩa tín thọ, chứng đạt pháp tín thọ,
chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, là Tỷ-kheo biết chỗ
nước uống. Và các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ về con đường?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết con đường Thánh đạo Tám
ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ con đường. Và này,
các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có
thể ăn cỏ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết về Bốn Niệm
xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn
bò có thể ăn cỏ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không vắt sữ
ho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng
tin cúng dường các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược
phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không vắt sữ ho đến khô kiệt. Và này các Tỷ-kheo,
thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia
đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới,
có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối
với các Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc
trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có thân nghiệp đầy lòng
từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có khẩu nghiệp, đầy
lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có ý nghiệp đầy
lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất
gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới,
có sự tôn kính, có sự tôn trọng đặc biệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
nào đầy đủ mười một pháp này, thì có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành
mãn trong Pháp, Luật này.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- 34. TIỂU
KINH NGƯỜI CHĂN BÒ[^]
- (Culagopalakasutttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữ ác bộ
lạc Vajji (Bạt-kỳ) tại Ukkacela, trên bờ sông Hằng. Tại đây Thế Tôn gọi
các Tỷ-kheo.
– Này các Tỷ-kheo.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại
Magadh ó người chăn bò vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt
hái, không quan sát bờ bên này sông Hằng, không quan sát bờ bên kia sông Hằng,
đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không có thể lội qua
được. Này các Tỷ-kheo, những con bò xô nhau tụ lại giữa dòng sông Hằng
và gặp tai nạn tại nơi đây. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì người
chăn bò ở Magadha là vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái,
không quán sát bờ bên này sông Hằng, không quán sát bờ bên kia sông Hằng,
đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không thể lội qua
được. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn không
khéo biết đời này, không khéo biết đời sau, không khéo biết ma giới
không khéo biết phi ma giới, không khéo biết từ thần giới, không khéo biết
phi tử thần giới, những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những
vị này, thì họ sẽ gặp bất hạnh đau khổ lâu dài.
Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại
Magadh ó người chăn bò có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt
hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia
sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội
qua được. Người đó đuổi đi đầu những con bò đực già, những con đầu
đàn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một
cách an toàn. Rồi người đó đưa qua những con bò đực lớn mạnh, những
con bò đực có được huấn luyện. Những con này sau khi lội cắt ngang
dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi
qua những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn. Những con này
sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi
người đó đuổi qua những con bò con nhỏ, những con bò con còn bú. Những
con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an
toàn. Này các Tỷ-kheo thời xưa ấy có con bò còn nhỏ mới sanh, con bò
này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừ hạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang
dòng sông Hằng, cũng qua bờ bên kia một cách an toàn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo,
vì người chăn bò ở Magadha là người có trí, vào cuối tháng mùa mưa,
trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát
bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ
có thể lội qua được. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay
Bà-la-môn khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau,
khéo biết ma giới, khéo biết phi ma giới, khéo biết tử thần giới, khéo
biết phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải
tin những vị này, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
Này các Tỷ-kheo, ví như những con
bò đực già, đầu đàn, chúng đã lội cắt ngang dòng sông Hằng và qua bờ
bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những
bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc
nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích,
các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát
nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương,
đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò
đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện, sau khi lội cắt ngang
dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,
những Tỷ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh,
ở tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại thế giới này nữa.
Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia
một cách an toàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò đực con, lớn, những
con bò cái con, lớn, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã
qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo
đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất
lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa, sẽ diệt tận khổ đau. Những
vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một
cách an toàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò con, nhỏ, những con bò
con còn bú, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ
bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo diệt
trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhất định không còn đọa vào ác
đạo, đạt đến chánh giác. Những vị này lội cắt ngang dòng sông Ma vương
và sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, con bò
con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừ hạy, vừa
kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an
toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo tùy pháp hành, tùy tín
hành, những vị này sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương sẽ qua bờ
bên kia một cách an toàn.
Này các Tỷ-kheo, nay Ta khéo biết
đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với
ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần
giới, khéo biết đối với phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần
phải nghe, cần phải tin nơi Ta, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu
dài.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Sau khi Thiện Thệ nói vậy, bậc Đạo Sư lại nói thêm bài kệ như sau:
- Đời này và đời sau,
- Bậc Trí khéo trình bày,
- Cảnh giới Ma đạt được,
- Cảnh Tử Thần không đạt.
- Bậc Chánh Giác, Trí Giả,
- Biết rõ mọi thế giới,
- Cửa bất tử rộng mở,
- Đạt an ổn Niết-bàn.
- Dòng Ma bị chặt ngang,
- Nát tan và hư hoại,
- Hãy sống sung mãn hỷ,
- Đạt an ổn Niết-bàn,
- (Này các Tỷ-kheo).
- 35. TIỂU
KINH SACCAKA [^]
- (Culasaccakasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Vesali,
rừng Đại Lâm, tại giảng đường Trùng Các. Lúc bấy giờ Niganthaputta
Saccaka ở tại Vesali tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số
đông tôn kính. Vị này thường xuyên bo ho hội chúng ở Vesali: "Ta
không thấy một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị
Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu tự cho là bậc A-la-hán,
Chánh Đẳng Giác, khi đối thoại với ta, không ai là không run sợ, không
hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không toát mồ hôi nách. Dầu t ó
đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với
t ũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người
thường".
Rồi Tôn giả Assaji vào buổi sáng
đắp y, cầm bát vào Vesali để khất thực. Niganthaputta Saccaka, thường hay
ngao du thiên hạ, thấy Tôn giả Assaji từ xa đi lại. Sau khi thấy,
Niganthaputta Saccaka liền đến gần Tôn giả Assaji, nói lên những lời hỏi
thăm, chào đón, xã giao rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên,
Niganthaputta Saccaka nói với Tôn giả Assaji:
– Này Tôn giả Assaji, Sa-môn Gotama
huấn luyện đệ tử như thế nào? Và có những bộ môn nào mà phần lớn
Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?
– Này Aggivessana, như thế này, Thế
Tôn huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn như thế này, phần lớn
Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử: "Này các Tỷ-kheo, sắc
là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường,
thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng
là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường,
tất cả pháp là vô ngã". Như vậy này Aggivessana, Thế Tôn huấn luyện
các đệ tử. Như vậy là các bộ môn mà phần lớn Thế Tôn giảng dạy
được dành cho đệ tử.
– Này Tôn giả Assaji, thật sự
chúng tôi đã thất vọng khi nghe Sa-môn Gotama thuyết giảng như vậy. Rất
có thể chúng tôi sẽ gặp Tôn giả Gotama một thời nào đó và tại một
chỗ nào đó. Rất có thể sẽ có một cuộc thảo luận. Rất có thể
chúng tôi sẽ đoạn trừ ác tà kiến ấy.
Lúc bấy giờ, có khoảng độ năm
trăm vị Licchavi tập hợp tai giảng đường vì một vài công vụ. Rồi
Niganthaputta Saccaka đến chỗ các Licchavi ấy, sau khi đến, liền nói các vị
ấy như sau:
– Hãy đến, các Tôn giả Licchavi;
hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn
Gotama với ta. Nếu Sa-môn Gotama đứng đối thoại với ta như Tỷ-kheo
Assaji, một vị đệ tử danh tiếng của ông ta đã làm, thì như một lực
sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, dặc
lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, dặc lui, vần quanh
Sa-môn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một
thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng có thể kéo tới,
dặc lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, dặc lui, vần
quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một lực sĩ nghiện rượu, sống phóng đãng,
sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh. Cũng vậy,
ta sẽ dùng lời nói, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama. Và cũng
như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu,
lại chơi trò phun nước; cũng vậy, ta nghĩ ta sẽ chơi trò chơi phun nước
với Sa-môn Gotama. Hãy đến, các Tôn giả Licchavi. Hãy đến các Tôn giả
Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta.
Một số Licchavi nói như sau:
– Làm sao Sa-môn Gotam ó thể luận
thắng Niganthaputta Saccaka? Niganthaputta Saccaka sẽ luận thắng Sa-môn Gotama.
Một số Licchavi lại nói như sau:
– Làm sao chỉ là Niganthaputta
Saccaka lại có thể luận thắng Thế Tôn? Thế Tôn sẽ luận thắng
Niganthaputta Saccaka.
Rồi Niganthaputta Saccaka với khoảng
năm trăm Licchavi vây quanh, cùng đi đến Đại Lâm, giảng đường Trùng
Các.
Lúc bấy giờ một số đông các Tỷ-kheo
đang đi qua lại giữa trời. Niganthaputta Saccaka đến các Tỷ-kheo, sau khi đến,
liền nói với các vị ấy:
– Chư Tôn giả, nay Tôn giả Gotama
ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Tôn giả Gotama.
– Này Aggivessana, Thế Tôn sau khi
đi sâu vào rừng Đại Lâm, đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ
trưa.
Rồi Niganthaputta Saccak ùng với đại
chúng Licchavi, sau khi đi sâu vào rừng Đại Lâm, đến tại chỗ Thế Tôn.
Sau khi đến Niganthaputta Saccaka nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng,
hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Một số Licchavi đảnh lễ Thế
Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi nói lên với Thế Tôn những
lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên; một số
Licchavi chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi xưng
tên họ của mình rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi im lặng ngồi
xuống một bên.
Niganthaputta Saccaka sau khi ngồi xuống
một bên nói với Thế Tôn:
– Tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama một
vấn đề, nếu Tôn giả Gotam ho phép tôi được hỏi.
– Này Aggivessana, hãy hỏi như Ông
muốn.
– Tôn giả Gotama huấn luyện đệ
tử như thế nào? Những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy
được dành cho đệ tử?
– Này Aggivessana, như thế này Ta
huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn này, phần lớn Ta giảng dạy
được dành cho đệ tử: "Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là
vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường.
Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành
là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp
là vô ngã". Như vậy này Aggivessana, Ta huấn luyện các đệ tử. Các bộ
môn như vậy, phần lớn ta giảng dạy được dành cho đệ tử.
– Này Tôn giả Gotama, tôi có một
ví dụ.
Thế Tôn nói:
– Này Aggivessana, hãy nói lên ví dụ
ấy.
– Như các hột giống, các cây cỏ
này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh là vì tất
cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy các hột
giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được
hưng thịnh. Tôn giả Gotama, như các công nghiệp nặng nhọc này được tạo
tác, tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy,
các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác. Cũng vậy, này Tôn giả
Gotama, như người này mà tự ngã là sắc, nhờ nương tựa sắc làm thiện
sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thọ, nhờ nương tựa thọ làm
thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là tưởng, nhờ nương tựa
tưởng làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là các hành,
nhờ nương tự ác hành làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự
ngã là thức, nhờ nương tựa thức làm thiện sự hay ác sự.
– Này Aggivessana, như vậy có phải
ông nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là
tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta"?
– Tôn giả Gotama, như vậy tôi
nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự
ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta". Và như
đại chúng này cũng vậy.
– Này Aggivessana, đại chúng này
có quan hệ gì với Ông? Này Aggivessana, hãy giải thích lời nói của Ông.
– Tôn giả Gotama, như vậy tôi
nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự
ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta".
– Này Aggivessana, Ta sẽ hỏi Ông
trở lại về vấn đề này. Ông có thể trả lời nếu Ông muốn. Này
Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Một vị vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh,
như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu con bà Vedehi nước Magadha, vua này
có quyền hành trong quốc gi ủa mình, muốn giết những ai đáng bị giết,
muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những
ai đáng bị tẩn xuất không?
– Tôn giả Gotama, một vua Sát-đế-lỵ
đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà
Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gi ủa mình, muốn giết
những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt,
muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất. Này Tôn giả Gotama, cho đến
các giáo đoàn, các đoàn thể, như các Vajji, các Malla, vẫn có quyền hành
trong quốc gi ủa mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước
đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị
tẩn xuất, còn nói gì một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, như
vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu con bà Vedehi nước Magadha. Này Tôn giả
Gotama, vị ấy có quyền hành ấy và xứng đáng có quyền hành ấy.
– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối
với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi như thế này, sắc
của tôi không phải như thế này" không?
Được nói vậy Niganthaputta Saccaka
giữ im lặng. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:
– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối
với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi phải như thế này,
sắc của tôi không phải như thế này" không?
– Lần thứ hai, Niganthaputta Saccaka
vẫn giữ im lặng.
Rồi Thế Tôn nói với Niganthaputta
Saccaka:
– Này Aggivessana, nay Ông phải trả
lời. Nay không phải lúc Ông giữ im lặng nữa. Này Aggivessana, ai được
Như Lai hỏi đến lần thứ ba một câu hỏi hợp lý mà không trả lời, thời
đầu của người ấy sẽ bị bể ra làm bảy mảnh tại chỗ.
Lúc bấy giờ thần Dạ xoa
Vajirapani (Kim Cang Thủ) đang cầm một chùy sắt to lớn, cháy đỏ, sáng
chói, đứng trên không trên đầu Niganthaputta Saccaka với ý định: "Nếu
Thế Tôn hỏi đến câu hỏi thứ ba, một câu hỏi hợp lý mà Niganthaputta
Saccaka không trả lời, thì ta sẽ đánh bể đầu nó ra làm bảy mảnh".
Chỉ có Thế Tôn và Niganthaputta Saccaka mới thấy thần Dạ xoa Vajirapani.
Niganthaputta Saccaka sợ hãi, hoảng hốt, lông tóc dựng, ngược, chỉ tìm thấy
sự che chở nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự an ổn nơi Thế Tôn, chỉ tìm
thấy sự nương tựa nơi Thế Tôn, liền bạch Thế Tôn:
– Tôn giả Gotama hãy hỏi tôi,
tôi sẽ trả lời.
– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", thì Ông có quyền hành gì
đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi phải như
thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?
– Thưa không, Tôn giả Gotama.
– Hãy suy nghiệm kỹ, này
Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời
nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của
Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Như Ông nói: "Thọ là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối
với thọ ấy và có nói được, rằng: "Thọ của tôi phải như thế này,
thọ của tôi không phải như thế này" không?
– Thưa không, Tôn giả Gotama.
– Hãy suy nghiệm kỹ, này
Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời
nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của
Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Như Ông nói: "Tưởng là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối
với tưởng ấy và có nói được rằng: "Tưởng của tôi phải như thế
này, tưởng của tôi không phải như thế này" không?
– Thưa không, Tôn giả Gotama.
– Hãy suy nghiệm kỹ, này
Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời
nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của
Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Như Ông nói: "Các hành là tự ngã của ta", Ông quyền hành gì đối
với tự ngã ấy và có nói được rằng: "Các hành của tôi phải như
thế này, các hành của tôi không phải như thế này" không?
– Thưa không, Tôn giả Gotama.
– Hãy suy nghiệm kỹ, này
Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời
nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của
Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Như Ông nói: "Thức là tự ngã của ta", Ông quyền hành gì đối với
tự ngã ấy và có nói được rằng: "Thức của tôi phải như thế này,
thức của tôi không phải như thế này" không?
- Thưa không, Tôn giả Gotama.
– Hãy suy nghiệm kỹ, này
Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời
nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của
Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Sắc là thường hay vô thường?
– Vô thường, Tôn giả Gotama.
– Cái gì vô thường thì cái ấy
là khổ hay lạc?
– Là khổ, Tôn giả Gotama.
– Cái gì vô thường, khổ, biến
hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của
tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Thưa không, Tôn giả Gotama.
– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Thọ... (như trên)... tưởng... (như trên)... các hành... (như trên)... Này
Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?
– Vô thường, Tôn giả Gotama.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, Tôn giả Gotama.
– Cái gì vô thường, khổ, biến
hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của
tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Thưa không, Tôn giả Gotama.
– Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?
Ai ái luyến khổ, chấp trước khổ, tham đắm khổ, quán khổ và nói:
"Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của
tôi". Người ấy có thể liễu tri cái khổ của tự mình hay có thể sống
trừ diệt khổ không?
– Làm sao có thể được, Tôn giả
Gotama? Không thể như vậy, Tôn giả Gotama.
– Này Aggivessana, như một người
muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi chỗ này chỗ kia tìm kiếm lõi
cây. Người ấy cầm một cái búa sắc bén, đi vào rừng. Người ấy có
thể thấy ở đây thân một cây chuối lớn thẳng đứng, còn trẻ, không
có khúc đốt. Người ấy có thể chặt gốc cây ấy. Sau khi chặt gốc
cây, người ấy chặt ngọn cây. Sau khi chặt ngọn cây, người ấy có thể
lột r ác lá cuộn tròn. Nhưng khi lột r ác lá cuộn tròn, người ấy không
tìm được giác cây, còn nói gì đến lõi cây. Cũng vậy này Aggivessana,
khi được Ta hỏi, T ật vấn, T hất vấn về những lời của Ông, Ông đã
tự tỏ ra trống rỗng, trống không, thất bại. Nhưng này Aggivessana, những
lời nói mà Ông tuyên bo ho hội chúng ở Vesali: "Ta không thấy một
Sa-môn hay Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư
trưởng Giáo hội, dầu có tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, khi
đối thoại với Ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp
sợ, không ai là không bị toát mồ hôi nách. Dầu T ó đối thoại với một
cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với t ũng run sợ, cũng hoảng
sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường". Nhưng chính
từ nơi trán của Ông, này một người thường. Nhưng chính từ nơi trán của
ông, này Aggivessana, những giọt mồ hôi đang chảy xuống, sau khi thấm qua
thượng y, đang rơi xuống đất. Còn Ta, này Aggivessana, nay không có mồ
hôi nào trên thân Ta.
Rồi Thế Tôn để lộ kim thân cho
Hội chúng ấy thấy. Khi nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn,
thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời.
Rồi Dummukha, một người con
Licchavi, biết được Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi
đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời, liền bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con có một ví dụ.
Thế Tôn nói:
– Này Dummukha, hãy nói lên ví dụ
ấy.
– Bạch Thế Tôn, như một hồ sen
không xa làng hay thị trấn bao nhiêu, ở đây có con cua. Bạch Thế Tôn, rồi
một số đông con trai hay con gái đi ra khỏi làng hay thị trấn ấy, đến
tại hồ sen kia, sau khi đến, lặn xuống hồ nước ấy bắt con cua lên và
đặt nó trên đất khô. Bạch Thế Tôn, khi con cua này thò r ái càng nào,
thì các đứ on trai hay con gái ấy, với cái gậy hay miếng sành, chặt, bẻ
gãy và đập nát cái càng ấy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con cua ấy bị chặt,
bị bẻ gãy, bị đập nát tất cả càng, không thể lội xuống hồ sen ấy
như trước. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, mọi khúc thuyết, gian kế, tranh luận
của Niganthaputta Saccaka đã bị Thế Tôn chặt đứt, bẻ gãy, đập tan. Và
nay, bạch Thế Tôn, Niganthaputta Saccaka, không thể đến gặp Thế Tôn, chớ
đừng nói là có ý định đàm luận.
Khi được nghe nói vậy,
Niganthaputta Saccaka nói với Licchavi Dummukha:
– Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Ông
hãy ngừng nói, Dummukha! Chúng tôi không đàm luận với Ông. Chúng tôi đang
đàm luận với Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama, hãy để yên những lời
nói củ húng tôi và lời nói củ ác Sa-môn, Bà-la-môn khác. Tôi nghĩ cuộc
đàm luận vô bổ này thật đáng hối tiếc! Cho đến mức độ nào, một
đệ tử Thanh văn của Tôn giả Gotama trở thành tuân phụng giáo điển, chấp
nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tận,
thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn Sư, khỏi phải nương tựa vào
ai?
– Ở đây, này Aggivessana, đệ tử
Thanh văn của Ta, đối với mọi sắc pháp, quá khứ, tương lai, hiện tại,
nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với
chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải
là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Đối với mọi cảm thọ...
đối với mọi tưởng... đối với mọi hành... đối với mọi thức, quá
khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa
hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của
tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của
tôi". Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, một đệ tử Thanh
văn của Ta trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi
ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tân, thành tựu vô úy, sống
trong giáo hội Bổn sư, khỏi phải nương tựa một ai.
– Cho đến mức độ nào, này Tôn
giả Gotama, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tân, tu hành thành
mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu
đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát?
– Ở đây, này Aggivessana, Tỷ-kheo
đối với bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay
ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các sắc pháp, sau
khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của
tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của
tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Đối với bất cứ thọ
nào... bất cứ tưởng nào... bất cứ hành nào... đối với bất cứ thức
nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay
thắng, xa hay gần, tất cả các thức, sau khi như thật quán sát với chánh
trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi,
cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải
thoát. Cho đến mức độ này, này Aggivessana, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các
lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm đã đặt
gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ,
được chánh trí giải thoát. Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana,
Tỷ-kheo thành tựu ba pháp vô thượng: Kiến vô thượng, Đạo vô thượng,
Giải thoát vô thượng. Được giải thoát như vậy, này Aggivessana, vị ấy
chỉ kính lễ, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai: "Thế Tôn đã
giác ngộ, Ngài thuyết pháp để giác ngộ. Thế Tôn đã điều phục, Ngài
thuyết pháp để điều phục. Thế Tôn đã tịch tĩnh, Ngài thuyết pháp để
tịch tĩnh. Thế Tôn đã vượt qua, Ngài thuyết pháp để vượt qua. Thế Tôn
đã chứng Niết-bàn, Ngài thuyết pháp để chứng Niết-bàn".
Được nghe nói vậy, Niganthaputta bạch
với Thế Tôn:
– Tôn giả Gotama, chúng tôi thật
là lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh suất. Chúng tôi đã dám nghĩ dùng lời
nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể
còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con voi điên, nhưng không
thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này
Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu
chống đám lửa hừng, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến
đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an
toàn cho một người chiến đấu với con rắn độc dữ tợn, nhưng không
thể có sự an toàn cho một người chiến đấu với Tôn giả Gotama! Tôn giả
Gotama, chúng tôi thật lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh xuất. Chúng tôi đã
dám nghĩ, dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Mong Tôn giả
Gotama nhận lời, ngày mai dùng bữa ăn của tôi cùng với chúng Tỷ-kheo!
Thế Tôn im lặng nhận lời.
Rồi Niganthaputta Saccaka, sau khi biết
Thế Tôn đã nhận lời, liền nói với các Licchavi:
– Các Tôn giả Licchavi hãy nghe
tôi. Sa-môn Gotama ngày mai được mời ăn với chúng Tỷ-kheo. Hãy đem đến
cho tôi những gì quý vị nghĩ là hợp thời.
Rồi những Licchavi ấy, sau khi đêm
ấy đã mãn cho đem đến Niganthaputta Saccaka khoảng năm trăm phần cơm cúng
dường nấu với sữa. Rồi Niganthaputta Saccaka, tại vườn của mình, cho soạn
các món ăn thịnh soạn, loại cứng và loại mềm, rồi cho báo tin giờ cho
Thế Tôn:
– Tôn giả Gotama, nay đã đến giờ.
Cơm đã sửa soạn xong.
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp
y, cầm y bát, đi đến khu vườn của Niganthaputta Saccaka, sau khi đến, Ngài
ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi Niganthaputta
Saccaka, tự tay hầu hạ các món ăn thịnh soạn loại cứng và loại mền
cho chúng Tỷ-kheo, cầm đầu là đức Phật. Rồi Niganthaputta sau khi biết
Thế Tôn dùng bữa ăn đã xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một chiếc
ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên,
Niganthaputta Saccaka bạch Thế Tôn:
– Này Tôn giả Gotama, trong cuộc bố
thí này, nếu có công đức và công đức địa, mong rằng những vị bố
thí sẽ được hưởng hạnh phúc.
– Này Aggivessana, sẽ có (công đức)
cho những người bố thí, đối với người đáng được cúng dường như
Ông, dầu Ông không phải là không có tham, không phải là không có sân,
không phải là không có si; sẽ có (công đức) cho Ông, này Aggivessana, đối
với người đáng được cúng dường như Ta, và Ta là người không có
tham, không có sân, không có si.