- Kinh Trung bộ
- HT. Thích Minh Châu dịch
Phần XXII
(101)
Kinh Devadaha
(102) Kinh Năm và Ba
(103) Kinh Nghĩ như thế nào?
(104) Kinh Làng Sama
- (Devadahasuttam)
Như vầy tôi nghe :
Một thời Thế Tôn trú ở giữa
các Sakka (Thích ca). Devadaha là một thị trấn các Sakka. Tại đấy, Thế Tôn
gọi các Tỷ-kheo : "Này các Tỷ-kheo".
"–Thưa vâng, bạch Thế
Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
– Này các Tỷ-kheo, có một số
Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau : "Phàm cảm
giác gì con người này lãnh thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc
thọ, tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ; với sự đốt cháy, đoạn
diệt các nghiệp quá khứ, với sự không tạo tác các nghiệp mới, sẽ
không có diễn tiến đến tương lai. Do không có diễn tiến đến tương
lai, nghiệp đoạn diệt; do nghiệp đoạn diệt, khổ được đoạn diệt;
do khổ đoạn diệt, cảm thọ được đoạn diệt; do cảm thọ được đoạn
diệt, tất cả khổ sẽ diệt tận".
Nầy các Tỷ-kheo, lý thuyết các
Nigantha (Ni kiền tử) là vậy. Nầy các Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, Ta đi đến
các Nigantha và nói như sau :
"– Chư Hiền Nigantha, có đúng
sự thật chăng, các Ông có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Phàm
cảm giác gì con người này lãnh thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất
lạc thọ, tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ; với sự đốt cháy,
đoạn diệt các nghiệp quá khứ, với sự không tạo tác các nghiệp mới,
sẽ không có diễn tiến đến tương lai. Do không có diễn tiến đến
tương lai, nghiệp được đoạn diệt, do nghiệp đoạn diệt khổ được
đoạn diệt; do khổ đoạn diệt, cảm thọ được đoạn diệt; do cảm thọ
được đoạn diệt, tất cả khổ sẽ được diệt tận ?"
Này các Tỷ-kheo, nếu các Nigantha
ấy, khi được Ta hỏi, tự nhận có nói như vậy, Ta liền nói như sau :
"– Chư Hiền Nigantha, các Ông
có biết : "Trong quá khứ, chúng tôi có hiện hữu, chúng tôi không hiện
hữu ?"
"– Thưa Hiền giả, không như
vậy.
"– Chư Hiền Nigantha, các Ông
có biết: "Trong quá khứ, chúng tôi có tạo ác nghiệp, chúng tôi không
tạo ác nghiệp ?"
"– Thưa Hiền giả, không như
vậy.
"– Chư Hiền Nigantha, các ông
có biết: "Chúng tôi có tạo ác nghiệp như thế này hay như thế kia
?"
"- Thưa Hiền giả, không như vậy.
"- Chư Hiền Nigantha, các ông
có biết: "Khổ mức độ như thế này đã được diệt tận hay khổ mức
độ như thế này cần phải được diệt tận, hay với sự diệt tận khổ
mức độ như thế này, tất cả khổ sẽ được diệt tận ?"
"- Thưa Hiền giả, không như vậy.
"- Chư Hiền Nigantha, các Ông
có biết: "Sự đoạn tận các bất thiện pháp ngay trong hiện tại hay
sự thành tựu các thiện pháp ?"
"- Thưa Hiền giả, không như vậy.
"- Chư Hiền Nigantha, như các
Ông đã nói, các Ông không biết: "Trong quá khứ, chúng tôi có hiện hữu,
chúng tôi không hiện hữu"; các Ông không biết : "Trong quá khứ,
chúng tôi có tạo ác nghiệp, chúng tôi không tạo ác nghiệp"; các Ông
không biết: "Chúng tôi có tạo ác nghiệp như thế này, hay như thế
kia"; các Ông không biết : "Khổ mức độ như thế này đã được
diệt tận, khổ mức độ như thế này cần phải được diệt tận, hay với
sự diệt tận khổ mức độ như thế này, tất cả khổ sẽ được diệt
tận"; các Ông không biết: "Sự đoạn tận các bất thiện pháp
ngay trong hiện tại hay sự thành tựu các thiện pháp"; sự tình là như
vậy, thời có hợp lý chăng, khi các Tôn giả Nigantha lại trả lời :
"Phàm cảm giác gì con người này lãnh thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất
khổ bất lạc thọ, tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ, với sự
đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp quá khứ, với sự không tạo các nghiệp
mới, sẽ không có diễn tiến đến tương lai. Do không có diễn tiến đến
tương lai, nghiệp được đoạn diệt; do nghiệp được đoạn diệt, khổ
được đoạn diệt; do khổ đoạn diệt, cảm thọ được đoạn diệt; do
cảm thọ được đoạn diệt tất cả khổ thọ sẽ được diệt tận
?".
"- Chư Hiền Nigantha, nếu các
Ông được biết: "Trong quá khứ, chúng tôi có hiện hữu, chúng tôi
không hiện hữu"; các Ông được biết: "Trong quá khứ, chúng tôi
có tạo ác nghiệp, chúng tôi không tạo ác nghiệp"; các Ông được biết:
"Chúng tôi có tạo ác nghiệp như thế này, hay như thế kia"; các
Ông được biết: "Khổ mức độ như thế này đã được diệt tận,
hay khổ mức độ như thế này cần phải được diệt tận, hay với sự
diệt tận khổ mức độ như thế này, tất cả khổ sẽ được diệt tận";
các Ông được biết: "Sự đoạn tận các bất thiện pháp ngay trong hiện
tại hay sự thành tựu các thiện pháp"; sự tình là như vậy, thời thật
là hợp lý khi các Tôn giả Nigantha trả lời : "Phàm cảm giác gì con
người này lãnh thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, tất
cả đều do nhân các nghiệp quá khứ với sự đốt cháy, đoạn diệt các
nghiệp quá khứ; với sự không tạo các nghiệp mới, sẽ không có diễn
tiến đến tương lai. Do không có diễn tiến đến tương lai nghiệp được
đoạn diệt; do nghiệp đoạn diệt, khổ được đoạn diệt; do khổ đoạn
diệt, cảm thọ được đoạn diệt, do cảm thọ được đoạn diệt, tất
cả khổ sẽ được diệt tận".
"– Chư Hiền Nigantha, ví như một
người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Người
ấy do nhân cảm xúc mũi tên, thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ,
thống khổ. Bạn bè, bà con huyết thống của người ấy mời một y sĩ giải
phẫu đến. Vị y sĩ giải phẫu lấy dao cắt rộng miệng vết thương.
Người ấy do nhân dao cắt miệng vết thương, thọ lãnh các cảm giác đau
đớn, cực khổ, thống khổ. Vị y sĩ giải phẫu ấy dò tìm mũi tên với
vật dụng dò tìm. Người ấy do nhân bị dò tìm mũi tên với vật dụng
dò tìm, thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ. Vị y sĩ
giải phẫu rút mũi tên ra khỏi người ấy. Người ấy do nhân được rút
mũi tên, thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ. Vị y
sĩ giải phẫu ấy cho đốt miệng vết thương với than đỏ (hay đắp miệng
vết thương với vải nóng như than đỏ). Người ấy do nhân miệng vết thương
bị than đỏ đốt, thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ.
Sau một thời gian, khi da đã bắt đầu lành trên miệng vết thương, người
ấy không bệnh, an lạc, tự do, tự tại, và đi vào chỗ nào người ấy
muốn. Người ấy suy nghĩ như sau : "Trước kia ta bị mũi tên bắn, mũi
tên được tẩm thuốc độc rất dày. Do nhân cảm xúc mũi tên, ta thọ
lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ. Bạn bè bà con huyết
thống của ta có mời một y sĩ giải phẩu đến. Vị y sĩ giải phẫu ấy
lấy dao cắt rộng miệng vết thương. Ta do nhân dao cắt rộng miệng vết
thương thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ. Vị y sĩ
giải phẩu ấy dò tìm mũi tên với vật dụng dò tìm. Do nhân bị dò tìm
mũi tên với vật dụng dò tìm ta thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực
khổ, thống khổ. Vị y sĩ giải phẫu ấy rút mũi tên ra khỏi ta. Do nhân
được rút mũi tên, ta thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống
khổ. Vị y sĩ giải phẫu ấy cho đốt miệng vết thương với than đỏ
(hay đắp miệng vết thương với vải nóng như than đỏ ?). Do nhân miệng
vết thương bị than đỏ đốt, ta thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực
khổ, thống khổ. Nay da đã bắt đầu lành trên miệng vết thương, ta không
bệnh, an lạc, tự do, tự tại, và đi chỗ nào ta muốn".
"Như vậy, này chư Hiền
Nigantha, nếu các Ông được biết : "Trong quá khứ, chúng tôi hiện hữu,
chúng tôi không hiện hữu"; các Ông được biết: "Trong quá khứ,
chúng tôi có tạo ác nghiệp, chúng tôi không tạo ác nghiệp", các Ông
được biết : "Chúng tôi có tạo ác nghiệp, như thế này hay như thế
kia", các Ông được biết : "Khổ mức độ như thế này đã được
diệt tận, hay khổ mức độ như thế này cần phải được diệt tận;
hay với sự diệt tận khổ mức độ như thế này, tất cả khổ sẽ được
diệt tận"; các Ông được biết : "Sự đoạn tận các bất thiện
pháp ngay trong hiện tại hay sự thành tựu các thiện pháp"; sự tình
là như vậy, thời thật là hợp lý khi các Tôn giả Nigantha trả lời :
"Phàm cảm giác gì con người này lãnh thọ, lạc thọ, khổ thọ, hay bất
khổ bất lạc thọ, tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ; với sự
đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp quá khứ, với sự không tạo tác các
nghiệp mới, sẽ không có diễn tiến đến tương lai. Do không có diễn tiến
đến tương lai, nghiệp được đoạn diệt; do nghiệp đoạn diệt, khổ
được đoạn diệt; do khổ đoạn diệt, cảm thọ được đoạn diệt; do
cảm thọ được đoạn diệt, tất cả khổ sẽ được diệt tận".
"Chư Hiền Nigantha, và vì rằng
các Ông không được biết : "Trong quá khứ, chúng tôi có hiện hữu,
chúng tôi không hiện hữu"; các Ông không được biết : "Chúng
tôi có tạo ác nghiệp, chúng tôi không tạo ác nghiệp"; các Ông không
được biết : "Chúng tôi có tạo ác nghiệp như thế này, hay như thế
kia"; các Ông không được biết : "Khổ mức độ như thế này đã
được diệt tận, hay khổ mức độ như thế này cần phải được diệt
tận, hay với sự diệt tận khổ mức độ như thế này, tất cả khổ sẽ
được diệt tận"; các Ông không được biết: "Sự đoạn tận các
bất thiện pháp ngay trong hiện tại hay sự thành tựu các thiện
pháp"; thời thật là không hợp lý khi các Tôn giả Nigantha trả lời :
"Phàm cảm giác gì con người lãnh thọ, lạc thọ, khổ thọ, hay bất
khổ bất lạc thọ, tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ; với sự
đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp quá khứ; với sự không tạo các nghiệp
mới, sẽ không có diễn tiến đến tương lai. Do không có diễn tiến đến
tương lai, nghiệp được đoạn diệt; do nghiệp đoạn diệt, khổ được
đoạn diệt; do khổ đoạn diệt, cảm thọ được đoạn diệt; do cảm thọ
được đoạn diệt, tất cả khổ sẽ được diệt tận".
Này các Tỷ-kheo, khi được nói vậy,
các Nigantha ấy nói với Ta :
"- Thưa Hiền giả, Nigantha
Nataputta là bậc toàn tri, toàn kiến, tự xưng là có tri kiến toàn diện như
sau: "Dầu ta có đi, có đứng, có ngủ và có thức, tri kiến luôn luôn
được tồn tại liên tục ở nơi ta". Vị ấy nói như sau : "Này
các Nigantha, nếu xưa kia Ông có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy
tiêu mòn bằng khổ hạnh thống khổ này. Chính do hộ trì thân, hộ trì lời
nói, hộ trì ý". Ở đây, ngay trong hiện tại nên không làm các nghiệp
trong tương lai. Với sự đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp quá khứ, với
sự không tạo các nghiệp mới, sẽ không có diễn tiến đến tương lai.
Do không có diễn tiến đến tương lai, nghiệp được đoạn diệt; do nghiệp
đoạn diệt, khổ được đoạn diệt; do khổ đoạn diệt, cảm thọ được
đoạn diệt; do cảm thọ được đoạn diệt, tất cả khổ sẽ được diệt
tận. Và vì chúng tôi chấp nhận và chúng tôi kham nhẫn điều ấy, nên
chúng tôi được hoan hỷ".
Khi được nói vậy, này các Tỷ-kheo,
Ta nói với các vị Nigantha ấy :
"– Chư Hiền Nigantha, có năm
pháp này, ngay trong hiện tại có hai quả báo. Thế nào là năm ? Tín, hỹ,
tùy văn, thẩm định lý do (akaraparivitakka), kham nhẫn bất thọ (tà) kiến.
Này chư Hiền Nigantha, năm pháp này ngay trong hiện tại có hai quả báo. Ở
đây, thế nào là lòng tin các Tôn giả Nigantha ấy đối với bậc Đạo
sư trong quá khứ ? Thế nào là sự hoan hỷ, thế nào là sự tùy văn, thế
nào là thẩm định lý do, thế nào là kham nhẫn chấp thọ (tà) kiến các
vị ấy ?"
Này các Tỷ-kheo, nói như vậy, Ta
không thấy một câu trả lời hợp pháp nào giữa các vị Nigantha. Và lại
nữa này các Tỷ-kheo, Ta nói với các vị Nigantha ấy như sau :
"– Chư Hiền Nigantha, các Ông
nghĩ thế nào ? Khi các Ông tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi
ấy có phải các Ông thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi,
đau đớn, cực khổ, thống khổ ? Còn trong khi các Ông không tha thiết tinh
tấn, không tha thiết tinh cần, trong khi ấy có phải các Ông không thọ
lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống
khổ ?
"- Thưa Hiền giả Gotama, khi chúng
tôi tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy chúng tôi thọ
lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống
khổ. Còn trong khi chúng tôi không tha thiết tinh tấn, không tha thiết tinh cần,
trong khi ấy chúng tôi không thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi,
đau đớn, cực khổ, thống khổ.
"- Như vậy, này chư Hiền
Nigantha, khi các Ông tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy
các Ông thọ lãnh những cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực
khổ, thống khổ. Còn trong khi ấy các Ông không tha thiết tinh tấn, không
tha thiết tinh cần, trong khi các Ông không thọ lãnh những cảm giác thống
khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ. Sự tình là như vậy,
thời thật là hợp lý khi các Tôn giả Nigantha trả lời : "Phàm cảm
giác gì con người này lãnh thọ, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc
thọ, tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ; với sự đốt cháy, đoạn
diệt các nghiệp quá khứ với sự không tạo các nghiệp mới, sẽ không
có diễn tiến đến tương lai. Do không có diễn tiến đến tương lai, nghiệp
được đoạn diệt; do nghiệp được đoạn diệt, khổ được đoạn diệt;
do khổ đoạn diệt, cảm thọ được đoạn diệt; do cảm thọ được đoạn
diệt, tất cả khổ sẽ được diệt tận".
"Này chư Hiền Nigantha, nếu
trong khi các Ông tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần, trong khi ấy các cảm
giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ được tồn
tại. Còn trong khi các Ông không tha thiết tinh tấn, không tha thiết tinh cần,
trong khi ấy các cảm giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống
khổ cũng được tồn tại. Sự tình là như vậy, thời thật là hợp lý
khi các Tôn giả Nigantha trả lời: "Phàm cảm giác gì con người này
lãnh thọ, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, tất cả đều
do nhân các nghiệp quá khứ, với sự đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp
quá khứ... (như trên)... tất cả khổ được diệt tận". Và vì rằng,
chư Hiền Nigantha, trong khi ấy các Ông tha thiết tinh tấn, tha thiết tinh cần,
trong khi ấy các Ông lãnh thọ những cảm giác thống khổ, đột khởi,
đau đớn, cực khổ thống khổ, còn trong khi các Ông không tha thiết tinh tấn,
không tha thiết tinh cần trong khi ấy các Ông không lãnh thọ những cảm
giác thống khổ, đột khởi, đau đớn, cực khổ, thống khổ. Như vậy,
thật chính các Ông trong khi lãnh thọ những cảm giác thống khổ, đột khởi,
đau đớn, cực khổ, thống khổ, tự bị lừa dối bởi vô minh, vô trí,
ngu muội, khi các Ông nói : "Phàm cảm giác gì con người này lãnh thọ,
lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, tất cả đều do nhân
các nghiệp quá khứ; với sự đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp quá khứ,
với sự không tạo tác các nghiệp mới, sẽ không có diễn tiến đến
tương lai. Do không có diễn tiến đến tương lai, nghiệp được đoạn diệt;
do nghiệp được đoạn diệt, khổ được đoạn diệt; do khổ được đoạn
diệt; cảm thọ được đoạn diệt; do cảm thọ được đoạn diệt, tất
cả khổ sẽ được diệt tận".
Này các Tỷ-kheo, nói như vậy, Ta
không thấy một câu trả lời hợp pháp nào giữa các vị Nigantha. Và lại
nữa, này các Tỷ-kheo, Ta nói với các vị Nigantha ấy như sau :
"- Chư Hiền Nigantha, các ông
nghĩ thế nào ? Có thể được chăng : "Mong rằng nghiệp được thọ
quả hiện tại này, do tinh tấn, hay do tinh cần có thể khiến được thọ
quả tương lai ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Có thể được chăng :
"Mong rằng nghiệp được thọ quả tương lai này do tinh tấn hay do tinh
cần có thể khiến được thọ quả hiện tại ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Chư Hiền Nigantha, các Ông
nghĩ thế nào ? Có thể được chăng : "Mong rằng nghiệp được lãnh lạc
thọ này, do tinh tấn hay tinh cần có thể được lãnh khổ thọ ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Có thể được chăng :
"Mong rằng nghiệp được lãnh khổ thọ này, do tinh tấn hay tinh cần
có thể được lãnh lạc thọ ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Chư Hiền Nigantha, các Ông
nghĩ thế nào ? Có thể được chăng : "Mong rằng nghiệp mà quả lãnh
thọ đã được thuần thục này do tinh tấn hay tinh cần, có thể trở
thành không thuần thục ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Có thể được chăng :
"Mong rằng nghiệp mà quả lãnh thọ chưa được thuần thục này, do
tinh tấn hay tinh cần, có thể trở thành thuần thục ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Chư Hiền Nigantha, các Ông
nghĩ thế nào ? Có thể được chăng : "Mong rằng nghiệp đa sở thọ này
do tinh tấn hay tinh cần trở thành thiểu sở thọ ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Có thể nói được chăng :
"Mong rằng nghiệp thiểu sở thọ này do tinh tấn hay do tinh cần trở
thành đã sở thọ ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Chư Hiền Nigantha, các Ông
nghĩ thế nào ? Có thể được chăng : "Mong rằng nghiệp có sở thọ
này do tinh tấn hay tinh cần trở thành nghiệp không có sở thọ ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Có thể được chăng :
"Mong rằng nghiệp không có sở thọ này, do tinh tấn hay tinh cần trở
thành nghiệp có sở thọ ?"
"- Thưa không vậy, Hiền giả.
"- Như vậy, này chư Hiền
Nigantha, không thể được : "Mong rằng nghiệp được thọ quả hiện tại
này, do tinh tấn hay tinh cần trở thành nghiệp được thọ quả tương
lai". Không thể được : "Mong rằng nghiệp được thọ quả tương
lai này, do tinh tấn hay do tinh cần, trở thành nghiệp được thọ quả hiện
tại". Không thể được : "Mong rằng nghiệp được lãnh lạc thọ
này, do tinh tấn hay tinh cần trở thành nghiệp được lãnh khổ thọ".
Không thể được : "Mong rằng nghiệp được lãnh khổ thọ này, do
tinh tấn hay tinh cần trở thành nghiệp được lãnh lạc thọ". Không
thể được : "Mong rằng nghiệp mà quả lãnh thọ đã được thành thục
này, do tinh tấn hay tinh cần có thể trở thành không thành thục".
Không thể được : "Mong rằng nghiệp mà quả lãnh thọ không thành thục
này, do tinh tấn hay tinh cần có trở thành thành thục". Không thể được
: "Mong rằng nghiệp đa sở thọ này do tinh tấn hay tinh cần, trở
thành thiểu sở thọ". Không thể được : "Mong rằng nghiệp thiểu
sở thọ này, do tinh tấn hay tinh cần trở thành đa sở thọ". Không thể
được : "Mong rằng nghiệp không có sở thọ này, do tinh tấn hay tinh cần
trở thành có sở thọ". Không thể được : "Mong rằng nghiệp có
sở thọ này, do tinh tấn hay tinh cần trở thành không có sở thọ". Sự
tình là như vậy, thời sự tinh tấn của các Tôn giả Nigantha là không có
kết quả, sự tinh cần của chúng ta là không có kết quả".
Này các Tỷ-kheo, các Nigantha nói như
vậy. Này các Tỷ-kheo, mười thuyết tùy thuyết (Tùy thuận thuyết
Vadanuvada) hợp pháp do các Nigantha đã nói như vậy đưa đến sự chỉ trích.
Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu
tình do nhân các việc làm quá khứ, lãnh thọ lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo,
các Nigantha thật sự đã làm những ác hạnh trong thời quá khứ, nên nay họ
phải lãnh thọ những cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ như vậy.
Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân một vị Tạo hóa tạo ra lãnh
thọ những cảm giác lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo, các Nigantha thật sự
được tạo ra bởi một vị Tạo hóa ác độc, vì rằng nay họ lãnh thọ
những cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ. Như vậy, này các Tỷ-kheo,
nếu các hữu tình do nhân kết hợp các điều kiện (sangatibhava), thọ lãnh
lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo, các Nigantha thật sự bị ác kết hợp,
vì rằng nay họ lãnh thọ những cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ
như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu các loài hữu tình do nhân sanh loại
(ahbijati) lãnh thọ những cảm giác khổ thọ, thời này các Tỷ-kheo, các
Nigantha thật sự bị ác sinh loại, vì rằng nay họ lãnh thọ những cảm
giác đau đớn, cực khổ, thống khổ như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu các
hữu tình do nhân tinh tấn hiện tại, thọ lãnh lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo,
các Nigantha thật sự đã tạo ác tinh tấn hiện tại, vì rằng nay họ
lãnh thọ những cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ. Này các Tỷ-kheo,
nếu các hữu tình do nhân việc làm quá khứ thọ lãnh lạc khổ, các
Nigantha đáng bị chỉ trích. Nếu các hữu tình không do nhân việc làm quá
khứ thọ lãnh lạc khổ, các Nigantha đáng bị chỉ trích. Này các Tỷ-kheo,
nếu các hữu tình do nhân được một vị Tạo hóa tạo ra thọ lãnh lạc
khổ, các Nigantha đáng bị chỉ trích. Nếu các hữu tình không do nhân được
một vị Tạo hóa tạo ra thọ lãnh lạc khổ, các Nigantha đáng bị chỉ
trích. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân kết hợp các điều kiện
thọ lãnh lạc khổ, các Nigantha đáng bị chỉ trích. Nếu các hữu tình
không do nhân kết hợp các điều kiện thọ lãnh lạc khổ các Nigantha đáng
bị chỉ trích. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân sanh loại thọ
lãnh lạc khổ, các Nigantha đáng bị chỉ trích. Nếu các hữu tình không
do nhân sanh loại thọ lãnh lạc khổ, các Nigantha đáng bị chỉ trích .
Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân tinh cần hiện tại thọ lãnh lạc
khổ, các Nigantha đáng bị chỉ trích. Nếu các hữu tình không do nhân tinh
cần hiện tại thọ lãnh lạc khổ, các Nigantha đáng bị chỉ trích. Này
các Tỷ-kheo, các Nigantha nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, mười thuyết tùy
thuyết hợp pháp các Nigantha đã nói như vậy đưa đến sự chỉ trích. Như
vậy, này các Tỷ-kheo, sự tinh tấn của các Nigantha là không có kết quả,
sự tinh cần của họ là không có kết quả.
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào
là sự tinh tấn có kết quả ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo
không để cho tự ngã chưa bị nhiếp phục, bị đau khổ nhiếp phục và
không từ bỏ lạc thọ hợp pháp, và không để lạc thọ ấy bị chi phối.
Vị ấy biết như sau: "Trong khi ta tinh cần chống lại nguyên nhân đau
khổ này, do chống lại nguyên nhân đau khổ, ta không có tham dục. Nhưng
trong khi ta xả đối với nguyên nhân đau khổ này, trong khi tu tập xả, ta
không có tham dục". Khi (vị Tỷ-kheo) tinh cần chống lại nguyên nhân
đau khổ, do tinh cần chống lại nguyên nhân đau khổ, vị ấy không có
tham dục. Do vậy, ở đây, vị ấy tinh cần chống lại (nguyên nhân đau khổ).
Nhưng trong khi vị ấy xả đối với nguyên nhân đau khổ, trong khi tu tập
xả, vị ấy không có tham dục. Do vậy, ở đây, vị ấy tu tập xả. Trong
khi vị ấy tinh cần chống lại nguyên nhân đau khổ ấy, do tinh cần chống
lại nguyên nhân, vị ấy không có tham dục. Như vậy sự đau khổ ấy đối
với vị ấy được diệt tận. Trong khi vị ấy xả đối với nguyên nhân
đau khổ ấy, trong khi tu tập xả, vị ấy không có tham dục. Như vậy sự
đau khổ ấy đối với vị ấy được diệt tân.
Này các Tỷ-kheo, ví như một người
luyến ái một nữ nhân, tâm tư say đắm, nhiệt tình ái mộ, nhiệt tình
luyến mộ. Người ấy thấy nữ nhân này đứng với một người đàn ông
khác, nói chuyện, đùa giỡn và cười cợt. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ
thế nào ? Người ấy, khi thấy nữ nhân này đứng với một người đàn
ông khác, nói chuyện, đùa giỡn và cười cợt, có sanh sầu, bi, khổ, ưu,
não không ?
– Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
Vì sao vậy ? Vì rằng người ấy luyến ái nữ nhân kia, tâm tư say đắm,
nhiệt tình ái mộ, nhiệt tình luyến mộ. Do vậy, người ấy khi thấy nữ
nhân kia đứng với một người đàn ông khác, nói chuyện, đùa giỡn và cười
cợt, nên sanh sầu, bi, khổ, ưu, não.
– Nhưng này các Tỷ-kheo, người
ấy có thể suy nghĩ như sau : "Ta luyến ái nữ nhân này, tâm tư say đắm,
nhiệt tình ái mộ, nhiệt tình luyến mộ. Khi ta thấy nữ nhân này đứng
với một người đàn ông khác, nói chuyện đùa giỡn và cười cợt, ta
sanh sầu, bi, khổ, ưu, não. Vậy ta hãy bỏ lòng tham luyến đối với nữ
nhân này". Rồi người ấy bỏ lòng tham luyến đối với nữ nhân kia.
Sau một thời gian, người ấy thấy nữ nhân kia đứng với một người đàn
ông khác, nói chuyện, đùa giỡn và cười cợt. Này các Tỷ-kheo, các Ông
nghĩ thế nào ? Người ấy khi thấy nữ nhân kia đứng với một người đàn
ông khác, nói chuyện, đùa giỡn và cười cợt, có sanh sầu, bi, khổ, ưu
não, không ?
Bạch Thế Tôn không. Vì sao vậy ?
Bạch Thế Tôn vì rằng, người này đối với nữ nhân kia không còn tham
luyến. Do vậy, khi thấy nữ nhân kia đứng với một người đàn ông
khác, nói chuyện, đùa giỡn và cười cợt, người ấy không sanh sầu bi,
khổ, ưu, não.
– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, (một
người) không để cho tự ngã chưa bị nhiếp phục, bị đau khổ nhiếp phục
và không từ bỏ lạc thọ hợp pháp, và không để lạc thọ ấy bị chi
phối. Vị ấy biết như sau : "Trong khi ta tinh cần chống lại nguyên
nhân đau khổ này, do chống lại nguyên nhân đau khổ, ta không có tham dục.
Nhưng trong khi ta xả đối với nguyên nhân đau khổ này, trong khi tu tập xả,
ta không có tham dục". Khi (vị ấy) tinh cần chống lại nguyên nhân
đau khổ, do tinh cần chống lại nguyên nhân đau khổ, vị ấy không có
tham dục. Do vậy, ở đây, vị ấy tinh cần chống lại (nguyên nhân đau khổ).
Nhưng trong khi vị ấy xả đối với nguyên nhân đau khổ, trong khi tu tập
xả, vị ấy không có tham dục. Do vậy, ở đây, vị ấy tu tập xả. Trong
khi vị ấy tinh cần chống lại nguyên nhân đau khổ ấy, do tinh cần chống
lại nguyên nhân, vị ấy không có tham dục. Như vậy, sự đau khổ đối với
vị ấy được diệt tận. Trong khi vị ấy xả đối với nguyên nhân đau
khổ ấy, trong khi tu tập xả, vị ấy không có tham dục. Như vậy, sự
đau khổ đối với vị ấy được diệt tận. Như vậy, này các Tỷ-kheo,
là sự tinh tấn có kết quả, sự tinh cần có kết quả.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo
lại suy nghĩ như sau : "Khi ta trú vào lạc, bất thiện pháp tăng trưởng,
thiện pháp giảm thiểu. Nhưng khi ta tinh cần dùng đau khổ chống với tự
ngã, các bất thiện pháp giảm thiểu, các thiện pháp tăng trưởng. Vậy
ta hãy tinh cần dùng đau khổ chống với tự ngã". Vị ấy tinh cần
dùng đau khổ chống với tự ngã. Do tinh cần dùng đau khổ chống với tự
ngã, các bất thiện pháp giảm thiểu, các thiện pháp tăng trưởng. Vị
ấy sau một thời gian, không tinh cần dùng đau khổ chống với tự ngã.
Vì sao vậy ? Vì mục đích vị Tỷ-kheo ấy tinh cần dùng đau khổ chống với
tự ngã đã thành tựu. Do vậy, sau một thời gian vị ấy không tinh cần
dùng đau khổ chống với tự ngã. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người làm
tên, hơ nóng và đốt nóng thân tên giữa hai ngọn lửa, khiến thân tên
được thẳng và dễ uốn nắn. Nhưng này các Tỷ-kheo, khi thân tên của người
làm tên, đã được hơ nóng và đốt nóng giữa hai ngọn lửa trở thành
thẳng và dễ uốn nắn, người ấy sau một thời gian không còn hơ nóng
và đốt nóng thân tên giữa hai ngọn lửa, khiến thân tên được thẳng và
dễ uốn nắn. Vì sao vậy ? Vì mục đích người làm tên ấy hơ nóng và
đốt nóng thân tên giữa hai ngọn lửa, khiến thân tên được thẳng và dễ
uốn nắn đã được thành tựu. Do vậy, sau một thời gian, người ấy không
còn hơ nóng, đốt nóng thân tên giữa hai ngọn lửa để trở thành thẳng
và dễ uốn nắn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như
sau : "Khi ta trú vào lạc, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp giảm
thiểu. Nhưng khi ta tinh cần dùng đau khổ chống với tự ngã", các bất
thiện pháp giảm thiểu, các thiện pháp tăng trưởng. Vậy ta hãy tinh cần
dùng đau khổ chống với tự ngã". Vị ấy tinh cần dùng đau khổ chống
với tự ngã. Do tinh cần dùng đau khổ chống với tự ngã, các bất thiện
pháp giảm thiểu, các thiện pháp tăng trưởng. Vị ấy sau một thời gian,
không tinh cần dùng đau khổ chống với tự ngã. Vì sao vậy ? Vì mục đích
vị Tỷ-kheo ấy tinh cần dùng đau khổ chống với tự ngã đã thành tựu.
Do vậy, sau một thời gian, vị ấy không tinh cần dùng đau khổ chống với
tự ngã. Như vậy, này các Tỷ-kheo là sự tinh cần có kết quả.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây,
Như Lai sanh ra ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng giác, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải.. (xem tập I, Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi trang 398 đến
trang 403... ) gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Vị ấy, từ bỏ năm triền cái
làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược này, ly dục, ly bất thiện
pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục
sanh, có tầm có tứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tinh tấn có kết
quả, là sự tinh cần có kết quả.
Và lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị
Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ
lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhứt tâm. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là sự tinh tấn có kết quả, là sự tinh cần có kết quả.
Và lại nữa này các Tỷ-kheo, vị
Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà
các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Như
vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tinh tấn có kết quả, là sự tinh cần có kết
quả.
Và lại nữa này các Tỷ-kheo, vị
Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và
trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là sự tinh tấn có kết quả, là sự tinh cần có kết quả.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh
như vậy... (xem tập I, trang 404 đến 405).... như vậy vị ấy nhớ đến
nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tinh tấn có kết quả, là sự tinh cần
có kết quả.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh
như vậy... (xem tập I, trang 405 đến trang 406)... đều do hạnh nghiệp của
họ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tinh tấn có kết quả, là sự tinh
cần có kết quả.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh...
(xem tập I, Đại Kinh Xóm Ngựa trang 609 đến trang 610)... sau đời hiện tại
không có đời sống nào khác nữa. Như vậy, này các Tỷ-kheo là sự tinh tấn
có kết quả, là sự tinh cần có kết quả.
Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói như vậy.
Này các Tỷ-kheo, mười thuyết tùy thuyết hợp pháp của Như Lai đã nói
như vậy đưa đến sự tán thán. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do
nhân các việc đã làm trong quá khứ thọ lãnh lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo,
Như Lai thật sự đã làm những thiện hạnh trong thời quá khứ nên nay mới
thọ lãnh vô lậu lạc thọ như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình
do nhân một vị Tạo hóa tạo ra, thọ lãnh lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo,
Như Lai thật sự được tạo ra bởi một vị Tạo hóa hiền thiện, nên
nay mới thọ lãnh vô lậu lạc thọ như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu
tình do nhân kết hợp các điều kiện, thọ lãnh lạc khổ, thời này các
Tỷ-kheo, Như Lai thật sự được thiện kết hợp, nên nay mới thọ lãnh
vô lậu lạc thọ như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân
sanh loại, thọ lãnh lạc khổ, thời này các Tỷ-kheo Như Lai thật sự được
thiện sanh loại, nên nay thọ lãnh vô lậu lạc thọ như vậy. Này các Tỷ-kheo,
nếu các hữu tình do nhân tinh tấn hiện tại thọ lãnh lạc khổ, thời
này các Tỷ-kheo, Như Lai thật sư đã tạo thiện tinh tấn hiện tại, vì rằng
nay thọ lãnh vô lậu lạc thọ như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu
tình do nhân hành động quá khứ thọ lãnh lạc khổ, Như Lai đáng được
tán thán. Nếu các hữu tình không do nhân hành động quá khứ thọ lãnh lạc
khổ, Như Lai đáng được tán thán. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do
nhân được một vị Tạo hóa tạo ra, thọ lãnh lạc khổ, Như Lai đáng
được tán thán. Nếu các hữu tình không do nhân được một vị Tạo hóa
tạo ra, thọ lãnh lạc khổ, Như Lai đáng được tán thán. Này các Tỷ-kheo,
nếu các hữu tình do nhân kết hợp các điều kiện thọ lãnh lạc khổ,
Như Lai đáng được tán thán. Nếu các hữu tình không do nhân các điều
kiện kết hợp thọ lãnh lạc thọ khổ thọ, Như Lai đáng được tán
thán. Này các Tỷ-kheo, nếu các hữu tình do nhân sanh loại thọ lãnh lạc
khổ, Như Lai đáng được tán thán. Nếu các hữu tình, không do nhân sanh
loại thọ lãnh lạc khổ, Như Lai đáng được tán thán. Này các Tỷ-kheo,
nếu các hữu tình do nhân tinh cần hiện tại thọ lãnh lạc khổ, Như Lai
đáng được tán thán. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói như vậy. Này các Tỷ-kheo,
mười thuyết tùy thuyết hợp pháp này Như Lai đã nói như vậy đưa đến
sự tán thán.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các
Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- (Pancattayasutam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi,
Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tu viện ông Anathapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi
các Tỷ-kheo : "Này các Tỷ-kheo"- "Thưa vâng, bạch Thế
Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
– Này các Tỷ-kheo, có một số
Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương lai, thảo luận về tương lai, y cứ
vào tương lai, tuyên bố nhiều quan điểm sai khác. Ở đây, một số tuyên
bố : "Sau khi chết, tự ngã không bệnh, có tưởng". Ở đây, một
số tuyên bố : "Sau khi chết, tự ngã không bệnh, không tưởng".
Ở đây một số tuyên bố : "Sau khi chết, tự ngã không bệnh, phi tưởng
và phi phi tưởng". Hay họ chủ trương đoạn diệt hủy hoại, tiêu diệt
của loài hữu tình hiện đang sanh tồn. Hay một số lại tuyên bố về hiện
tại Niết-bàn. Như vậy, họ chủ trương sau khi chết, tự ngã tồn tại
không bệnh. Hay họ chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, tiêu diệt của
loài hữu tình hiện đang sanh tồn. Hay một số lại tuyên bố hiện tại
Niết-bàn. Như vậy, những chủ thuyết này, sau khi thành năm trở lại thành
ba, sau khi thành ba, trở lại thành năm. Đây là sự tổng thuyết năm ba.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị
Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh,
các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy hoặc chủ trương sau khi chết tự ngã
có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương
sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn
giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc
và không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy
chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc và không không sắc, có
tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương tự ngã
hoặc nhất tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn
ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc dị tưởng, có tưởng, không bệnh;
các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương tự ngã sau khi chết hoặc
thiểu tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy
chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc vô lượng tưởng, có tưởng, không
bệnh. Nhưng có một số tuyên bố thức biến này (vinnanakasina) khi vượt
qua khỏi (upativa-ttatam ?) trở thành vô lượng, bất động. Về vấn đề này,
này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau : "Những Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh,
các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc
có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương
sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn
giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc có sắc
và không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy
chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc không sắc và không không sắc, có tưởng,
không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự
ngã hoặc nhứt tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc di tưởng, có tưởng,
không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự
ngã hoặc thiểu tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc vô lượng tưởng, có
tưởng, không bệnh. Hay (Như Lai biết) loại tưởng nào trong các loại tưởng
ấy được xưng là thanh tịnh, tối thắng, đệ nhất, vô thượng, tức là
sắc tưởng, tức là vô sắc tưởng, tức là nhứt tưởng, tức là dị tưởng.
Nói rằng: "vô sở hữu", một số tuyên bố Vô sở hữu xứ là
vô lượng, bất động. Biết rằng cái này thuộc hữu vi, là thô pháp, nhưng
có sự đoạn diệt các hành, biết được có (sự đoạn diệt) này, Như
Lai thấy sự giải thoát khỏi (pháp hữu vi) và đã vượt khỏi (pháp hữu
vi)".
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị
Sa-môn, Bà- la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã không tưởng, không
bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã
hoặc có sắc không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy
chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không tưởng, không bệnh;
các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc
có sắc không sắc, không tưởng, không bệnh. Các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc cũng không sắc, không
không sắc, không tưởng không bệnh.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, các vị
Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, vô bệnh,
một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy ? Họ nói rằng : "Tưởng là
bệnh hoạn, tưởng là mụt nhọt, tưởng là mũi tên; đây là tịch tịnh,
thù diệu tức là vô tưởng". Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như
Lai biết như sau : "Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương
sau khi chết, tự ngã là không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, không tưởng,
không bệnh; Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự
ngã hoặc không sắc không tưởng không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc,
không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương
sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, không không sắc, không tưởng,
không bệnh". Này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau
: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài hành, ngoài thức, ta sẽ
chủ trương sự lai, vãng, tử, sanh, tăng trưởng, tăng thịnh, hay tăng đại";
sự tình không có như vậy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp,
nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có (sự đoạn diệt) này,
Như Lai thấy sự giải thoát (pháp hữu vi) và đã vượt khỏi (pháp hữu
vi).
Ở đây, này các Tỷ-kheo những
Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết tự ngã là Phi tưởng
phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương
sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh;
các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc
không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc,
phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ
trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không không sắc, phi tưởng
phi phi tưởng, không bệnh. Ở đây này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, một
số phỉ báng các vị ấy; các Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết,
tự ngã không tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy
? (Họ nói rằng) : "Tưởng là bệnh hoạn, tưởng là mụt nhọt, tưởng
là mũi tên, không tưởng là si ám. Đây là tịch tịnh, thù diệu, tức là
phi tưởng phi phi tưởng". Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai
biết như sau : "Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau
khi chết, tự ngã là phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh, các Tôn giả
Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, phi tưởng
phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương
sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh;
các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc
có sắc và không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả
Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã là không có sắc,
không không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh".
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương sự thành tựu của xứ này (ayatana) chỉ nhờ những
hành có thể thấy được, nghe được, tư duy được, ý thức được; đây
được xưng, này các Tỷ-kheo, là tổn hại cho sự thành tựu xứ (ayatana)
này. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, xứ này không được xưng là có thể đạt
thành nhờ sự thành tựu hữu hành (sasankhara), mà này các Tỷ-kheo, xứ
này được xưng là có thể đạt thành nhờ sự thành tựu không có hành
nào còn lại. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự
đoạn diệt các hành, biết được có (sự đoạn diệt này), Như Lai thấy
sự giải thoát khỏi (pháp hữu vi) và đã vượt khỏi (pháp hữu vi).
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị
Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, diệt tận của
loại hữu tình hiện đang sinh tồn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị
Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh,
một số phỉ báng các vị ấy. Còn những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ
trương sau khi chết, tự ngã không tưởng không bệnh, một số phỉ báng
các vị ấy. Còn những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết,
tự ngã phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị
ấy. Vì sao vậy ? Tất cả những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này hướng
thượng tuyên bố có chấp trước : "Đời sau chúng ta sẽ hiện hữu,
đời sau chúng ta sẽ hiện hữu". Ví như một người lái buôn đi buôn
bán nghĩ rằng : "Từ đây ta sẽ có vật này, ta sẽ được vật này từ
cái này". Cũng vậy, những vị Sa-môn, Bà-la-môn này, chúng ta nghĩ rằng,
cũng giống như những người lái buôn khi các vị này nói : "Đời sau
chúng ta sẽ hiện hữu, đời sau chúng ta sẽ hiện hữu". Về vấn đề
này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết được : "Những Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn này chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, diệt tận, loại hữu tình
hiện đang sinh tồn, những vị ấy sợ hãi tự thân, yếm ly tự thân, chỉ
chạy theo và chạy vòng quanh tự thân". Ví như một con chó bị dây cột
vào một cột trụ hay cây cột vững chắc, chạy theo và chạy vòng tròn cột
trụ hay cây cột ấy. Cũng vậy, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy sợ
hãi tự thân, yếm ly tự thân, chỉ biết chạy theo và chạy vòng quanh tự
thân. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt
các hành, biết được có (sự đoạn diệt này), Như Lai thấy sự giải
thoát khỏi (pháp hữu vi), và đã vượt khỏi (pháp hữu vi).
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay
Bà-la-môn nào luận bàn về tương lai, thảo luận về tương lai, y cứ vào
tương lai tuyên bố nhiều quan điểm sai khác, tất cả đều tuyên bố năm
xứ này hay một trong chúng. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn
luận bàn về quá khứ, thảo luận về quá khứ, y cứ vào quá khứ, tuyên
bố nhiều quan điểm sai khác : "Tự ngã và thế giới là thường còn;
chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số
tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là vô thường; chỉ như vậy
là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy
: "Tự ngã và thế giới là thường còn là vô thường; chỉ như vậy
là chân thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy.
"Tự ngã và thế giới là không phải thường còn, không phải vô thường;
chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số
tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là hữu biên; chỉ như vậy
là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy.
"Tự ngã và thế giới là vô biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài
ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và
thế giới là hữu biên và vô biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra
là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế
giới không phải hữu biên, không phải vô biên; chỉ như vậy là chơn thật,
ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự
ngã và thế giới là nhứt tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra
là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế
giới là dị tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng".
Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là thiểu
tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một
số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là vô lượng tưởng;
chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số
tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là nhứt hướng lạc; chỉ
như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên
bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là nhứt hướng khổ; chỉ như vậy
là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy.
"Tự ngã và thế giới là lạc và khổ; chỉ như vậy là chơn thật,
ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự
ngã và thế giới là không khổ, không lạc; chỉ như vậy là chơn thật,
ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. Ở đây,
này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có chủ thuyết như sau, có
quan điểm như sau : "Tự ngã và thế giới là thường còn, chỉ như vậy
là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ngoài tín, ngoài hỷ, ngoài tùy văn,
ngoài thẩm định lý do, ngoài kham nhẫn chấp thọ (tà) kiến, trí tự
mình sẽ trở thành thanh tịnh, trong sạch; sự tình như vậy không xảy ra.
Này các Tỷ-kheo, nếu trí tự mình không trở thành thanh tịnh, trong sạch,
thời cho đến chỉ một phần nhỏ của trí, mà những Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy làm cho trong sạch chính như vậy cũng được xưng là chấp
trước đối với những vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy. Biết rằng
cái này thuộc hữu vi là thô pháp, không có sự đoạn diệt các hành, biết
được có (sự đoạn diệt này), Như Lai thấy sự giải thoát khỏi (pháp
hữu vi) và đã vượt khỏi (pháp hữu vi).
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị
Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau : "Tự
ngã và thế giới là vô thường... (như trên)... tự ngã và thế giới là
thường còn và vô thường... (như trên)... tự ngã và thế giới không thường
còn và không vô thường... (như trên)... tự ngã và thế giới là vô
biên... (như trên)... tự ngã và thế giới là hữu biên và vô biên... (như
trên)... tự ngã và thế giới là không hữu biên, không vô biên... (như trên)...
tự ngã và thế giới là nhứt tưởng... (như trên)... tự ngã và thế giới
là dị tưởng... (như trên)... tự ngã và thế giới là thiểu tưởng...
(như trên)... tự ngã và thế giới là vô lượng tưởng... (như trên)... tự
ngã và thế giới là nhứt hướng lạc... (như trên)... tự ngã và thế giới
là nhứt hướng khổ... (như trên)... tự ngã và thế giới là lạc và khổ..
(như trên)... Tự ngã và thế giới là không khổ, không lạc; chỉ như vậy
là chơn thật, ngoài ra là hư vọng. Ngoài lòng tin, ngoài hỷ, ngoài tùy văn,
ngoài thẩm định lý do, ngoài sự kham nhẫn chấp thọ (tà) kiến, trí tự
mình sẽ trở thành thanh tịnh, trong sạch, sự tình như vậy không xảy ra.
Này các Tỷ-kheo, nếu trí tự mình không trở thành thanh tịnh, trong sạch,
thời cho đến chỉ một phần nhỏ của trí, mà những Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy làm cho trong sạch, chính như vậy cũng được xưng là chấp
trước đối với những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy. Biết rằng cái
này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết
được có (sự đoạn diệt này), Như Lai thấy sự giải thoát khỏi (pháp
hữu vi), và đã vượt khỏi (pháp hữu vi).
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị
Sa-môn hay Bà-la-môn do từ bỏ những quan điểm về quá khứ, và từ bỏ
những quan điểm về tương lai, do không hoàn toàn chú tâm đến những dục
kiết sử, đạt được viễn ly hỷ và an trú. Vị ấy nghĩ: "Đây là
sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an trú".
Nhưng nếu viễn ly hỷ ấy của vị này bị đoạn diệt, do viễn ly hỷ bị
đoạn diệt, ưu tư sanh khởi. Do ưu tư được đoạn diệt, viễn ly hỷ
sanh khởi. Ví như, này các Tỷ-kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức
nóng (mặt trời) lan rộng, chỗ nào sức nóng (mặt trời) từ bỏ, chỗ
ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do viễn ly hỷ bị đoạn
diệt, ưu tư sanh khởi. Do ưu tư được đoạn diệt nên viễn ly hỷ sanh
khởi. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn giả
Sa-môn hay Bà-la-môn này, do từ bỏ những quan điểm về quá khứ, và do từ
bỏ những quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục
kiết sử, sau khi đạt được viễn ly hỷ, liền an trú : "Đây là sự
thật, đây là thù diệu, tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an trú".
Viễn ly ấy của vị này bị đoạn diệt. Do viễn ly hỷ bị đoạn diệt,
ưu tư sanh khởi; do ưu tư được đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi. Biết
rằng cái này thuộc hữu vi pháp là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các
hành, biết được có (sự đoạn diệt này), Như Lai thấy sự giải thoát
khỏi (pháp hữu vi) và đã vượt khỏi (pháp hữu vi).
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có
vị Sa-môn hay Bà-la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ
các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết
sử, do vượt qua viễn ly hỷ, sau khi đạt được phi vật chất lạc liền
an trú: "Đây là sự thật, đây là thù diệu tức là đạt được phi
vật chất lạc, ta an trú". Phi vật chất lạc của vị ấy bị đoạn
diệt; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi; do viễn
ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi. Ví như, này các Tỷ-kheo,
chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng (mặt trời) lan rộng, chỗ
nào sức nóng (mặt trời) từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy,
này các Tỷ-kheo, do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi;
do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi. Về vấn đề
này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau : Vị Tôn giả Sa-môn hay
Bà-la-môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan
điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử,
do vượt qua viễn ly hỷ, đạt được phi vật chất lạc và an trú : "Đây
là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được phi vật chất lạc,
ta an trú". Phi vật chất lạc ấy của vị này bị đoạn diệt. Do phi
vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi; do viễn ly hỷ bị
đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi. Biết rằng cái này thuộc hữu
vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành; biết được có (sự
đoạn diệt) này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi (pháp hữu vi)
và đã vượt khỏi (pháp hữu vi).
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có
Sa-môn hay Bà-la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các
quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử,
do vượt qua viễn ly hỷ, do vượt qua phi vật chất lạc, sau khi đạt được
vô khổ vô lạc thọ, liền an trú : "Đây là sự thật, đây là thù diệu,
tức là đạt được vô khổ vô lạc thọ, ta an trú". Vô khổ vô lạc
thọ ấy của vị này bị đoạn diệt. Do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn
diệt, phi vật chất lạc sanh khởi; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt,
vô khổ vô lạc thọ sanh khởi. Ví như này các Tỷ-kheo, chỗ nào bóng mát
từ bỏ, chỗ ấy sức nóng (mặt trời) lan rộng, chỗ nào sức nóng từ bỏ,
chỗ ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do vô khổ vô lạc
thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi; do phi vật chất lạc bị
đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo,
Như Lai biết như sau: vị Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này, do từ bỏ các
quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn
toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, do
vượt qua phi vật chất lạc, sau khi đạt được vô khổ vô lạc thọ, liền
an trú: "Đây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được vô
khổ vô lạc thọ, ta an trú". Vô khổ vô lạc thọ ấy của vị này bị
đoạn diệt. Do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc
sanh khởi; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh
khởi. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn
diệt các hành, sau khi biết được: "Đây có sự đoạn diệt (các
hành này), Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi (hữu vi pháp)" và
đã vượt khỏi (hữu vi pháp).
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có
vị Sa-môn hay Bà-la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ
các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết
sử, do vượt khỏi viễn ly hỷ, do vượt khỏi phi vật chất lạc, do vượt
khỏi vô khổ vô lạc thọ, vị ấy quán : "Ta là tịch tịnh, ta là tịch
diệt, ta là không chấp thủ". Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết
như sau: Vị Tôn giả Sa-môn, Bà la môn này... (như trên)... "... ta là
không chấp thủ". Chắc chắn vị Đại đức này tuyên bố con đường
thích hợp (đưa đến) Niết-bàn. Nhưng vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này
khởi lên chấp thủ, hoặc chấp thủ quan điểm về quá khứ, chấp thủ
hoặc chấp thủ quan điểm về tương lai, chấp thủ hoặc chấp thủ dục
kiết sử, chấp thủ hoặc chấp thủ viễn ly hỷ, chấp thủ hoặc chấp
thủ phi vật chất lạc, chấp thủ hoặc chấp thủ vô khổ vô lạc thọ.
Dầu cho vị Đại đức này quán : "Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt,
ta không có chấp trước", nhưng vị này vẫn được xem là có chấp trước
về điểm ấy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi pháp là thô pháp, nhưng có
đoạn diệt các hành, sau khi biết được có (sự đoạn diệt các hành)
này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi (hữu vi pháp) và đã vượt
khỏi (hữu vi pháp).
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vô
thượng tịch tịnh, tối thắng đạo được Như Lai chánh đẳng giác, nghĩa
là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt và sự
nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải thoát không chấp thủ. Ở đây,
này các Tỷ-kheo, vô thượng tịch tịnh tối thắng đạo này được Như
Lai chánh đẳng giác, nghĩa là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự
đoạn diệt, vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải
thoát không chấp thủ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- 103. KINH
NHƯ THẾ NÀO [^]
- (Kintisutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kusinara,
tại khu rừng Baliharana. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo",
– "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Này các Tỷ-kheo, đối với Ta,
các Ông nghĩ như thế nào ? Có phải vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết
pháp ? Hay có phải vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp ?
Hay có phải vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp ? Hay có phải vì
nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp ?
– Thưa không phải vậy, bạch Thế
Tôn !
Chúng con không nghĩ rằng : "Vì
nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp.. (như trên)... Vì nhân thành bại,
Sa-môn Gotama thuyết pháp".
– Và như vậy, này các Tỷ-kheo,
đối với Ta, các Ông không nghĩ như sau: "Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama
thuyết pháp... (như trên)... Vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết
pháp". Vậy này các Tỷ-kheo, đối với ta, các Ông nghĩ như thế nào
?"
– Như thế này, bạch Thế Tôn, đối
với Thế Tôn, chúng con nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do
lòng từ Thế Tôn thuyết pháp".
– Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối
với Ta, các Ông nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ
Thế Tôn thuyết pháp".
Do vậy, này các Tỷ-kheo, những
pháp Ta giảng cho các Ông với thượng trí, như là Bốn niệm xứ, Bốn
chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh
đạo tám ngành. Ở đây, các ông phải học tập tất cả, trong tinh thần
hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau. Và này các Tỷ-kheo, khi các
Ông học tập trong các pháp ấy, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không
cãi lộn với nhau, có thể có hai vị Tỷ-kheo nói khác nhau về Abhidhamma
(Thắng pháp). Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các vị Tôn giả
này, có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn"; ở đây, Tỷ-kheo
nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy nói như sau:
"Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn.
Về vấn đề này các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự
sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với
nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phái bên kia mà các Ông nghĩ là nhu
thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả
có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các
Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như
thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì
khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là
khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về pháp, cái gì thuộc
về luật phải được nói lên. Ở đây, nếu các Ông suy nghĩ như sau :
"Giữa các bậc Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng
nhất về văn". Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ
nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau. "Giữa các Tôn giả, có sự
sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn
giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như
thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau".
Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên
kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như
sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất
về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về
nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi
lộn với nhau". Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là
khó nắm giữ, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau
khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, sau khi thọ trì là dễ
nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về pháp, cái gì thuộc về
luật phải được nói lên. Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau : "Giữa
các Tôn giả này, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn".
Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị
ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất nghĩa, có
sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng
nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một
vấn đề nhỏ nhặt tức là văn : Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau
vì một vấn đề nhỏ nhặt". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia
mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy nghĩ đến vị ấy và nói
như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai
khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất
về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn
đề nhỏ nhặt, tức là văn. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau, vì một
vấn đề nhỏ nhặt" Như vậy, cái gì dễ nắm giữ, phải thọ trì
là dễ nắm giữ, cái gì khó nắm giữ, phải thọ trì là khó nắm giữ.
Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, sau khi thọ trì là
khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về pháp, cái gì thuộc
về luật phải được nói lên. Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa
các Tôn giả này có sự đồng nhất về nghĩa có sự đồng nhất về
văn"; ở đây, vị Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn,
hãy đến vị ấy và nói như sau : "Giữa các Tôn giả có sự đồng nhất
về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn
giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất
về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn nhau". Rồi một Tỷ-kheo
nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị
ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa
và có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết
có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế
này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì dễ nắm
giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái
gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về pháp, cái gì thuộc về luật hãy được
nói lên".
Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học
tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với
nhau, có thể có một Tỷ-kheo khác phạm giới, phạm luật. Ở đây, này
các Tỷ-kheo, chớ có khiển trách hấp tấp, cá nhân người kia cần phải
giác sát. (Các Ông phải suy nghĩ): "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ
không có tổn hại gì cho người kia. Nếu người kia không phẫn nộ, không
uất hận, có ý kiến lanh lợi, và dễ thuyết phục, và ta có thể khiến
người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo,
nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải. Nhưng nếu, này
các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ như sau: "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ
có tổn hại cho người kia. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm
chạp, nhưng dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi
bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt,
tức là sự tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là
ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện".
Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau : "Sẽ có hại cho
ta và không có tồn tại cho người kia. Người kia không có phẫn nộ, uất
hận, có ý kiến lanh lợi, nhưng khó thuyết phục, và ta có thể khiến người
ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn
đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho ta. Và đây là sự việc to lớn
hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào
thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông
nên nói là phải. Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau :
"Sẽ có hại cho ta và sẽ có tổn hại cho người kia. Người khác phẫn
nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục và ta có thể khiến
người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một
vấn đề nhỏ nhặt, tức là hại cho ta và tổn hại cho người kia. Và đây
là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất
thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy,
thời các Ông nên nói là phải. Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ
như sau: "Ta sẽ bị hại và người kia cũng bị tổn hại. Người kia
phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục, và ta không
có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện".
Đối với một người như vậy, này các Tỷ-kheo, hãy xã, chớ có nên
khinh miệt.
Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học
tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với
nhau, có thể khởi lên giữa các Ông, một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố,
một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ. Ở đây, một Tỷ-kheo nào của phe
bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và
nói như sau : "Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy
trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau, có khởi lên một
khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ.
Nếu biết được như thế, vị Sa-môn sẽ quở trách". Trả lời một
cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau :
""Này Hiền giả, dầu cho, chúng tôi học tập các pháp ấy trong
tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau... (như trên)... vị
Sa-môn sẽ quở trách. Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện
ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng ?" Nếu trả lời một cách
chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền
giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng
được". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu
thuận dễ nói hơn hãy đến vị ấy và nói như sau : "Này Hiền giả,
dầu chúng tôi học tập các pháp ấy... (như trên).. vị Sa-môn sẽ quở
trách". Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải
trả lời như sau: "Này Hiền giả, dầu cho chúng tôi ... (như trên)...
Sa-môn sẽ quở trách. Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện
ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng ?" Nếu trả lời một cách
chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền
giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng
được".
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các
Ông khác hỏi Tỷ-kheo ấy, nói rằng: "Các Tỷ-kheo ấy có được Tôn
giả khiến cho vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện chăng ?" Nếu
trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như
sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đi đến Thế Tôn và Thế Tôn thuyết
pháp của Ngài cho tôi. Sau khi nghe pháp ấy, tôi đã nói lại cho các Tỷ-kheo
ấy. Khi các Tỷ-kheo ấy nghe pháp ấy xong, các vị ấy tự vượt khỏi bất
thiện và an trú vào thiện". Trả lời như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
không tự khen mình chê người. Vị ấy giải thích tùy pháp đúng với
pháp, và không một ai trong các Pháp hữu nói lời tùy thuyết, có thể
đưa đến phỉ báng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- (Samagamasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa
các vị Sakka (Thích Ca), tại Samagama (Xá-di thôn). Lúc bấy giờ, Nigantha
Nataputta vừa mới tạ thế ở Pava. Sau khi vị này tạ thế, các vị
Nigantha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và
sống tàn hại nhau với binh khí miệng lưỡi. "Ông không biết pháp luật
này, ta biết pháp luật này. Sao Ông có thể biết pháp luật này ? Ông theo
tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói ta tương ưng, lời nói Ông không tương
ưng. Điều đáng nói trước Ông nói sau; điều đáng nói sau, Ông nói trước.
Điều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ông đã
bị thách đố. Ông đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của
Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được !" Hình
như các đệ tử của Nigantha Nataputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ
tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigantha Nataputta cũng chán ngấy, cơ hiềm,
và phản đối các Nigantha, vì pháp luật của họ đã được trình bày,
tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng
đến an tịnh, không do vị Chánh Đẳng Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã
bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.
Rồi sa di Cunda, sau khi an cư mùa mưa
ở Pava, đến thăm Tôn giả Ananda ở Samagama, sau khi đến, đảnh lễ Tôn
giả Ananda và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Sa di Cunda
bạch Tôn giả Ananda:
– Bạch Tôn giả, Nigantha Nataputtta
đã từ trần ở Pava. Sau khi vị này tạ thế, các Nigantha chia ra làm hai
phái... tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda
nói với Sa di Cunda :
– Này Hiền giả Cunda, đây vấn
đề đáng đưa ra để yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Cunda, chúng ta
hãy đi yết kiến Thế Tôn; sau khi đến, chúng ta hãy trình bày vấn đề này
để Thế Tôn biết.
– Thưa vâng, Tôn giả .
Sa di Cunda vâng lời Tôn giả Ananda.
Rồi Tôn giả Ananda cùng với Sa di Cunda đi đến yết kiến Thế Tôn, sau
khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một
bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn :
– Bạch Thế Tôn, Sa di Cunda có
nói : "Nigantha Nataputta đã từ trần ở Pava. Sau khi vị này từ trần,
các vị Nigantha chia ra làm hai phái... tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không
có chỗ y chỉ". Bạch Thế Tôn, con nghĩ như sau: "Sau khi Thế Tôn
nhập diệt, chớ để cho tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng. Tranh luận
ấy đưa đến sự bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho
đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài người".
– Này Ananda, Ông nghĩ thế nào ?
Những pháp Ta dạy cho các Ông với thượng trí, như Bốn niệm xứ, Bốn
chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh
đạo tám ngành. Ông có thấy chăng, này Ananda, có hai Tỷ-kheo đối với những
pháp này tuyên bố sai khác nhau ?
– Bạch Thế Tôn, những pháp Thế
Tôn dạy cho con với thượng trí, như Bốn niệm xứ... (như trên)... Thánh
đạo tám ngành, con không thấy cho đến hai Tỷ-kheo đối với những pháp
này tuyên bố sai khác nhau. Bạch Thế Tôn, và những người nào sống y cứ
sùng kính Thế Tôn, những người ấy sau khi Thế Tôn nhập diệt, có thể
khởi lên những tranh luận giữa tăng chúng, hoặc về Tăng thượng hoạt mạng,
hoặc về Tăng thượng (Patimokkha-Giới bổn). Tranh luận ấy đem đến bất
an cho đa số, bất hạnh cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài
Người.
– Là nhỏ nhặt này Ananda, là sự
tranh luận ấy, tức là (tranh luận) về Tăng thượng hoạt mạng hay Tăng
thượng giới bổn. Này Ananda, sự tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng về
con đường (magga) hay về đường hướng tu hành (patipada), sự tranh luận
ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau
khổ cho loài Trời, loài Người.
Này Ananda, có sáu căn bản tranh chấp
này. Thế nào là sáu ? Ở đây, Tỷ-kheo phẫn nộ, sân hận. Này Ananda, vị
Tỷ-kheo nào phẩn nộ, sân hận, vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng
bậc Đạo sư, sống không cung kính, không tôn trọng Pháp, sống không cung
kính, không tôn trọng Tăng chúng, không viên mãn sự học tập. Này Ananda,
Tỷ-kheo nào sống không cung kính, không tôn trọng bậc Đạo sư... (như trên)...
sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng, không viên mãn sự học tập,
vị ấy khởi lên tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến
bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an,
đau khổ cho loài Trời, loài Người. Này Ananda nếu Ông thấy căn bản
tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác, ở đây, này
Ananda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ ác căn bản tranh luận ấy. Này
Ananda, nếu Ông không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay
giữa các người khác; ở đây, này Ananda, Ông phải theo một đường hướng
để không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản
tranh luận ấy. Có sự đoạn diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới
không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận
ấy như vậy.
Lại nữa này Ananda, vị Tỷ-kheo hiềm
hận não hại... (như trên)... tật đố, xan tham... (như trên)... gian manh, xảo
trá... (như trên)... ác dục tà kiến... (như trên)... chấp thủ thế trí, cố
chấp, khó thuyết phục. Này Ananda, Tỷ-kheo nào chấp thủ thế trí, cố chấp
khó thuyết phục, vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng Bậc Đạo
sư, không cung kính, không tôn trọng Pháp, không cung kính, không tôn trọng
Tăng chúng, không viên mãn sự học tập. Này Ananda, vị Tỷ-kheo nào sống
không cung kính, không tôn trọng bậc Đạo sư... (như trên)... sống không
cung kính, không tôn trọng Tăng chúng, không viên mãn sự học tập, vị ấy
khởi lên sự tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất
an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ
cho loài Trời, loài Người, này Ananda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận
như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác, ở đây, này Ananda, Ông
phải tinh tấn đoạn trừ ác căn bản tranh luận ấy. Này Ananda, nếu Ông
không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa người khác,
ở đây, này Ananda, Ông phải theo một đường hướng để không có sự tiếp
tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy. Có sự đoạn
diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục diễn
tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận như vậy. Những pháp này,
này Ananda, là sáu căn bản tranh chấp.
Này Ananda, có bốn tránh sự này.
Thế nào là bốn ? Tránh sự khởi lên do tranh luận, tránh sự khởi lên do
chỉ trích, tránh sự khởi lên do phạm giới tội, tránh sự khởi lên do
trách nhiệm (kiccadhikaranam : hành tránh sự). Những pháp này, này Ananda, là
bốn tránh sự.
Nhưng này Ananda, có bảy diệt
tránh pháp này để giải quyết diệt trừ các tránh pháp thỉnh thoảng khởi
lên : phán quyết với sự hiện diện cần được ban cho (sammukhavinayo
databbo: ưng dữ hiện tiền tỳ- ni), phán quyết ức niệm cần được ban
cho (sativinayadatabbo: ưng dữ ức niệm tỳ-ni), phán quyết bất si cần được
ban cho (amulhavinayo databbo: ưng dữ bất si tỳ-ni), quyết định tùy theo thú
nhận (patinnaya karetabbam), quyết định đa số (yebhuya ssika: đa nhân mích tội),
quyết định tùy theo giới tội người phạm (tassa papiyyasika), trải cỏ
che lấp (tinavattha rako: như thảo phú địa). Này Ananda, thế nào là phán
quyết với sự hiện diện cần được ban cho ? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo
tranh chấp nhau : "Đây là pháp, hay đây là phi pháp, hay đây là luật,
hay đây là phi luật". Này Ananda, tất cả các Tỷ-kheo ấy phải tập hợp
hòa hợp với nhau, sau khi tập hợp, pháp quy chế (dhammanetti) phải được
thảo luận, phân tích. Sau khi pháp quy chế được thảo luận, phân tích,
ở đây, làm thế nào để đồng nhất đạt được, như vậy, tránh sự
phải được giải quyết. Như vậy, này Ananda, là phán quyết với sự hiện
diện; và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là
dùng phán quyết với sự hiện diện.
Và này Ananda, thế nào là quyết định
đa số (yebbuyyasika) ? Này Ananda, nếu các Tỷ-kheo kia không có thể giải
quyết tránh ấy tại trú xứ ấy, thời này Ananda, các vị Tỷ-kheo kia cần
phải đi đến chỗ trú xứ có nhiều Tỷ-kheo hơn, tại đấy tất cả các
Tỷ-kheo phải hòa đồng tập hợp lại; sau khi tập hợp, pháp quy chế
(dhammanetti) phải được thảo luận, phân tích. Sau khi pháp quy chế được
thảo luận, phân tích, ở đây làm thế nào, để đồng nhất đạt được
như vậy tránh sự phải được giải quyết. Như vậy, này Ananda, là sự
giải quyết một số tránh sự tức là dùng sự quyết định đa số.
Và này Ananda, thế nào phán quyết
ức niệm ? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một
trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nói rằng:
"Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc
Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di ?" Vị ấy trả lời như sau : "Chư Hiền,
tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần
Ba-la-di". Như vậy, này Ananda, một phán quyết ức niệm cần phải cho
Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này Ananda, là phán quyết ức niệm. Như vậy, ở đây
là sự giải quyết một số tránh sự tức là nhờ phán quyết ức niệm.
Và này Ananda, thế nào là phán quyết
bất si ? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một
trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di nói rằng:
"Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc
Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di ?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền,
tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần
Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy bị (các vị Tỷ-kheo kia)dồn ép phải thú nhận:
"Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có phạm trọng
tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy trả
lời như sau: "Này Chư Hiền, tôi đã bị cuồng si, tâm trí tôi điên
đảo; do tôi cuồng si như vậy, nhiều việc đã được tôi làm, tôi nói
không xứng Sa-môn hạnh. Vì bị cuồng si, tôi không nhớ đã làm như vậy".
Này Ananda, phán quyết bất si cần phải cho Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này
Ananda, là pháp quyết bất si. Và như vậy, ở đây là sự giải quyết một
số tránh pháp, tức là nhờ phán quyết bất si.
Và này Ananda, thế nào là quyết định
tùy theo thú nhận ? Ở đây, này Ananda, bị buộc tội hay không bị buộc tội,
Tỷ-kheo nhớ một giới tội, tỏ lộ, trình bày. Tỷ-kheo ấy phải đến một
Tỷ-kheo lớn tuổi hơn, đắp y phía một bên vai, đảnh lễ chân vị ấy,
ngồi gối hai chân, chấp tay và nói như sau : "Bạch Tôn giả, tôi có
phạm giới tội tên như thế này, nay xin sám hối". Tỷ-kheo kia nói như
sau: "Ông có thấy chăng ?"- "Tôi có thấy" – "Ông có
gìn giữ trong tương lai không ?" – "Tôi sẽ gìn giữ". Như vậy,
này Ananda, là quyết định tùy theo thú nhận, như vậy, ở đây là sự giải
quyết một số tránh sự tức là nhờ quyết định tùy theo thú nhận.
Và này Ananda, thế nào là quyết định
tùy theo giới tội người phạm ? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo buộc tội
một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần
Ba-la-di, nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như
thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di ?" Vị ấy trả lời như
sau: "Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đôi đã phạm trọng tội như vậy,
hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy bị (các Tỷ-kheo kia) dồn
ép phải tỏ lộ ra : "Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có
nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di
?" Tỷ-kheo ấy trả lời như sau : "Chư Hiền, tôi không có nhớ
tôi có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Chư
Hiền, tôi nhớ tôi có phạm khinh tội như thế này". Tỷ-kheo ấy bị
(các Tỷ-kheo kia) dồn ép phải tỏ lộ: "Tôn giả hãy biết cho rõ
ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di hoặc
gần Ba-la-di ?". Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, dầu không ai
hỏi tội, tôi sẽ thú nhận có phạm khinh tội như thế này, làm sao tôi
có thể, khi có người hỏi tôi, lại không thú nhận có phạm trọng tội
như thế này, hoặc Ba la di, hoặc gần Ba-la-di ?" Vị kia nói như sau :
"Này Hiền giả, dầu Ông có phạm khinh tội này, nếu không hỏi, Ông
sẽ không thú nhận, làm sao khi đã phạm trọng tội như thế này, hoặc
Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nếu có hỏi, Ông lại có thể thú nhận ? Tôn
giả hãy biết rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này
không, hoặc Ba-la-di. hoặc gần Ba-la-di ?" Vị ấy trả lời như sau :
"Chư Hiền, tôi nhớ, tôi có phạm trọng tội như thế này, hoặc
Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Điều tôi đã nói như vậy, là nói chơi, điều
tôi đã nói như vậy là để cười (rava ?) Tôi không có nhớ tôi đã phạm
trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Như vậy, này
Ananda, là quyết định tùy theo giới tội người phạm. Và như vậy, ở đây
là sự giải quyết một số tránh tội, tức là nhờ quyết định tùy theo
giới tội người phạm.
Và này Ananda, thế nào là trải cỏ
che lấp ? Ở đây, này Ananda, một số Tỷ-kheo sống tranh chấp, tranh cãi,
tranh luận với nhau, có nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh.
Tất cả các Tỷ-kheo ấy phải tập hợp hòa đồng với nhau. Sau khi tập hợp,
một Tỷ-kheo thông minh có kinh nghiệm hơn của một phe nhóm Tỷ-kheo, từ
chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chắp tay, bạch Tăng
chúng, nói rằng: "Chư Tôn giả, Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi sống
tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, nhiều việc đã làm, đã nói
không xứng Sa-môn hạnh. Nếu Tăng chúng xem là phải thời, tôi xin tỏ lộ
bất cứ giới tội nào của các Tôn giả này và bất cứ giới tội nào của
tôi. Vì lợi ích cho chư Tôn giả và cũng vì lợi ích cho tự thân, tôi xin
tỏ lộ giữa Tăng chúng, như lấy cỏ trải ra, trừ các trọng tội, trừ
tội liện hệ đến cư sĩ". Rồi một vị Tỷ-kheo thông minh kinh nghiệm
của nhóm Tỷ-kheo khác, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một
bên vai, chấp tay bạch Tăng chúng, nói rằng : "Chư Tôn giả, Tăng chúng
hãy nghe tôi. Khi chúng tôi sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với
nhau... (như trên)... trừ các tội liên hệ đến cư sĩ" Như vậy, này
Ananda, là trải cỏ che lấp, và như vậy, ở đây là sự giải quyết một
số tránh pháp, tức là nhờ trải cỏ che lấp.
Này Ananda, có sáu khả niệm pháp
này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không
tranh luận, hòa hợp, đồng nhất. Thế nào là sáu ? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo
an trú từ thân nghiệp, đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người
và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành
tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất. Và
lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo an trú từ khẩu nghiệp... (như trên)... đồng
nhất. Và lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo an trú từ ý nghiệp đối với các
vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm
pháp này tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không
tranh luận, hòa hợp, đồng nhất". Và lại nữa, này Ananda, với mọi
sở đắc như pháp, mọi lợi dưỡng đúng pháp cho đến những thọ lãnh
trong bình bát, Tỷ-kheo là vị san sẻ các lợi dưỡng như vậy, là vị thọ
hưởng chúng cùng với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Khả niệm
pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ,
không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất. Và lại nữa, này Ananda, đối với
mọi giới luật nào, không sứt mẻ, không tỳ, không vết, không ô uế, giải
thoát, được người trí tán thán, không chấp thủ, đưa đến Thiền định,
Tỷ-kheo sống thành tựu những giới luật như vậy cùng với các vị đồng
Phạm hạnh giữa chỗ đông người và tại chỗ vắng người. Khả niệm
pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ,
không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất. Và lại nữa, này Ananda, đối với
mọi tri kiến thánh thiện, đưa đến xuất ly, dẫn đến sự chơn chánh,
đoạn diệt khổ đau cho những ai thực hành theo, Tỷ-kheo sống thành tựu
những tri kiến như vậy cùng với các vị đồng Phạm hạnh trước chỗ
đông người và tại chỗ vắng người. Khả niệm pháp này cũng tác thành
khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa đồng,
đồng nhất.
Này Ananda sáu pháp khả niệm này
tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận,
hòa đồng, đồng nhất. Này Ananda, nếu Ông thọ trì và thực hành sau
pháp khả niệm này, thời này Ananda, Ông thấy có những cách nói nào, hoặc
tế hoặc thô, khiến Ông không có thể kham nhẫn ?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Do vậy, này Ananda, hãy thọ trì
và thực hành sáu pháp khả niệm này, như vậy sẽ đưa đến cho Ông an lạc
và hạnh phúc lâu dài.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn
giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.