Có duyên vào được ngôi nhà Phật pháp rồi, tiếp theo cần
nên tìm hiểu một ít về giáo lý Phật, dù là một ít cũng quan trọng, vì
đây là nền tảng cho bước đi dài đến giải thoát. Nhưng thế nào là một
ít để tạm gọi là nền tảng! Trong khi có người đã từng nghiên cứu,
đào sâu Phật pháp vẫn còn thấy mình chưa nắm được gì là căn gốc, vậy
chỉ có hiểu một ít mà cho là nền tảng! Thật ra điều này quả đúng,
đáng quan tâm, và hàng sơ cơ học Phật chúng ta thường hay lo ngại. Tuy
nhiên căn cứ theo lời Phật dạy và xét theo lịch sử truyền thừa của
đạo Phật nổi bật những điểm mà chúng ta nên an tâm: Trước nhất ai
cũng rõ biết đạo Phật là đạo sống, là con đường, là lộ trình dẫn
đến chứng nghiệm...Đã hiểu là con đường, là lộ trình thì hiểu ngay
đến sự di hành, tiến bước. Khi hiểu là đạo sống thì phải hiểu là
hiển bày, linh hoạt. Từ ngay điểm chính yếu này, chúng ta nhận ra thực
tế rõ ràng, bằng hành động cho việc vào đạo, mà không phải chỉ dọn
mình bằng kiến thức giáo lý để vào đạo. Nhưng cho dù có quên mình đi
sâu vào kiến thức Phật học suốt đời cũng chẳng thẩm thấu gì với
biển Phật, vì đã nhiều như nước biển thì làm sao uống hết được.
Đã không uống được hết, thì lộ trình tiến tới chứng ngộ vẫn còn
xa. Nhưng một điều, dù biển Phật mênh mông duy chỉ có một vị. Đó là
vị mặn. Vậy người ta có thể đứng bên bờ biển Thái Bình Dương cũng
cảm được vị mặn Đại Tây Dương. Tương tự, không có sự khác biệt,
giữa niềm an lạc chứng đạo của người thực hành Phật pháp từ giáo
lý căn bản, với người thực hành theo giáo lý Kim Cang, Bát Nhã đại thừa
v.v...
Hòa vào biển Phật là hòa vào Phật tánh, hòa vào Phật
tánh thì đâu còn cái ngã của anh, của tôi. Nhắc lại truyền thuyết thời
Phật có Ngài Chu Lợi Bàn Đà Dà là đệ tử của Phật, xuất gia lâu năm
mà chẳng học hiểu Phật pháp, cũng bởi tâm trí không sáng. Chỉ có một
bài kệ nhỏ mà học cả năm cũng không xong. Chướng nạn này ai nghĩ rằng
Ngài sẽ chứng nỗi thánh quả ! Vậy mà Ngài đã chứng đạo đắc quả,
tự tại an lạc không khác chi các đại đệ tử lớn của Phật. Nhân
duyên này là do Phật khơi dậy tánh giác của Ngài, để Ngài có cơ hội tự
mình tìm lại dấu vết xưa mà gội rửa dấu vết tối tăm đời nay. Phật
dạy Ngài chỉ thầm đọc và quán xét câu kệ quét nhà, để chuyển tiếp
vào việc quét bụi, như quét những trần lao, cấu nghiệp của chính mình.
Thế là Ngài liễu đạo, chứng quả.
Thời kỳ Phật pháp truyền sang Trung Hoa, cách đây hơn ngàn
năm có Bồ Tát Huệ Năng (638-713) cũng đã liễu đạo với nhân duyên lạ
lùng, do nghe một người tụng kinh Kim Cang, trong khi thân phận Ngài lúc đó
chỉ là một cư sĩ, xuất thân từ hạng người nghèo lại chẳng quen biết
gì chữ nghĩa. (không biết chữ)
Thế thì biết rằng, yếu nghĩa Phật pháp tuy sâu rộng vô
cùng nhưng vẫn đơn sơ, giản dị thường tình lan tủa ở mọi hoàn cảnh,
tình huống. Chúng ta có thể cho rằng những trường hợp vậy, là do những
tích duyên từ quá khứ kiếp nên mới có được. Tuy nhiên ta không thể phủ
nhận, Phật lý mà các vị cảm được giác ngộ vẫn là việc xảy ra rất
thường tình trong đời sống chúng ta. Cũng như dù các Ngài thị hiện để
giác ngộ, ta vẫn thấy Phật pháp luôn luôn gần gũi sờ sờ ra đó, và
chính như thế là niềm tin lớn giúp ta an tâm với những gì ta hiểu về
Phật pháp. Điều này còn giúp ta tránh đi mặc cảm cho rằng, mình sẽ vô
phương hiểu được đạo, rồi đâm ra băn khoăn, lo lắng. Rồi khi phát
được duyên am hiểu, lại cố sức bồi đắp kiến thức Phật học cho
nhiều, mà quên hẳn Phật đạo là ngay ở việc thực hành xảy ra trong đời
sống.
Sau đây với kiến thức sơ cơ của người mới làm quen
vào đạo giải thoát, chúng ta thử tìm về giáo lý Duyên sinh để làm nền
tảng. Chọn giáo lý này, vì đây là một giáo lý quan trọng và căn bản
nhất. Tuy nhiên cũng không phải dễ dàng lãnh hội nghĩa lý thâm sâu của
lý Duyên sinh. Ngoại trừ các bậc giác ngộ, chứng đắc pháp giải thoát,
phàm nhân không thể một đời thông hiểu. Kinh kể rằng, có lần Phật đã
lưu ý Ngài A Nan đừng nên xem thường giáo lý duyên sinh. Bậc đa văn kiến
thức như Ngài A Nan mà Phật còn cân nhắc. Nghĩ lại chúng ta những người
chập chững vào đạo, lại sống xa thời Phật cả ngàn năm; chỉ biết giáo
lý duyên khởi (là cách gọi khác của Duyên sinh) một cách gián tiếp, mà
không do từ kim ngôn của Phật nói ra; vô phần hơn nữa cũng không được
diện kiến chư vị tu chứng nhắc nhở soi sáng cho, thì chúng ta phải tự
soi xét cho mình thế nào! Chúng ta chỉ còn cách trân quý và thực hành theo
mà thôi.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta là những người thật sự sơ
cơ vào đạo, nên chỉ nhận hiểu theo kiến thức căn bản nhất mà Phật
dạy về lý duyên khởi để thực hành theo. Việc tiến xa, hay đi xâu vào
giáo lý, đã có nhiều thức giả tu sĩ, học giả tri thức nghiên cứu, lý
giải chúng ta phải nên tri ân các vị đó. Hoặc như nếu có thời gian, khả
năng hiểu biết cũng nên nghiên cứu tìm hiểu để có thể tác động thêm
năng lực cho mình, hay chỉ bày cho người khác biết.
Tìm hiểu lý Duyên sinh, ta có thể hiểu đơn giản: Lý
Duyên sinh là một định lý cho thấy sự liên hệ, tương quan của mọi sự
mọi vật, hay nói cách khác là sự sinh diệt, tựu hợp, tan rã của các
pháp.
Nhìn vào đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia
và toàn thế giới- vượt xa hơn nữa là hành tinh (trái đất) chúng ta
đang ở, thái dương hệ nơi hành tinh nương tựa và những giải ngân hà,
thiên hà, tinh vân...và nếu ta có đủ nhãn lực vượt qua viễn vọng kính
nhân tạo để nhìn...Tất cả, tất cả những gì có hình tướng đó, tên
đó đều là tương quan, tương sinh với nhau. Không một vật gì độc lập
cả, cho dù nhỏ như hạt nguyên tử lăn tăn nhảy múa dưới kính hiển vi
mà mắt thường không thấy được. Việc liên hệ chằng chịt này Phật
pháp gọi là lý nhân duyên. Lý nhân duyên chi phối tất cả, từ những vật
vô tri giác đến loài có tánh giác như chúng sanh. Khi đã bị chi phối vậy,
nên ta thấy rõ liên hệ mật thiết nhau qua cái gọi nhân quả. Kinh xưa
(kinh A Hàm) thường dạy: Cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì
cái kia sanh. Cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt...
Ta thử thí dụ một hoàn cảnh xảy ra trong lý Duyên sinh,
nhân quả: -Vì xe của con Bác Tư bất thần hư, không chạy được, nên
bác Tư không thể đến chùa ngày chủ nhật hôm đó. Vì không có mặt
ngày chủ nhật hôm đó, nên Bác Tư đã bỏ lỡ thời pháp hiếm có, do một
vị cao tăng thuyết giảng... Câu chuyện tạm chấm dứt ở đây.
Ta thấy rằng, kết quả Bác Tư không được nghe pháp, là
vì Bác vắng mặt, Bác vắng mặt là vì con Bác không đưa được Bác đến
chùa. Con bác không đưa bác được vì xe con bác hư, xe con bác hư vì...Xin
khoan nói tiếp; bây giờ thử đặt ngược lại kết quả. Nếu xe con Bác Tư
không hư, Bác đã có mặt ở chùa hôm đó, nếu có mặt ở chùa, chắc chắn
bác Tư đã nghe thuyết pháp. Vậy đây ta đã thấy một vòng nhỏ của lý
Duyên sinh, nhân quả. Nhưng nếu ta tiếp tục tìm hiểu trước và sau sự
kiện xảy ra theo thí dụ, thì rõ thấy diễn tiến vẫn tiếp tục xảy ra
của vòng duyên sinh đến bất tận. Chẳng hạn ta có thể nói, xe của anh
Thiện (con bác Tư) chạy không được vì bánh xe bị bể, bánh xe bể vì tối
hôm trước anh chạy cán lên một vật cứng bén mà anh không để ý trên
con đường dẫn vào nhà người bạn (bạn cùng sở làm, hôm đó nhờ anh
chở về). Người bạn xin chở nhờ, vì xe anh bạn hư (lại xe hư). Bánh xe
không bể liền, nên sáng ngày hôm sau anh mới phát giác, rồi cũng nhận ra
bánh xe sơ cua (spare) bị xẹp luôn!...
Đó là một vài hình ảnh nhân quả trong lý duyên sinh, nếu
tiếp tục theo câu chuyện mà đi mãi, chắc rồi đề cập tới chuyện kinh
tế, chính trị.v.v...chỉ vì ảnh hưởng tới một bánh xe bể! Thử lướt
qua để tưởng tượng thế nào! Bác Tư vì hôm đó không nghe được thời
pháp hiếm có, nên Bác cảm thấy tiếc nuối, phiền muộn, khiến bác khó
chịu trong người, biếng ăn, mất ngũ mấy hôm. Bác lâm vào cảnh như vậy
ảnh hướng đến tinh thần sa sút...
Như thế ta thấy sự vận hành của bất cứ hình tượng,
cảnh vật chúng sanh nào cũng là sự trói chặt vào nhiều yếu tố tạo
nên. Và khi những yếu tố tan rã thì ảnh tượng, hình thể, chúng sanh
không còn nữa. Tuy nhiên nói là không còn, thật ra chúng chỉ trở về dạng
phân tán chờ duyên hội tụ, nhưng vì vi tế nên ta không thể cảm nhận
và nhìn thấy được. Hiểu vậy chúng ta mới thấy không một vật nào tự
nó sinh ra, và từ lý này lại thấy không một vật gì mất đi cả. Chẳng
hạn nước đổ đi hay bốc hơi đi, tưởng là mất, thật ra nước vẫn còn
đó, và sẽ trở lại bằng tên gọi là mưa; hay đi vào lòng đất hòa
chung cùng nguồn nước cạn sâu kín rồi hiện hữu ở đâu đó, chỗ này
chỗ kia.
Chúng ta hãy thử giả tưởng sau một thời gian thăm thẳm
nào đó, quả địa cầu sẽ bị vỡ tung, rồi từng mảnh tiếp tục vỡ
tung, vỡ tung ra cho đến khi nát nghiến thành bụi, rồi lại tiếp tục bị
nghiền nát nữa cho đến khi thành những nguyên tử bay hút vào hư không vũ
trụ. Vậy thì chúng ta sẽ nghĩ thế nào về sự còn hay mất? Nếu nói vẫn
còn thì làm sao có thể chỉ được chúng đang ở đâu, và hình thể ra
sao? Nếu nói mất thì con mắt thịt chúng ta có khả năng nhìn thấy rõ
ràng sự vật lớn nhỏ đến mức nào? Chỉ giả tưởng đến đây thôi,
ta có thể đơn giản hiểu rằng sự sinh diệt hội tụ của vạn pháp
trong lý nhân duyên, nhân quả về việc biến hiện lớn, nhỏ, lâu xa không
thể lường được. Cho nên ta hay nghe kinh sách dạy rằng, vạn pháp sinh khởi
vô thủy, vô chung, nghĩa là không biết bắt đầu từ khi nào và bao giờ
chấm dứt.
Đó chỉ lược hiểu một cách đơn giản, mà mường tượng
cái nhìn xa. Nhìn lại gần hơn là thí dụ câu chuyện của Bác tư vậy.
Tương tự như thí dụ cây lúa mà ta thường nghe, mỗi khi đề cập đến
lý nhân duyên. Cây lúa hình thành là nhờ hạt lúa, hạt lúa nẩy mầm nhờ
nằm trong lòng đất, đất phải có nước có phân...và còn có thêm ánh
sáng nữa, hạt lúa mới chuyển thành cây lúa. Nguyên lý này thật chắc chắn
không thể sai được, có nghĩa không thể bỏ hạt lúa trên bàn mà chờ
thành cây lúa được.
Hình ảnh cây lúa bây giờ, không nói chúng ta cũng biết là
kết QUẢ của hột lúa; và gọi ngược lại, hột lúa là NHÂN của cây
lúa. Còn lại bao điều kiện hỗ trợ cho hột lúa nẩy mầm tất được
biết là DUYÊN. Vậy thì vạn pháp cũng từ do duyên xa duyên gần mà sinh
ra. Thảo nào mà chư vị Bồ Tát, Thánh nhân hành xử việc đạo thật dễ
dàng, bởi các Ngài biết rõ vạn pháp là giả là tạm, cho nên làm việc
gì cũng là vô ngã; vì tìm đâu thấy ngã (cái ta, cái tôi) khi các pháp do
NHÂN DUYÊN SINH.
Chúng ta những phàm nhân, đôi khi cũng thấy hiểu như vậy,
nhưng vì cái thấy còn quá hạn hẹp, chỉ thấy những cái đơn giản, mà
khó thấy cái phức tạp tinh tế, điều này do mang nhiều vọng tưởng nên
không thể sáng suốt, đủ nghị lực thắng được vọng tưởng thành ra
chỉ chấp nhận theo tình lý cảm giác, suy tưởng của mình mà thôi. Hay
nói đúng hơn tất cả đều do tập khí, chủng tử điên đão từ quá khứ
kiếp mà ra.
Theo Tiến sĩ Peter D. Santina trong quyển ‘‘Fundamentals of
Buddhism’’nhận định: Đức Phật thường dạy rằng Ngài giác ngộ
là nhờ hai đường: Hoặc hiểu rõ Tứ Diệu Đế hay am tường Lý Nhân
Duyên. Lại nữa, điều Đức Phật thường nói là muốn đạt giác ngộ,
chúng ta phải hiểu rõ Tứ Diệu Đế hoặc Lý Nhân Duyên.*
Lý Nhân Duyên quan trọng, và cao siêu như vậy, chúng ta
ngày nay mới bắt đầu nhận hiểu, dù mới hiểu một vài hạt bụi li ti
gọi là nhân quả, điều này không phải là đại nhân duyên sao! Vì đây
là con đường muôn thuở của giải thoát mà!
Hiểu lý nhân duyên qua hiện tượng sinh diệt của vạn pháp
quả không thể đơn giản được. Chúng ta chỉ nhận rõ phần nào qua nhân
quả mà thôi, và cụ thể hơn nữa là làm
sao để suy niệm áp dụng vào con đường thăng hoa đời sống
của người Phật tử. Tức là vấn đề hiểu thế nào về dòng sống của
chính mình. Tiến sĩ Pete D. Santina lại phát ý như sau: Đặc biệt, chúng
ta chú trọng đến nguyên tắc của Lý Nhân Duyên được áp dụng vào vấn
đề khổ và tái sanh. Chúng ta chú ý đến việc Lý Nhân Duyên giải thích
sự có mặt của chúng ta ở nơi này. Trong ý nghĩa ấy, điều quan trọng là
nhớ rằng Lý Nhân Duyên là giáo lý cần thiết và chủ yếu liên quan đến
vấn đề khổ đau và làm thế nào để giải thoát khỏi khổ đau, chứ không
phải là việc mô tả sự tiến hóa của Vũ Trụ.
Lý nhân duyên Phật dạy theo dòng sống của một chúng sanh
(loài người) là mười hai mắc xích, gọi đúng danh từ là Thập Nhị
Nhân Duyên: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ,
Hữu, Sanh, Lão Tử.
Giờ đây chúng ta thử diễn đoán hành trình dòng nghiệp của
một chúng sanh, qua mười hai mắc xích là nguyên nhân thắc nối vòng sanh tử.
-Vì không sáng suốt, không nhận biết vạn pháp, từ pháp
thô đến pháp tế; không nhận biết con đường trước mặt là chánh hay
tà, không nhận biết nơi chốn lành hay chốn dữ; không nhận biết hành động
mình làm là thiện hay ác; không nhận biết sáu cõi (Thiên, Nhơn, A Tu La, Ngạ
quỷ, Súc Sanh, Địa ngục) là nẻo luân hồi và không nhận biết luôn cả
chính mình, dù mình đã từng có mặt từ vô thỉ kiếp đến nay. Do không
nhận biết nên lang thang mãi, sống vất vơ không định hướng. Nên khi nhiều
lần lạc vào bóng tối sống đến hàng tỉ năm, rồi cơ may dứt được
bay vào ánh sáng sống đến vạn triệu tuổi. Vất vưởng như thế, có
lúc hình sắc được dệt nên nhỏ nhiệm, trong thanh, tự tại thênh thang
theo ý muốn, lắm lúc hình thù thô kệch, nặng nề nằm lì một chỗ đến
hàng vạn kiếp không di nổi. Những hành hoạt như thế kể không sao hết,
nguyên nhân chính gây ra như vậy, là đối nghịch lại sự sáng suốt, mất
đi chơn tánh, không nhìn nhận được nguyên lý của T- DIÊU ĐẾ là Khổ,
Tập, Diệt, Đạo nên bị tham ái, dục tình (Tập) là nguyên nhân dẫn đi
lang thang bất tận. Và đôi khi cũng cảm nhận được nguồn an lạc, mỗi
lần chế ngự tham ái (Diệt), qua con đường Bát Chánh Đạo (Đạo)*.
Nhưng rồi chỉ chốc nở chốc tàn, để lại quay cuồn trong đêm tối; do
đó gọi là VÔ MINH. Đây là sự thật mà Phật đã nhắc qua trong kinh Tương
Ưng II.
‘...Và này các Tỷ kheo, thế nào là vô minh?
-Này các Tỷ kheo không biết rõ về khổ, không biết rõ về
khổ tập, không biết rõ về khổ diệt, không biết rõ con
đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ kheo, đây gọi là vô minh.’*
Khi đã mê lầm, không sáng suốt khiến tạo ra nghiệp nên
gọi vô minh duyên HÀNH. Hành động có thô có tế, có ác có thiện dẫn
đường đưa lối quyết định cho một dòng sống hiện hữu; nhưng ở đây
vì Vô Minh là nhân mê hoặc, nên tác nghiệp quả báo hẳn phải mê lầm.
Và khi hành nghiệp đã mãn đầy gọi là mãn nghiệp bấy giờ duyên vào
TH-C, tác động nên một dòng sống theo nghiệp lực để tạo ra một sự
đầu thai.
TH-C là năng lực của cái BIẾT tiềm ẩn sâu kín song song
vận hành với nghiệp. Sức mạnh của nó có thế lực mạnh nhất trong
dòng sống. Ở đây TH-C này hẳn còn là cái biết nhị biên,* chấp thủ
thôi thúc dòng sống mà duyên với DANH SẮC.
Danh là tinh thần, Sắc là hình thể. Giai đoạn đến đây
của dòng sống đã hiện hữu, nhưng chưa tượng hình hoàn bị; tức sáu căn
chưa đủ. Dù vậy sự sống ở đây đã có nhưng chưa rõ ràng. Đến đây
Danh Sắc duyên LUC NHÂP; bây giờ đã có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân , ý), tuy vậy chưa ra khỏi bào thai. Lục Nhập duyên XÚC là lúc một
chúng sanh đã ra đời, đã chạm phải những hình ảnh vật thể, rồi bị
tác động vào sáu căn, nhưng lúc này chưa có đủ cảm giác nhạy bén,
tinh tế. Đến khi cảm thọ được những thương, ghét, mừng, giận...rõ
ràng, đó là lúc Xúc duyên THO.
Thọ duyên ÁI, việc nầy ai cũng thấy rõ; khi mà sự cảm
nhận tình cảm tràn đầy tất nhiên sinh ra lưu luyến đắm đuối. Có thể
nói mắc xích nầy thật nguy hiểm nó đủ sức ghì kéo hết mười một mắc
kia. Điều minh chứng đây, đã và đang xảy ra chung quanh chúng ta, đó là
những kết chặt cái gọi là gia đình thân tộc. Và những câu chuyện vui,
buồn, đau khổ ở thế gian mãi mãi vẫn được khai thác từ đề tài bất
tận của luyến ái mà ra. Nhưng hầu hết thì toàn là những chuyện buồn
có thật do luyến ái gây ra. Việc này là vậy, nếu không trong Tứ Diệu
Đế đã không có hai Đế đầu, đó là Khổ và Tập (nguyên nhân của tham
dục, luyến ái).
Ái duyên THỦ, đã sa vào vòng thương yêu trìu mến rồi,
ai lại không muốn ôm giữ để làm riêng của mình! Đã cố giữ làm của
mình thì không muốn buông bỏ; do vậy ban cho việc gì thì còn có thể, chớ
cho tình (luyến ái) thì khó mà cho. Có khi sợ mất ái tình yêu thương,
người ta còn tìm cách cùng nhau đi thật xa khỏi bị người khác quấy rầy,
bằng cách rủ nhau quyên sinh! Đại khái để hiểu THỦ như vậy.
Thủ duyên H"U, ở đây ta thấy sự có mặt của chúng
ta hiện thời chắc chắn đã từ những mắc xích kể trên trong quá khứ,
nhưng gần nhất dễ thấy sanh ra mắc xích nầy là Ái và Thủ. Vì đã luyến
ái và bám chặt nên nhất định tác nghiệp mà thành ra Quả, tiếp tục
con đường vô tận thành ra Hữu, tức là sự hiện hữu của chúng ta. Đến
đây là Hữu duyên SINH, rồi Sinh duyên LẢO TỬ; vậy Sinh là chặng đường
tiếp tục kết thắc ở một đời sau nữa, từ do Ái, Thủ, Hữu của hiện
tại mà ra. Và cuối cùng là Lão Tử giai đoạn của Sinh phải đến của
đời sau.
Nhìn theo nhân quả ba đời chúng ta lại thấy như sau: Vô
minh, Hành là NHÂN trong quá khứ, tạo ra QUẢ hiện tại là Thức, Danh sắc,
Lục nhập, Xúc, Thọ. Và Ái, Thủ, Hữu ở hiện tại là NHÂN, sinh ra Sinh,
Lão Tử là QUẢ ở tương lai.
Vậy ta có thể thấy, dòng sanh tử đó đến bao giờ mới
dừng nghỉ! Có lẽ thật khó mà dứt được một khi ta còn chấp nhận sự
lang thang quanh quẩn nầy. Và chỉ cần mang trong tâm (thức) một ý niệm nhỏ
nhít của lưu luyến trìu mến thương ái, là tự động dệt nên dòng xích
sanh tử. Sự thương ái đó dù là cao thượng hay thấp hèn cũng đều là
những mắc xích; giống như mắc xích bằng vàng hay bằng sắt đều là để
vây trói mà thôi. Chỉ có tình thương của từ bi, trí tuệ giải thoát mới
nằm ngoài sợi xích trói buộc này. Cho nên chúng ta đã dư biết việc tái
sanh đi, tái sanh lại là do NGHIÊP mà ra chớ chẳng do ông thần, ông trời
nào làm được chuyện này, nếu có ông thần thiệt làm như vậy, thì xin
nói là ông Thần thức (danh từ này chỉ cho lúc cởi bỏ xác thân để
thọ lãnh đời sau, mà thế gian quen gọi là linh hồn); và phải chăng
thần thức đó là kết quả của những hành vi lúc sống đã tạo! Nghiêm
chỉnh mà nói là NGHIÊP TH-C vậy. Tạm hiểu được vấn đề lớn về sinh
tử từ mười hai mắc xích, chúng ta cũng được khá nhiều an ủi khi đứng
trước bờ biển pháp (giáo lý giải thoát). Và nơi đây là một ít hành
trang Phật pháp để tiếp tục lên đường...
__________________
*Nền tảng đạo Phật - Thích Thích Tâm Quang dịch
_________________
*Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ,
chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tính tấn, chánh niệm, chánh định.
*Trích lại từ sách ‘Bàn về Giáo Lý Duyên Khởi’ của
TT Thích Chơn Thiện, (tr 50) - Viện Triết học Việt Nam (Hoa kỳ) xuất bản.
*Nhị biên: cái biết, lấy sự đối đãi hai mặt có
không, mà kẹt chấp vào