- Kinh Tăng Chi Bộ
- HT. Thích Minh Châu dịch
- 10c
- (VI) (56) TƯỞNG (1)
1. - Này các Tỷ-kheo, mười tưởng
này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích
lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là mười
?
2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết,
tưởng nhàm chán trong các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả
thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô
ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, mười tưởng này,
được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn,
thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.
(VII) (57) TƯỞNG (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, có mười tưởng
này, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích
lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là mười
?
2. Tưởng vô thường, tưởng vô
ngã, tưởng chết, tưởng nhàm chán trong các món ăn, tưởng không hoan hỷ
đối với tất cả thế giới, tưởng xương, tưởng trùng ăn, tưởng xanh
bầm, tưởng nứt nẻ, tưởng trương phồng.
Này các Tỷ-kheo, mười tưởng này
được tụ tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn,
thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.
(VIII) (58) LẤY CĂN BẢN NƠI THẾ TÔN
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ
ngoại đạo có thể hỏi như sau : "Này chư Hiền, tất cả pháp lấy
gì làm căn bản ? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi ? Tất cả pháp lấy
gì làm tập khởi ? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ ? Tất cả pháp
lấy gì làm thượng thủ ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng ? Tất cả
pháp lấy gì làm tối thượng ? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây ? Tất cả
pháp lấy gì làm chỗ thể nhập ? Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh ?
" Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại
đạo ấy như thế nào ?
- Bạch Thế Tôn, đối với chúng
con, pháp lấy Thế Tôn làm căn bổn, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế
Tôn làm nương tựa... Thật lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nghĩa của lời
nói này được Thế Tôn nói lên ! Sau khi nghe Thế Tôn nói, các Tỷ-kheo sẽ
thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và
khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như sau :
2. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ
ngoại đạo hỏi như sau : "Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn
bản ? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi ? Tất cả pháp lấy gì làm tập
khởi ? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ ? Tất cả pháp lấy gì làm
thượng thủ ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng ? Tất cả pháp lấy
gì làm tối thượng ? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây ? Tất cả pháp lấy
gì làm chỗ thể nhập ? Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh ? " Được
hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thể trả lời như sau : "Tất
cả pháp lấy dục làm căn bản, Tất cả phá lấy tác ý làm sanh khởi. Tất
cả phá lấy xúc làm tập khởi. Tất cả phá lấy thọ làm chỗ quy tụ. Tất
cả phá lấy định làm thượng thủ. Tất cả phá lấy niệm làm tăng thượng.
Tất cả phá lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả phá lấy giải thoát làm
lõi cây. Tất cả phá lấy bất tử làm chỗ thể nhập. Tất cả phá lấy
Niết-bản làm cứu cánh."
Này các Tỷ-kheo, được hỏi vậy,
các Thầy có thể trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.
(IX) (59) XUẤT GIA
1. - Do vậy, này các Tỷ-kheo, các
Thầy cần phải học tập như sau :
2. "Tâm chúng ta sẽ được thực
hành tích tập như khi xuất gia ; các pháp bất thiện được sanh không có
chinh phục tâm và tồn tại ; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập
với tưởng vô thường ; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với
tưởng vô ngã ; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng bất
tịnh ; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng nguy hại ;
sau khi biết được thế giới thăng bằng và không thăng bằng, tâm chúng
ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết được thế
giới sanh khởi và đoạn diệt, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập
với tưởng ấy. Sau khi biết được thế giới tập khởi và chấm dứt,
tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy ; tâm chúng ta
sẽ được thực hành tích tập với tưởng đoạn tận ; tâm chúng ta sẽ
được thực hành tích tập với tưởng ly tham, và tâm chúng ta sẽ được
thực hành tích tập với tưởng đoạn diệt."
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy
cần phải học tập.
3. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
được tâm thực hành tích tập như khi xuất gia, và các pháp bất thiện
sanh khởi không chinh phục tâm và an trú, và tâm được thực hành tích tập
với tưởng vô thường, và tâm được thực hành tích tập với tưởng vô
ngã, và tâm được thực hành tích tập với tưởng nguy hại ; sau khi biết
thế giới thăng bằng và không thăng bằng, tâm được thực hành tích tập
với tưởng ấy ; sua khi biết thế giới sanh khởi và đoạn diệt, tâm
được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết thế giới tập
khởi và chấm dứt, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy ; tâm
được thực hành tích tập với tưởng đoạn tận ; tâm được thực hành
tích tập với tưởng ly tan rã tham ; tâm được thực hành tích tập với
tưởng đoạn diệt.
Đối với vị ấy, một trong hai quả
này được chờ đợi, chánh trí ngay trong hiện tại hay nếu có dư y, chứng
được Bất hoàn.
(X) (60) GIRIMÀNANDA
1. Một thời, Thế Tôn trú ở
Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn
giả Girimànanda bị bịnh, khổ đau, bị trọng bịnh. Rồi Tôn giả Ànanda
đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một
bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn :
2. - Tôn giả Girimànanda, bạch Thế
Tôn, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, nếu Thế Tôn đi đến
Tôn giả Girimànanda, vì lòng từ mẫn.
- Này Ànanda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo
Girimànanda và đọc lên mười tưởng, thời sự kiện này có thể xảy ra
: Tỷ-kheo Girimànanda sau khi được nghe mười tưởng bệnh của vị ấy có
thể được thuyên giảm ngay lập tức ! Thế nào lá mười ?
3. Tưởng vô thường, tưởng vô
ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nguy hại, tưởng đoạn tận tưởng từ bỏ,
tưởng đoạn diệt, tưởng nhàm chán đối với tất cả thế giới, tưởng
vô thường trong tất cả hành, tương niệm hơi thở vô hơi thở ra. Và
này Ànanda, thế nào là tương vô thường ?
4. Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi
đến ngôi rừng, hay đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát
như sau : "Sắc là vô thường, thọ là vô thường, hành là vô thường,
thức là vô thường." Như vậy vị ấy trú, tùy quán vô thường, trong
năm thú uẩn này. Này Ànanda, đây gọi là tưởng vô thường. Và này
Ànanda, thế nào là tưởng vô ngã ?
5. Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi
đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát
như sau : "Mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã ; tai là vô ngã, các tiếng
à vô ngã ; mũi là vô ngã, các hương là vô ngã ; lưỡi là vô ngã, các vị
là vô ngã ; thân là vô ngã, xúc là vô ngã ; ý là vô ngã, các pháp là vô
ngã." Này Ànanda, đây gọi là tưởng vô ngã. Và này, thế nào là tưởng
bất tịnh ?
6. Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo
quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được
da bao bọc, đầy những vật bất tịnh sai biệt như : "Trong thân này
có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, quả tim,
gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm
(niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước ở khớp xương,
nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu". Như vậy, vị ấy trú
quán bất tịnh trong thân này. Này Ànanda, đây gọi là tưởng bất tịnh.
Và này Ànanda, thế nào là nguy hại ?
7. Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi
đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như
sau : "Nhiều khổ là thân này, nhiều dự nguy hại. Như vậy trong thân
này, nhiều lợi bệnh khởi lên. Ví như bệnh đau mắt, bệnh đau về tai,
bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau thân, bệnh đau đầu, bệnh đau
vành tai, bệnh đau miệng, bệnh đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh sổ
mũi, bệnh sốt, bệnh già yếu, bệnh đau yếu, bệnh đau bụng, bất tỉnh,
kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt,
bệnh ghẻ lở, bệnh ho lao, bệnh trúng gió, bệnh da, bệnh ngứa, bệnh da
đóng vảy, bệnh hắc lào lang ben, bệnh ghẻ, bệnh huyết đảm (mật trong
máu), bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh mụt nhọt, bệnh ung thư ung loét,
các bệnh khởi lên từ gió ; bệnh do hòa hợp các thể dịch sinh ra ; các
bệnh do nghiệp thuần thục, lạnh, nóng, đói khát, đại tiện, tiểu tiện".
Như vậy, vị ấy sống, quán sự nguy hại trong thân này. Này Ananda, đây gọi
là các tưởng nguy hại. Và này Ànanda, thế nào là tưởng đoạn tận ?
8. Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo,
không có chấp nhận dục tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi
đến không sanh trưởng ; không có chấp nhận sân tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy
sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng ; không có chấp nhận hại tầm...
đã sanh... ; không có chấp nhận các ác bất thiện pháp tiếp tục khởi
lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng. Này
Ànanda, đây được gọi tưởng đoạn tận. Và này Ànanda, thế nào là từ
bỏ ?
9. Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi
đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, duy xét
như sau : "Đây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất
cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn. Và này
Ànanda, thế nào là tưởng đoạn diệt ?
10. Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi
đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét
như sau : "Đây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất
cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn". Và
này Ànanda, thế nào là tưởng không ưa thích trong tất cả thế giới ?
11. Ở đây, này Ànanda, phàm ở đời
có những chấp thủ phương tiện, tâm quyết định, thiên kiến, tùy miên
nào, Tỷ-kheo từ bỏ chúng, không ưa thích, không chấp thủ. Này Ànanda, đây
gọi là tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế gian. Và này các Tỷ-kheo,
thế nào là tưởng vô thường trong tất cả hành ?
12. Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo bực
phiền, xấu hổ, nhàm chán đối với tất cả hành. Này Ànanda, đây gọi
là vô thường trong tất cả hành. Và này Ananda, thế nào là tưởng niệm
hơi thở vào, hơi thở ra ?
13. Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi
đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già,
lưng thẳng, để niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô ; chánh niệm,
vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy rõ biết : "Tôi thở vô
dài". Thở ra dài, vị ấy rõ biết : "Tôi thở vô ngắn" ; hay
thở ra ngắn, vị ấy rõ biết : "Tôi thở ra ngắn". "Cảm
giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành,
tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở
ra", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị
ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Cảm
giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ,
tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở
vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị
ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác
về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, Tôi sẽ
thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị
ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với
tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán vô thường,
tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở
ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn tiệt,
tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở
ra", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Này Ànanda, đó là niệm hơi thở vô, hơi thở ra.
14. Này Ànanda, nếu Thầy đi đến
Tỷ-kheo Girimànanda và đọc lên mười tưởng này, sự kiện này có xảy
ra : Tỷ-kheo Girimànanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy
được thuyên giảm ngay lập tức".
15. Rồi Tôn giả Ànanda, sau khi học
thuộc từ Thế Tôn mười tưởng này, đi đến Tôn giả Girimànanda, sau khi
đến, nói lên với Tôn giả Girimànanda mười tưởng này. Và Tôn giả
Girimànanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên
giảm ngay lập tức. Tôn giả Girimànanda, được thoát khỏi bệnh ấy. Được
đoạn tận như vậy là chứng bệnh ấy của Tôn giả Girimànanda.
VII. PHẨM SONG ĐÔI
(I) (61) VÔ MINH
1. - Này các Tỷ-kheo, khởi điểm
đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói : "Trước
điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có." Như vậy, này các Tỷ-kheo,
lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ : "Do
duyên này, vô minh (có mặt)". Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có
thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh
? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng
năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức
ăn cho năm triền cái ? Bác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo,
Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không co thức ăn. Và cái
gì là thức ăn cho ba ác hành ? Các căn không chế ngự, cần phải trả lời
như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thực,
không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế
ngự ? Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các
Tỷ-kheo, Ta nói rằng không chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải
không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không chánh niệm tỉnh giác ?
Phi như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng
phi như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là
thức ăn cho phi như lý tác ý ? Không có lòng tin, cần phải trả lời như
vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không có lòng tin có thức ăn, không phải
không có thức ăn cho không có lòng tin ? Không nghe diệu pháp, cần phải trả
lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, không nghe diệu pháp có thức
ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không nghe diệu
pháp ? Không giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.
2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, không
giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không
có nghe diệu pháp ; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm
viên mãn không có lòng tin ; không có lòng tin được viên mãn, thời làm
viên mãn phi như lý tác ý ; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm
viên mãn không chánh niệm tỉnh giác ; không chánh niệm tỉnh giác được
viên mãn, thờ làm viên mãn các căn không chế ngự ; các căn không chế ngự
được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành ; ba ác hành được viên
mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời
làm viên mãn vô minh.
Như vậy, đây là thức ăn cho vô
minh này, và như vậy là sự viên mãn.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một
ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy xuống theo sườn dốc
; làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng ; sau khi làm đầy các
hang núi, các kẽ núi, các thung lụng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi
làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn ; sau khi làm đầy các
hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ ; sau khi làm đầy các sông nhỏ,
chúng làm đầy các sông lớn ; sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy
biển cả. Như vậy là thức ăn của biển lớn, của đại dương và như vậy
là viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với các bậc
Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp ;
không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng
tin ; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác
ý ; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm
tỉnh giác ; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên
mãn các căn không chế ngữ ; các căn không chế được viên mãn, thời
làm viên mãn ba ác hành ; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm
triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời viên mãn vô minh.
Như vậy, đây là thức ăn của vô
minh, và như vậy là sự viên mãn.
4. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói minh
giải thoát có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức
ăn cho minh giải thoát ? Bảy giác chi, cần phải trả lời như vậy. Này
các Tỷ-kheo, Ta nói rằng Bảy giác chi có thức ăn, không phải không có thức
ăn. Và cái gì là thức ăn cho bảy giác chi ? Bốn nhiệm xứ, cần phải trả
lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói như rằng ba thiện hành có thức
ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho ba thiện hành ?
Các căn được chế ngữ, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo,
Ta nói rằng các căn được chế ngự có thức ăn không phải không có thức
ăn. Cái gì là thức ăn cho các căn được chế ngự ? Chánh niệm tỉnh
giác, cần phải được như vậy. Này các Tỷ-kheo, chánh niệm tỉnh giác
có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho chánh niệm
tỉnh giác ? Như lý tác ý, cần phải trả lời như vẫy. Này các Tỷ-kheo,
Ta nói rằng, như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái
gì là thức ăn cho như ý tác ý ? Lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này
các Tỷ-kheo, Ta nói lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái
gì là thức ăn cho lòng tin ? Nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy.
Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không
có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho nghe diệu pháp ? Giao thiệp với bậc
Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.
5. Như vậy, này các Tỷ-kheo, giao
thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn thời làm viên mãn nghe diệu
pháp ; nghe diệu pháp được viên mãn thời làm viên mãn lòng tin ; lòng tin
được viên mãn, thời làm viên mãn như lý tác ý ; như lý tác ý được
viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác ; chánh niệm tỉnh giác
được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự ; các căn
được chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành ; ba thiện
hành được viên mãn Bốn niệm xứ ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời
làm viên mãn Bảy giác chi ; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên
mãn được giải thoát.
Như vậy, đây là thức ăn của thức
ăn của minh giải thoát, và như vậy là sự viên mãn.
Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một
ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa chảy xuống theo sườn dốc, làm
đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ.
Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy
các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ,
chúng làm đầy các sông lớn. Sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy
biển cả. Như vậy, là thức ăn của biển lớn, của đại dương, và như
vậy là sự viên mãn.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp
với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn nghe diệu pháp ;
nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên nghe lòng tin ; lòng tin được
viên mãn thời làm viên mãn như lý tác ý ; như lý tác ý được viên mãn,
thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác ; chánh niệm tỉnh giấc được
viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự ; các căn chế ngự
được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành ; ba thiện hành được
viên mãn, thời làm viên Bốn niệm xứ ; Bốn niệm xứ được viên mãn,
thời làm viên mãn Bảy giác chi ; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm
viên mãn minh giải thoát.
Như vậy là thức ăn của minh giải
thoát, và như vậy là viên mãn.
(62) HỮU ÁI
1. - Này các Tỷ-kheo, khởi điểm
đầu tiên của hữu ái không thể nêu rõ để có thể nói : "Trước
điểm này, hữu ái không có, rồi sau mới có". Như vậy, này các Tỷ-kheo,
lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ : "Do
duyên này, hữu ái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì
là thức ăn cho hữu ái ? Vô minh, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo,
Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì
là thức ăn cho vô minh ? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy...
(như kinh trước 61, chi thêm vào đoạn cuối số 3, câu như sau : "Năm
triền cái được viên mãn thời làm viên mãn vô minh. Vô minh được viên
mãn, thời làm viên mãn hữu ái".
Như vậy. đây là thức ăn của hữu
ái, và như vậy là sự viên mạn. (Số 4, 5, 6 còn lại giống như kinh trước).
(III) (63) CỨU CÁNH
1. - Này các Tỷ-kheo, những ai đặt
sự cứu cánh ở nơi Ta tất cả những ấy đầy đủ chánh kiến ấy, năm
hạng người đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau
khi từ bỏ đời này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây ?
2. Hạng trở lui nhiều nhất là bảy
lần, hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng Nhất lai, và vị nào là vị
A-la-hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh
ngay ở nơi đây. Và năm hạng người khác nào, sau khi từ bỏ đời này,
đạt được cứu cánh ?
3. Hạng Trung gian Niết-bàn, hạng Tổn
hại Niết-bàn, hạng Vô hành Niết-bàn, hạng Hữu hành Niết-bàn, hạng Thượng
lưu được sắc cứu cánh. Với năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời
này, đạt được cứu cánh.
Này các Tỷ-kheo, những ai đạt sự
cứu cánh ở nơi Ta, tất cả những người ấy đầy đủ chánh kiến.
Trong những người đầy đủ chánh kiến, năm hạng người này đạt được
cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này,
đạt được cứu cánh.
(IV) (64) BẤT ĐỘNG
1. _ Này các Tỷ-kheo, những ai có
lòng tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những bậc
Dự lưu. Với những bậc Dự lưu ấy, năm hạng người đạt được cứu
cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau khi từ bỏ đời này, đạt
được cứu cánh. Và năm hạng người nào, đạt được cứu cánh, ngay ở
nơi đây ?
2.Hạng trở lui nhiều nhất là bảy
lần, hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng nhất lai, và vị nào là vị
A-la hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh
ngay ở nơi đây. Và năm hạng người khác nào, sau khi từ bỏ đời này,
đạt được cứu cánh ?
3. Hạng trung gian Niết-bàn, hạng
Tôn hại Niết-bàn, hạng Vô hành Niết-bàn, hạng Hữu hành Niết-bàn, hạng
Thượng lưu đạt được sắc cứu cánh. Với năm hạng người này, sau khi
từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.
Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng
tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những Dự lưu.
Với các hạng Dự lưu ấy, năm hạng người này đạt được cứu cánh
ngay ở nơi đây. Năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được
cứu cánh.
(V) (65) LẠC VÀ KHỔ (1)
1. Một thời, Tôn giả Sàriputta
trú ở giữa dân chúng Magadha, tại làng Nàlàka. Rồi du sĩ Sàmandakàni đi
đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những
lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân
hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sámandakàni
nói với Tôn giả Sàriputta :
- Thưa Hiền giả Sàriputta, thế
nào là lạc, thế nào là khổ ?
2. - Này Hiền giả, tái sanh là khổ,
không tái sanh là lạc. Khi có tái sanh, này Hiền giả, chờ đợi là khổ
này : Lạnh, nóng, đói, khát, đạt tiện, tiểu tiện, xúc chạm với lửa,
xúc chạm với trượng, xúc chạm với kiếm. Cho đến bà con và bạn bè,
khi gặp nhau, hội ngộ với nhau cũng não hại.
Này Hiền giả, tái sanh là khổ,
khi có tái sanh, chờ đợi là khổ này.
3. Khi không có tái sanh, này Hiền
giả, chờ đợi là lạc này : Không lạnh, không nóng, không đói, không
khát, không đại tiện, không tiểu tiện, không có xúc chạm với lửa,
không có xúc chạm với trượng, không có xúc chạm với kiếm. Cho đến bà
con bạn bè, khi gặp nhau, khi hội ngộ với nhau không có não hại.
Này Hiền giả, khi không có tái
sanh, chờ đợi là lạc này.
(VI) (66) LẠC VÀ KHỔ (2)
1. Một thời, Tôn giả Sàriputta
trú ở giữa dân chúng Magadha, tại Nàlalagàmaka. Rồi du sĩ Sàmandakàni đi
đến Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi
xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sàmandakàni nói với Tôn giả
Sàriputta :
- Thưa Hiền giả Sàriputta, trong
Pháp và Luật này là lạc, thế nào là khổ ?
2. - Không thích ý, này Hiền giả,
trong Pháp và Luật này là khổ ; thích ý là lạc.
Khi nào không thích ý có mặt, này
Hiền giả, chờ đợi là khổ này : Khi đi không được lạc thú, khi đứng...
khi ngồi... khi nằm... khi đi đến rừng... khi đi đến gốc cây... khi đi
đến ngôi nhà trống... khi đi đến chỗ lộ thiên... khi đi đến giữa các
Tỷ-kheo, không được lạc thú.
Khi nào không thích ý có mặt, này
Hiền giả, chờ đợi là khổ này.
3. Khi nào thích ý có mặt, này Hiền
giả, chờ đợi là lạc này : Khi đi được lạc thú ; khi đứng... khi ngồi...
khi nằm... khi đi đến làng... khi đi đến rừng... khi đi đến gốc cây...
khi đi đến ngôi nhà trống... khi đi đến chỗ lộ thiên... khi đi đến giữa
các Tỷ-kheo, có được lạc thú.
Khi nào thích ý có mặt, này Hiền
giả, chờ đợi là khổ này.
3. Khi nào thích ý có mặt, này Hiền
giả, chờ đợi là lạc này : Khi đi được lạc thú ; khi đứng... khi ngồi...
khi nằm... khi đi đến làng... khi đi đến rừng... khi đi đến gốc cây...
khi đi đến ngôi nhà trống... khi đi đến chỗ lộ thiên... khi đi đến giữa
các Tỷ-kheo, có được lạc thú.
Khi nào thích ý có mặt, này Hiền
giả, chờ đợi là lạc thú này.
(VII) (67) TẠI NALAKAPÀNA (1)
1. Một thời, Thế Tôn bộ hành giữa
dân chúng Kosala, với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến tại một thị trấn của
dân chúng Kosala tên là Nala-ka-àna. Tại đấy, Thế Tôn trú ở rừng
Palàsa, tại Nalakapàna. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nhân ngày trai giới Uposatha,
Thế Tôn đang ngồi, có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau phần lớn
của đêm, thuyết giảng, khích lệ, làm phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị
Tỷ-kheo với pháp thoại ; sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng,
thật yên lặng, nói với Tôn giả Sàriputta :
- Này Sàriputta, chúng Tỷ-kheo không
có hôn trầm thụy miên. Này Sàriputta, hãy thuyết pháp cho chúng Tỷ-kheo. Lưng
Ta đau mỏi, Ta sẽ nằm duỗi lưng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Sàriputta vâng đáp Thế
Tôn. Rồi Thế Tôn trải gấp tư áo Tăng-già-lê, nằm phía thân hữu bên
phải như dáng nằm con sư tử, hai chân đặt trên nhau, chánh niệm tỉnh
giác, tác ý đến tưởng ngồi dậy.
2. Ở đây, Tôn giả Sàriputta gọi
các Tỷ-kheo :
- Này chư Hiền Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả
Sàriputta, Tôn giả Sàriputta nói như sau :
3. - Này chư Hiền, với ai không có
lòng tin trong các pháp thiện, không có xấu hổ... không có sợ hãi...
không có tinh tấn... không có tuệ trong pháp thiện, với người ấy, bất
luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải
tăng trưởng.
Ví như, này chư Hiền, khi trăng đến
độ trăng tối ; bất luận đêm hay ngày, trăng tổ giảm về sắc, tổn giảm
về hình tròn, tổn giảm về ánh sáng, tổn giảm về bề rộng quỷ đạo.
Cũng vậy, này chư Hiền, với ai không lòng tin trong các thiện pháp, không
có xấu hổ... không có sợ hãi... không có tinh tấn... không có trí tuệ
trong các thiện, với người ấy, bất luận là đêm hay ngày, chờ đợi là
tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng. Hạng người không
có lòng tin, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người không có sợ
hãi, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người phẫn nộ, này chư Hiền,
tức là tổn giảm. Hạng người ác dục, này chư Hiền, tức là tổn giảm.
Hạng người ác bằng hữu, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người
tà kiến, này chư Hiền, tức là tổn giảm.
4. Này chư Hiền, với ai có lòng
tin trong các thiện pháp, có lòng xấu hổ... có lòng sợ hãi... có tinh tấn...
có trí tuệ trong các thiện pháp, với người ấy, bất luận đêm hay
ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải tổn giảm.
Ví như, này chư Hiền, khi trăng đến độ trăng sáng, bất luận đêm hay
ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải tổn hại.
Ví như, này chư Hiền, khi trăng đến độ trăng sáng, bất luận đêm hay
ngày, trăng tăng trưởng về ánh sáng, tăng trưởng về hình tròn, tăng
trưởng về ánh sáng, tăng trưởng về bề rộng quỷ đạo. Cũng vậy, này
chư Hiền, với ai có lòng tin trong các thiện pháp, có xấu hổ... có sợ
hãi... có tinh tấn... có trí tuệ trong các thiện pháp, với vị ấy bất
luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không
phải tổn giảm. Hạng người có lòng, này chư Hiền, tức là không tổn
giảm. Hạng người có lòng xấu hổ, này chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Hạng người có lòng sợ hãi, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng
người tinh cần tinh tấn, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người
có trí tuệ, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người không
có phẫn nộ, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người không
hiểm hận, này chư hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người thiện bằng
hữu, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người chánh tri kiến,
này chư Hiền, tức là không tổn giảm.
5. Rồi Thề Tôn, sau khi ngồi dậy,
bảo Tôn giả Sàriputta :
- Lành thay, lành thay, này Sàriputta
! Với ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ... không
có xấu hổ... không có sợ hãi... không có tinh tấn... không có trí tuệ
trong các thiện pháp, đối với vị ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi
là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng. Ví như, Sáriputta,
khi trăng đến độ trăng tối, bất luận đêm hay ngày, trăng tổn giảm về
sắc, tổn giảm về bề rộng quỷ đạo. Cũng vậy, này Sàriputta, với ai
không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ... không có sợ
hãi... không có tinh tấn... không có trí tuệ trong các biện pháp, với người
ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các biện pháp,
không phải tăng trưởng. Hạng người không có lòng tin, này Sàriputta, tức
là tổn giảm. Hạng người không có xấu hổ, này Sàriputta, tức là tổn
giảm. Hạng người không có xấu hổ, này Sàriputta, tức là tổn giảm. Hạng
người không có sợ hãi... Hạng người biếng nhác... Hạng người ác trí
tuệ... Ha ﮦ#432; người phẫn nộ... Hạng người hiềm hận... Hạng người
ác dục... Hạng người ác bằng hữu... Hạng người tà kiến, này
Sàriputta tức là tổn giảm, với ai, này Sàriputta, có lòng tin trong các thiện
pháp, có lòng xấu hổ... có lòng sợ hãi... có vị ấy, bất luận đêm
hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng, không phải tổn giảm. Hạng người có
lòng tin, này Sàriputta, tức là không có tổn giảm. Hạng người có xấu hổ...
Hạng người có sợ hãi... Hạng người có tinh tấn... Hạng người có
trí tuệ... Hạng người không có phẫn nộ... Hạng người không có hiềm
hận... Hạng người ít dục... Hạng người thiện bằng hữu... Hạng người
chánh tri kiến, này Sàriputta, tức là không tổn giảm.
(VIII) (68) NALAKAPÀNA (2)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở
Nalakapàna, tại Palàsavana. Lúc bấy giờ, Thế Tôn trong ngày trai giới
Uposatha, đang ngồi có chúng Tỷ-kheo đoanh vây... (Kinh này giống như kinh
trước 67, chỉ khác là các pháp đề cập có khác nhau. Trong kinh trước, các
pháp được đề cập là không có lòng tin trong thiện pháp, không có xấu
hổ... không có sợ hãi... không có tinh tấn, không có trí tuệ, phẫn nộ,
hiềm hận, ác dục, ác bằng hữu, tà kiến. Trong kinh này, các pháp được
đề cập là : không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ,
không có sợ hãi, không có trì pháp, không có trí tuệ, không có lắng tai,
không có trì pháp, không có suy tư ý nghĩa, không có thực hành đúng pháp,
không có phóng dật trong các thiện pháp)...
(XI) (69) NHỮNG ĐỀ TÀI CÂU CHUYỆN
(1)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở
Sàvatthi, tại Jetavana trong khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, rất
nhiều Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, ngồi tụ họp
tại hội trường. Các vị này đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm
sai khác sau đây : Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện
về đại thần, câu chuyện về quân đội, câu chuyện về sợ hãi, câu
chuyện về chiến trận, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống,
câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về đồ nằm, câu chuyện về vòng
hoa, câu chuyện về hương, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ,
câu chuyện về làng, câu chuyện về thị trấn, câu chuyện về thành phố,
câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về anh
hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu
chuyện về ma quỷ, các câu chuyện sai khác về thế giới, về biển lớn,
các câu chuyện về hữu và phi hữu.
2. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ
Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi xuống
trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo :
- Này các Tỷ-kheo, các Thầy nay ngồi
hội họp ở đây, nói chuyện về vấn đề gì ? Câu chuyện gì đang bàn
giữa các Thầy bàn xong ?
- Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con
sau buổi ăn, sau khi đi khất trở về, chúng con ngồi hội họp tại hội
trường, và chúng con đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm sai
khác sau đây : Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm... các câu chuyện
về hữu và phi hữu.
- Này các Tỷ-kheo, thật không xứng
đáng cho các Thầy, là những thiện nam tử, vì lòng xuất gia, từ bỏ gia
đình, sống không gia đình, lại có thể sống sai khác, như câu chuyện về
vua... câu chuyện về hữu và phi hữu. Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài
nói chuyện này. Thế nào là mười ?
3. Câu chuyện về ít dục, câu chuyện
về biết đủ, câu chuyện về viễn ly, câu chuyện về không tụ hội,
câu chuyện về tinh tấn, câu chuyện về giới, câu chuyện về định, câu
chuyện về tuệ, câu chuyện về giải thoát, câu chuyện về giải thoát
tri kiến.
Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài
để nói chuyện này.
4. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy
tiếp tục nói những câu chuyện liên hệ đến mười đề tài để nói
chuyện này, thời các Thầy có thể với ánh sáng (của mình) đánh bạt
ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực, có uy
lực, còn nói gì của các du sĩ ngoại đạo.
(X) (70) NHỮNG ĐỀ TÀI CÂU CHUYỆN
(2)
1. - Này các Tỷ-kheo, có mười sự
việc được tán thán này. Thế nào là mười ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
tự mình ít dục, và là người khiến cho đề tài ít dục được nói đến
giữa các Tỷ-kheo. Tỷ-kheo ít dục và là người khiến cho đề tài ít dục
được nói đến giữa các Tỷ-kheo, là sự việc đáng được tán thán và
Tỷ-kheo tự mình biết đủ... tự mình sống viễn ly... tự mình không tụ
hội... tự mình tinh tấn... tự mình đầy đủ giới... tự mình đầy đủ
định... tự mình đầy đủ tuệ... tự mình đầu đủ giải thoát... tự
mình đầy đủ giải thoát tri kiến, và là người khiến cho đề tài giải
thoát tri kiến được nói đến giữa các Tỷ-kheo, là sự việc đáng được
tán thán.
Này các Tỷ-kheo, có mười sự việc
được tán thán này.
VII. PHẨM ƯỚC NGUYỆN
(I) (71) ƯỚC NGUYỆN
1. Một thời, Thế Tôn trú ở
Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo
:
- Này các Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn, Thế Tôn nói như sau :
2. - Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy
đủ giới, đầu đủ giới bổn Pàtimokkha. Hãy sống chế ngự với sự chế
ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi
trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có
ước nguyện : "Mong rằng ta được các đồng Phạm hạnh thương mến,
yêu quý, cung kính và bắt chước". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên
mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định,
thành tựu quán hạnh, thích sống tại các xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo,
nếu Tỷ-kheo có ước nguyện : "Mong rằng ta được các vật dụng như
y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh",
Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch
tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại
các trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện :
"Mong rằng ta hưởng thọ các vật dụng như y áo, các món ăn khất thực,
sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh. Mong rằng hành động của những
vị ấy tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn",
Tỷ-kheo có ước nguyện : "Mong rằng những bà con huyết thống với
ta, khi chết và mệnh chung nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ, (và nhờ vậy)
được quả báo lớn, được lợi ích lớn". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu
viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo,
nếu Tỷ-kheo có ước nguyện : "Mong rằng ta biết đủ với bất cứ vật
dụng gì như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh",
Tỷ-kheo ấy phải sống đầy đủ giới... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo,
nếu Tỷ-kheo có ước nguyện : "Mong rằng ta kham nhẫn với lạnh, nóng,
đói khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, của
loài bò sát, kham nhẫn những cách nói mạ ly phỉ báng, kham nhẫn các cảm
thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối,
không sung sướng, không thích thú, chết điếng người", thời Tỷ-kheo
ấy phải sống đầy đủ giới... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu
Tỷ-kheo có ước nguyện : "Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc,
chớ không để lạc, bất lạc nhiếp lạc, bất lạc được khởi lên",
Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên).... trú xứ
không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện : "Mong rằng
ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ
hãi nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và
sợ hãi được khởi lên". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới
luật... (như trên)... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo
có ước nguyện : "Mong rằng tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không
có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng
thượng tâm, hiện tại lạc trú". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên
mãn giới luật... (như trên)... trú cứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu
Tỷ-kheo có ước nguyện : "Với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự
mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại,
vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu
viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền
định, thành tựu quán hạnh, thích sống trong các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ
giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống chế ngự với sự chế ngự của
giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi
nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Như vậy được nói
đến, chính do duyên này được nói đến như vậy.
(II) (72) CÂY GAI
1. Một thời, Thế Tôn trú ở
Vesàli, tại Đại Lâm, ở ngôi nhà có nó nhọn, với rất nhiều các Thượng
tọa có danh tiếng, có danh tiếng như Tôn giả Càla, Tôn giả Kakkata, Tôn
giả Kalimbha, Tôn giả Nikata, Tôn giả Katissaha, cùng nhiều Tôn giả có danh
tiếng khác.
2. Lúc bấy giờ có nhiều Licchavì
có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua
cao tiếng, lớn tiếng đi vào Đại Lâm để yết kiến Thế Tôn. Rồi các
trưởng lão ấy suy nghĩ : "Có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng
lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua, cao tiếng, lớn tiếng đi vào
Đại lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy : "Tiếng ồn là
cây gai cho Thiền." Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga, khu rừng cây
sàla. Tại đây, chúng ta có thể sống an ồn, không ồn ào, không có chen
chúc."
3. Rồi các Tôn giả ấy đi đến
Gosinga, ngôi rừng các cây sàla. Tại đây, các Tôn giả ấy sống an ổn,
không ồn ào, không chen chúc. Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo :
- Này các Tỷ-kheo, Càla ở đâu ?
Upacàla ở đâu ? Kakkata ở đâu ? Kalimbha ở đâu ? Nikata ở đâu ? Katissaha
ở đâu ? Này các Tỷ-kheo, các trưởng lão đệ tử ấy đi đâu ?
- Ở đây bạch Thế Tôn, các Tôn
giả ấy suy nhĩ như sau : "Có nhiều Licchavì có danh tiếng có danh tiếng
lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua, cao tiếng, lớn tiếng, đi vào
Đại Lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy : "Tiếng ồn là
cây gai cho thiền". Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga khu rừng cây sàla.
Tại đây, chúng ta có thể sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc".
Bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy đã đi đến Gosinga, khu rừng cây sàla. Tại
đây, các bậc Tôn giả ấy sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc.
4. - Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo.
Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn
chánh. Này các Tỷ-kheo, "Tiếng ồn là gai cho thiền", đã được
Ta nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, có mười loại cây gai này. Thế nào là
mười ?
5. Với người ưa thích viễn ly,
ưa thích hội chúng là cây gai. Với người chuyên chú tu tập tướng bất
tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. Với người phòng hộ các căn, đi
xem văn nghệ trình diễn là cây gai. Với người sống Phạm hạnh, thân cận
với phụ nữ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ nhất, tiếng ồn là
cây gai. Với người chứng Thiền thứ hai, tầm tứ là cây gai. Với người
chứng Thiền thứ ba, hỷ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ tư,
hơi thở là cây gai. Với người đã đạt được Diệt thọ tưởng định,
tưởng và thọ là cây gai. Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai.
Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải
là cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo,
hãy sống không phải là cây gai và rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo,
không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc
A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc
A-la-hán
(III) (73) KHẢ LẠC
1. - Có mười pháp này khả lạc,
khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời. Thế nào là mười ?
2. Tài sản khả lạc, khả hỷ, khả
ý, khó tìm được ở đời, dung sắc... không bệnh... các giới đức... Phạm
hạnh... các bạn bè... nhiều trí.... các pháp... thiên giới, khả lạc, khả
hỷ, khả ý khó tìm được ở đời.
Này các Tỷ-kheo, mười pháp khả lạc,
khả lạc, khả hỷ, khả này khó tìm ở đời.
3. Này các Tỷ-kheo, đối với mười
pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở này, mười pháp là những
chướng ngại.
4. Thụ động và không hăng hái là
chướng ngại cho tài sản. Không trang sức, không tô điểm là chướng ngại
cho dung sắc. Hành động không thích ứng là chướng ngại cho không bệnh.
Ác bằng hữu là chướng ngại cho giới đức. Không chế ngự các căn là
chướng ngại cho Phạm hạnh. Lừa dối là chướng ngại cho các bạn bè.
Không học tập là chướng ngại cho nhiều trí. Không nghe, không hỏi là chướng
ngại cho trí tuệ. Không có chú tâm, không có quán sát là chướng ngại
cho các pháp. Tà hạnh là chướng ngại cho Thiên giới.
Này các Tỷ-kheo, đối với mười
khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm ở đời này, mười pháp này là những
chướng ngại.
5. Này các Tỷ-kheo, đối với mười
pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp
là những thức ăn.
6. Không thụ động, hăng hái là
món ăn cho các tài sản. Trang sức, tô điểm là món ăn cho dung sắc. Hành
động thích ứng là món ăn cho không bệnh. bạn bè với thiện là thức
ăn cho các giới đức. Chế ngự các căn là thức ăn cho Phạm hạnh. Không
có lừa dối là thức ăn cho bạn bè. Học tập là thức ăn cho trí tuệ.
Chú tâm quán sát là thức ăn cho các pháp. Chánh hạnh là thức ăn cho Thiên
giới.
Này các Tỷ-kheo, đối với mười
pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp
này là những thức ăn.
(VI) (74) TĂNG TRƯỞNG
1. - Này các Tỷ-kheo, do tăng trưởng
với mười tăng trưởng, vị Thánh đệ tử tăng trưởng Thánh tăng thưởng,
nắm được tinh hoa và nắm được tối thắng của thân. Thế nào là với
mười sự tăng trưởng ?
2. Tăng trưởng ruộng đất, tăng
trưởng tài sản lúa gạo, tăng trưởng vợ và con, tăng trưởng những
người nô lệ, kẻ làm công, tăng trưởng các loài bốn chân, tăng trưởng
lòng tin, tăng trưởng giới, tăng trưởng nghe nhiều, tăng trưởng thí, tăng
trưởng trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, do tăng trưởng với
mười tăng trưởng này, vị Thánh đệ tử tăng trưởng Thánh tăng trưởng,
nắm được tinh hoa và nắm được tối thắng của thân.
Ai đời này tăng trưởng,
Tài sản và lúa gạo,
Tăng tường vợ và con,
Cùng các loài bốn chân,
Được danh, được kính trọng,
Như người nhiều tài sản,
Từ bà con bạn bè,
Và những người quyền thế,
Ai ở đời tăng trưởng,
Lòng tin và giới đức,
Trí tuệ và cả hai,
Bố thí và nghe nhiều,
Người như vậy là người,
Chân nhân và có mắt,
Ngay ở trong đời này,
Tăng trưởng cả hai phần.
(V) (75) MIGASÀLÀ
1. Một thời, Thế Tôn trú ở
Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Ànathapindika. Rồi Tôn giả Ànanda vào
buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà ;
sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ Migasàlà
đi đến Tôn giả Ànanda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ànanda rồi ngồi
xuống một bên. Ngồi một bên, nữ cư sĩ Magasàlà bạch Tôn giả Ànanda :
2. - Thưa Tôn giả Ànanada, như thế
nào cần phải hiểu pháp được Thế Tôn thuyết giảng, rằng người sống
phạm hạnh và người sống không phạm hạnh cả hai sẽ đồng một chỗ
thọ sanh trong đời sau ? Thưa Tôn giả, phụ thân con Puràna sống phạm hạnh,
sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Vị ấy, khi mệnh chung được Thế
Tôn trả lời : "Là bậc Nhất lai sanh với thân ở Tusita". Còn
Isidatta, cậu của con, thưa Tôn giả, sống không Phạm hạnh, tự bằng
lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời : "Là
bậc Nhất lai, sanh với thân ở Tusita". Như thế nào, thế nào, thưa Tôn
giả Ànanda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng)
: "Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng
về sanh thú trong tương lai" ?
- Này Chị, chính như vậy là câu
trả lời của Thế Tôn.
3. Rồi Tôn giả Ànanda, sau khi nhận
đồ khất thực tại nhà của nữ cư sĩ Migasàlà, từ chỗ ngồi đứng dậy
rồi ra đi. rồi Tôn giả Ànanda sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực
trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống
một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn :
- Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi
sáng, con đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà, sau
khi đến, con ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ Migasàlà
đi đến con, sau khi đến, đảnh lễ con ngồi xuống một bên. Ngồi xuống
một bên, bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Magasàlà thưa với con :
- "Như thế nào, thế nào, thưa
Tôn giả Ànanda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn thuyết (nói rằng) :
"Cả hai sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng
về sanh thú trong tương lai. "Puràna thân phụ con, thưa Tôn giả, sống
phạm hạnh, sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt, khi mệnh chung, được
Thế Tôn trả lời : "Là bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita".
Còn trong phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được
Thế Tôn trả lời : "Là bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Ànanda, cần
phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng) : "Cả hai sống
phạm hạnh và không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương
lai ? " Được hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con nói với nữ cư sĩ Migasàlà
:
- "Này Chị, chính như vậy là
câu trả lời của Thế Tôn".
- Nhưng này Ànanda, ai là nữ cư sĩ
Migasàlà, lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà
mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người.
Này Ànanda, có mười hạng người,
có mặt hiện hữu ở đời. Thế nào là mười ?
4. Ở đây, này Ànanda, có hạng người
ác giới, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy ;
ở đây, ác giới ấy của người ấy được diệt trừ, không có dư tàn.
Người ấy không có nghe pháp, không có học nhiều, không có thể nhập với
chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát. Người ấy sau khi
thân hoại mạnh chung, hướng về thối đọa, không về thù thắng, chỉ
đi đến thối đọa, không đi về thù thắng.
5. Nhưng ở đây, này Ànanda, có hạng
người ác giới, như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy ;
ở đây, ác giới ấy của người được trừ diệt, không có dư tàn. Người
ấy có thể nghe pháp, có học nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến,
chứng được thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng
về thù thắng, không hướng vê thối đọa, chỉ đi đến thù thắng,
không đi đến thối đọa.
Ở đây, này Ànanda, ai là người
đo lường, đo như sau : "Những pháp ấy có mặt trong người này, những
pháp ấy cũng có mặt trong người kia. Vì sao, giữa hai người ấy, một là
hạ liệt, một là thù thắng ? ". Nhận xét như vậy đem lại đau khổ
lâu dài cho họ. Ở đây này Ànanda, người này là ác giới và như vậy rõ
biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở nơi đây, ác giới ấy
của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Với vị ấy, có nghe
pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được
nhất thời giải thoát. Này Ànanda, hạng người này, so sánh với hạng người
trước là vì diệu hơn. Là thù thắng hơn. Vì sao ? Vì dòng pháp đưa người
này ra phía trước. Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt.
Do vậy, này Ànanda, chớ có làm người đo lường các hạng người. Chớ có
làm sự đo lường các hạng người. Tự đào hố cho mình là người đi làm
sự đo lường các hạng người. Chỉ có Ta, này Ànanda, mới có thể làm sự
đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta ?
6. Ở đây, này Ànanda, có hạng người
có giới nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát
ấy ; ở đây, giới ấy của người ấy được đoạn diệt, không có dư
tàn. Người ấy không có thể nhập với chánh kiến, nên không chứng được
nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối
đọa, không huớng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến
thù thắng.
7. Nhưng ở dây này Ànanda, co hạng
người có giới và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy
; ở đây, giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Vị
ấy có nghe pháp, có học hỏi nhiều, và khéo thể nhập với chánh kiến,
vị ấy chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng
chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa. Ở đây, này
Ànanda... chỉ có Ta, này Ànanda, mới có thể làm sự đo lường các hạng
người. Ai có thể được như Ta ?
8. Nhưng ở đây, này Ànanda, có hạng
người có tham rất sắc sảo người ấy không như thật rõ biết tâm giải
thoát, tuệ giải thoát ấy ; ở đây, tham ấy của người ấy được trừ
diệt, không có tàn dư. Người này không có nghe pháp, không có học hỏi
nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không có chứng được nhất
thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa,
không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù
thắng.
9. Nhưng ở đây, này Ànanda, có hạng
người có tham rất sắc sảo, người ấy như thật rõ biết tâm giải
thoát, tuệ giải thoát ấy, ở đây, lòng tham ấy của người ấy được
trừ diệt, không cò dư tàn. Người ấy nghe pháp, học hỏi nhiều, khéo thể
nhập với chánh kiến, chứng được thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân
mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến
thù thắng, không đi đến thối đọa.
10. Nhưng ở đây, này Ànanda, có hạng
người phẫn nộ, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải
thoát ấy ; ở đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt
trừ không có tàn dư. Vị ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều,
không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được thời giải thoát.
Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng
về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.
11. Nhưng ở đây, này Ànanda, có hạng
người có phẫn nộ và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải
thoát ấy ; ở đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt,
không có dư tàn. Vị ấy lại nghe pháp, học hỏi nhiều, và khéo thể nhập
với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân
hoại mạng chung hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ
đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa. Ở đây, này Ànanda... chỉ
có Ta, này Ànanda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có
thể dược như Ta ?
12. Nhưng ở đây, này Ànanda, có hạng
người có trạo cử, nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ
giải thoát ấy ; ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt không
có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được
nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối
đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến
thù thắng.
13. Nhưng ở đây, này Ànanda, có hạng
người có trạo cử, và như vậy thật rõ biết tâm giải toát, tuệ giải
thoát ấy ; ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt không có
tàn dư. Và vị này có nghe pháp, có học hỏi nhiều, khéo thể nhập với
chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại
mạng chung hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến
thù thắng, không hướng về thối đọa. Ở đây, này Ànanda, ai là người
đo lường, đo lường như sau : "Những pháp ấy có mặt trong người này,
những pháp ấy cũng có mặt trong người kia. Vì sao giữa hai người ấy, một
là hạ liệt, một là thù diệu ? " Nhận xét như vậy, đem lại đau khổ
lâu dài cho họ. Ở đây, này Ananda, người này là trạo cử, và như vậy
rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở đây, trạo cử của
người ấy được trừ diệt không có dư tàn. Và vị ấy có nghe pháp, có
học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất
thời giải thoát. Này Ànanda, hạng người này so sánh với hạng người
trước, là vi diệu hơn, là thù thắng hơn. Vì sao ? Vì dòng pháp đưa người
này ra phía trước. Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt.
Do vậy, này Ànanda, chớ có làm người đo lường các hạng người. Chớ có
làm sự đo lường các hạng người. Tự đào hố cho mình là người làm sự
đo lường các hạng người. Chỉ có Ta, này Ànanda, mới có thể làm sự
đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta ?
Nhưng này Ànanda, ai là nữ cư sĩ
Migasàlà lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà
mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người ?
Này Ànanda, có mười hạng người
này có mặt, hiện hữu ở đời.
Giới như thế nào, này Ànanda,
Puràna được thành tựu, giới ấy Isidatta chưa thành tựu. Do vậy, ở đây,
Puràna có sanh thú khác với sanh thú của Isidatta. Tuệ như thế nào, này
Ànanda, Isidatta được thành tựu, tuệ ấy Puràna chưa thành tựu. Do vậy,
ở đây, Isidatta có sanh thú khác với sanh thú của Puràna. Như vậy, này
Ànanda, cả hai người này đều có thể thiếu sót một chi phần.
(VI) (76) KHÔNG THỂ TĂNG TRƯỞNG
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp
không có mặt ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác không
xuất hiện ở đời và Pháp, Luật được Như Lai thuyết giảng không được
nêu rõ ở đời. Thế nào là ba ?
2 Sanh, già và chết. Này các Tỷ-kheo,
nếu ba pháp này không hiện hữu ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán,
Chánh Đẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật do Như Lai thuyết
giảng không được nêu rõ ở đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, ba pháp
này có mặt ở đời, do vậy Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất
hiện ở đời, do vậy, Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng được nêu rõ
ở đời.
3. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận
ba pháp thời không có thể đoạn tận, thời không có thể đoạn tận già,
thời không có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba ?
4. Không đoạn tận tham, không đoạn
tận sân, không đoạn tận si. Do không đoạn tận ba pháp này, không có thể
đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết.
5. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn
tận ba pháp, thời không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận
sân, không có thể đoạn tận si. Thế nào là ba ?
6. Không đoạn tận thân kiến,
không đoạn tận nghi, không đoạn tận giới cấm thủ. Do không đoạn tận
ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận tham, không có thể
đoạn tận, không có thể đoạn tận si.
7. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn
tận ba pháp, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận
nghi, không có thể đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba ?
8. Không đoạn tận phi như lý tác
ý, không đoạn tận tu tập tà đạo, không đoạn tận tánh thụ động. do
không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận thân
kiến, không có thể đoạn tận giới cấm thủ.
9. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn
tận ba pháp, không có thể đoạn tận phi nhu lý tác ý, không có thể đoạn
tận đoạn tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế
nào là ba ?
10. Không đoạn tận vọng niệm, không
đoạn tận tỉnh giác, không đoạn tận tâm loạn động. Do không đoạn tận
ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý,
không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh
thụ động.
11. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn
tận ba pháp, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn không
tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba ?
12. Không đoạn tận không muốn yết
kiến các bậc Thánh, không đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không đoạn
tận bới lông tìm vết. do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo,
không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không tỉnh
giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động.
13. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn
tận ba pháp, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc
Thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không có thể
đoạn tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba ?
14. Không đoạn tận trạo cử, không
tận không chế ngự, không đoạn tận ác giới. Do không đoạn tận ba pháp
này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các
bậc Thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không có
thể đoạn tận tâm bới lông tìm vết.
15. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn
tận tâm ba pháp, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn
tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới. Thế nào là ba ?
16. Không đoạn tận không có lòng
tin, không đoạn tận xan tham, không đoạn tận biếng nhác, do không đoạn
tận ba pháp này, này cá Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận trạo cử, không
có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới.
17. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn
tận ba pháp, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn
tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba ?
18. Không đoạn tận không cung
kính, không đoạn tận khó nói, không đoạn tận ác bằng hữu. Do không
đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo không có thể đoạn tận xan tham,
không có thể đoạn tận biếng nhác.
19. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn
tận ba pháp, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn
tận khó nói, không có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba ?
20. Không đoạn tận không xấu hổ,
không đoạn tận không sợ hãi, không đoạn tận phóng dật, do ba pháp này
không đoạn tận, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không cung
kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đoạn tận ác bằng
hữu.
21. Người này không có xấu hổ,
này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi, có phóng dật. Người ấy do phóng dật,
không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó
nói, không có thể tận ác bằng hữu. Người ấy do ác bằng hữu, không
có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không
có đoạn tận biếng nhác. Vị ấy do biếng nhác, không có thể đoạn tận
trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận
ác giới. Vị ấy do ác giới, không có thể đoạn tận không ưa yết kiến
các bật Thánh, không có thể đoạn tận không ưa nghe Thánh pháp, không có
thể đoạn tận bới lông tìm yết. Vị ấy do bới lông tìm vết, không
có thể đoạn tận không có tỉnh giác, không có thể đoạn động tâm loạn
động. Vị ấy do tâm loạn động, không có thể đoạn tận phi như lý
tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận
tánh thụ động. Vị ấy do tâm thụ động, không có thể đoạn tận tâm
thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đoạn tận giới cấm
thủ. Vị ấy do nghi hoặc, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn
tận sân, không có thể đoạn tận si. Vị ấy do không đoạn tận tham, không
đoạn tận sân, không đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận giá, không
có thể đoạn tận chết.
22. Do đoạn tận ba pháp, này các Tỷ-kheo,
có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.
Thế nào là ba ?
23. Do đoạn tận tham, do đoạn tận
sân, do đoạn tận si, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể
đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.
24. Này các Tỷ-kheo, do ba pháp được
đoạn tận, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn
tận si. Thế nào là ba ?
25. Do đoạn tận thân kiến, do đoạn
tận nghi do đoạn tận giới cấm thủ, do đoạn tận ba pháp này, này các
Tỷ-kheo, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận
si.
26. Này các Tỷ-kheo, do ba pháp được
đoạn tận, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể
đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba ?
27. Do đoạn tận phi như lý tác ý,
do đoạn tận thực hành tà đạo, do đoạn tận tánh thụ động, do đoạn
tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận thân kiến, có thể
đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ.
28. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận
ba pháp, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận thực hành
tà đạo, có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế nào là ba ?
29. Do đoạn tận vọng niệm, do đoạn
tận không tỉnh giác, do đoạn tận tâm loạn động, do đoạn tận ba pháp,
này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận
không tỉnh giác, có thể đoạn tận tánh thụ động.
30. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận
ba pháp, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh
giác, có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba ?
31. Do đoạn tận không muốn yết
kiến các bậc Thánh, do đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, do đoạn tận
bới lông tìm vết, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn
tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận
tâm loạn động.
32. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận
ba pháp, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không muốn yết kiến
các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Chánh pháp, có thể đoạn
tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba ?
33. Do đoạn tận trạo cử, do đoạn
tận không chế ngự, do đoạn tận ác giới, do đoạn tận ba pháp này,
này các Tỷ-kheo, đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn tận
bới lông tìm vết.
34. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận
ba pháp, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự,
có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Thế nào
là ba ?
35. Do đoạn tận không có lòng tin,
do đoạn tận xan tham, do đoạn tận biếng nhác, do đoạn tận ba pháp này,
này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không
chế ngự, có thể đoạn tận ác giới.
36. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận
ba pháp, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham,
có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba ?
37. Do đoạn tận không cung kính, do
đoạn tận khó nói, do đoạn tận ác bằng hữu, do đoạn tận ba pháp
này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn
tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng
nhác.
38. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận
ba pháp, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói,
có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba ?
39. Do đoạn tận không xấu hổ, do
đoạn tận không sợ hãi, do đoạn tận phóng dật, do đoạn tận ba pháp
này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác
bằng hữu.
40. Này các Tỷ-kheo, người này có
xấu hổ có sợ hãi, có phóng dật. Người ấy do không phóng dật, có thể
đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận
ác bằng hữu. Người ấy do thiện bằng hữu, có thể đoạn tận không
có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác. Người
ấy do tinh cần tinh tấn, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận
không chế ngự, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận
ác giới. Người ấy do giới đức, có thể đoạn tận không muốn yết kiến
các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn
tận bới lông tìm vết. Người ấy do không bới lông tìm vết, có thể
đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn
tận tâm không loạn động. Người ấy do tâm không loạn động, có thể
đoạn tận phi như ly tác ý, có thể đoạn tận tu tập tà đạo, có thể
đoạn tận tâm thụ động. Người ấy do tâm không thụ đông, có thể đoạn
tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ.
Người ấy do không có nghi hoặc, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận
sân, có thể đoạn tận si. Vị ấy do đoạn tận tham, do đoạn tận sâu,
do đoạn tận si, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể
đoạn tận chết.
(VII)(77) CON QUẠ
1.- Này các Tỷ-kheo, con quạ thành
tựu với mươì tà pháp. Thế nào là mười ?
2. Ngạo nghể, hung hãn, cường dục,
ăn lớn, độc ác, không từ bi, khiếp nhược, giọng chót tai, vọng niệm
và cất chứa tài sản.
Này các Tỷ-khao, con quạ thành tựu
với mười tà pháp này.
3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị
ác Tỷ-kheo thành tựu với mười tà pháp. Thế nào là mười ?
4. Ngạo nghễ, hung hãn, cường dục,
ăn lớn, đọc ác, không từ bi, khiếp nhược, giọng chói tai, vọng niệm
và cất chứa tài sản.
Này các Tỷ-kheo, vị ác Tỷ-kheo
thành tựu với mười tà pháp này.
(VIII)(78) NI-KIỀN TỬ
1.- Này các Tỷ-kheo, các Niganthà
thành tựu với mười tà pháp. Thế nào là mười ?
2. Không có lòng tin, này các Tỷ-kheo,
là các Ni-kiền tử. Ác giới, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Không
có xấu hổ, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Không có sợ hãi, này
các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Không làm bạn các bậc Chân nhân, này
các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Khen mình chê người, này các Tỷ-kheo,
là các Ni-kiền tử. Chấp thủ các vấn đề hiện tại. Không từ bỏ những
gì đã chấp thủ, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Gian xảo, này các
Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Ác dục, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử.
Theo tà kiến, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử.
Này các Tỷ-kheo, thành tựu với mười
tà pháp này là các Ni-kiền tử.
(IX) (79) NHỮNG TRƯỜNG HỢP HIỀM HẬN
1. - Này các Tỷ-kheo, có mười trường
hợp hiềm hận. Thế nào là mười ?
2. Hiềm hận được kết thành, khi
nghĩ rằng : "Nó đã làm hại ta". Hiềm hận được kết thành, khi
nghĩ rằng : "Nó đang làm hại ta". Hiềm hận được kết thành,
khi nghĩ rằng : "Nó sẽ làm hại tận. Hiềm hận được kết thành,
khi nghĩ rằng : "Nó đã hại người ta yêu, người ta mến..."
"Nó đang hại người ta yêu, hại người ta mến..." "Nó sẽ hại
người ta yêu, người ta mến". Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng
: " Nó đã làm lợi cho người ta yêu, người ta mến". Hiềm hận
được kết thành, khi nghĩ rằng : " Nó đang làm lợi cho người ta không
yêu, người ta không mến". Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng
: "Nó sẽ làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến".
Làm cho vị ấy tức giận không có lý do.
Này các Tỷ-kheo, có mười trường
hợp hiềm hận này.
(X) (80) NHIẾP PHỤC HIỀM HẬN
1. - Này các Tỷ-kheo, có mười nhiếp
phục, khi nghĩ rằng : "Nó đã làm hại tôi, nhưng lợi ích từ đâu đến
khi nghĩ như vậy ? "Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng :
"Nó đang làm hại ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy.
"Hiềm hận được nhiếp phục khi nghĩ rằng : "Nó sẽ làm hại
ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi ta nghĩ như vậy ? . "Hiềm hận
được nhiếp phục, khi nghĩ rằng : "Nó đã làm hại người ta yêu, người
ta mến.. Nó đang làm hại người ta yêu... người ta mến... Nó sẽ làm hại
người ta yêu, người ta mến, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy
? Không làm cho vị ấy tức giận không có lý do.
Này các Tỷ-kheo, có mười trường
hợp nhiếp phục được hiềm hận.
IX. PHẨM TRƯỞNG LÃO
(I) (81) BÀHUNA
1. Một thời, Thế Tôn trú ở
Campá, trên bờ hồ Gaggarà. Rồi Tôn giả Bàhuna đi đến Thế Tôn, sau khi
đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một
bên, Tôn giả Bàhuna bạch Thế Tôn :
- Từ bao nhiêu pháp, Như Lai sống
xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.
2. - Từ mười pháp, này Bàhuna, Như
Lai sống xuất ly, ly hệ. giải thoát với tâm không hạn cuộc. Thế nào
là mười ?
3. Từ sắc, này Bàhuna, Như Lai sống
xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc. Từ thọ, này
Bàhuna... Từ tưởng, này Bàhuna... Từ các hành, này Bàhuna... Từ thức,
này Bàhuna... Từ sanh, này Bàhuna... Từ già, này Bàhuna...Từ chết, này
Bàhuna... Từ các phiền não, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải
thoát với tâm không hạn cuộc.
4. Ví như, này Bàhuna, hoa sen xanh,
hay hoa sen hồng, hay hoa sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước,
vươn lên mặt nước và đứng, không có dính nước. Cũng vậy, này
Bàhuna, từ mười pháp này, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với
tâm không hạn cuộc.
(II) (82) ÀNADA
1. Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Thế
Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn
với Tôn giả Ànanda đang ngồi một bên :
2. - Này Àbada, Tỷ-kheo nào không
có lòng tin, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong pháp luật
này, sự kiện này không xảy ra. Này Ànanda, Tỷ-kheo nào ác giới... không
nghe pháp... khó nói... làm bạn với ác... biếng nhác... thất niệm...
không biết đủ... ác dục.. này Ànanda, Tỷ-kheo nào có tà kiến sẽ được
tăng trưởng lớn mạnh, lớn rộng trong pháp luật này, sự kiện không xảy
ra.
Này Ànanda, Tỷ-kheo nào thành tựu
mười pháp này, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp
và Luật này, sự kiện này có xảy ra.
3. Này Ànanda, Tỷ-kheo nào có lòng
tin, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật
này, sự kiện này có xảy ra, Này Ànada, Tỷ-kheo nào có giới... nghe pháp,
thọ trì điều đã nghe... dễ nói... làm bạn với thiện... tinh thần, tinh
tấn... trú niệm... biết đủ... ít dục... Này Ànada, Tỷ-kheo nào có
chánh tri kiến, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp
và Luật này, sự kiện này có xảy ra.
Này Ànada, Tỷ-kheo nào thành tựu mười
pháp này sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật
này, sự kiện này có xảy ra.
(III) (83) PUNNIYA
1. Rồi Tôn giả Punniya đi đến Thế
Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một
bên, Tôn giả Punniya bạch Thế Tôn :
- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do
duyên gì, có khi Thế Tôn thuyết pháp, có khi Thế Tôn không thuyết pháp ?
2.- Này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin,
không đi đến yết kiến, Như Lai không có thuyết pháp. Khi nào, này
Punniya, Tỷ-kheo có lòng, đi đến yết kiến, như vậy Thế Tôn thuyết
pháp. Và này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, có đi đến yết kiến, nhưng không
có hầu hạ... có hầu hạ nhưng không hỏi.. có hỏi nhưng không có lóng
tai nghe pháp... có lóng tai nhưng nghe pháp, nhưng sau khi, không thọ trì
pháp... sau khi nghe, có thọ trì pháp, nhưng không suy nghĩ ý nghĩa các pháp
đã được thọ trì... suy nghĩ ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, nhưng
không có sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, thực hành pháp đúng
pháp... sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, có thực hành pháp đúng
pháp, nhưng không nói thiện, phát ngôn thiện, thành tựu các lời tao nhã,
nói lên ý nghĩa phân biệt rõ ràng... khéo nói, khéo phát ngôn, thành tựu
các lời tao nhả, nói lên ý nghĩa phân biệt rõ ràng, nhưng không có thuyết
trình, không có khích lệ, không có làm cho phấn chấn, không có làm cho
hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh, cho đến như vậy, Như lai không thuyết
pháp.
3. Và này Punniya, Tỷ-kheo có lòng
tin, có đi đến yết kiến, có hầu hạ, có hỏi, có lóng tai nghe ; sau khi
nghe, có thọ trì pháp, có suy nghĩ ý nghĩa các pháp đã được thọ trì ;
sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, có thực hành pháp đúng pháp, khéo
nói, khéo phát ngôn, thành tựu các lời tao nhã, nói lên ý nghĩa phân biệt
rõ ràng và có thuyết trình, có khích lệ, có làm cho phấn chấn, có làm
cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh, cho đến như vậy Như Lai có thuyết
pháp.
Thành tựu mười pháp này, này
Punniya Như Lai thế nào cũng thuyết pháp.