- Kinh Tăng Chi Bộ
- HT. Thích Minh Châu dịch
- 3b
- BỐN BẬC ĐẠI VƯƠNG
- Này các Tỷ-kheo, trong ngày thứ
tám của nửa tháng, các vị Đại thần cố vấn cho bốn Đại vương, đi
du hành trong thế giới này để xem trong loài người, có nhiều người có
hiếu với mẹ, có hiếu với cha, có kính các Sa-môn, Bà-là-môn, có tôn trọng
các vị gia trưởng, có làm lễ Uposatha, có đề cao cảnh giác, có làm các
công đức.
Này các Tỷ-kheo, trong ngày 14 của
nửa tháng, các Hoàng tử của bốn Thiên vương, đi du hành trong thế giới
này để xem trong loài người, có nhiều người có hiếu với mẹ … có
làm các công đức.
Này các Tỷ-kheo, trong ngày rằm lễ
Uposatha, bốn vị Thiên vương tự mình đi du hành trong thế giới này để
xem trong loài người, có nhiều người có hiếu với mẹ … có làm các
công đức.
Nếu chỉ có ít người giữa loài
người, này các Tỷ-kheo, có hiếu với mẹ … là các công đức, thời này
các Tỷ-kheo, bốn vị Đại vương liền báo với chư Thiên ở cõi trời thứ
ba mươi ba, đang ngồi tụ họp tại hội trường Sudhammà :
- "Thưa chư vị, có ít người
giữa loài người có hiếu với mẹ … có làm các công đức".
Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở
cõi trời thứ ba mươi ba không hoan hỉ nói :
- "Thật vậy, Thiên chúng sẽ bị
tổn giảm và Asura chúng (A-tu-la) sẽ được sung mãn."
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu có nhiều
người giữa loài người, có hiếu với me … có làm các công đức, thời
này các Tỷ-kheo, bốn vị Đại vương liền báo với chư Thiên ở cõi trời
thứ ba mươi ba, đang ngồi tụ họp tại hội trường Sudhammà :
- "Thưa chư Vị, có nhiều người
giữa loài người, có hiếu với me … có làm các công đức".
Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở
cõi trời thứ ba mươi ba hoan hỷ nói
- "Thật vậy, Thiên chúng sẽ
được sung mãn, còn các Asura chúng sẽ bị tổn giảm.
SAKKA
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên
chủ Sakka đang thuyết giảng cho chư Thiên ở cõi Trời thứ Ba mươi ba,
trong khi ấy, nói lên bài kệ như sau :
Ngày mười bốn, ngày rằm
Ngày tám trong nửa tháng
Kể cả phần đặc biệt
Khéo đầy đủ cả tám
Theo làm lễ Bố-tát
Vị ấy giống như ta.
Bài kệ ấy, này các Tỷ-kheo, đã
bị Thiên chủ Sakka hát sai, không hát đúng, không nói đúng. Vì cớ sao ?
Thiên chủ Sakka, này các Tỷ-kheo, chưa ly tham, chưa ly sân, chưa ly si. Còn vị
Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm
hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích
đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn tận, chánh trí giải thoát. Với
vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, lời nói này mới là thích đáng.
Ngày mười bốn, ngày rằm
Ngày tám trong nửa tháng
Kể cả phần đặc biệt
Khéo đầy đủ cả tám
Theo làm lễ Bố-tát
Vị ấy giống như ta.
Vì cớ sao ? Vị Tỷ-kheo ấy, này
các Tỷ-kheo, đã ly tham, ly sân, ly si.
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên
chủ Sakka đang thuyết giảng cho chư Thiên ở cõi Trời thứ Ba mươi ba,
trong khi ấy nói lên bài kệ như sau :
Ngày mười bốn, ngày rằm
Ngày tám trong nửa tháng
Kể cả phần đặc biệt
Khéo đầy đủ cả tám
Theo làm lễ Bố-tát
Vị ấy giống như ta.
Bài kệ ấy, này các Tỷ-kheo, đã
bị Thiên chủ Sakka hát sai, không hát đúng … Vì cớ sao ? Ta nói rằng
Thiên chủ Sakka, này các Tỷ-kheo, chưa giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu,
bi, khổ, ưu, não. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán …
chánh trí giải thoát. Với vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, lời nói này
mới là thích đáng :
Ngày mười bốn, ngày rằm
Ngày tám trong nửa tháng
Kể cả phần đặc biệt
Khéo đầy đủ cả tám
Theo làm lễ Bố-tát
Vị ấy giống như ta.
Vì cớ sao ? Ta nói rằng, vị Tỷ-kheo
ấy, này các Tỷ-kheo, đã thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não,
giải thoát khỏi khổ đau.
ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẾ NHỊ
1. - Này các Tỷ-kheo, Ta được nuôi
dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỷ-kheo, trong
nhà Phụ vương ta, có các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa
sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất
cả phục vụ cho ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các Tỷ-kheo,
là không từ Kàsi đến. Bằng vải Kàsi là khăn của ta, này các Tỷ-kheo.
Bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là
thượng y. Đêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tránh xúc
chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay xương. Này các Tỷ-kheo, ba lâu đài được
xây dựng cho Ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho
mùa mưa. Và Ta, này các Tỷ-kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa,
được những nữ nhạc công đoanh vây, Ta không có xuống dưới lầu. Trong
các nhà của người khác, các đầy tớ, làm công được cho ăn gạo, thịt
gà và cơm nấu.
Với Ta, này các Tỷ-kheo, được đầy
đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị
như vậy, ta suy nghĩ rằng : "Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già,
không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền,
hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt
qua khỏi già, sau khi thấy người khác bị già, ta có thể bực phiền, hổ
thẹn, ghê tởm ? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan
sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi
trẻ được đoạn trừ hoàn toàn.
Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh,
không vượt khỏi bệnh, khi thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền,
hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không
vượt qua khỏi bệnh, sau khi thấy người khác bị già, ta có thể bực phiền,
hổ thẹn, ghê tởm ? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi
quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của không bệnh
trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn.
Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết,
không vượt khỏi chết, khi thấy người khác bị chết, lại bực phiền,
hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị chết, không
vượt qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực phiền,
hổ thẹn, ghê tởm ? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi
quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của sự sống
trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn.
KIÊU MẠN
1. - Có ba kiêu mạn này, này các Tỷ-kheo,
Thế nào là ba ? Kiêu mạn của tuổi trẻ, Kiêu mạn của không bệnh, Kiêu
mạn của sự sống.
Sau sưa trong Kiêu mạn của tuổi trẻ,
này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác
hành về lời nói, làm các ác hành về ý. Do làm các ác hành về thân,
làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng
chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sau sưa trong Kiêu
mạn của không bệnh, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác
hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý. Do
làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về
ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa
ngục. Sau sưa trong kiêu mạn của sự sống, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn
phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các
ác hành về ý. Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói,
làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ,
ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Sau sưa trong Kiêu mạn của tuổi trẻ,
này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống
thế tục. Say sưa trong kiêu mạn của không bệnh, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo
từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục. Say sưa trong kiêu mạn
của đời sống, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui
lại đời sống thế tục
Bị bệnh và bị già
Lại còn phải bị chết
Kẻ phàm phu ghê tởm
Người khác bị như vậy
Nếu ta cũng ghê tởm
Chúng sanh bị như vậy,
Không xứng đáng cho ta,
Với ta được sống vậy
Nên ta sống như thật
Biết pháp không sanh y
Sự say sưa không bệnh
Tuổi trẻ và sự sống
Tất cả ta nhiếp phục
Thấy xuất ly an ổn
Nơi ta khởi tinh tấn
Vì ta thấy niết bàn
Ta không còn có thể
Thọ hưởng các dục vọng
ta sẽ không trở lui
Đích Phạm hạnh ta đến
TĂNG THƯỢNG
1-4
- Này các Tỷ-kheo, có ba tăng thượng
này. Thế nào là ba ? Ngã tăng thượng, thế giới tăng thượng, pháp tăng
thượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
ngã tăng thượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo
đi đến ngôi rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống,
quan sát như sau : "Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống
không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa,
không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ
gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau) : "Nay ta bị
rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ bị khổ chi
phối. Có thể do làm như vậy, sự đoạn tận tất cả các khổ uẩn này
được hiện khởi lên (cho ta). Và ta đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống
không gia đình, sau khi đã đoạn tận tất cả các dục vọng như vậy, lại
còn đeo đuổi các dục vọng nhu kia hay còn ác tệ hơn. Như vậy, thật không
xứng đáng cho ta".
Vị ấy lại quan sát như sau :
"Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động ; an trú là niệm
của ta, không có thất niệm ; khinh an là thân của ta, không có dao động ;
định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm". Vị ấy làm cho tăng thượng
tự ngã, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không
tội, gìn giữ cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi
là tự ngã tăng thượng.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là
thế giới tăng thượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo
đi đến ngôi rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, rồi
thẩm sát như sau : "Không phải vì áo … (như trên) có thể làm như vậy,
đoạn tận của tất cả khổ uẩn này được hiện khởi lên cho ta. Và ta
đã xuất gia như vậy, lại có thể suy nghĩ về dục tầm hay có thể suy
nghĩ về sân tầm, hay có thể suy nghi về hại tầm. To lớn là đại chúng
này sống ở trong đời. Trong đại chúng sống ở đời, có các vị
Sa-môn, Bà-la-môn có thần thông, có thiên nhãn, có tha tâm thông. Các vị
này có thể thấy từ xa, tuy ở gần nhưng không thể thấy chúng được, và
chúng có thể biết tâm ta với tâm của chúng. Chúng biết về ta như sau :
"Hãy xem thiện nam tử này, tuy vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình,
sống không gia đình, nhưng sống xen lẫn với các pháp ác, bất thiện".
Lại có các chư Thiên có thần thông, có thiên nhãn, có tha tâm thông. Các
vị này có thể thấy từ xa, tuy ở gần nhưng không thể thấy chúng được,
và chúng có thể biết tâm ta với tâm của chúng. Các vị ấy có thể biết
về ta như sau : "Hãy xem thiện nam tử này, tuy vì lòng tin xuất gia, từ
bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng sống xen lẫn với các pháp ác, bất
thiện"
Vị ấy lại quan sát như sau :
"Thắng tấn là tinh tấn của ta … được nhứt tâm. Vị ấy làm cho tăng
thượng thế giới, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu
tập không có tội, giữ gìn cho tự ngã được thanh tịnh". Này các Tỷ-kheo,
đây gọi là thế giới tăng thượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
pháp tăng thượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo
đi đến ngôi rừng "…, … có thể do làm như vậy, đoạn tận tất cả
các khổ uẩn này được hiện khởi lên cho ta. Pháp được Thế Tôn khéo
thuyết, thiết thực hiện tại, có kết quả ngay tức thời, đến để mà
thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình tự
mình giác hiểu. Nay ta có những người đồng Phạm hạnh, chúng sống biết
và thấy. Ta đã được xuất gia trong pháp và Luật khéo giảng như vậy,
không lẽ ta lại có thể sống biếng nhác phóng dật. Như vậy, thật không
xứng đáng cho ta". Vị ấy lại quán sát như sau : "Thắng tấn là
sự tinh tấn của ta… được nhứt tâm. Vị ấy làm cho tăng thượng pháp,
từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không có tội,
giữ gìn cho tự ngã được thanh tịnh". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là
pháp tăng thượng. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp tăng thượng này.
- Trên đời không giấu được
- Ác nghiệt tự mình làm
- Ngã của ngươi ta biết
- Là thật hay là giả
- Ngươi thật kinh thiện ngã
- Mặt giáp mặt chứng kiến
- Muốn che giấu tự ngã
- Điều ác tự ngã làm
- Chư Thiên và Như Lai
- Thấy rõ ở trong đời
- Sở hành của kẻ ngu
- Làm các hạng tà vạy
- Vậy vị ngã tăng thượng
- Sở hành phải chánh niệm
- Vị thế giới tăng thương
- Hãy khôn khéo, Thiền tịnh
- Với vị pháp tăng thượng
- Hãy sống theo tùy pháp
- Đại sĩ không thối thất
- Tinh cần theo chân lý
- Nhiếp phục được ma quân
- Chiến thắng được tử thần
- Với tinh cần tinh tấn
- sanh đã được đoạn tận.
- Bậc đạo sĩ như vậy,
- Hiểu thế gian diệu chí
- Đối với tất cả pháp
- Không có gì xúc phạm
-
V. PHẨM NHỎ
SỰ CÓ MẶT
- Do sự có mặt của ba pháp, này
các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước. Thế nào
là ba ?
Do sự có mặt của lòng tin, này
các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước. Do sự có
mặt của vật bố thí, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo
ra nhiều phước. Do sự có mặt của các vị xứng đáng được cúng dường,
này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước.
Do sự có mặt của ba pháp này,
này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước.
SỰ KIỆN
- Do ba sự kiện, này các Tỷ-kheo,
một người được biết là có lòng tin. Thế nào là ba ?
Ưa thấy người ở đây giới hạnh,
ưa nghe diệu pháp, với tâm kỵ cấu uế của xan tham, sống trong nhà, bố
thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được
yêu cầu, thích phân phát vật bố thí. Do ba sự kiện này, này các Tỷ-kheo,
một người được biết là có lòng tin.
Thích thấy người giới hạnh
Muốn được nghe diệu pháp
Nhiếp phục uế xan tham
Vị ấy gọi có tin
BA LỢI ÍCH
- Thấy rõ ba lợi ích này (lý do, lợi
ích) là cần thiết cho một người thuyết pháp cho người khác. Thế nào
là ba ?
Ai thuyết pháp cần phải liễu giải
nghĩa, và cần phải liễu giải pháp. Ai nghe pháp cần phải liễu giải nghĩa
và cần phải liễu giải pháp. Người thuyết pháp và cả người nghe pháp
cần phải liễu giải nghĩa, và cần phải liễu giải pháp. Thấy rõ ba lợi
ích này, này các Tỷ-kheo, là cần thiết cho một người thuyết pháp cho người
khác.
TRƯỜNG HỢP
- Có ba trường hợp, này các Tỷ-kheo,
cuộc pháp thoại được diễn tiến có lợi ích. Thế nào là ba ?
Ai thuyết pháp cần phải liễu giải
nghĩa, và cần phải liễu giải pháp. Ai nghe pháp … liễu giải pháp. Ai
thuyết pháp và ai nghe pháp, cả hai cần phải liễu giải nghĩa và cần phải
liễu giải pháp. Có ba trường hợp này, này các Tỷ-kheo, là cuộc pháp
thoại được diễn tiến có lợi ích.
BỔN PHẬN
- Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, được
người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Thế nào là
ba ?
Bố thí, này các Tỷ-kheo, được
người Hiền trí tuyên bố tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Xuất
gia, này các Tỷ-kheo, được … tuyên bố. Hầu hạ cha mẹ, này các Tỷ-kheo,
được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Ba
pháp này, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố, được bậc
Chân nhân tuyên bố.
Biết bố thí thiện sĩ
Bất hại, chế ngự căn
Tự điều, hầu cha mẹ,
Các vị sống phạm hạnh,
Bổn phận kẻ thiện khen
Người Hiền thực hiện chúng
Bậc Thánh thấy rõ vậy
Đạt được đời an lạc.
BẬC GIỚI HẠNH
- Gần làng hay thị trấn nào, này
các Tỷ-kheo, các bậc xuất gia có tứ hạnh trú ở, tại chỗ ấy, các người
nhờ ba sự kiện được gặt nhiều công đức. Thế nào là ba ? Bởi thân,
bởi lời nói, bởi ý.
Gần làng hay thị trấn nào, này
các Tỷ-kheo, các bậc xuất gia có tứ hạnh trú ở, tại chỗ ấy, các người
nhờ ba sự kiện được gặt nhiều công đức.
HỮU VI
- Có ba tướng hữu vi này, này các
Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi. Thế nào là ba ?
Sanh được trình bày rõ, diệt được
trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú được trình bày rõ. Có ba tướng
hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi.
- Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo,
cho các pháp vô vi. Thế nào là ba ?
Sanh không được trình bày rõ, diệt
không được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú không được trình
bày rõ. Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi.
NÚI
- Dựa vào vua núi Tuyết Sơn, này
các Tỷ-kheo, các cây sàlà to lớn được lớn lên ba sự tăng trưởng. Thế
nào là ba ?
Chúng lớn lên về cành, về lá, về
toàn bộ lá cây, chúng lớn lên về vỏ trong và vỏ ngoài hay mầm non,
chúng lớn lên về giác cây và lõi cây. Dựa vào vua núi Tuyết Sơn, này
các Tỷ-kheo, các cây sàlà to lớn được lớn lên ba sự tăng trưởng này.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, dựa
vào thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên ba
sự tăng trưởng. Thế nào là ba ?
Tăng trưởng về lòng tin, tăng trưởng
về giới, tăng trưởng về trí tuệ. dựa vào thiện nam tử có lòng tin,
này các Tỷ-kheo, các người trong gia đình được lớn lên ba sự tăng trưởng
này.
Như núi đá sừng sựng
Trong rừng sâu rừng rậm
Các cây lớn dựa vào
Lớn lên những thần rừng
Cũng vậy, thiện nam tử
Có lòng tin giới đức
Vợ con và gia quyến
Dựa vào để lớn mạnh
Với tùy tùng bà con
Nhờ cậy để sinh sống
Thấy vị giới hạnh làm
Giới, bố thí, thiện hành
Nếu chúng có mắt sáng
Chúng làm theo vị ấy
Ở đây, làm đúng pháp
Con đường đến cõi lành
Trong Thiên giới hỷ lạc
Ước muốn được hoàn hỷ.
NHIỆT TÌNH TINH TẤN
- Có ba trường hợp, này các Tỷ-kheo,
nhiệt tình cần phải làm mạnh. Thế nào là ba ?
Các ác bất thiện pháp chưa sanh, cần
nhiệt tình làm mạnh đừng cho sanh. Các Thiện pháp chưa sanh, cần nhiệt tình
làm mạnh để cho sanh. Để chịu đựng các thân thọ khổ đã sanh, nhói
đau, da diết đau, gay gắt đau, không thích thú, không thích ý, đoạt mạng
sống, cần nhiệt tình làm mạnh. Có ba trường hợp, này các Tỷ-kheo, nhiệt
tình cần phải làm mạnh.
Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo,
đối với các pháp ác, bất thiện chưa sanh, cần nhiệt tình làm mạnh đừng
để cho sanh, đối với các pháp thiện chưa sanh, cần nhiệt tình làm mạnh
để cho sanh khởi. Để chịu đựng các thân thọ khổ đã sanh, nhói đau,
da diết đau, gay gắt đau, không thích thú, không thích ý, đoạt mạng sống,
nhiệt tình làm mạnh. Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị
có nhiệt tình, thận trọng, chánh niệm để chơn chánh đoạn tận khổ
đau.
GIẶC CƯỚP
- Do đầy đủ ba điều kiện, này
các Tỷ-kheo, một tên cướp lớn có thể chặt được khóa cửa, mang đi
được đồ ăn trộm, làm kể cướp trộm một nhà, làm kẻ đứng đường
chận cướp. Thế nào là ba ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, tên cướp
lớn dựa vào quanh co hiểm trở, dựa vào rừng rậm, dựa vào kẻ có quyền
lực.
Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là
tên cướp lớn dựa vào quanh co hiểm trở ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tên
cướp lớn dựa vào con sông khó lội qua, hay sự quanh co hiểm trở của
núi non. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tên cướp lớn dựa vào sự quanh co
hiểm trở.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
tên cướp lớn dựa vào rừng rậm ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tên cướp
lớn dựa vào rừng rậm, cây hay khóm rừng, hay đám lá rừng lớn rậm. Như
vậy, này các Tỷ-kheo, tên cướp lớn dựa vào rừng rậm.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
tên cướp lớn dựa vào kẻ có quyền lực ? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
tên cướp lớn dựa vào vua hay các vị đại thần của vua và nghĩ như sau
: "Nếu có ai kết tội ta, các vua ấy hay các vị đại thần của vua
ấy sẽ giải thích, cứu thoát ta". Và thực sự là như vậy. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, tên cướp lớn dựa vào kẻ có quyền lực.
Do đầy đủ ba điều kiện này,
này các Tỷ-kheo, một tên cướp lớn có thể chặt được khóa cửa, mang
đi được đồ ăn trộm, làm kể cướp trộm một nhà, làm kẻ đứng đường
chận cướp.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ác
Tỷ-kheo đầy đủ ba pháp, tự mình sử sự như một vật mất gốc, bị
thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều
vô phước. Thế nào là ba ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo
dựa vào quanh co hiểm trở, dựa vào rừng rậm và dựa vào kẻ có quyền
lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
ác Tỷ-kheo dựa vào sự hiểm trở ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo
đầy đủ với thân hành quanh co hiểm trở, với ngữ hành quanh co hiểm trở,
với ý hành quanh co hiểm trở. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ác Tỷ-kheo dựa
vào quanh co hiểm trở.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
ác Tỷ-kheo dựa vào rừng rậm ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo có
tà kiến, đầy đủ những tri kiến đi đến cực đoan. Như vậy, này các
Tỷ-kheo, là các Tỷ-kheo dựa vào rừng rậm.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
ác Tỷ-kheo dựa vào kẻ có quyền ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, dựa vào
các vua hay các đại thần của vua, các Tỷ-kheo nghĩ rằng : "Nếu có
ai kết tội ta, các vua ấy, hay các đại thần của vua ấy sẽ giải thích,
cứu thoát ta". Và thực sự là như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo,
là ác Tỷ-kheo dựa vào kẻ có quyền lực.
Đầu đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo,
ác Tỷ-kheo xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị
kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước.
VI. PHẨM CÁC BÀ-LA-MÔN
(a) HAI NGƯỜI
- Có hai vị Bà-la-môn già yếu, trưởng
lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc
đời, đã 120 tuổi, đi đến Thế Tôn … ngồi xuống một bên, những
Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn :
- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi là
những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, đời đã được trải
qua Tôn giả Gotama, chúng tôi là những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi
lớn, đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120
tuổi, nhưng chúng tôi không làm điều lành, không làm điều thiện, không
làm những điều để chấm dứt các sợ hãi Tôn giả Gotama hãy răn dạy
chúng tôi, Tôn giả Gotama hãy giảng dạy chúng tôi. Nhờ vậy, chúng tôi se
được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
- Thật vậy, các ông là những
Bà-la-môn già yếu, … đã 120 tuổi, nhưng các Ông không làm điều lành…
không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Thật vậy, này các
Bà-la-môn, thế giới này đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn. Thế giới
này đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn như vậy, này các Bà-la-môn, thời
chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý trong đời này, đối với
kẻ đã đi đến cõi chết, phải là chỗ nương tựa, là hang trú ẩn, là
hòn cù lao (hay ngọn đèn), là chỗ quy y và là đích xứ nó đến.
Đời sống bị dắt dẫn
Mạng sống chẳng là bao
Bị già kéo dẫn đi
Không có nơi nương tựa
Hãy luôn luôn quán tưởng
Sợ hãi tử vong này
Hãy làm các công đức
Đưa đến chơn an lạc.
Ở đây chế ngự thân,
Chế ngự lời và ý,
Kẻ ấy dầu có chết,
Cũng được hưởng an lạc,
Vì khi còn đang sống
Đã làm các công đức.
(b) HAI NGƯỜI
Rồi Bà-la-môn già yếu, trưởng lão,
tuổi lớn … đi đến Thế Tôn, bạch Thế Tôn :
- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi là
những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, đời đã được trải
qua Tôn giả Gotama, chúng tôi là những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi
lớn, đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120
tuổi, nhưng chúng tôi không làm điều lành, không làm điều thiện, không
làm những điều để chấm dứt các sợ hãi Tôn giả Gotama hãy răn dạy
chúng tôi, Tôn giả Gotama hãy giảng dạy chúng tôi. Nhờ vậy, chúng tôi se
được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
- Thật vậy, các ông là những
Bà-la-môn già yếu, … đã 120 tuổi, nhưng các Ông không làm điều lành…
là chỗ quy y và là đích xứ nó đến.
Trong ngôi nhà bị cháy,
Đồ đạc được đem ra,
Đồ ấy lợi cho nó,
Không phải đồ bị cháy,
Cũng vậy đời bị cháy,
Do già chết thiêu đốt,
Nhờ bố thí tự cứu
Khéo cứu đồ bố thí.
Ở đây, chế ngự thân,
Chế ngự lời và ý,
Kẻ ấy dầu có chết,
Cũng được hưởng an lạc,
Vì khi còn đang sống
Đã làm các công đức.
VỊ BÀ-LÀ-MÔN
Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn,
sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm … Ngồi
xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn :
- Pháp là thiết thực hiện tại,
thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa
Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến
để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình
giác hiểu ?
- Bị tham ái làm say đắm, này
Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình,
suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ
tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không
nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm
khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại,
không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được
người trí tự mình giác hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này
Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình,
… tâm khổ tâm ưu. Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại,
không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ
tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại,
không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được
người trí tự mình giác hiểu.
Bị si làm cho mê mờ, này
Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình,
… tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại,
không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ
tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại,
không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được
người trí tự mình giác hiểu.
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả
Gotama ! Xin Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng
chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.
BÀ-LA-MÔN- CƯ SĨ
Rồi một Bà-la-môn du sĩ đi đến
; Thế Tôn, sau khi đến, … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn du sĩ bạch Thế
Tôn :
- Pháp là thiết thực hiện tại,
thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa
Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến
để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình
giác hiểu ?
- Bị tham ái làm say đắm, này
Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm… cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Tham ái được đoạn trừ … không cảm thọ âm khổ tâm ưu.
Bị tham ái làm say đắm, này
Bà-la-môn, bị chinh phục, bị xâm chiếm, vị ấy làm ác hạnh về thân…ác
hạnh về lời nói, ác hạnh về ý. Tham ái được đoạn trừ, vị ấy không
làm ác hạnh về thân … ác hạnh về lời nói…, ác hạnh về ý.
Bị tham ái làm say đắm, này
Bà-la-môn, bị chinh phục, bị xâm chiếm, vị ấy không như thật rõ biết
lợi ích của mình, không như thật rõ biết lo của người, không như thật
rõ biết lợi ích của cả hai. Tham ái được đoạn trừ, vị ấy như thật
rõ biết lợi ích của mình, như thật rõ biết lo của người, như thật rõ
biết lợi ích của cả hai
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là
thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng
hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này
Bà-la-môn …
Bị si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị
chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ đến hại mình … nên suy nghĩ
đến hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời
không nghĩ đến tự hại … không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Bị si làm cho mê mờ, này
Bà-la-môn, bị chinh phục, bị xâm chiếm, vị ấy làm ác hạnh về thân
… ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý. Si được đoạn trừ, vị ấy
không làm ác hạnh về thân … ác hạnh về lời nói…, ác hạnh về ý.
Bị si làm cho mê mờ, này
Bà-la-môn, bị chinh phục, bị xâm chiếm, vị ấy không như thật rõ biết
lợi ích của mình, không như thật rõ biết lo của người, không như thật
rõ biết lợi ích của cả hai. Si được đoạn trừ, vị ấy như thật rõ
biết lợi ích của mình, như thật rõ biết lo của người, như thật rõ
biết lợi ích của cả hai
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là
thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng
hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
NIẾT BÀN
Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế
Tôn … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn :
- Thiết thực hiện tại là Niết
bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào,
thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời
gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí
tự mình giác hiểu ?
- Bị tham ái làm say đắm, này
Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình,
suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ
tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không
nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm
khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại,
không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được
người trí tự mình giác hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này
Bà-la-môn …
Bị si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị
chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ đến hại mình … nên suy nghĩ
đến hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời
không nghĩ đến tự hại … không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn
là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả
năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Khi vị ấy, này Bà-la-môn, cảm thọ
tham ái được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ sân được đoạn tận,
không có dư tàn, cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn. Như vậy,
này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, …
được người trí tự mình giác hiểu.
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả
Gotama ! Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng
chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.
NGƯỜI GIÀU CÓ
Rồi một Bà-la-môn giàu có lớn
đi đến Thế Tôn, … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn giàu có lớn bạch
Thế Tôn :
- Con có nghe, thưa Tôn giả Gotama,
các Bà-la-môn thuở xưa, các trưởng lão lớn tuổi, bậc thầy của các bậc
Thầy nói rằng : "Thuở xưa, thế giới này quá sung mãn, với người,
- người ta nghĩ như một vực sâu không có sóng, các làng, các thị trấn,
các kinh thành quá gần để một con gà trống có thể bước từ chỗ này
qua chỗ kia."
Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do
duyên gì, ngày nay loài người lại bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông
rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở
thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố,
các quốc độ trở thành không phải quốc độ ?
- Ngày nay, này Bà-la-môn, loài người
bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến
chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục,
vì bị tà kiến chi phối, chúng cầm gươm sắc bén sát hại lẫn nhau. Do vậy,
nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày
nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế … các
quốc độ trở thành không phải quốc độ.
Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay,
các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm … bị các tà kiến
chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm … vì bị các tà kiến
chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa
màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy,
nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày
nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế … các
quốc độ trở thành không phải quốc độ.
Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay,
các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm … bị các tà kiến
chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm … vì bị các tà kiến
chi phối, các loài Yakkha (Dạ-xoa) thả ra các loài phi nhân dữ tợn. Vì vậy,
nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày
nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế … các
quốc độ trở thành không phải quốc độ.
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả
Gotama ! … Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng
chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.
VACCHAGOTTA
Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế
Tôn, … Ngồi xuống một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn :
- Tôi có được nghe, thưa Tôn giả
Gotama, Sa-môn Gotama nói như sau : "Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố
thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần bố
thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí
cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta
có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn
!". Thưa Tôn giả Gotama, những ai nói rằng Sa-môn nói như sau : "Cần
phải bố thí cho Ta … không có được quả lớn !". Những người nói
như vậy, có phải nói đúng lời nói của Tôn giả Gotama, không có xuyên tạc
Tôn giả Gotama với điều không thật ? Có phải họ nói như vậy là đúng
pháp và thuận pháp, và những ai là người đồng pháp, nói lời đúng
pháp và thuận pháp, không có cơ hội để chỉ trích ? Họ không muốn
xuyên tạc Tôn giả Gotama ?
- Này Vaccha, những ai nói rằng
Sa-môn nói như sau : "Cần phải bố thí cho ta … có được quả lớn
!", những người ấy không nói đúng với lời nói của ta, họ đã
xuyên tạc ta với điều không thật, họ đã nói láo. Này Vaccha, ai ngăn chận
người khác bố thí, người ấy tạo ra ba chướng ngại pháp và đánh cắp
mất ba vật. Thế nào là ba ?
Người ấy làm chướng ngại người
cho không được công đức, người ấy ngăn chặn người nhận không được
bố thí, và tự ngã người ấy trước đã mất gốc, lại càng bị thương
tổn hơn. Này Vaccha, ai ngăn chặn người cho không bố thí người khác, tạo
ra ba chướng ngãi như vậy, và đánh cắp mất ba vật. Này Vaccha, ta nói như
sau : "Những ai đổ đồ phế thải trên mâm bàn, hay đồ rửa chén
bát vào hố phân hay hố rác rưởi (với ý nghĩ) để các loài hữu tình
trong ấy nhờ đấy được ăn để sống". Do nhân duyên ấy, này
Vaccha, ta nói có đem lại công đức, còn nói gì đối với loài người.
Lại nữa, này Vaccha, Ta tuyên bố rằng,
cho người có giới hạnh được quả lớn, cho người ác giới không phải
như vậy. Người có giới hạnh là người đã đoạn tận năm pháp và đã
đầy đủ năm pháp.
Thế nào là năm pháp đã được
đoạn tận ? Dục tham đã được đoạn tận, sân đã được đoạn tận,
hôm trầm thùy miên đã được đoạn tận, trạo hối đã được đoạn tận,
nghi đã được đoạn tận, năm pháp này đã được đoạn tận.
Năm pháp nào đã được đầy đủ
?
Đầy đủ vô học giới uẩn, đầy
đủ vô học định uẩn, đầy đủ vô học tuệ uẩn, đầy đủ vô học
giải thoát uẩn, đầy đủ vô học giải thoát tri kiến uẩn. Vị ấy được
đầy đủ năm pháp này. Ở đây, Ta tuyên bố rằng, bố thí cho người đoạn
tận năm pháp, đầy đủ năm pháp có quả lớn.
Như trong một đàn bò,
Có con đen, trắng, đỏ
Màu hung hay có đốm,
Có con màu bồ câu
Dầu con bò màu gì,
Kiếm được con bò thuần,
Con vật kéo sức mạnh,
Đẹp, lanh và hăng hái,
Mặc kệ nó màu gì,
Liền mắc vào gánh nặng,
Cũng vậy, giữa loài người,
Dầu có sinh chỗ nào,
Hoàng tộc, Bà-la-môn
Thương gia hay nô bộc,
Kẻ không có giai cấp,
Hay hạ cấp đổ phân,
Giữa những người như vậy.
Ai điều phục thuần thục,
Ngay thẳng, đủ giới đức
Nói thực, biết tàm quý,
Sanh tử đã đoạn tận,
Phạm hạnh được vẹn toàn
Gánh nặng đã hạ xuống,
Không còn bị trói buộc,
Việc cần làm đã làm,
Không còn bị lậu hoặc,
Đã đến bờ bên kia,
Không chấp pháp tịch tịnh,
Phước điền ấy vô cấu.
Quả lớn đáng cúng dường ;
Như kẻ ngu không biết,
Thiếu trí, ít nghe nhiều,
Chỉ bố thí bên ngoài,
Không đến gần kẻ thiện,
Những ai gần kẻ thiện,
Có tuệ, tôn bực hiền
Họ tin bậc Thiện Thệ,
An trú tận gốc rễ.
Sanh Thiên hay ở đây
Được sanh gia đình tốt
Bậc trí tuần tự tiến
Chứng được cảnh Niết bàn.
TIKANNA
1-6
Rồi Bà-la-môn Tikanna đi đến Thế
Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn … Ngồi xuống một bên,
Bà-la-môn Tikanna, trước mặt Thế Tôn, tán thán các bậc Bà-la-môn có đầy
đủ ba minh.
- Phải, này Bà-la-môn, họ là các
bậc có ba minh. Phải, các Bà-la-môn có ba minh. Cho đến như thế nào, này
Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn ?
- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị
Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho
đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm
pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì chú,
thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và
các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài
thuận thế (tự nhiên học) và tướng của các vị đại nhân. Như vậy,
thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn diễn tả ba minh các vị Bà-la-môn.
- Thật là khác, này Bà-la-môn, các
Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn. Thật là khác ba minh trong luật
của hội thánh.
- Như thế nào, thưa Tôn giả
Gotama, là ba minh trong giới luật của bậc thánh ? Lành thay, nếu Tôn giả
Gotama thuyết pháp cho chúng tôi về ba minh trong Luật của bậc Thánh.
- Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo
tác ý, ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Tikana vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau :
- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo
ly dục, ly các pháp ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất,
một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ, vị ấy chứng
đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hy lạc do định sanh, không
tầm không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh
giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc
trú, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt
hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ tư,
không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị
ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời,
bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn
mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời,
một trăm ngàn đời. Nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp nhiều hoại và
thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng : "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này, giao cấp như thế này, thổ lạc như thế này, tuổi
thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại
chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này,
giao cấp như thế này, thổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế
này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây." Như vậy, vị
ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và
các nét chi tiết. Đây là minh thứ nhất đã đạt được, vô minh diệt,
minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng
dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về
sanh tử của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt,
kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh,
đều do hạnh nghiệp của họ.
Các chúng sanh này làm những ác hạnh
về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp
theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh
vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những
thiện hạnh về thân, ngữ, ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến,
tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng
chung, được sanh lên cõi thiện, cõi trời, cõi đời này. Như vậy, vị
ấy với Thiên nhãn, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ
rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô
xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Đây
là minh thứ hai đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt,
ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị
ấy biết như thật : "Đây là khổ", biết như thật : "Đây
là nguyên nhân của khổ", biết như thật : "Đây là khổ diệt",
biết như thật : "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Biết
như thật : "Đây là những lậu hoặc", biết như thật : "Đây
là nguyên nhân các lậu hoặc", biết như thật : "Đây là sự diệt
trừ các lậu hoặc", biết như thật : "Đây là con đường đưa đến
sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức
như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu,
thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi
lên sự hiểu biết : "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết : "Sanh
đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại,
không có đời sống nào khác nữa". Đây là minh thứ ba đã đạt được,
vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú
không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Giới hạnh không cao thấp
Khôn khéo và thiền tịnh,
Với tâm được chinh phục,
Nhứt tâm, khéo định tĩnh,
Bậc trí đoạn mê ám,
Ba minh, diệt tử thần,
Vị ấy được tôn xưng,
Đại hành cho Trời Người,
Bậc "Đoạn tận tất cả",
Đầy đủ cả ba minh
An trú không mê vọng,
Đức Phật, bậc Giác Ngộ,
Bậc chứng thân tối hậu,
Chúng lễ Gotama.
Ai biết được đời trước,
Thấy Thiên giới, đọa giới,
Vị ấy là đạo sĩ,
Đoạn sanh, đạt thắng trí
Vị Bà-la-môn nào,
Chứng được ba minh này,
Ta gọi là ba minh
Không như thường được gọi.
Như vậy, này Bà-la-môn, là ba minh
trong Luật của bậc Thánh.
- Thật khác, thưa Tôn giả Gotama,
là ba minh của các Bà-la-môn ! Thật khác là ba minh trong Luật của bậc
Thánh ! Và thưa Tôn giả Gotama, người có được ba minh của các Bà-la-môn
không sánh bằng một phần mười sáu của vị chứng minh trong Luật của bậc
Thánh.
JÀNUSSONI
1-4
Rồi có Bà-la-môn Jànussoni đi đến
Thế Tôn, sau khi đến … ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế
Tôn :
- Ai làm lễ tế đàn, thưa Tôn giả
Gotama, hay ai làm lễ cúng linh, hay ai có bố thí, cần phải bố thí các vật
ấy cho các vị Bà-la-môn có ba minh.
Cho đến như thế nào, này
Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn diễn tả một Bà-la-môn có ba minh ?
Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị
Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh
cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị môt
dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì
chú, thông hiểu ba tập Vệ đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú
giải, và các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm,
biện tài về thuận chế (tự nhiên học) và tướng của vị Đại nhân.
Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các
Bà-la-môn.
- Thật là khác, này Bà-la-môn, các
Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn. Thật là khác, ba minh trong Luật
của bậc Thánh.
- Như thế nào, thưa Tôn giả
Gotama, là ba minh trong giới Luật của bậc Thánh ? Lành thay, nếu Tôn giả
Gotama thuyết giảng cho chúng tôi về ba minh trong giới Luật của bậc
Thánh.
- Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo
tác ý. Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như sau :
- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo
ly dục, ly các pháp ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất
… chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm
thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị
ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời … Đây
là minh thứ nhất đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi bóng tối diệt,
ánh sánh sanh, đối với vị không phóng dật, an trú, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử
của chúng sanh. Vị ấy, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân … đều do
hạnh nghiệp của chúng. Đây là minh thứ hai đã đạt được, vô minh diệt,
minh khởi bóng tối diệt, ánh sánh sanh, đối với vị không phóng dật, an
trú, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị
ấy biết như thật : "Đây là khổ" … "… không có đời sống
nào khác nữa." Đây là minh thứ ba đã đạt được, vô minh diệt,
minh khởi bóng tối diệt, ánh sánh sanh, đối với vị không phóng dật, an
trú, nhiệt tâm, tinh cần.
Ai đầy đủ giới hạnh
Tinh cần và định tĩnh
Với tầm được chinh phục
Nhứt tâm khéo định tĩnh
Ai biết được đời trước
Thấy Thiên giới đọa xứ
Vị ấy là đạo sĩ
Đoạn sanh, đạt thắng trí
Vị Bà-la-môn nào,
Chứng được ba minh này,
Ta gọi là ba minh
Không như thường được gọi.
Như vậy, này Bà-la-môn, là ba minh
trong Luật của bậc Thánh.
- Thật thế, thưa Tôn giả Gotama,
là ba minh của các Bà-la-môn ! Thật khác, là ba minh trong Luật của bậc
Thánh ! Và thưa Tôn giả Gotama, người có được ba minh của các Bà-la-môn
không sánh bằng một phần mười sáu của vị chứng ba minh trong Luật của
bậc Thánh ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! … mong Tôn giả Gotama nhận
con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng
?
SANGÀRAVA
1-7
- Rồi có Bà-la-môn Sangàrava đi đến
Thế Tôn, … ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn :
- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi
làm lễ tế đàn và khuyên các người khác làm lễ tế đàn. Ở đây, thưa
Tôn giả Gotama, ai làm lễ tế đàn và ai khuyên các người khác làm lễ tế
đàn, tất cả đều thực hành con đường đưa đến công đức cho nhiều
người, tức là kết quả của tế đàn. Thưa Tôn giả Gotama, ai xuất gia,
từ bỏ gia tộc, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chỉ nhiếp phục
một tự ngã của mình, chỉ làm cho một tự ngã chứng được niết bàn.
Như vậy, người ấy thực hành con đường đưa đến công đức chỉ có một
mình, tức là kết quả của sự xuất gia.
- Vậy này Bà-la-môn, ở đây, Ta sẽ
hỏi Ông. Ông kham nhẫn như thế nào, hãy như vậy trả lời. Ông nghĩ như
thế nào, này Bà-la-môn, ở đây, Thế Tôn xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán,
Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng
Sĩ, Điều Nghị Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy nói như
sau : "Đây là con đường, đây là đạo lộ, nhờ thực hành con đường
này, Ta đã thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với thắng trí, chứng
đạt, an trú và tuyên thuyết. Các người hãy đến ! Hãy như vậy thực hành
! Các người sẽ thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với thắng
trí, chứng đạt và an trú". Như vậy, vị Đạo sư này thuyết pháp,
và các người khác như thật hành trì. Số người như vậy là hàng trăm,
hàng ngàn, hàng trăm ngàn. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, sự việc là
như vậy, thời con đường đưa đến công đức này ảnh hưởng chỉ đến
một người hay ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự
xuất gia ?
- Sự việc này là như vậy, thưa Tôn
giả Gotama, con đường đưa đến công đức này là ảnh hưởng đến nhiều
người, tức là kết quả của sự xuất gia.
Được nghe nói như vậy, Tôn giả
Ànanda nói với Bà-la-môn Sangàrava :
- Trong hai con đường, này
Bà-la-môn, con đường nào, Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, kết quả
lớn hơn và lợi ích hơn ?
Được nói như vậy, Bà-la-môn
Sangàrava nói với Tôn giả Ànanda :
- Như Tôn giả Gotama và Tôn giả
Ànanda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.
Lần thứ hai, Tôn giả Ànanda nói với
Bà-la-môn Sangàrava :
- Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông
như vậy : "Những ai là đáng đảnh lễ, những ai là đáng tán thán ?
"Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông : "Này Bà-la-môn, trong hai
con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn,
ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn ?"
Lần thứ hai, Bà-la-môn Sangàrava
nói với Tôn giả Ànanda :
- Như Tôn giả Gotama và Tôn giả
Ànanda, cả hai đối với tôi là đáng đảnh lễ và đáng tán thán.
Lần thứ ba, Tôn giả Ànanda nói với
Bà-la-môn Sangàrava :
- Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông
như vậy : "Những ai là đáng kính lễ, những ai là đáng tán thán ?
"Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông : "Này Bà-la-môn, trong hai
con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn,
ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn ?"
Lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava
nói với Tôn giả Ànanda :
- Như Tôn giả Gotama và Tôn giả
Ànanda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.
Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau :
"Cho đến lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava, được hỏi một câu đúng
pháp lại tránh né, không trả lời. Vậy Ta hãy giải tỏa việc này".
Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn
Sangàrava :
- Này Bà-la-môn, câu chuyện gì đã
khởi lên hôm nay trong cung điện Nhà Vua, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp
lại ?
- Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay, trong
cung điện nhà vua, câu chuyện như sau đã khởi lên, khi hội chúng nhà vua
ngồi tụ họp lại : "Thuở xưa, các Tỷ-kheo ít hơn, nhưng nhiều hơn
là các pháp thượng nhân, các thần thông thần biến được thị hiện. Ngày
nay, các Tỷ-kheo nhiều hơn, nhưng ít hơn là các pháp thượng nhân, các thần
thông thần biến được thị hiện." Thưa Tôn giả Gotama, đấy là câu
chuyện đã khởi lên hôm nay trong cung điện nhà vua, khi hội chúng nhà vua
ngồi tụ họp lại.
- Này Bà-la-môn, có ba loại thần
thông. Thế nào là ba ? Thần thông biến hóa, thần thông ký thuyết, thần
thông giao hóa, và Bà-la-môn, thế nào là thần thông biến hóa ?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người
chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều
thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường,
qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền
như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền,
ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt
trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy,
có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.
Và này Bà-la-môn, thế nào là thần
thông ký thuyết ?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người
nói lên nhờ tướng : "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của
Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều,
cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người
nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân,
hay của Chư Thiên, liền nói lên : "Như vầy là ý của Ông, như thế này
là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói
lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người
nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay
của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày
rõ ràng và có suy tư ; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên : "Như vầy
là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của
Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có
gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người
không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người
hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng
trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu
định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác
tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của
vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều,
cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần
thông ký thuyết.
Và như thế nào, này Bà-la-môn, là
thần thông giáo hóa ?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người
giáo giới như sau : "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy !
Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy ! Hãy từ bỏ cái này ! Hãy
đạt đến cái này và an trú !". Này Bà-la-môn, đây gọi là thần
thông giáo hóa. Nay Bà-la-môn, có ba loại thần thông này.
Trong ba loại thần thông này, Ông
có thể chấp nhận loại thần thông nào là hy hữu hơn, thù diệu hơn ?
- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, loại
thần thông này : Ở đây có người chứng được nhiều loại thần thông,
một thân hiện ra nhiều thân … Có thể tự thân bay đến cõi Phạm
Thiên. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông
ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có
được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh
chất như là huyễn hóa. Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama :
Ở đây có người nhờ tướng nói lên … Với tâm của mình, rõ biết
tâm của người khác. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại
thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự
mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được
xem tánh chất như là huyễn hóa. Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả
Gotama : Ở đây có người giáo giới như sau : "Hãy suy nghĩ như thế này
… hãy đạt đến cái này và an trú". Loại thần thông này, thưa Tôn
giả Gotama, tôi có thể chấp nhận là hy hữu hơn và thù diệu hơn trong ba
loại thần thông.
Thật là vi diệu, thưa Tôn giả
Gotama ! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả Gotama ! Vấn đề này được Tôn giả
Gotama khéo nói như vậy, Chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Gotama có thành tựu
cả ba loại thần thông này. Thật vậy, Tôn giả Gotama có thể chứng được
nhiều loại thần thông … Thật vậy, Tôn giả Gotama thành tựu được định
không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tuỳ
theo ý hành của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị
này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Tôn giả Gotama giáo giới như sau :
"Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy ! Hãy tác ý như vậy,
chớ tác ý như vậy ! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt đến cái này nà an
trú !".
Thật vậy, này Bà-la-môn, lời nói
của Ông trước như là chống ta, sau xích lại gần ta. Và Ta sẽ trả lời
cho Ông. Này Bà-la-môn, ta chứng được nhiều loại thần thông … này
Bà-la-môn, ta thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của
mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của vị Tôn giả hướng
đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Tôn
giả Gotama có thể giáo giới như sau : "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ
suy nghĩ như vậy. Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy ! Hãy từ bỏ
cái này, hãy đạt được cái này và an trú !".
- Thưa Tôn giả Gotama, có một Tỷ-kheo
nào khác, cung thành tựu được ba loại thần thông này, ngoài Tôn giả
Gotama ?
- Này Bà-la-môn, không phải chỉ
có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn nữa
các Tỷ-kheo thành tựu được ba loại thần thông này.
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, nay các
không ấy hiện ở đâu ?
- Này Bà-la-môn, trong chúng Tỷ-kheo
này.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama
! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng những gì bị
quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người
bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có
thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama thuyết giảng với
nhiều pháp môn. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn
giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn
đời quy ngưỡng.
VII. PHẨM LỚN
61. SỞ Y XỨ
Này các Tỷ-kheo, có ba ý sứ này của
ngoại đạo, dầu có bị các bậc Hiền giả cật vấn, nạn vấn lý do, thảo
luận, vẫn kiên trì trong quan điểm truyền thống về vô vi (không hành động).
Thế nào là ba ?
Này các Tỷ-kheo, có một số
Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau : "Phàm có cảm giác gì về con người
này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân
nghiệp quá khứ". Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết
pháp như sau, chấp kiến như sau : "Phàm có cảm giác gì về con người
này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân một
tạo hóa tạo ra". Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết
pháp như sau, chấp kiến như sau : "Phàm có cảm giác gì về con người
này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do không
nhân, không duyên".
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với
các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết như sau, chấp kiến như sau : "Phàm
có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ,
không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ". Đối với các vị
ấy, Ta đến và nói : "Chư Tôn giả, có thật chăng, Chư Tôn giả có
thuyết như sau : "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc,
khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ ?
"".
Được Ta hỏi vậy, họ trả lời
: "Thưa phải, có như vậy".
Ta nói với họ như sau : "Như vậy,
thời theo các Tôn giả, do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người sát
sanh ; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người lấy của không cho ;
do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người không Phạm hạnh ; do nhân
nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói láo ; do nhân nghiệp quá khứ,
sẽ trở thành người nói hai lưỡi ; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở
thành người ác khẩu ; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói
lời phù phiếm ; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người tham lam ;
do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người theo tà kiến". Nhưng này
các Tỷ-kheo, với những ai trở lại nghiệp quá khứ là do kiên thực, với
những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có
"Đây là việc phải làm", hay "Đây là việc không nên
làm". Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm
không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời danh từ
Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các Ông sống
thất niệm và với các căn không hộ trì.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là
sự chỉ trích đúng pháp thứ nhất của ta đối với các vị Sa-môn,
Bà-la-môn có thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với
các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết như sau, chấp kiến như sau : "Phàm
có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ,
không lạc, tất cả đều do nhân một tạo hóa tạo ra". Đối với các
vị ấy, Ta đến và nói : "Chư Tôn giả, có thật chăng, Chư Tôn giả
có thuyết như sau : "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ
lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân một tạo hóa tạo
ra ? "".
Được Ta hỏi vậy, họ trả lời
: "Thưa phải, có như vậy".
Ta nói với họ như sau : "Như vậy,
thời theo các Tôn giả, do nhân một vị tạo hóa tạo ra, sẽ trở thành người
sát sanh … Do nhân một vị tạo hóa tạo ra, se trở thành người theo tà
kiến". Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào vị tạo
hóa tạo ra là lý do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước
muốn, không có tinh tấn, không có "Đây là việc phải làm", hay
"Đây là việc không nên làm". Như vậy, sự cần thiết cần phải
làm hay không cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng
tin cậy, thời danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông
được, vì các Ông sống thất niệm và với các căn không hộ trì.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là
sự chỉ trích đúng pháp thứ hai của ta đối với các vị Sa-môn,
Bà-la-môn có thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với
các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết như sau, chấp kiến như sau : "Phàm
có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ,
không lạc, tất cả đều do không nhân không duyên". Đối với các vị
ấy, Ta đến và nói : "Chư Tôn giả, có thật chăng, Chư Tôn giả có
thuyết như sau : "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc,
khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do không nhân không duyên ?
"".
Được Ta hỏi vậy, họ trả lời
: "Thưa phải, có như vậy".
Ta nói với họ như sau : "Như vậy,
thời theo các Tôn giả, do không nhân không duyên, sẽ trở thành người sát
sanh … Do không nhân không duyên, sẽ trở thành người theo tà kiến".
Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào vị tạo hóa tạo
ra là lý do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không
có tinh tấn, không có "Đây là việc phải làm", hay "Đây là
việc không nên làm". Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không
cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời
danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các
Ông sống thất niệm và với các căn không hộ trì.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là
sự chỉ trích đúng pháp thứ ba của ta đối với các vị Sa-môn,
Bà-la-môn có thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy. Này các Tỷ-kheo, đây
là ba y xứ của ngoại đạo, dù có được các bậc Tôn giả cật vấn, nạn
vấn lý do thảo luận, vẫn kiên trì trong quan điểm truyền thống về vô
vi (không hành động).
Và này các Tỷ-kheo, đây là pháp
ta thuyết giảng, không bị chỉ trích, không bị uế nhiễm, không có tội
lỗi, không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Và này các Tỷ-kheo,
thế nào là pháp ta thuyết giảng, không bị chỉ trích, không bị uế nhiễm,
không có tội lỗi, không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách ?
Sáu giới này, này các Tỷ-kheo, là
pháp Ta thuyết giảng, … có trí quở trách. Sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo,
là pháp Ta thuyết giảng… có trí quở trách. Mười tám ý cận hành này,
này các Tỷ-kheo, là pháp Ta thuyết giảng… có trí quở trách. Bốn Thánh
đế này, này các Tỷ-kheo, là pháp Ta thuyết giảng… có trí quở trách.
Sáu giới này, này các Tỷ-kheo, là
pháp Ta thuyết giảng… có trí quở trách, được nói đến như vậy. Do
duyên gì được nói đến ? Này các Tỷ-kheo, có sáu giới này : địa giới,
thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới. Sáu giới này,
này các Tỷ-kheo, là pháp được Ta thuyết giảng, không bị chỉ trích,
không bị uế nhiễm, không có tội lỗi, không bị các Sa-môn, các
Bà-la-môn có trí quở trách. Điều đã được nói đến, chính do duyên
này đã được nói đến.
Có sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo,
là pháp ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở
trách. Điều đã được nói đến, chính do duyên nào đã được nói đến
? Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc xứ này : nhãn xúc xứ, nhĩ xúc xứ, tỷ
xúc xứ, thiệt xúc xứ, thân xúc xứ, ý xúc xứ. Có sáu xúc xứ này, này
các Tỷ-kheo, không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Điều
đã được nói đến, chính do duyên này đã được nói đến.
Có mười tám ý cận hành này, này
các Tỷ-kheo, là pháp được Ta thuyết giảng, không bị các Sa-môn, các
Bà-la-môn có trí quở trách. Điều đã được nói đến, chính do duyên
nào đã được nói đến ? Khi con mắt thấy sắc, tư tưởng hướng về và
đến gần sắc, làm y xứ cho hỷ, hướng về và đến gần sắc, làm y xứ
cho ưu, hướng về và đến gần sắc, làm y xứ cho xả. Khi tai nghe tiếng,
tư tưởng hướng về và đến gần tiếng, làm y xứ cho hỷ, hướng về và
đến gần tiếng, làm y xứ cho ưu, hướng về và đến gần tiếng, làm y
xứ cho xả. Khi mũi ngửi hương … khi lưỡi nếm vị … khi thân cảm xúc
… khi ý nhận thức pháp, tư tưởng hướng về và đến gần pháp, làm y
xứ cho hỷ, hướng về và đến gần pháp, làm y xứ cho ưu, hướng về và
đến gần pháp, làm y xứ cho xả. Có mười tám ý cận hành này, này các
Tỷ-kheo, được Ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có
trí quở trách. Điều đã được nói đến, chính do duyên này đã được
nói đến.
Bốn thánh đế này, này các Tỷ-kheo,
được Ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở
trách. Điều đã được nói đến, chính do duyên nào đã được nói đến
? Do chấp thủ sáu giới nên có nhập thai. Do có nhập thai, nên có danh sắc.
Do duyên danh sắc, nên có sáu xứ. Do duyên sáu xứ, nên có xúc. Do duyên
xúc, nên có thọ. Với người có cảm thọ, này các Tỷ-kheo, Ta nêu rõ :
"Đây là khổ", Ta nêu rõ : "Đây là khổ tập ; Ta nêu rõ :
"Đây là khổ diệt", Ta nêu rõ : "Đây là con đường đưa đến
khổ diệt".
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ
Thánh đế ?
Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là
khổ, chết là khổ, sầu bi, khổ, ưu não là khổ. Điều mong cầu không
được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. Này các Tỷ-kheo, đây là
Khổ Thánh đế.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
Thánh đế về Khổ tập ?
Vô minh duyên hành, hành duyên thức,
thức duyên sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ,
thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên
già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Như vầy là sự tập khởi của toàn bộ
khổ uẩn này. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Khổ tập.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
Thánh đế về Khổ diệt ?
Do vô minh diệt không có tàn dư, nên
các hành diệt. Do hành diệt, nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc
diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt.
Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ
diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt
nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não đều diệt. Như vầy là sự đoạn
diệt toàn bộ của khổ uẩn này. Này các Tỷ-kheo, Đây gọi là Thánh đế
về Khổ diệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
Thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt ?
Đây là Thánh đạo Tám ngành, tức
là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là
Thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt.
Bốn Thánh đế này, này các Tỷ-kheo,
do Ta thuyết giảng, không bị chỉ trích, không có uế nhiễm, không có tội
lỗi, không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Điều đã được
nói đến, chính do duyên này được nói đến.
CÁC SỢ HÃI
1. - Có ba sợ này, này các Tỷ-kheo,
làm chia rẽ mẹ con, được người phàm phu không học nói đến. Thế nào
là ba ?
Có một thời, này các Tỷ-kheo, một
hỏa tai lớn khởi lên. Khi hỏa tai lớn này khởi lên, các làng bị thiêu,
các thị trấn lớn bị thiêu, các thành phố bị thiêu. Khi các làng bị
thiêu, các thị trấn lớn bị thiêu, các thành phố bị thiêu, mẹ không
tìm được con, con không tìm được mẹ. Đây là sợ hãi thứ nhất, này
các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một thời
có mưa lớn khởi lên. Khi mưa lớn khởi lên, này các Tỷ-kheo, lụt lội lớn
sanh khởi. Do có lụt lớn sanh khởi, nên các làng bị cuốn trôi, các thị
trấn bị cuốn trôi, các thành phố bị cuốn trôi. Khi các làng bị cuốn
trôi, các thị trấn bị cuốn trôi, các thành phố bị cuốn trôi, mẹ
không tìm được con, con không tìm được mẹ. Đây là sợ hãi thứ hai,
này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một thời
có sợ hãi về giặc cướp rừng nổi lên, và dân chúng leo lên xe chạy trốn.
Khi sợ hãi giặc cướp rừng nổi lên, này các Tỷ-kheo, khi dân chúng leo
lên xe chạy trốn, mẹ không tìm được con, con không tìm được mẹ. Đây
là sợ hãi thứ ba, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm
phu không học nói đến.
Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo,
làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến.
Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo,
có khi chia rẽ mẹ con, có khi không chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu
không học nói đến. Thế nào là ba ?
Có một thời, này các Tỷ-kheo, một
hỏa tai lớn khởi lên. Khi hỏa tai lớn này khởi lên … (xem 62-1) … khi
các làng bị thiêu, các thị trấn bị thiêu, khi các thành phố bị thiêu,
trong khi ấy, có thời có trường hợp mẹ có thể tìm được con, con có
thể tìm được mẹ. Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ nhất, có khi
làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia rẽ mẹ con, được kẽ phàm phu
không học nói đến.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một thời
có mưa lớn khởi lên. Do có thủy tai lớn sanh khởi nên các làng bị cuốn
trôi, các thị trấn bị cuốn trôi, các thành phố bị cuốn trôi. Khi các
thành phố bị cuốn trôi, trong khi ấy, có thời có trường hợp mẹ có thể
tìm được con, con có thể tìm được mẹ. Này các Tỷ-kheo, đây là sợ
hãi thứ hai, có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia rẽ mẹ con,
được kẽ phàm phu không học nói đến.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một thời
có sợ hãi về giặc cướp rừng nổi lên. Và dân chúng leo lên xe chạy trốn.
Khi sợ hãi về giặc cướp rừng nổi nên, này các Tỷ-kheo, khi dân chúng
leo lên xe chạy trốn, trong khi ấy, có thời có trường hợp mẹ có thể
tìm được con, con có thể tìm được mẹ. Này các Tỷ-kheo, đây là sợ
hãi thứ ba, có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia rẽ mẹ con,
được kẽ phàm phu không học nói đến.
Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo,
có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia re mẹ con, được kẽ phàm
phu không học nói đến.
Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo,
làm chia rẽ mẹ con. Thế nào là ba ?
Sợ hãi về già, sợ hãi về bệnh,
sợ hãi về chết.
Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn
con mình bị già : "Ta nay bị già, mong rằng con Ta không bị già !".
Hay người con không muốn mẹ mình bị già : "Ta nay bị già, mong rằng
mẹ Ta không bị già !".
Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn
con mình bị bệnh : "Ta nay bị bệnh, mong rằng con Ta không bị bệnh
!". Hay người con không muốn mẹ mình bị bệnh : "Ta nay bị già,
mong rằng mẹ Ta không bị bệnh !".
Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn
con mình bị chết : "Ta nay bị chết, mong rằng con Ta không bị chết
!". Hay người con không muốn mẹ mình bị chết : "Ta nay bị chết,
mong rằng mẹ Ta không bị chết !". Đây là ba sợ hãi, này các Tỷ-kheo,
làm chia rẽ mẹ con.
Có con đường, này các Tỷ-kheo,
có đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi, không làm chia rẽ mẹ
con này, và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con này. Và này các Tỷ-kheo, thế
nào là con đường, thế nào là đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba
sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con
này ?
Đây là con đường Thánh Tám
ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh
mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường, này
các Tỷ-kheo, đây là đạo lộ là đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi
không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con này.