- Kinh Tăng Chi Bộ
- HT. Thích Minh Châu dịch
- 10e
- (VIII) (98) VỊ TRƯỞNG LÃO
1. Thành tựu mười pháp này, này
các Tỷ-kheo, vị trưởng lão tại địa phương bài vị ấy trú, vị ấy
trú an ổn. Thế nào là mười ?
2. Vị trưởng lão đã lâu ngày
được biết đến, xuất gia đã lâu ngày có giới... chấp nhận và học hỏi
trong các học pháp ; là vị nghe nhiều.... khéo thể nhập với chánh kiến
; cả hai giới bổn Pàtimokkha được khéo truyền đạt một cách rộng
rãi, được khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quốc doanh theo kinh, theo
chi tiết, vị ấy thiện xảo trong sự sanh khởi và chấm dứt các tránh sự,
ưa thích pháp ; dùng lời ái ngữ, hết sức hân hoan trong thắng pháp, thắng
luật ; biết đủ với bất cứ vật dụng nào nhận được như y, đồ ăn
khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh ; dễ mến, khéo chế ngự
trong khi đi tới đi lui, khi ngồi trong nhà ; chứng được không khó khăn,
chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức bốn Thiền thuộc
tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú ; do đoạn diệt các lậu hoặc, vị
ấy ngay trong hiện tại, với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú
vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Thành tựu mười pháp này, các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo trưởng lão trú tại địa phương nào, tại địa phương nào, sống
được an ổn.
(IX) (99) UPÀLI
1. Bấy giờ có Tôn gia Upàli đi đến
Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi
xuống một bên, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn :
- Bạch Thế Tôn, con muốn sống
trong rừng núi cao nguyên, tại các trú xứ xa vắng.
2. Này Upàli, không dễ dàng là sống
tại các rừng núi cao nguyên, các trú xứ xa vắng, kk1 là đời sống viễn
ly, khó ưa thích là đời sống độc cư. Ta nghĩ rằng : "Các ngôi rừng
làm loạn ý Tỷ-kheo chưa được Thiền định, tôi sẽ sống tại các rừng
núi cao nguyên, tại các trú xứ xa vắng", thời người ấy được chờ
đợi như sau : "Vị ấy sẽ chìm xuống (đáy) hay nổi lên (mặt nước)".
3. Ví như, này Upàli, một hồ nước
lớn, có con voi lớn đi đến, bảy thước hay tám thước cao. Con voi ấy
suy nghĩ : "Ta hãy lặn vào hồ nước này, rồi chơi trò chơi rửa tai,
rồi chơi trò chơi rửa lưng ; sau khi chơi trò rửa tai, sau khi chơi trò chơi
rửa lưng, sau khi tắm, sau khi uống nước, sau khi từ hồ bước lên, ta đi
chỗ nào ta muốn". Rồi con voi ấy lặn vào hồ nước ấy, có thể chơi
trò chơi rửa tai, có thể chơi trò chơi rửa lưng, sau khi chơi trò chơi rửa
tai, sau khi chơi trò rửa lưng, sau khi tắm, sau khi uống nước, sau khi từ hồ
bước lên, nó đi chỗ nào nó muốn. VÌ sao ? Vì tự ngã to lớn tìm được
chân đứng trong chỗ nước. Rồi có con thỏ hay con mèo đến, nó suy nghĩ
: "Ta là ai, con voi lớn là ai ? Vậy ta sau khi lặn xuống hồ nước này,
có thể chơi trò chơi rửa tai, có thể chơi trò chơi rửa lưng ; sau khi
chơi trò chơi rửa tai, sau khi chơi trò chơi rửa lưng, sau khi tắm, sau khi uống
nước, sau khi từ hồ bước lên, ta sẽ đi chỗ nào ta muốn". Rồi con
voi ấy lặn vào hồ nước ấy, có thể chơi trò chơi rửa tai, sau khi chơi
trò chơi rửa lưng, sau khi tắm, sau khi uống nước, sau khi từ hồ bước lên,
nó đi chỗ nào nó muốn. Vì sao ? Vì tự ngã to lớn tìm được chân đứng
trong chỗ nước. Rồi có con thỏ hay con mèo đến, nó suy nghĩ : "Ta là
ai, con voi lớn là ai ? Vậy ta sau khi lặn xuống hồ nước này, có thể chơi
trò chơi rửa tai, có thể chơi trò chơi rửa lưng ; sau khi chơi trò chơi rửa
tai, sau khi chơi trò chơi rửa lưng, sau khi tắm, sau khi uống nước, sau khi
từ hồ bước lên, ta sẽ đi chỗ nào ta muốn". Rồi nó nhảy vào hồ
nước ấy lập tức, không có tính toán. Với nó, được chờ đợi rằng
: "Nó sẽ chìm hay nổi trên mặt nước" Vì sao ? Này Upàli, vì tự
ngã nhỏ bé không tìm được chân đứng trong nước sâu. Cũng vậy, này
Upàli, ai nói rằng : "Dầu tôi không được định, tôi sẽ sống trong
các rừng núi cao nguyên, tại các trú xứ xa vắng : ". Với vị ấy,
được chờ đợi rằng : "Nó sẽ chìm xuống hay nổi trên mặt nước".
4. Ví như : này Upàli, một đứa trẻ,
còn nhỏ, còn yếu, nằm ngửa, chơi với phân và nước tiểu của mình. Thầy
nghĩ thế nào, này Upàli, trò chơi con nít này có thiệt là toàn diện đầy
đủ không ?
- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
- Này Upàli, đứa con nít ấy, sau một
thời gian, sau khi lớn lên, sau khi các căn được thuần thục, có được các
đồ chơi của những con nít, như trẻ con chơi, khăng, chơi nhảy lộn nhào,
chơi chong chóng, chơi với đồ đong bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, và
nó chơi với những đồ chơi ấy. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, trò chơi
này so sánh với trò chơi trước, có đi đến thù diệu hơn, thù thắng hơn
?
- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
- Rồi này Upàli, đứa trẻ ấy,
sau một thời gian, sau khi lớn lên, sau khi các cắn được thuần thục, thọ
hưởng đầy đủ năm món dục lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, kích thúc
lòng dục, hấp dẫn, với các tiếng do tai nhận thức... với các hương do
mũi nhận thức... với các vị do lưởi nhận thức... với các xúc do thân
cảm giác, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, kích thích lòng dục, hấp
dẫn. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, trò chơi này, so sánh với các trò chơi
trước có thù diệu hơn, thù thắng hơn không ?
- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
5. Ở đây, này Upàli, Như Lai xuất
hiện ở đồi, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ,
Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nha6n Sư, Phật,
Thế Tôn. Như Lai sau khi tự chứng ngộ với thắng trí, tuyên bố cho biết
về thế giới này, các chư Thiên, các ma, các Phạm thiên, với chúng
Sa-Môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Ngài thuyết pháp sơ thiện,
trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nêu rõ phạm hạnh hoàn toàn
viên mãn thanh tịnh. Người gia chủ, hay con người gia chủ hay một người
tái sanh trong một gia đình khác nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, vị ấy sanh
lòng tin vào Như Lai. Vị ấy thành tựu với lòng tin ấy, suy xét như sau :
"Đời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những
bụi đời, đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó
cho một người sống ở giai đoạn có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn
viên mãn, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta hãy cạo bỏ
râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Vị ấy xuất gia như vậy, thọ lãnh đầy đủ sự học tập và nếp sống
của các Tỷ-kheo. Sau khi đoạn tận sát sanh, sống từ bỏ sát sanh, bỏ trượng,
bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của
tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Sau khí đoạn tận lấy của không
cho, vị ấy sống từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã
cho, chỉ mong những vật đã cho, tự mình sống thanh tịnh không có trộm cướp.
Sau khi đoạn tận không Phạm hạnh, vị ấy sống Phạm hạnh, sống đời
sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Sau khi đoạn tận nói láo, vị
ất sống từ bỏ nói láo, nói lời chơn thật, nói lời liên hệ đến chân
thật, vững chắc đáng tin cậy, không lường gạt lời hứa đối với đời.
Sau khi đoạn tận nói hai lưỡi, vị ấy sống từ bỏ nói hai lưỡi, nghe
điều gì ở chỗ này, không đi nói đến chỗ kia để sanh chia rẽ ở những
người kia. Như vậy, vị ấy sống kết hợp những kẻ bị chia rẽ, tăng
trưởng những kẻ đã hòa hợp, ưa thích hòa hợp, thích thú hòa hợp,
hoan hỷ trong hòa hợp. Sau khi đoạn tận lời nói độc ác, vị ấy sống
từ bỏ lời nói độc ác ; những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ
thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, thích ý nhiều
người, vị ấy nói những lời như vậy. Sau khi đoạn tận nói lời phù
phiếm, vị ấy sống từ bỏ nói lời phù phiếm, nói lời đúng thời,
nói lời chân thật, nói lời có ý nghĩa, nói lời về Chánh pháp, nói lời
về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời thuận
lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Vị ấy sống từ bỏ làm hại
các hột giống và các loại cây cỏ ; dùng mỗi ngày một bữa, từ bỏ
ăn band e96m, từ bỏ ăn phi thời ; từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch,
từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dâu thoa và các thời trang, từ
bỏ dùng giường cao và giường lớn, từ bỏ nhận vàng và bạc, từ bỏ
nhận các hạt sống, từ bỏ nhận thịt sống, từ bỏ nhận đàn bà, con
gái ; từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai ; từ bỏ nhận cừu và dê ; từ bỏ
nhận gia cầm và heo ; từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái ; từ bỏ
nhận ruộng nương đất đai ; từ bỏ việc phái người làm môi giới, hoặc
tự mình làm môi giới, từ bỏ buôn bán ; từ bỏ các sự gian lận bằng
cân, tiền bạc và đo lường ; từ bỏ các tà hạnh, như hối lộ, gian trá,
lừa đảo ; từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bứt đoạt, trộm
cắp, cướp phá. Vị ấy, biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân,
với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi đến chỗ nào cũng mang theo.
Cũng như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh ; cũng vậy, vị
ấy bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi
bụng, đi đến chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu với thành tựu
giới uẩn này, nội tâm cảm thọ sự an lạc không có phạm lỗi.
6. Vị ấy, khi mắt thấy sắc,
không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng rei6ng. những nguyên
nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất
thiện pháp khỏi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn
căn, thật hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi
hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy
không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên
nhân gì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất
thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thật
hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nên
hưởng lạc thọ nội tâm, không có xen lẫn.
7. Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều
tỉnh giác ; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác ; khi co tay ; khi
duỗi tay đều tỉnh giác ; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác
; khi ăn, uống, nuốt đều tỉnh giác ; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói,
yên lặng đều tỉnh giác. Vị ấy thành tựu với Thánh giới uẩn này,
thành tựu với Thánh hộ trì các căn này, thành tựu với Thánh chánh niệm
tỉnh giác này, chọn một trú xứ thanh vắng như rừng, gốc cây, khe đá,
hang đá, bãi tha ma, khu rừng xa vắng, ngoài trời, đống rơm. Vị ấy đi
đến rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già,
lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy, sau khi đoạn tận
tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm khỏi tham
ái. Sau khi đoạn tận sân, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ
mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Sau
khi đoạn tận hôn trầm thụy miên, sống với tâm thoát ly hồn trầm thụy
miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, vị ấy
gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Sau khi đoạn tận trạo hối, sống
k trạo hối, với nội tâm trầm lặng, vị ấy gột rửa hết tâm trạo cử
hối tiếc. Sau khi đoạn tận nghi ngờ, vị ấy sống thoát ly nghi ngờ,
không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
8. Vị ấy sau khi đoạn tận năm
triền cái này, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm hèn yếu trí tuệ, ly dục,
ly các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng
thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vì sao, này Upàli, có phải sự
an trú này, sánh với các an trú trước, được thù diệu hơn, thù thắng hơ
?
- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
- Này Upàli, các đệ tử của Ta,
thấy được Pháp này trong tự ngã, sống tại các rừng núi cao nguyên,
các trú xứ xa vắng, cho đến khi mục đích của mình chưa đạt, thời họ
vẫn trú (tại các chỗ ấy), (hay như mục đích của mình chưa đạt, tức
là định chưa đạt ; thời k sống trong rừng núi cao nguyên tại các trú xứ
xa vắng).
9. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo
làm cho tịnh chỉ tầm và tứ... chứng đạt và an trú Thiền thứ hai. Thầy
nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với những an trú
trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn ?
- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
- Này Upàli, các đệ từ của Ta,
khi quán thấy Pháp này trên tự ngã, họ mới đến ở các rừng núi cao
nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ sẽ không trú nếu mục đích của mình chưa
đạt được.
10. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo ly
hỷ... chứng và trú Thiền thứ ba. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải
sự an trú này, sánh với những an trú trước, được thù diệu hơn, được
thù thắng hơn ?
- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
- Này Upàli, các đệ từ của Ta,
khi quán thấy Pháp này trên tự ngã, họ mới đến ở các rừng núi, cao
nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ sẽ không trú nếu mục đích của mình chưa
đạt được.
11. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo
đoạn lạc... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Thầy nghĩ thế nào,
này Upàli... chưa đạt được... ? ...
12. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt
qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các tưởng đối ngại,
không tác ý đến các tưởng sai biệt, nghĩ rằng : "Hư không là vô
biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ. Thầy nghĩ thế nào,
này Upàli... ? ... mục đích của mình chưa đạt được.
13. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt
qua một cách hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng : "Thức là vô
biên", chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ. Thầy nghĩ thế nào,
này Upàli... ? ... mục đích của mình chưa đạt được.
Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt
qua một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng : "Không có sở hữu",
chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ鮠Thầy
nghĩ thế nào, này Upàli... ? ... mục đích của mình chưa đạt được.
Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt
qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ, nghĩ rằng : "Đây là tịch tịnh,
đây là thù diệu", chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ鮠Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này
sanh với các an trú trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn ?
- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn... mục
đích của mình chưa đạt được.
14. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo
sau khi vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt
và an trú Diệt thọ tưởng định, vị ấy sau khi thấy với trí tuệ, các
lậu hoặc được đoạn tận. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự
an trú này sánh với các an trú trước, được thù diệu hơn, được thù
thắng hơn ?
- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
- Này Upàli, các đệ tử của Ta,
sau khi quán thấy Pháp này trên tự ngã đã đến ở trong các rừng núi cao
nguyên, tại các trú xứ xa vắng, họ không trú nếu mục đích của mình
chưa đạt được.
Vậy này Upàli, Thầy hãy sống giữa
chúng Tăng. Sống giữa chúng Tăng, Thầy sẽ được an ổn.
(X) (100) KHÔNG THỂ TĂNG TRƯỞNG
1. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận
mười pháp này, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là mười
?
2. Tham, sân, si, phẫn nộ, hiềm hận,
gièm pha, não hại, tật đố, xan tham, mạn.
Không đoạn tận mười pháp này,
này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán.
3. Đoạn tận mười pháp này, này
các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là mười ?
4. Tham, sân, si, phẫn nộ, hiềm hận,
gièm pha, não hại, tật đố, xan tham, mạn.
Đoạn tận mười pháp này, này
các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán.
XI. PHẨM SA-MÔN TƯỞNG
(I) (101) TƯỞNG
1. Có ba Sa-môn tưởng, này các Tỷ-kheo,
được tụ tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp. Thế
nào là ba ?
2. Ta nay đã đến tình trạng mất
bản sắc ; đời sống ta bị phụ thuộc vào người khác ; hành vi của ta
cần phải thay đổi.
Ba Sa-môn tưởng này, này các Tỷ-kheo,
được tụ tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp. Thế
nào là bảy ?
3. Luôn luôn là người làm liên tục,
thực hiện liên tục trong các Giới Luật ; không có tham ái ; không có sân
; không có quá mạn, ưa thích học tập ; đối với các vật dụng cần yếu
cho đời sống, nó nghĩ : "Đây là mục đích sống tinh cần tinh tấn".
Này các Tỷ-kheo, có ba Sa-môn tưởng
này tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp.
(II) (102) GIÁC CHI
1. Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ ba minh. Thế nào
là bảy ?
2. Niệm giác chi, trạch pháp giác
chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả
giác chi.
Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ ba minh. Thế nào
là ba ?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời...
nhớ đến nhiều đời trước với các nét đại cương và các chi tiết. Với
thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân... rõ biết các chúng sanh, tùy thuộc hạnh
nghiệp của họ. Do đoạn diệt các lậu hoặc... sau khi chứng ngộ, chứng
đạt, vị ấy an trú.
Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ ba mình này.
(III) (103) TÀ TÁNH
1. Do tà tánh, này các Tỷ-kheo, nên
thất bại, không thành công. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là do tà tánh,
nên thất bại, không thành công ?
2. Với người tà kiến, này các Tỷ-kheo,
có tà tư duy. Với người tà tư duy, có tà ngữ. Với người tà ngữ, có
tà nghiệp. Với người tà nghiệp, có tà mạng. Với người tà mạng, có
tà tinh tấn. Với người tà tinh tấn, có tà niệm. Với người tạ niệm,
có tà định. Với người tà định, có tà trí. Với người tà trí, có
tà giải thoát.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, do tà
tánh đưa đến thất bại.
3. Do chánh tánh, này các Tỷ-kheo,
nên thành công, không thất bại. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là do chánh
tánh nên thành công, không thất bại ?
4. Với người chánh kiến, này các
Tỷ-kheo, có chánh tư duy. Với người chánh tư duy, có chánh ngữ. Với người
có cánh ngữ, có chánh nghiệp. Với người chánh nghiệp, có chánh mạng. Với
người chánh mạng, có chánh tinh tấn. Với người chánh tinh tấn, có
chánh niệm. Với người chánh niệm, có chánh định. Với người chánh định,
có chánh trí. Với người chánh trí, có chánh giải thoát.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, do chánh
tánh đưa đến thành công, không đưa đến thất bại.
(IV) (104) CHỦNG TỬ
1. Này các Tỷ-kheo, với người đàn
ông, với con người có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp,
có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định, có tà trí, có tà
giải thoát ; phàm có thân nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được
chấp nhận theo kiến ấy ; phàm có khẩu nghiệp gì... phàm có ý nghiệp
gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy ; phàm
có tư tâm sở nào, phàm có quốc doanh nào, phàm có ước nguyện nào và
phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy đưa đến bất khả lạc, bất
khả hỷ, bất khả ý, bất hạnh, đau khổ. Vì sao ? Này các Tỷ-kheo, vì
kiến là ác. Ví như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây nimba, hay hột giống
cây kosàtakì (một loại dây leo), hay hột giống cây mướp đắng được
gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy
lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh đắng, tánh cay,
tánh không lạc của nó. Vì sao ? Vì nó là tánh ác của hột giống, này
các Tỷ-kheo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với người đàn ông, với con người
có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp, có tà mạng, có tà
tinh tấn, có tà niệm, có tà định, có tà trí, có tà giải thoát, phàm
có thân nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến
ấy, phàm có khẩu nghiệp gì... phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy
đủ, và được chấp nhận theo kiến ấy ; phàm có tư tâm sở nào, phàm
có quốc doanh nào, phàm có ước nguyện nào, phàm có các hành nào, tất cả
các pháp ấy đưa đến bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, bất hạnh,
đau khổ. Vì sao ? Này các Tỷ-kheo, vì tà kiến là ác.
3. Này các Tỷ-kheo, với người đàn
ông, với con người có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh ngữ, có
chánh nghiệp, có chánh mạng, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh
định, có chánh trí, có chánh giải thoát ; phàm có thân nghiệp gì được
thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy ; phàm có khẩu
nghiệp gì... phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp
nhận theo kiến ấy ; phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào,
phàm có ước nguyện nào, và phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy
đưa đến khả năng lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Vì sao ?
Này các Tỷ-kheo, vì chánh kiến là hiền thiện. VÍ như, này các Tỷ-kheo,
hột giống cây mía, hay hột giống cây lúa, hay hột giống cây nho được
gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy
lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh ngon, tánh nghịt,
tánh thuần chất của nó. Vì sao ? Vì hột giống là hiền thiện. Cũng vậy,
này các Tỷ-kheo, đối với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, phàm mọi
thân hành... vì tánh hiền thiện của kiến.
(V) (105) VỚI MINH
1. Khi nào vô minh dẫn đầu, này
các Tỷ-kheo, đưa đến sự thành tựu các pháp bất thiện, thời vô tàm,
vô quý nối tiếp theo. Với kẻ bị vô minh chi phối, vô trí, này các Tỷ-kheo,
tà kiến sanh. Với kẻ có tà kiến, tà tư duy sanh. Với kẻ tà tư duy, tà
ngữ sanh. Với kẻ tà ngữ, tà nghiệp sanh. Với kẻ tà nghiệp, tà mạng
sanh. Với kẻ tà mạng, tà tinh tấn sanh. Với kẻ tà tinh tấn, tà niệm
sanh. Với kẻ tà niệm, tà định sanh. Với kẻ tà định, tà trí sanh. Với
kẻ tà trí, tà giải thoát sanh.
2. Khi nào minh dẫn đầu, này các Tỷ-kheo,
đưa đến sự thành tựu các thiện pháp, thời tàn và quý nối tiếp theo.
Với kẻ được minh chi phối, có trí, này các Tỷ-kheo, chánh kiến sanh. Với
vị có chánh kiến, chánh tư duy sanh. Với vị có chánh tư duy, chánh ngữ
sanh. Với vị có chánh ngữ, chánh nghiệp sanh. Với vị có chánh nghiệp,
chánh mạng sanh. Với vị có chánh mạng, chánh tinh tấn sanh. Với vị có
chánh tinh tấn, chánh niệm sanh. Với vị có chánh niệm, chánh định sanh.
Với vị có chánh định, chánh trí sanh. Với vị có chánh trí, chánh giải
thoát sanh.
(VI) (106) NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO TỔN
GIẢM
1. Này các Tỷ-kheo, có mười tổn
giảm sự này. Thế nào là mười ?
2. Với người có chánh tri kiến,
này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên
tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến
sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập. Với người có chánh tư
duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị tổn giảm, và các pháp ác, bất thiện
do duyên tà tư duy sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do
duyên chánh tư duy sanh, các pháp ấy được viên mãn trong tư tập. Với
người có chánh ngữ... có chánh nghiệp... có chánh mạng... có chánh tinh tấn...
có chánh niệm... có chánh định... có chánh trí... có chánh giải thoát,
này các Tỷ-kheo, tà giải thoát bị tổn giảm, và các pháp ác, bất thiện
do duyên tà giải thoát sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Do duyên chánh giải
thoát, các thiện pháp đi đến viên mãn trong tu tập.
Này các Tỷ-kheo, có mười tổn giảm
sự này.
(VII) (107) TẨY TRẦN
1. Này các Tỷ-kheo, tại các quốc
độ miền Nam, có lẽ tẩy trần. Tại đấy có các món ăn, có các thức uống,
các đồ ăn loại cứng, các đồ ăn loại mềm, đồ nếm, đồ uống, múa,
hát, nhạc. Này các Tỷ-kheo, đây là lễ tẩy trần, Ta tuyên bố rằng
không phải là không có. Và này các Tỷ-kheo, lễ tẩy trần ấy là hạ liệt,
thô tục, phàm phu, không đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh,
thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Do duyên tẩy trần này, các chúng sanh bị
sanh được giải thoát khỏi sanh ; các chúng sanh bị già được giải thoát
khỏi già ; cách chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết ; các
chúng sanh bị sầu, bi khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ,
ưu, não. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như sau :
2. Và này, các Tỷ-kheo, thế nào
là Thánh tẩy trần, do Thánh tẩy trần này đưa đến nhất hướng nhàm
chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn ? Do
duyên Thánh tẩy trần này, các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi
già ; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết ; các chúng
sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu,
não.
3. Với người có chánh kiến, này
các Tỷ-kheo, tà kiến bị tẩy sạch, và những pháp ác bất thiện nào do
duyên tà kiến khởi lên, các pháp ấy của người ấy được tẩy sạch.
Và các pháp thiện do duyên chánh kiến, đi đến viên mãn trong tu tập. Với
người chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị tẩy sạch... Với người
chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, tà nghiệp được tẩy sạch... Với người
chánh mạng, này các Tỷ-kheo, tà mạng được tẩy sạch... Với người chánh
tinh tấn, này các Tỷ-kheo, tà tinh tấn được tẩy sạch... Với người chánh
niệm, này các Tỷ-kheo, tà niệm được tẩy sạch... Với người chánh định,
này các Tỷ-kheo, tà định được tẩy sạch... Với người chánh trí, này
các Tỷ-kheo, tà trí được tẩy sạch... Với người chánh giải thoát,
này các Tỷ-kheo, tà giải thoát được tẩy sạch và những pháp ác bất
thiện do duyên tà giải thoát khởi lên, các pháp ấy của người ấy được
tẩy sạch. Và các pháp thiện do duyên chánh giải thoát, đi đến viên mãn
trong tu tập.
4. Này các Tỷ-kheo, đây là Thánh tẩy
trần này đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh,
thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do duyên tẩy trần này nên các chúng sanh
bị sanh được giải thoát khỏi sanh ; những chúng sanh bị già được giải
thoát khỏi già, những chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết ;
những chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu,
bi, khổ, ưu, não.
(VIII) (108) Y THUẬT
1. Các y sư, này các Tỷ-kheo, cho
thuốc xổ để chận đứng các bệnh khởi lên từ mật, để chận đứng
các bệnh khởi lên từ đàm, để chận đứng các bệnh khởi lên từ
gió. Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là thuốc xổ. Ta tuyên bố rằng đây
không phải là không có, và này các Tỷ-kheo, thuốc xổ này có thành công
và cũng có thất bại. Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và thuốc xổ
các bậc Thánh, thuốc xổ này thành công, không có thất bại. Do nhân thuốc
xổ này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh ; các chúng
sanh bị già được giải thoát khỏi già, các chúng sanh bị chết được
giải thoát khỏi chết ; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được
giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ
nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như sau :
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thuốc
xổ bậc Thánh, thuốc xổ này thành công không có thất bại. Do duyên thuốc
xổ bậc Thánh này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi
sanh... các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu,
bi, khổ, ưu, não ?
3. Với người có chánh kiến, này
các Tỷ-kheo, tà kiến bị xổ ra. Các ác bất thiện pháp do duyên tà kiến
sanh khởi nên các pháp ấy được xổ ra và các pháp thiện do duyên với
chánh kiến đi đến viên mãn trong tu tập. Với người có chánh tư duy, này
các Tỷ-kheo, tà tư duy bị xổ ra... Với người có chánh ngữ, này các Tỷ-kheo,
tà ngữ bị xổ ra... Với người có chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, tà
nghiệp bị xổ ra... Với người có chánh mạng, này các Tỷ-kheo, tà mạng
bị xổ ra... Với người có chánh tinh tấn, này các Tỷ-kheo, tà tinh tấn
bị xổ ra... Với người có chánh niệm, này các Tỷ-kheo, tà niệm bị xổ
ra... Với người có chánh định, này các Tỷ-kheo, tà định bị xổ ra...
Với người có chánh trí, này các Tỷ-kheo, tà trí bị xổ ra... Với người
có chánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, tà giải thoát bị xổ ra... Các
pháp ác bất thiện, do duyên tà giải thoát sanh khởi, các pháp ấy bị xổ
ra và các pháp thiện, duyên với chánh giải thoát đi đến viên mãn trong
tu tập.
4. Này các Tỷ-kheo, đây là thuốc
xổ bậc Thánh, thuốc xổ này chỉ thành công, không thất bại. Do nhân thuốc
xổ này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh ; các chúng
sanh bị già được giải thoát khỏi già, các chúng sanh bị chết được
giải thoát khỏi chết ; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được
giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não.
(IX) (109) MỬA
(Giống như kinh 108, kinh trước dùng
chữ xổ, kinh này dùng chữ mửa).
(X) (110) BÀI TIẾT
1. Có mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
cần phải bài tiết. Thế nào là mười ?
2. Với người có chánh kiến, này
các Tỷ-kheo, tà kiến bị bài tiết ra, ... (giống như hai kinh trước, chỉ
chữ bài tiết cho chữ xổ).
(XI) (111) VÔ HỌC (1)
1. Bấy giờ có một Tỷ-kheo đi đến
Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi
xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :
- Vô học, vô học, bạch Thế Tôn,
được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo
là bậc vô học ?
2. Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
thành tựu vô học chánh tri kiến, thành tựu vô học chánh tư duy, thành tựu
vô học chánh ngữ, thành tựu vô học chánh nghiệp, thành tựu vô học
chánh mạng, thành tựu vô học chánh tinh tấn, thành tựu vô học chánh
chánh nhiệm, thành tựu vô học chánh định, thành tựu vô học chánh trí,
thành tựu vô học chánh giải thoát.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo
vô học.
(XII) (112) VÔ HỌC (2)
1. Này các Tỷ-kheo, có mười pháp
vô học này. Thế nào là mười ?
2. Vô học chánh kiến, vô học
chánh tư duy, vô học chánh ngữ, vô học chánh nghiệp, vô học chánh mạng,
vô học chánh tinh tấn, vô học chánh chánh nhiệm, vô học chánh định, vô
học chánh trí, vô học chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, có mười pháp vô
học này.
XII. PHẨM ĐI XUỐNG
(I) (113) PHI PHÁP
1. Phi pháp và phi mục đích này,
này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết ; pháp và mục đích cần phải hiểu
biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích,
pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực
hành. Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp và phi mục đích ?
2. Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà
nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải
thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi
pháp và phi mục đích. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp và mục đích
?
3. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định,
chánh trí, chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là pháp
và mục đích.
4. Và này các Tỷ-kheo, phi pháp và
phi mục đích cần phải hiểu biết ; pháp và mục đích cần phải hiểu
biết. Sau khi hiểu biết phi pháp và phi mục đích sau khi hiểu biết pháp
và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần
phải thực hành. Được nói đến như vậy là do duyên này được nói đến.
(II) (114) KHÔNG PHẢI MỤC ĐÍCH
1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo,
cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết.
Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích,
pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp ? Thế nào là Pháp, thế nào là
phi mục đích và thế nào là mục đích ?
2. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là
phi pháp ; chánh kiến là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà kiến
được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh kiến
đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này các Tỷ-kheo,
là phi pháp ; chánh tư duy là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên
tà tư duy được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên
chánh tư duy đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà ngữ,
này các Tỷ-kheo, là phi pháp ; chánh ngữ là pháp. Những pháp ác bất thiện
nào do duyên tà ngữ được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện
do duyên chánh ngữ đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà
nghiệp, này các Tỷ-kheo, là phi pháp ; chánh nghiệp là pháp. Những pháp
ác bất thiện nào do duyên tà nghiệp được sanh, đây là phi mục đích.
Những pháp thiện do duyên chánh nghiệp đi đến đầy đủ trong tu tập, đây
là mục đích. Tà mạng, này các Tỷ-kheo, là phi pháp ; chánh mạng là
pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà mạng được sanh, đây là
phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh mạng đi đến đầy đủ
trong tu tập, đây là mục đích. Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, là phi pháp
; chánh tinh tấn là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà tinh tấn
được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh tinh tấn
đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà niệm, này các Tỷ-kheo,
là phi pháp ; chánh niệm là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên
tà niệm được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên
chánh niệm đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà định,
này các Tỷ-kheo, là phi pháp ; chánh định là pháp. Những pháp ác bất thiện
nào do duyên tà định được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện
do duyên chánh định đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích.
Tà trí, này các Tỷ-kheo, là phi pháp ; chánh trí là pháp. Những pháp ác bất
thiện nào do duyên tà trí được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp
thiện do duyên chánh trí đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích.
Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, là phi pháp ; chánh giải thoát là pháp. Những
pháp ác bất thiện nào do duyên tà giải thoát được sanh, đây là phi mục
đích. Những pháp thiện do duyên chánh giải thoát đi đến đầy đủ trong
tu tập, đây là mục đích. Và những thiện pháp do duyên chánh giải thoát
đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích.
3. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo,
cần phải hiểu biết ; phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết.
Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích,
pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.
Được nói như vậy, do duyên này được nói đến như vậy.
(III) (115) PHI PHÁP
1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo,
cần phải hiểu biết ; phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết.
Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích,
pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.
Thế Tôn thuyết như vậy. Thuyết
như vậy xong, bậc Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và bước vào tinh
xá.
2. Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế
Tôn đi không bao lâu, suy nghĩ như sau : "Này chư Hiền, Thế Tôn đã
nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một
cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá : "Phi
pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục
đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi
mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như
thế ấy cần phải thực hành." Với lời tuyên bố này được Thế Tôn
nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi,
ai là người có thể phân tích một cách rộng rãi ? " Rồi các Tỷ-kheo
ấy suy nghĩ như sau : "Tôn giả Ànanda được Thế Tôn tán thán, được
các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Tôn giả Ànanda, với lời
tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích
ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi. Vậy
chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ànanda, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả
Ànanda về ý nghĩa này. Tôn giả Ànanda trả lời cho chúng ta như thế nào,
chúng ta sẽ như vậy thọ trì".
3. Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn
giả Ànanda, sau khi đến nói lên với Tôn giả Ànanda những lời chào đón
hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền
ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy nói với Tôn
giả Ànanda :
- Thưa hiền giả Ànanda. Thế Tôn
sau khi nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý
nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá :
"Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích
và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi
biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào,
như thế ấy cần phải thực hành." Này Hiền giả, sau khi Thế Tôn đi
không bao lâu, chúng tôi suy nghĩ như sau : "Này chư Hiền, Thế Tôn sau
khi nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa
một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá :
"Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích
và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi
biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào,
như thế ấy cần phải thực hành." Với lời tuyên bố này được Thế
Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng
rãi", ai là người có thể phân tích một cách rộng rãi ? Rồi thưa Hiền
giả, chúng tôi suy nghĩ như sau : "Tôn giả Ànanda được Thế Tôn tán
thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Tôn giả
Ànanda, với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt,
không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng
rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ànanda, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn
giả Ànanda về ý nghĩa này. Tôn giả Ànanda trả lời cho chúng ta như thế
nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì". Thưa Tôn giả Ànanda, hãy phân
tích cho.
4. Chư Hiền, cũng ví như một người
cần thiết lõi cây, tìm lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một
cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây. Người này bỏ qua rễ, bỏ qua
thân cây, nghĩ rằng : "Phải tìm lõi cây ở nơi cành lá". Cũng vậy,
là hành động của chư Tôn giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quí vị bỏ
qua Thế Tôn, nghĩ rằng : "Cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này". Chư
Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải
thấy. Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành
Chánh pháp, trở thành Phạm thiên, vị thuyết gia, vị diễn giả, vị đem
lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp chủ. Thế Tôn giải thích
quý vị như thế nào, quí vị hãy như vậy thọ trì.
5. Hiền giả Ànanda, chắc chắn Thế
Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy. Ngài
đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp,
trở thành Phạm thiên, vị thuyết gia, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu,
vị trao cho bất tử, vị Pháp chủ, Như Lai. Chúng tôi phải tùy thời hỏi
Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho chúng tôi, chúng
tôi sẽ như vậy thọ trì. nhưng Hiền giả Ànanda được Thế Tôn tán
thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Hiền giả
Ànanda có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn
nói lên một cách vắn tắt và giải thích rõ ràng ý nghĩa. Mong Hiền giả
Ànanda giải thích, nếu không có sự gì phiền muộn.
6. Vậy chư Hiền, hãy nghe và suy
nghiệm kỹ, tôi sẽ giảng.
- Thưa vang Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả
Ànanda. Tôn giả Ànanda giảng như sau :
- Thưa chư Hiền, Thế Tôn sau khi
nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một
cách rộng rãi, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá : "Phi
pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục
đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi
mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như
thế ấy cần phải thực hành." Và này chư Hiền, thế nào là phi
pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích và thế nào là mục đích
?
7. Tà kiến, này chư Hiền, là phi
pháp ; chánh kiến là pháp, những pháp ác bất thiện gì do duyên tà kiến
khởi lên, đây là phi mục đích. Và những pháp thiện gì đi đến viên
mãn trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này chư Hiền, là phi pháp
; chánh tư duy là pháp... Tà ngữ là phi pháp ; chánh ngữ là pháp... Tà nghiệp
là phi pháp ; chánh nghiệp là pháp... Tà mạng là phi pháp ; chánh mạng là
pháp... Tà tinh tấn là phi pháp ; chánh tinh tấn là pháp... Tà niệm là phi
pháp ; chánh niệm là pháp... Tà định là phi pháp ; chánh định là pháp...
Tà trí là phi pháp ; chánh trí là pháp... Tà giải thoát là phi pháp ; chánh
giải thoát là pháp. Và những pháp ác bất thiện nào do duyên chánh giải
thoát khởi lên đây là phi mục đích, và những thiện pháp do duyên chánh
giải thoát đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Thưa các Hiền
giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố này một cách vắn tắt mà
không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã
đi vào tinh xá : "Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết,
phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và
pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích
như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành." Thưa các Hiền giả,
lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn mà không phân tích ý nghĩa một
cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa rộng rãi như vậy. Thưa chư Hiền, nếu
chư Hiền muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả
lời như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời
Tôn giả Ànanda, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến,
đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo
ấy bạch Thế Tôn :
8. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi
nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một
cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá : "Phi pháp
và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích
cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục
đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế
ấy cần phải thực hành". Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao
lâu, chúng con suy nghĩ như sau : "Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên
lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách
rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tinh xá : "Phi pháp và pháp
cần phải hiểu biết... hãy như thế ấy mà thực hành". Với lời
tuyên bố vắn tắt của Thế Tôn, không phân tích ý nghĩa một cách rộng
rãi, ai là người có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi ? " Rồi
bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau : "Tôn giả Ànanda được Thế
Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Tôn giả
Ànanda với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt,
không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng
rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả A计nda
và hỏi ý nghĩa này". Bạch Thế Tôn, ý nghĩa của chúng được Tôn giả
Ànanda khéo phân tích với những lý do như thế này, với những chữ như
thế này, với những chữ như thế này, với những câu văn như thế này.
9. Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo,
Hiền trí là Hiền giả Ànanda ! Đại tuệ là Hiền giả Ànanda ! Này các Tỷ-kheo,
nếu các Thầy đến hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như vậy,
như đã được Ànanda trả lời. Đây là ý nghĩa của lời ấy, hãy như vậy
thọ trì (IV)
(IV) (116) AJITA
1. Bấy giờ có du sĩ Ajita đi đến
Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm,
sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống
một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Ajita nói với Thế Tôn :
- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi có
người đồng Phạm hạnh là vị Hiền trí, vị này có nghĩ đến năm trăm
tâm xứ. Với những tâm xứ ấy, các người ngoại đạo khi bị cật nạn,
biết rằng : "Chúng tôi đang bị cật nạn". Rồi Thế Tôn gọi
các Tỷ-kheo :
- Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thọ
trì những căn bản địa của bậc Hiền trí không ?
- Bạch Thế Tôn, nay đến thời, bạch
Thiện Thệ, nay đến thời Thế Tôn thuyết. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo
sẽ thọ trí !
- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và
khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn, Thế Tôn nói như sau :
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
với lời phi pháp, bài xích, công kích lời phi pháp. Với lời ấy, vị ấy
kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng lớn tiếng rằng :
"Vị Tôn giả thật là một Hiền trí ! Vị Tôn giả thật là một Hiền
trí ! ".
3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo,
có người với lời phi pháp bài xích, công kích lời đúng pháp. Với lời
ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng lớn tiếng
rằng : "Vị Tôn giả thật là một Hiền trí ! Vị Tôn giả thật là một
Hiền trí ! ".
4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo,
có người với lời phi pháp bài xích, công kích lời đúng pháp và lời
phi pháp. Với lời ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la
cao tiếng, lớn tiếng rằng : "Vị Tôn giả thật là một Hiền trí ! Vị
Tôn giả thật là một Hiền trí ! ".
5. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo,
có người với lời đúng pháp bài xích, công kích lời phi pháp. Với lời
ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng, lớn tiếng
rằng : "Vị Tôn giả thật là một Hiền trí ! Vị Tôn giả thật là một
Hiền trí ! ".
6. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo,
cần phải hiểu biết ; phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết
; phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp
và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục
đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo,
thế nào là phi pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích, thế
nào là mục đích ?
7. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là
phi pháp, chánh kiến là pháp, do duyên tà kiến, các pháp ác bất thiện
nào khởi lên, đây là phi mục đích ; do duyên chánh kiến, các pháp thiện
đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này các Tỷ-kheo,
là phi pháp, chánh tư duy là pháp... Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, là phi pháp,
chánh ngữ là pháp... Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh nghiệp
là pháp... Tà mạng, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh mạng là pháp...
Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh tinh tấn là pháp... Tà niệm,
này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh niệm là pháp... Tà định, này các Tỷ-kheo,
là phi pháp, chánh định là pháp... Tà trí, này các Tỷ-kheo, là phi pháp,
chánh trí là pháp... Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh giải
thoát là pháp. Do duyên tà giải thoát, các pháp ác bất thiện nào khởi
lên, đây là phi mục đích. Do duyên chánh giải thoát, các pháp thiện đi
đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích.
Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo,
cần phải hiểu biết. Phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết.
Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích,
pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực
hành. Được no1i đến như vậy, do duyên này được nói đến như vậy.
(V) (117) SANGÀRAVA
1. Bấy giờ có Bà-la-môn Sangàrava
đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi
thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi
xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn :
- Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là
bờ bên này ? Thế nào là bờ bên kia ?
2. Tà kiến, này Bà-la-môn, là bờ
bên nay, chánh kiến là bờ bên kia. Tà tư duy là bờ bên này, chánh tư duy
là bờ bên kia. Tà ngữ... chánh ngữ... Tà nghiệp... chánh nghiệp... Tà mạng...
chánh mạng... Tà tinh tấn... chánh tinh tấn... Tà niệm... chánh niệm... Tà
định... chánh định... Tà trí... chánh trí... Tà giải thoát, này
Bà-la-môn, là bờ bên này, chánh giải thoát là bờ bên kia.
Này Bà-la-môn, đây là bờ bên
này, đây là bờ bên kia :
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.
Những ai hành trì pháp,
Theo Chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma giới khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc.
Hãy cầu vui niết- bàn,
Bỏ dục, không chướng ngại,
Kẻ trí tự rửa sạch,
Cầu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
(VI) (118) BỜ BÊN NÀY VÀ BỜ BÊN
KIA.
- Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng
bờ bên này và bờ bên kia. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn, Thế Tôn nói như sau :
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là bờ
bên này, và thế nào là bờ bên kia ?
Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là bờ
bên này, chánh kiến là bờ bên kia... Tà giải thoát là bờ bên này, chánh
giải thoát là bờ bên kia. Này các Tỷ-kheo, đây là bờ bên này, đây là
bờ bên kia.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia.
...
...
Không lậu hoặc sáng chói.
Sống tịch tịnh ở đời.
(VII) (119) SỰ XUẤT LY CỦA BẬC
THÁNH (1)
1. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn
Jànussoni, nhân ngày trai giới Uposatha, sau khi gội đầu và mặc đôi áo lụa
mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng không xa Thế Tôn bao nhiêu. Thế
Tôn thấy Bà-la-môn Jànussoni, nhân ngày trai giới Uposatha, sau khi gội đầu
và mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng một bên
không xa bao nhiêu, thấy vậy liền nói với Bà-la-môn Jànussoni :
- Này Bà-la-môn, nhân ngày trai giới
Uposatha, Ông gội đầu, mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt,
đứng một bên để làm gì ? Có phải hôm nay là ngày của gia đình
Bà-la-môn ?
- Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay là
ngày xuất ly của gia đình Bà-la-môn.
- Này Bà-la-môn, như thế nào là
ngày xuất ly của các Bà-la-môn ?
- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các
Bà-la-môn nhân ngày trai giới Uposatha gội đầu, mặc đôi áo lụa mới,
thoa sàn nhà với phân bò ướt, trải với cỏ kusa xanh, và nằm xuống giữa
đống cát và nhà lửa. Đêm ấy họ dậy ba lần, chắp tay đảnh lễ ngọn
lửa và nói : "Chúng tôi đi xuống đến Tôn giả". Rồi họ đốt
lửa với nhiều thục tô, và sanh tô, và sau khi đêm ấy đã qua, họ cúng
dường các Bà-la-môn với các món ăn thù diệu, loại cứng và loại mềm.
Như vậy, thưa Tôn giả Gotama là lễ đi xuống của các Bà-la-môn.
- Sai khác, này Bà-la-môn, là lễ
đi xuống của các Bà-la-môn. Sai khác là sự xuất ly trong Luật bậc
Thánh.
- Như thế nào, thưa Tôn giả
Gotama, là sự xuất ly trong Luật bậc Thánh ? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama
thuyết pháp cho chúng tôi thế nào là trong Luật của bậc Thánh !
- Này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo
tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế
Tôn, Thế Tôn nói như sau :
2. Ở đây, này Bà-la-môn, vị
Thánh đệ tử suy xét như sau : "Tà kiến đưa đến ác quả dị thục
ngay trong hiện tại và trong tương lai". Sau khi suy xét như vậy, vị ấy
từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến... Tà tư duy đưa đến ác quả dị thục
ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà ngữ đưa đến ác quả dị thục
ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà nghiệp đưa đến ác quả dị
thục ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà mạng đưa đến ác quả
dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà tinh tấn đưa đến
ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà niệm... Tà
định... Tà trí... Tà giải thoát đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện
tại và trong tương lai. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà giải
thoát. Như vậy, này Bà-la-môn, là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh.
3. Sự khác, thưa Tôn giả Gotama,
là lễ đi xuống của các Bà-la-môn. Sai khác là sự xuất ly trong Luật của
bậc Thánh. Thưa Tôn giả Gotama, sự xuất ly của các Bà-la-môn không bằng
giá trị của phần mười sáu, so với sự xuất ly trong Luật bậc Thánh.
Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama ! ... Mong Tôn giả Gotama bắt đầu từ
nay nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung con xin quy ngưỡng.
(VIII) (120) SỰ XUẤT LY CỦA BẬC
THÁNH (2)
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết
cho các Thầy về sự xuất ky của bậc Thánh. Hãy nghe... và này các Tỷ-kheo,
thế nào là sự xuất ly của bậc Thánh ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử suy xét như sau : ‘Tà kiến đưa đến ác quỷ dị thục
trong hiện tại và trong tương lai". Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ
bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến... Tà tư duy... Tà ngữ... Tà nghiệp... Tà mạng...
Tà tinh tấn... Tà niệm... Tà định... Tà trí... Tà giải thoát, đưa đến
ác quả dị thục trong đời này và trong đời sau". Sau khi suy xét như
vậy, vị ấy từ bỏ tà giải thoát, ra khỏi tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự
xuất ly của bậc Thánh.
(IX) (121) ĐIỀM BÁO TRƯỚC
1. Khi mặt trời mọc, này các Tỷ-kheo,
cái này đi trước, cái này là tướng báo trước, tức là rạng đông. Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các thiện pháp, cái này là đi trước, cái
này là tướng trước, tức là chánh tri kiến.
2. Từ chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo,
có chánh tư duy. Từ chánh tư duy, có chánh ngữ. Từ chánh ngữ, có chánh
nghiệp. Từ chánh nghiệp, có chánh mạng. Từ chánh mạng, có chánh tinh tấn.
Từ chánh tinh tấn, có chánh niệm. Từ chánh niệm, có chánh định. Từ chánh
định, có chánh trí. TỪ chánh trí, có chánh giải thoát.
(X) (122) CÁC LẬU HOẶC
1. Có mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến các lậu hoặc được
đoạn diệt. Thế nào là mười ?
2. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định,
chánh trí, chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến các lậu hoặc được
đoạn diệt.
XIII. PHẨM THANH TỊNH
() (I) (123) CÁC PHÁP THANH TỊNH
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào
là mười ?
2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định,
chánh trí, chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong Luật, của bậc Thiện Thệ.
(II) (124) PHÁP CHƯA KHỎI
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của của bậc Thiện Thệ. Thế nào
là mười ?
2. Chánh tri kiến... chánh giải
thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thánh.
(III) (125) PHÁP CÓ QUẢ LỚN
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
có quả lớn, có lợi ích, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế
nào là mười ?
2. Chánh tri kiến... chánh giải
thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(IV) (126) CỨU CÁNH NHIẾP PHỤC THAM
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là
nhiếp phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là
mười ?
2. Chánh tri kiến... chánh giải
thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu
cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp
phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(V) (127) NHẤT HƯỚNG NHÀM CHÁN
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí,
giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế
nào là mười ?
2. Chánh tri kiến... chánh giải
thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí,
giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VI) (128) ĐƯỢC TU TẬP (1)
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, chưa khởi lên, chỉ khởi lên trong
Luật của bậc Thiện Thệ.
(VII) (129) ĐƯỢC TU TẬP (2)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ
có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười :
2. Chánh tri kiến... chánh giải
thoát.
3. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ
có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VIII) (130) ĐƯỢC TU TẬP (3)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu
cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp
phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười
?
2. Chánh tri kiến... chánh giải
thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu
cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp
phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(IX) (131) ĐƯỢC TU TẬP (4)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán,
ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt
trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười ?
2. Chánh tri kiến... chánh giải
thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán,
ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt
trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(X) (132) TÀ TÁNH
1. Có mười tà tánh này, này các Tỷ-kheo.
Thế nào là mười ?
2. Tà kiến... tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, có mười tà tánh
này.
(XI) (133) CHÁNH TÁNH
1. Có mười chánh tánh này, này
các Tỷ-kheo. Thế nào là mười ?
2. Chánh kiến... chánh giải thoát.
XIV. PHẨM THIỆN LƯƠNG
(I) (134) LÀNH VÀ KHÔNG LÀNH
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết
cho các Thầy về lành và không lành. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như sau :
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là
không lành ?
Tà kiến... tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, như vậy là không
lành.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
lành ?
Chánh kiến... chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là
lành.
(II) (135) THÁNH VÀ PHI THÁNH
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về
Thánh pháp và phi Thánh pháp. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn, Thế Tôn nói như sau :
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
phi Thánh pháp ?
Tà kiến... tà giải thoát. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, gọi là phi Thánh pháp.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
Thánh pháp ?
4. Chánh kiến... chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là
Thánh pháp.
(III) (136) THIỆN VÀ BẤT THIỆN
(Giống như kinh trước, chỉ đổi
thiện và bất thiện)
(IV) (137) MỤC ĐÍCH VÀ PHI MỤC ĐÍCH
(Giống như kinh trước, chỉ đổi
mục đích và phi mục đích)
(V) (138) PHÁP VÀ PHI PHÁP
(Giống như kinh trước, chỉ đổi
pháp và phi pháp)
(VI) (139) HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU
(Giống như kinh trước, chỉ đổi
hữu lậu và vô lậu)
(VII) (140) CÓ TỘI VÀ VÔ TỘI
(Giống như kinh trước, chỉ đổi
có tội và vô tội)
(VIII) (141) HỐI HẬN VÀ KHÔNG HỐI
HẬN
(Giống như kinh trước, chỉ đổi
hối hận và không hối hận)
(IX) (142) ĐI ĐẾN TÍCH TẬP VÀ
KHÔNG TÍCH TẬP
(Giống như kinh trước, chỉ đổi
có hối hận và không hối hận)
(X) (143) DẪN KHỔ VÀ KHÔNG DẪN LẠC
(Giống như kinh trước, chỉ đổi
có dẫn khổ và không dẫn lạc)
(XI) (144) KHỔ DỊ THỤC VÀ LẠC DỊ
THỤC
(Giống như kinh trước, chỉ đổi
khổ dị thục và lạc dị thục)