- Kinh Tăng Chi Bộ
- HT. Thích Minh Châu dịch
- 6d
- (IX) (63) MỘT PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH
1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết
cho các Thầy pháp môn thể nhập, pháp môn pháp. Hãy nghe và tác ý, Ta sẽ
giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như sau :
2. - Và này các Tỷ-kheo, thế nào
là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp ?
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các dục, cần phải biết duyên khởi các dục, cần phải biết các dục
sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn
diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt. Này
các Tỷ-kheo, cần phải biết cảm thọ, cần phải biết các cảm thọ
duyên khởi, cần phải biết các cảm thọ sai biệt, cần phải biết các cảm
thọ dị thục, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn
diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng, cần phải biết các tưởng
duyên khởi, cần phải biết các tưởng sai biệt, cần phải biết các tưởng
dị thục, cần phải biết các tưởng đoạn diệt, cần phải biết con
đường đưa đến các tưởng đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các lậu hoặc, cần phải biết các lậu hoặc sai biệt, cần phải biết
các lậu hoặc dị thục, cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, cần
phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo,
cần phải biết nghiệp, cần phải biết nghiệp, cần phải biết duyên khởi
các nghiệp, cần phải biết nghiệp sai biệt, cần phải biết các nghiệp
dị thục, cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. Này
các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ duyên khởi, cần
phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết
khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt.
3. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các dục, cần phải biết các dục duyên khởi, cần phải biết các dục
sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn
diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt, đã
được nói như vậy. Và do duyên gì được nói như vậy ?
Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng
dưỡng này : Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả
ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do nhận thức... các
hương do nhận thức... các vị do nhận thức... các xúc do thân nhận thức...
khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này
các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng
dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.
Các tư duy tham ái,
Là dục của con người,
Các hoa mỹ ở đời,
Chúng không phải là dục,
Các tư duy của con người,
Các hoa mỹ an trú
Như vậy ở trên đời,
Ở đây những bậc Trí,
Nhiếp phục được lòng dục.
4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là
các dục duyên khởi ? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các dục duyên khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các dục sai biệt ? Này các Tỷ-kheo, dục trên các sắc là khác, dục trên
các tiếng là khác, dục trên các vị là khác, dục trên các xúc là khác.
Này các Tỷ-kheo, đây là các dục sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các dục dị thục ? Này các Tỷ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một
tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức,
hay để dự phần không phước đức, Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các dục
dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các dục đoạn diệt ? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo là dục đoạn diệt.
Đây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các dục đoạn diệt.
Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử rõ biết các dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như
vậy, rõ biết các dục sai như vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy,
rõ biết các dục đoạn như vậy, rõ biết con đường đưa đến các dục
đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thế nhập
này như là các dục đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các dục... cần phải biết con đường đưa đến dục đoạn diệt, đã
được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
5. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn
diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy ?
Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ
này : lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ.
6. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các cảm thọ sanh khởi ? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt ? Này các Tỷ-kheo,
có các lạc thọ liên hệ đến vật chất có các lạc thọ không liên hệ
đến vật chất ; có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất, có các
khổ lạc thọ không liên hệ đến vật chất ; có các cảm thọ không khổ
không lạc liên hệ đến vật chất, có các cảm thọ không khổ không lạc
không liên hệ đến vật chất. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ
sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các cảm thọ dị thục ? Này các Tỷ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi
một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước
đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là
các cảm thọ dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các cảm thọ đoạn diệt ? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các cảm
thọ đoạn diệt. Đây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các
cảm thọ đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Và khi nào,
này các vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm
thọ sai biệt như vậy, rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết
các cảm thọ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm
hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn
diệt, đã nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
7. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các tưởng...cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt,
đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy ?
Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng này
: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
8. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
tưởng sanh khởi ? Này các Tỷ-kheo, xúc là các tưởng sanh khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các tưởng sai biệt ? Này các Tỷ-kheo, các tưởng trong các sắc là khác,
các tưởng trong các hương là khác, các tưởng trong các vị là khác, các
tưởng trong các xúc là khác, các tưởng trong các pháp là khác. Này các Tỷ-kheo,
đây gọi là các tưởng sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các tưởng dị thục ? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các tưởng là kết
quả của thói quen, khi nào người ta biết sự vật như thế nào, như thế
nào, người ta nói sự vật ấy như sau, như sau : "Như vậy tôi tưởng".
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các tưởng đoạn diệt ? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là tưởng đoạn
diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành đưa đến các tưởng đoạn diệt. Tức
là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử
rõ biết các tưởng như vậy, rõ biết các tưởng sanh khởi như vậy, rõ
biết các tưởng sai biệt như vậy, rõ biết các tưởng dị thục như vậy,
rõ biết các tưởng đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến
các tưởng đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh
thể nhập này như là các tưởng đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các tưởng... cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt,
đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
9. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các lậu hoặc... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn
diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên nào đã được nói như vậy
? Này các Tỷ-kheo, có ba lậu hoặc này : dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
10. Và này các Tỷ-kheo, thế nào
là các lậu hoặc sanh khởi ? Vô minh, này các Tỷ-kheo, là các lậu hoặc
sanh khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các lậu hoặc sai biệt ? Này các Tỷ-kheo, có các lậu hoặc đưa đến địa
ngục, có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến
ngạ quỷ, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo,
đây gọi là các lậu hoặc sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các lậu hoặc đoạn diệt ? Vô minh đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các
lậu đoạn diệt. Đây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các
lậu hoặc đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này
các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các lậu hoặc là như vậy, rõ biết
các lậu hoặc sanh khởi như vậy, rõ biết các lậu hoặc sai biệt như vậy,
rõ biết các lậu hoặc dị thục như vậy, rõ biết các lậu hoặc đoạn
diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt
như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là
các lậu hoặc đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã
được nói như vậy.
11. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các nghiệp... cần phải biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt
được nói như vậy. Do duyên gì được nói như vậy ?
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng
suy tư là nghiệp ; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý.
12. Và này các Tỷ-kheo, thế nào
là các nghiệp sanh khởi ? Này các Tỷ-kheo, xúc là các nghiệp sanh khởi.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
các nghiệp sai biệt ? Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đưa đến cảm thọ ở
địa ngục, có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, có nghiệp đưa
đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài
Người, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo,
đây gọi là các nghiệp sai biệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các
nghiệp dị thục ? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng có ba loại nghiệp dị
thục : Ở ngay đời hiện tại, hay ở đời sau, hay ở một đời sau nữa.
Này các Tỷ-kheo, đây là các nghiệp dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
nghiệp đoạn diệt ? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là nghiệp đoạn
diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến các nghiệp đoạn
diệt. Đó là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử rõ biết các nghiệp như vậy, rõ biết các nghiệp sanh khởi
như vậy, rõ biết các nghiệp sai biệt như vậy, rõ biết các nghiệp dị
thục như vậy, rõ biết các nghiệp đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường
đưa đến các nghiệp đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy rõ biết Phạm
hạnh thể nhập này như là các nghiệp đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
các nghiệp... cần phải rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn
diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
13. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần
phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết
con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do
duyên gì đã được nói như vậy ?
Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là
khổ, chết là khổ, sầu bi khổ não là khổ, cầu không được là khổ,
tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
14. Và này các Tỷ-kheo, thế nào
là khổ sanh khởi ? Ái, này các Tỷ-kheo, là khổ sanh khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ
sai biệt ? Này các Tỷ-kheo có khổ lớn, có khổ nhỏ, có khổ chậm biến,
có khổ mau biến. Này các Tỷ-kheo, đây là khổ sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ
dị thục ? Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người bị khổ chinh phục,
tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến
bất tỉnh ; do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía
bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú đề đoạn diệt
khổ này.
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng
khổ đem lại kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm. Này các Tỷ-kheo,
đây gọi là khổ dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ
đoạn diệt ?
Ái đoạn diệt, này các Tỷ-kheo,
là khổ đoạn diệt. Đây là Thánh đạo tám ngành đưa đến khổ đoạn
diệt. Đó là chánh kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, khi nào Thánh đệ
tử rõ biết khổ như vậy, rõ biết khổ sanh khởi như vậy, rõ biết khổ
sai biệt như vậy, rõ biết khổ dị thục như vậy, rõ biết khổ đoạn
diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt như vậy,
khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là khổ đoạn
diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết
khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần
phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết
con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do
duyên này, đã được nói như vậy.
Này các Tỷ-kheo, đây là thể nhập
pháp môn, pháp pháp môn.
(X) (64) TIẾNG RỐNG CON SƯ TỬ
1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu Như
Lai lực của Như Lai, do thành tựu các lực này, Như Lai tự nhận cho mình
địa vị ngư vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển
bánh xe pháp. Thế nào là sáu ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như
Lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Này các Tỷ-kheo, Như
Lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, như vậy là Như Lai lực
của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị
ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển bánh
xe pháp.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như
Lai như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của
những thành đạt về Thiền, về giải thoát, về định. Này các Tỷ-kheo,
Như Lai như thật biết... và chuyển bánh xe pháp.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như
Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời... Như vậy,
Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại
cương và các chi tiết. này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... và
chuyển bánh xe pháp.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như
Lai với thiên nhãn tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng
sanh... Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... và chuyển bánh xe
pháp.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như
Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ
thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải
thoát. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với
thắng trí, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu
tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự
nhận cho mình địa vị ngư vương, rống tiếng con sư tử trong các hội
chúng và chuyển bánh xe pháp.
Này các Tỷ-kheo, có sáu Như Lai lực
này của Như Lai, do thành tựu các lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa
vị ngư vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển
bánh xe chánh pháp.
8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu
có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật
trí về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo
như thật trí hiểu biết của Như Lai về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ ;
tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các
câu hỏi liên hệ đến như thật trí về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ.
9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu
có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật
trí về quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp
quá khứ, vị lai, hiện tại, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo như thật
trí hiểu biết của Như Lai về quả báo tùy thuộc sờ do, tùy theo sở
nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại ; tùy theo như vậy,
tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật
trí về quả báo tùy thuộc sở do, tùy thuộc sở nhân của các thọ nghiệp
quá khứ, vị lai, hiện tại.
10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu
có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến sự tạp
nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về thiền, về
giải thoát, về định, này các Tỷ-kheo ; tùy theo, tùy theo như thật trí
hiểu biết của Như Lai về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi
của thành tựu về Thiền, về giải thoát, về định ; tùy theo như vậy,
tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật
trí về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành
đạt về Thiền, về giải thoát, về định.
11. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu
có những người khác đến hỏi Như lai các câu hỏi liên hệ đến như thật
trí về nhớ đến các đời sống quá khứ, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy
theo như thật trí hiểu biết của Như Lai, về nhớ đến các đời sống
quá khứ ; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi
liên hệ đến như thật trí về nhớ đến các đời sống quá khứ.
12. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu
có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật
trí về sự sanh diệt của các chúng sanh, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy
theo như thật trí hiểu biết của Như Lai về sự sanh diệt của các chúng
sanh ; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi
liên hệ đến như thật trí về sự sanh diệt của các chúng sanh.
13. Ở đây, này các Tỷ-kheo nếu
có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật
trí... về sự đoạn diệt các lậu hoặc ; hiểu biết của Như Lai về sự
đoạn diệt các lậu hoặc ; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả
lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự đoạn diệt các lậu
hoặc.
14. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên
hệ đến như thật trí này, về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, Ta tuyên bố
rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với
người không Thiền định. Liên hệ đến như thật trí về quả báo tùy
thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện
tại, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định,
không phải với người không có Thiền định. Liên hệ đến như thật trí
về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt
về Thiền, về giải thoát, về định, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có
đối với người có Thiền định, không phải với người không có Thiền
định. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí, nhớ đến
các đời sống quá khứ, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người
có Thiền định, không phải với người không thiền định. Liên hệ đến
như thật trí về sự sanh diệt của chúng sanh, Ta tuyên bố rằng trí ấy
chỉ có đối với người có Thiền định. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên
hệ đến như thật trí về sự đoạn diệt các lậu hoặc, Ta tuyên bố rằng
trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định. Như vậy, này các Tỷ-kheo,
định là chánh đạo, không định là tà đạo.
VII. PHẨM CHƯ THIÊN
(I) (65) VỊ BẤT LAI
1. - Do không đoạn tận sáu pháp,
này các Tỷ-kheo, không có thể chứng được quả Bất lai. Thế nào là
sáu ?
2. Bất tín, không tàm, không quý,
biếng nhác, thất niệm, ác tuệ
Do không đoạn tận sáu pháp này,
này các Tỷ-kheo, không có thể chứng được quả Bất lai.
3. Do đoạn tận sáu pháp, này các
Tỷ-kheo, có thể chứng được quả Bất lai. Thế nào là sáu?
4. Bất tín, không tàm, không quý,
biếng nhác, thất niệm, ác tuệ.
Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận sáu
pháp này, có thể chứng được quả Bất lai
(III) (66) A-LA-HÁN
1. - Do không đoạn tận sáu pháp,
này Tỷ-kheo, không có thể chứng được quả A-la-hán. Thế nào là sáu ?
2. Hôn trầm, thụy miên, trạo cư,
hối quá, bất tín, phóng dật
Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận
sáu pháp này, không có thể chứng được quả A-la-hán.
3. Do đoạn tận sáu pháp, này các
Tỷ-kheo, có thể chứng được quả A-la-hán. Thế nào là sáu ?
4. - Hôn trầm, thụy miên, trạo cử,
hối quá, bất tín, phóng dật.
Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận sáu
pháp này, có thể chứng quả A-la-hán.
(III) (67) NHỮNG NGƯỜI BẠN
1. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
ấy, là ác thân hữu, ác bằng hữu, ác bạn bè, thân cận, hầu hạ, tôn
kính ác thân hữu, chấp nhận tà kiến của họ, sẽ làm cho viên mãn hành
trì pháp, sự kiện này không xảy ra. Không viên mãn hành trì pháp, sẽ có
thể làm cho viên mãn hữu học pháp, sự kiện này không xảy ra. Không
viên mãn hữu học pháp, sẽ viên mãn các giới luật, sự kiện này không
xảy ra. Không viên mãn các giới luật, sẽ từ bỏ dục tham, sắc tham, hay
vô sắc tham, sự kiện này không xảy ra
2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
ấy, là thiện thân hữu, thiện bằng hữu, thiện bạn bè, thân cận, hầu
hạ, tôn kính thiện thân hữu, chấp nhận chánh kiến của họ, sẽ làm
cho viên mãn hành trì pháp, sự kiện này có thể xảy ra. Sau khi viên mãn
hành trì pháp, sẽ có thể làm cho viên mãn hữu học pháp, sự kiện này
có thể xảy ra. Sau khi làm cho viên mãn hữu học pháp, sẽ làm cho viên
mãn các giới luật, sự kiện này có xảy ra. Sau khi làm cho viên mãn các
giới luật sẽ từ bỏ dục tham, sắc tham, hay vô sắc tham, sự kiện này
có xảy ra.
(IV) (68) HỘI CHÚNG
1. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
ấy ưa thích hội chúng, vui thích hội chúng, chuyên tâm ưa thích hội
chúng, ưa thích đồ chúng, vui thích đồ chúng, chuyên tâm ưa thích đồ chúng,
vui thích đồ chúng sẽ hoan hỷ sống một mình, sống viễn ly, sự kiện
này không xảy ra. Không hoan hỷ sống một mình, sống viễn ly, vị ấy sẽ
nắm giữ tướng của tâm, sự kiện này không xảy ra, Không nắm giữ tướng
của tâm, sẽ làm cho viên mãn chánh kiến, sự kiện này không xảy ra.
Không làm cho viên mãn chánh kiến, sẽ làm cho viên mãn chánh định, sự kiện
này không xảy ra. Không làm cho viên mãn chánh định, sẽ từ bỏ các kiết
sử, sự kiện này không xảy ra. Không từ bỏ các kiết sử, sẽ chứng ngộ
Niết-bàn, sự kiện này không xảy ra.
2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
ấy không ưa thích hội chúng, không vui thích hội chúng, không chuyên tâm
ưa thích hội chúng, không ưa thích đồ chúng, không vui thích đồ chúng,
không chuyên tâm ưa thích đồ dùng, không vui thích đồ dùng, không chuyên
tâm ưa thích đồ dùng, sẽ hoan hỷ sống một mình, sống viễn ly, sự kiện
này có xảy ra. Hoan hỷ sống một mình, sống viễn ly, vị ấy sẽ nắm giữ
tướng của tâm, sự kiện này có xảy ra. Nắm giữ tướng của tâm, sẽ
làm cho viên mãn chánh kiến, sự kiện này có xảy ra. Làm cho viên mãn
chánh kiến, sẽ làm cho viên mãn chánh định, sự kiện này có xảy ra.
Làm cho viên mãn chánh định , sẽ từ bỏ các kiết sử, sự kiện này có
xảy ra. Từ bỏ các kiết sử, sẽ chứng ngộ Niết-bàn, sự kiện này có
xảy ra.
(V) (69) VỊ THIÊN NHÂN
1. Bấy giờ có một Thiên nhân, sau
đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến
Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một
bên, vị Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn :
- Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn,
dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa. Thế nào là sáu ? Tôn
kính Đạo Sư, tôn kính Pháp, tôn kính Tăng, tôn kính học pháp, tôn kính
thiện ngôn, tôn kính thiện bằng hữu. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt
dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa.
Thiên nhân ấy nói như vậy, bậc
Đạo Sư chấp nhận. thiên nhân ấy, với ý nghĩ : "Bậc đạo Sư đã
chấp nhận ta", đảnh lễ Thế tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi
biến mất tại chỗ.
2. Rồi Thế Tôn sau khi đêm ấy đã
mãn, gọi các Tỷ-kheo và nói :
- Này các Tỷ-kheo, đêm nay có một
Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng
toàn vùng Jetavana, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta, rồi đứng một
bên. Đứng một bên, vị Thiên nhân ấy bạch với Ta : "Có sáu pháp
này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa. Thế
nào là sáu ? Tôn kính bậc Đạo Sư, tôn kính Pháp, tôn kính Tăng, tôn
kính học pháp, tôn kính thiện ngôn, tôn kính thiện bằng hữu Sáu pháp
này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn Tỷ-kheo đi đến không thối đọa". Này
các Tỷ-kheo, vị Thiên nhân ấy nói như vậy, nói như vậy xong, đảnh lễ
Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
3. Được nói như vậy, Tôn giả
Sàriputta đảnh lễ Thế Tôn và thưa rằng :
- Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt
này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vầy : Ở đây,
bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo tự mình tôn kính bậc Đạo sư và nói lời tán
thán sự tôn kính bậc Đạo Sư. Đối với các Tỷ-kheo khác không tôn
kính bậc Đạo Sư, họ được khích lệ trong sự tôn kính bậc Đạo Sư.
Và đối với các Tỷ-kheo khác có tôn kính bậc Đạo Sư, vị ấy nói lên
lời tán thán với họ, như chân, như thật, đúng thời. Tự mình tôn kính
Pháp... tự mình tôn kính thiện ngôn... tự mình tôn kính thiện bằng hữu
và nói lời tán thán sự tôn kính thiện bằng hữu. Đối với các Tỷ-kheo
khác không tôn kính thiện bằng hữu, họ được khích lệ trong sự tôn
kính thiện bằng hữu, vị ấy nói lên lời tán thán với họ, như chân,
như thật, đúng thời. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế
Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
- Lành thay, lành thay, này Sàriputta
! Lành thay này Sàriputta, Thầy đã hiểu lời noi vắn tắt này của Ta một
cách rộng rãi như vậy. Ở đây, này Sàriputta, Tỷ-kheo tự mình tôn kính
bậc Đạo Sư, và nói lời tán thán sự tôn kính bậc Đạo Sư.
Đối với các vị Tỷ-kheo khác
không tôn kính bậc Đạo Sư, họ được khích lệ trong sự tôn kính bậc
Đạo Sư. Và đối với các vị Tỷ-kheo khác có tôn kính bậc Đạo Sư, vị
ấy nói lên lời tán thán với họ như chân, như thật, đúng thời. Tự
mình tôn kính Pháp... tự mình tôn kính Tăng... tự mình tôn kính học
pháp... tự mình tôn kính thiện ngôn... tự mình tôn kính thiện bằng hữu
và nói lời tán thán sự tôn kính thiện bằng hữu. Đối với các Tỷ-kheo
khác không tôn kính thiện bằng hữu, họ được khích lệ trong sự tôn
kính thiện bằng hữu. Và đối với các Tỷ-kheo khác có tôn kính bằng hữu,
vị ấy nói lên lời tán thán với họ như chân, như thật, đúng thời.
Này Sàriputta lời nói vắn tắt này của Ta cần phải hiểu ý nghĩa một cách
rộng rãi.
(VI) (70) THẦN THÔNG
1. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
ấy không có Thiền định, tịch tĩnh, không đạt được khinh an thù diệu,
không chứng đắc nội tĩnh nhứt tâm, sẽ chứng được nhiều loại thần
thông. Một thân hiện ra nhiều thân... nhiều thân hiện ra một thân... có
thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên, sự kiện này không xảy ra. Với
thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân sẽ nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người,
xa và gần, sự kiện này không xảy ra. Sau khi đi sâu vào tâm của các
chúng sanh, của loài Người với tâm của mình, vị ấy sẽ rõ biết được
: "Tâm có tham, biết là tâm có tham... tâm không giải thoát, biết là
tâm không giải thoát" sự kiện này không xảy ra. Sẽ nhớ đến các
Đời sống quá khứ, như một đời, hai đời. Sẽ nhớ đến các đời sống
quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết, sự kiện này
không xảy ra. Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, sẽ thấy được các
chúng sanh... vị ấy sẽ rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của
họ, sự kiện này không xảy ra. Do đoạn diệt các lậu hoặc... sau khi chứng
ngộ, chứng đạt và an trú, sự kiện này không xảy ra.
2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
ấy có Thiền định tịch tĩnh, đạt được sự khinh an thù diệu, chứng
đắc nội tĩnh nhứt tâm, sẽ chứng được nhiều loại thần thông. Một
thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân... có thể tự thân
bay đến cõi Phạm thiên, sự kiện này có thể xảy ra. Với thiên nhĩ
thanh tịnh siêu nhân, sẽ nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người, xa
và gần, sự kiện này có xảy ra. Sau khi đi sâu vào tâm của các chúng
sanh, của loài Người với tâm của mình, vị ấy sẽ rõ biết : "Tâm
có tham, biết được là tâm có tham... tâm không giải thoát, biết được
là tâm không giải thoát", sự kiện này có xảy ra. Vị ấy sẽ nhớ
đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời... sẽ nhớ đến
quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết, sự kiện này có
xảy ra. Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, sẽ thấy được các chúng
sanh... vị ấy sẽ rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ",
sự kiện nào có xảy ra. Do đoạn diệt các lậu hoặc... sau khi chứng ngộ,
chứng đạt và an trú, sự kiện này có xảy ra.
(VII) (71) CHỨNG NHÂN
1- Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo không có thể đạt được địa vị chứng nhân, quả chứng này
hay quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào. Thế nào là sáu ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
không như thật rõ biết : "Những pháp này dự phần vào thối đọa",
không như thật rõ biết : "Những pháp này dự phần vào an trú",
không như thật rõ biết : "Những pháp này dự phần vào thắng tiến
hay thù thắng", không như thật rõ biết : "Những pháp này dự phần
vào thể nhập", làm việc không chu toàn và làm việc không có lợi
ích.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
không có thể đạt được địa vị một chứng nhân, quả chứng này hay
quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào.
3. Thành tựu sáu pháp này, các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo như thật rõ biết : "Những pháp này dự phần vào thối đọa",
như thật rõ biết : "Những pháp này dự phần vào an trú", như thật
rõ biết : "Những pháp này dự phần vào dự phần vào thể nhập",
làm việc có chu toàn, làm việc có lợi ích.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo có thể đạt được địa vị chứng nhân, qua chứng này hay qua chứng
khác, dầu thuộc loại xứ nào
(VIII) (72) SỨC MẠNH
1. - Thành tựu sáu pháp này, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể đạt được sức mạnh trong Thiền định.
Thế nào là sáu ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
không thiện xảo đạt được thiền định, không thiện xảo an trú được
Thiền định, không thiện xảo xuất khỏi thiền định, làm việc không
chu toàn, làm việc không kiên trì và làm việc không có lợi ích.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo không có thể đạt được sức mạnh trong Thiền định.
3. Thành tựu sáu pháp này, này các
Tỷ-kheo có thể đạt được sứ mạnh trong Thiền định. Thế nào là sáu
?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
thiện xảo đạt được Thiền định, thiện xảo an trú được Thiền định,
thiện xảo xuất khỏi Thiền định, làm việc có chu toán, làm việc có
kiên trì, làm việc có lợi ích.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
một Tỷ-kheo có thể đạt được sức mạnh trong Thiền định.
(XI) (73) THIỀN (1)
1. - Không đoạn tận sáu pháp, này
các Tỷ-kheo, không có thể đạt được an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu
?
2. Dục tham, sân, hôn trầm thụy
miên, trạo hối nghi, không như thật khéo thấy với chánh trí tuệ các
nguy hại trong các dục.
Không đoạn tận sáu pháp này, này
các Tỷ-kheo, không có thể đạt được và an trú sơ thiền.
3. Đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
có thể đạt được và an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu ?
4. Dục tham, sân, hôn trầm thụy
miên, trạo hối, nghi, như thật khéo thấy với chánh trí tuệ các nguy hại
trong các dục.
Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
có thể đạt được và an trú sơ Thiền.
(74) THIỀN (2)
1. - Không đoạn tận sáu pháp, này
các Tỷ-kheo, không có thể đạt được và an trú sơ thiền. Thế nào là
sáu ?
2. Dục tâm, sân tâm, hại tâm, dục
tưởng, sân tưởng, hại tưởng.
Không đoạn tận sáu pháp này, này
các Tỷ-kheo, không có thể đạt được và an trú sơ Thiền.
3. Đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
có thể đạt được và an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu ?
4. Dục tầm, sân tầm, hại tầm, dục
tưởng, sân tưởng, hại tưởng.
Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
có thể đạt được và an trú sơ Thiền
VIII. PHẨM A-LA-HÁN
(I) (75) KHỔ
1.- Thành tựu với sáu pháp, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống đau khổ, hiềm hận, có ưu
não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Thế
nào là sáu ?
2. Với dục vọng, với sân tầm, với
hại tầm, với dục tưởng, với sân tưởng, với hại tưởng.
Thành tựu với sáu pháp này, các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống đau khổ, hiềm hận, có ưu não, có nhiệt
não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú.
3. Thành tựu với sáu pháp này,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống an lạc, không hiềm hận,
không ưu não, không nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là
thiện thú.
4. Với xuất ly tầm, với vô sân tầm,
với bất hại tầm, với xuất ly tưởng, với vô sân tưởng, với bất hại
tưởng.
Thành tựu với sáu pháp này, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống an lạc, không hiềm hận,
không ưu não, không nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là
thiện thú.
(II) (76) A-LA-HÁN QUẢ
1. - Không đoạn tận sáu pháp, này
các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là sáu ?
2. Mạn, ty mạn, quá mạn, tăng thượng
mạn, cố chấp, ty liệt mạn.
Không đoạn tận sáu pháp này, này
các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán.
3. Đoạn tận sáu pháp này, này
các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là sáu ?
4. Mạn, ty mạn, quá mạn, tăng thượng
mạn, cố chấp, ty liệt mạn.
Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
có thể chứng ngộ quả A-la-hán
(III) (77) THƯỢNG NHÂN PHÁP
1.-Không đoạn tận sáu pháp, này
các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù
thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu ?
2. Thất niệm, không tỉnh giác,
không phòng hộ các căn, không có thể tiết độ trong ăn uống, ngụy trá,
hư đàm.
Không đoạn tận sáu pháp này, này
các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù
thắng xứng đáng bậc Thánh.
3. Đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc
Thánh. Thế nào là sáu ?
4. Thất niệm, không tỉnh giác,
không phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm.
Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đánh bậc
Thánh
(VI) (78) LẠC HỶ
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, đối với vị ấy
nguyên nhân đã được hình thành để đoạn trừ các lậu hoặc. Thế nào
là sáu ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
ưa thích pháp, ưa thích tu tập, ưa thích đoạn trừ, ưa thích viễn ly, ưa
thích không có sân hận, ưa thích không có hý luận.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, đối với vị ấy,
nguyên nhân đã được hình thành để đoạn trừ các lậu hoặc.
(V) (79) CHỨNG ĐẮC
1. - Thành tựu sáu pháp này, này
các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng
đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.
Thế nào là sáu ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
không thiện xảo khi đi vào, không thiện xảo khi đi ra, không thiện xảo
khi đến gần, không khởi lên ý nghĩa muốn đạt được những thiện pháp
chưa đạt được, không phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc,
không có cố gắng để kiên trì tiếp tục.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng
trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu ?
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng
trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu ?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
thiện xảo khi đi vào, thiện xảo khi đi ra, thiện xảo khi đến gần, khởi
lên ý muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được, phòng hộ
các thiện pháp đã được chứng đắc, có cố gắng để kiên trì tiếp tục.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng
trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.
(VI) (80) LỚN MẠNH
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo không bao lâu chứng đạt sự lớn mạnh, sự tăng trưởng trong các
thiện pháp. Thế nào là sáu ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
nhiều ánh sáng, nhiều quán hạnh, nhiều hoan hỷ, nhiều không tự bằng
lòng, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp, đi thẳng đến bờ
kia.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo không bao lâu chứng đạt sự lớn mạnh, sự tăng trưởng trong các
thiện pháp.
(VII) (81) ĐỊA NGỤC
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là sáu ?
2. Sát sanh, lấy của không cho, tà
hạnh trong các dục, nói láo, ác dục và tà kiến.
Thành tựu sáu pháp này, như vậy
tương xứng bị rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là sáu ?
4. Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, không ác dục
và chánh tri kiến.
Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
(VIII) (82) ĐỊA NGỤC (2)
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là sáu ?
2. Nói láo, nói hai lưỡi, nói lời
ác ngữ, nói lời phù phiếm, tham dục, ăn nói táo bạo, trắng trợn.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là sáu ?
4. Từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai
lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phì phiếm, không tham dục
và không nói lời táo bạo, trắng trợn.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
(IX) (83) PHÁP TỐI THƯỢNG
1- Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán. Thế nào là
sáu ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
không có lòng tin, không có xấu hổ, không có lòng sợ hãi, biếng nhác,
ác tuệ, thân và mạng nhiều ước vọng
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán.
(X) (84) NGÀY VÀ ĐÊM
1. - Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu
pháp, này các Tỷ-kheo, thời bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là sự thối
đọa trong các thiện pháp, không có tăng trương. Thế nào là sáu ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
có dục lớn, có hiềm hận, không bằng lòng với bất cứ những vật dụng
cần thiết nào như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm
trị bệnh, không có lòng tin, ác giới, biếng nhác, thất niệm, ác tuệ.
Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp
này, này các Tỷ-kheo, thời bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là sự thối
đọa trong các thiện pháp.
3. Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu
pháp, này các Tỷ-kheo, thời bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng
trưởng trong các thiện pháp, không có thối đọa. Thế nào là sáu ?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
không có dục lớn, không hiềm hận, bằng lòng với bất cứ vật dụng cần
thiết nào, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị
bệnh, có lòng tin, thiện giới, tinh cần tinh tấn, có niệm, có trí tuệ.
Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp
này, này các Tỷ-kheo, thời bất cứ đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng
trưởng trong các thiện pháp, không có thối đọa.
IX. PHẨM MÁT LẠNH
(I) (85) MÁT LẠNH
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu
?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
khi ấy không hạn chế tâm ; khi nào tâm cần phải phấn chấn, khi ấy, lại
không phấn chấn tâm ; khi nào tâm cần phải làm cho hoan hỷ, khi ấy lại
không làm tâm hoan hỷ ; khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát, khi ấy lại
không làm cho tâm trú xả, quán sát, xu hướng về hạ liệt, hoan hỷ thân
kiến.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu ?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
khi nào tâm cần phải hạn chế, khi ấy hạn chế tâm ; khi nào tâm cần phải
phấn chấn, khi ấy phấn chấn tâm ; khi nao tâm cần phải làm cho hoan hỷ,
khi ấy làm cho tâm hoan hỷ ; khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát khi
ấy làm tâm trú xả, quán sát, xu hướng về thù thắng, hoan hỷ Niết-bàn.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.
(II) (86) CHƯỚNG NGẠI
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
dầu có nghe diệu pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong
các thiện pháp. Thế nào là sáu ?
2. Thành tựu nghiệp chướng, thành
tựu phiến não chướng, thành tựu dị thục chướng, không có lòng tin,
không có ước muốn, và ác tuệ.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
dầu có nghe pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện
pháp.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
nếu có nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện
pháp. Thế nào là sáu ?
4. Không thành tựu nghiệp chướng,
không thành tựu phiền não, có lòng tin, có ước muốn, và có trí tuệ.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
nếu có nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện
pháp.
(III) (87) NGHIỆP CHƯỚNG
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
dầu có nghe diệu pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh
trong các thiện pháp. Thế nào là sáu ?
2. Đoạn mạng sống của mẹ ; đoạn
mạng sống của cha ; đoạn mạng sống của A-la-hán ; với ác tâm làm Như
Lai chảy máu ; phá hòa hiệp Tăng ; ác tuệ, si mê, câm ngọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
dầu cho có nghe diệu pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong
các thiện pháp.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện
pháp. Thế nào là sáu ?
4. Không đoạn mạng sống của mẹ
; không đoạn mạng sống của cha ; không đoạn mạng sống của A-la-hán ;
không với ác tâm làm Như Lai chảy máu ; không phá hòa hợp Tăng ; có trí
tuệ, không si mê, câm ngọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các
thiện pháp.
(IV) (88) KHÔNG ƯA NGHE
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
dầu được nghe diệu pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh
trong các thiện pháp. Thế nào là sáu ?
2. Khi Pháp và Luật được Như Lai
thuyết giảng, không ưa nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm liễu giải,
nắm giữ điều không lợi ích, bỏ qua điều lợi ích, không thành tựu
tùy thuận nhẫn nhục.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
dầu cho có nghe diệu pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong
các thiện pháp.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các
thiện pháp. Thế nào là sáu ?
4. Khi Pháp và Luật được Như Lai
thuyết giảng, có ưa nghe, có lóng tai, có an trú tâm liễu giải, nắm giữ
điều lợi ích và bỏ qua điều không lợi ích, thành tựu tùy thuận nhẫn
nhục.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các
thiện pháp.
(V) (89) CẦN PHẢI ĐOẠN TẬN
1. - Không đoạn tận sáu pháp, này
các Tỷ-kheo, không có thể chứng tri kiến đầy đủ. Thế nào là sáu ?
2. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ,
tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
không chứng tri kiến đầy đủ. Thế nào là sáu ?
3. Đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
có thể chứng tri kiến đầy đủ. Thế nào là sáu ?
4. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ,
tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ.
Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
có thể chứng tri kiến đầy đủ.
(VI) (90) CHÚNG ĐƯỢC ĐOẠN TẬN
1. - Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
được người đầy đủ tri kiến đoạn tận. Thế nào là sáu ?
2. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ,
tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ.
Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, được
người đầy đủ tri kiến đoạn tận
(VII) (91) LÀM CHO SANH KHỞI
1. - Một người đầy đủ tri kiến,
này các Tỷ-kheo, không có thể làm cho sanh khởi pháp. Thế nào là sáu ?
2. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ,
tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ.
Một người đầy đủ tri kiến, này
các Tỷ-kheo, không có thể làm cho sanh khởi sáu pháp này.
(VIII) (92) BẬC ĐẠO SƯ
1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường
hợp không thể xảy ra. Thế nào là sáu ?
2. Người đầy đủ tri kiến không
thể sống không tôn kính, không tùy thuận bậc đạo Sư ; người đầy đủ
tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận chánh pháp ; người
đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận chúng
Tăng ; người đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không
tùy thuận học pháp ; người đầu đủ tri kiến không thể rơi trở lại
vào những vấn đề không nên trở lại ; người đầy đủ tri kiến không
thể làm cho sanh khởi hữu thứ tám.
Này các Tỷ-kheo, đây là sáu trường
hợp không thể xảy ra.
(IX) (93) HÀNH
1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường
hợp không thể xả ra. Thế nào là sáu ?
2. Người đầy đủ tri kiến không
thể chấp nhận bất cứ hành nào là thường còn ; người đầu đủ tri
kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là lạc ; người đầy đủ
tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là ngã ; người đầy đủ
tri kiến không thể làm hành động vô gián ; người đầy đủ tri kiến không
thể làm cho thanh tịnh với những lễ nghi đặc biệt ; người đầy đủ
tri kiến không thể đi tìm các vị đáng được cúng dường ngoài chư
Tăng.
Này các Tỷ-kheo, đây là sáu trường
hợp không thể xảy ra.
(X) (94) MẸ
1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường
hợp này không thể xảy ra. thế nào là sáu ?
2. Người đầy đủ tri kiến không
thể đoạn mạng sống của mẹ ; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn
mạng sống của cha ; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống
của vị A-la-hán ; người đầy đủ tri kiến không thể với ác tâm làm
Như Lai phải chảy máu ; người đầy đủ tri kiến không thể phá hòa hợp
Tăng ; người đầy đủ tri kiến không thể để cứ một vị Đạo Sư khác.
Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp
này không thể xảy ra.
(XI) (95) TỰ LÀM
1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường
hợp này không thể xảy ra. Thế nào là sáu ?
2. Người đầy đủ tri kiến không
thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm ; người đầu đủ
tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do người khác làm ;
người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do
tự mình làm, do người khác làm ; người đầy đủ tri kiến không thể trở
lui lại quan điểm lạc khổ không do tự mình làm, do tự nhiên sanh ; người
đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do tự
mình làm và không do người khác làm, do tự nhiên sanh. Vì cớ sao ?
Này các Tỷ-kheo, đối với người
có đầy đủ tri kiến, nhân và các pháp do nhân sanh đã khéo thấy.
Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp
này không thể xảy ra.
X. PHẨM LỢI ÍCH
(I) (96) SỰ XUẤT HIỆN
1. - Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện
của sáu sự kiện khó tìm được ở đời. Thế nào là sáu ?
2. Sự xuất hiện của Như Lai, bậc
A-la-hán, chánh Đẳng Giác khó tìm được ở đời. sự xuất hiện của
người thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết khó tìm được
ở đời. Không khiếm khuyết các căn khó tìm ở đời. Không si mê, không
câm ngọng khó tìm ở đời. Ước muốn thiện pháp khó tìm được ở đời.
Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của
sáu sự kiện khó tìm được ở đời.
(II) (97) CÁC LỢI ÍCH
1. - Có sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo,
khi chứng ngộ qua dự lưu. Thế nào là sáu ?
2. Sự quyết định đối với diệu
pháp không có bị thối đọa, không đau khổ ; làm các việc bị sanh tử hạn
chế ; thành tựu trí tuệ ; không cùng chia sẻ với các dị sanh ; nguyên
nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy.
Có sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo,
khi chứng ngộ qua Dự lưu.
(III) (98) VÔ THƯỜNG
1. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, vị
Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là thường còn, sẽ thành tựu được
nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này không xảy ra. Không thành tựu nhẫn
nhục tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này
không thể xảy ra. Không nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ
quả Dự lưu, hay quả Nhất Lai, hay quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện
này không xảy ra.
2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
nào thấy bất cứ hành nào là vô thường, sẽ thành tựu được nhẫn nhục
tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này có xảy
ra. Nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ quả Dự lưu, quả Nhất
lai, quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện này có xảy ra.
(VI) (99) KHỔ
- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
nào thấy bất cứ hành nào là lạc, sẽ thành tựu... (như trên với những
thay đổi cần thiết)
(V) (100) VÔ NGÃ
- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
nào thấy bất cứ hành nào là ngã, sẽ thành tựu... (như kinh 98 với những
thay đổi cần thiết).
(VI) (101) NIẾT-BÀN
- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
nào thấy Niết-bàn là khổ, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận,
sự kiện này không xảy ra... (như kinh 98 với những thay đổi cần thiết.)
(VII) (102) KHÔNG CÓ HẠN CHẾ (1)
1. - Thấy được sáu lợi ích, này
các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để vị Tỷ-kheo làm cho an trú trưởng vô
thường, không có hạn chế trong tất cả hành. Thế nào là sáu ?
2. Tất cả hành hiện ra với tôi,
không có an trú ; ý của tôi không ưa thích tất cả thế giới ; ý của
tôi sẽ xuất khỏi tất cả thế giới ; ý của tôi sẽ nghiêng về Niết-bàn
; các kiết sử của tôi đi đến đoạn diệt ; và tôi sẽ thành tựu tối
thượng Sa-môn hạnh.
(VIII) (103) KHÔNG CÓ HẠN CHẾ (2)
1. - Thấy được sáu lợi ích này,
này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng khổ,
không có hạn chế trong tất cả hành. Thế nào là sáu ?
2. Trong tất cả hành, tưởng niết-bàn
sẽ được an trú trong tôi, ví như kẻ giết người đang đưa dao lên chém
; ý của tôi sẽ xuất khỏi tất cả thế giới ; tôi sẽ trở thành một
người thấy được tịnh lạc trong Niết-bàn ; các tùy miên trong tôi sẽ
được nhổ lên ; tôi sẽ là người đã làm các việc nên làm ; tôi sẽ với
từ tâm hầu hạ bậc Đạo Sư.
Thấy được sáu lợi ích này, này
các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng khổ không
có hạn chế trong tất cả hành.
(IX) (104) KHÔNG CÓ HẠN CHẾ (3)
1. - Thấy được sáu lợi ích, này
các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng vô ngã
không có hạn chế trong tất cả hành. Thế nào là sáu ?
2. Trong tất cả thế giới, tôi sẽ
không dự phần vào trong ấy ; cái gì tạo ra cái "tôi" trong tôi sẽ
được chận đứng ; cái gì tạo ra cái "của tôi" trong tôi sẽ
được chận đứng ; tôi sẽ thành tựu trí ; không cùng chia sẻ với người
khác ; nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được tôi khéo thấy.
Thấy được sáu lợi ích này, này
các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng vô ngã
không có hạn chế trong tất cả hành.
(X) (105) HỮU
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba hữu
này cần phải đoạn tận, cần phải được học tập trong học tập trong
ba học pháp. Thế nào là ba hữu cần phải đoạn tận ?
2. Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.
Ba hữu này cần phải đoạn tận.
Trong ba học pháp nào, cần phải học tập ?
3. Tăng thượng giới học, tăng
thượng định học, tăng thượng tuệ học.
Trong ba học pháp này, cần phải học
tập.
4. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo
đã đoạn tận ba hữu này, đã học tập trong ba học pháp này, Tỷ-kheo
ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khái ái, đã
giải tỏa kiết sử do chơn chánh hiện quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ
đau.
(XI) (106) KHÁI ÁI
1. - Này các Tỷ-kheo, ba khái ái và
ba mạn này cần phải đoạn diệt. Thế nào là ba khái ái cần phải đoạn
diệt ?
2. Dục ái, hữu ái, phi hữu ái.
Ba khái ái này cần phải đoạn diệt.
Thế nào là ba mạn cần phải đoạn diệt ?
3. Mạn, tùy mạn, quá mạn.
Ba mạn này cần phải đoạn diệt.
4. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo
đã được tận ba khái ái và ba mạn này, vị này, này các Tỷ-kheo, được
gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khái ái, đã giải tỏa kiết sử, do chơn
chánh hiện quán mạn kiêu, đã đoạn tận khổ đau.
XI. PHẨM BA PHÁP
(I) (107) THAM
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp
này. Thế nào là ba ?
2. Tham, sân, si.
Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Để
đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế
nào là ba ?
3. Để đoạn tận tham, bất tịnh
cần phải tu tập. Để đoạn tận sân, từ tâm cần phải tu tập. Để
đoạn tận si, trí tuệ cần phải tu tập.
Để đoạn tận ba pháp này, này
các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.
(II) (108) ÁC HÀNH
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp
này. Thế nào là ba ?
2. Thân ác hành, khấu ác hành, ý
ác hành.
Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Để
đoạn tận ba pháp này, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba ?
3. Để đoạn tận ác hành, thân
thiện hành cần phải tu tập. Để đoạn tận khẩu ác hành, khẩu thiện
hành cần phải tu tập. Để đoạn tận ý ác hành, ý thiện hành cần phải
tu tập.
Để đoạn tận ba pháp này, này
các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải được tu tập.
(III) (109) SUY TẦM (TẦM)
1.- Này các Tỷ-kheo, có ba pháp
này. Thế nào là ba ?
2. Dục tầm, sân tầm, hại tầm.
Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Để
đoạn tận ba pháp này, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba ?
3. Để đoạn tận dục tầm, xuất
ly cần phải tu tập. Để đoạn tận sân tầm, vô sân tầm cần phải tu tập,
Để đoạn tận hại tầm, bất hại tầm cần phải tu tập.
Để đoạn tận ba pháp này, này
các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.
(IV) (110) TƯỞNG
... (Như kinh trên, chỉ có tưởng
thế cho tâm).
(V) (112) THỎA MÃN
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp
này. Thế nào là ba ?
2. Thỏa mãn kiến, tùy ngã kiến,
tà kiến.
Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Để
đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế
nào là ba ?
3. Để đoạn tận thỏa mãn kiến,
tưởng vô thường cần phải tu tập. Để đoạn tận tùy ngã kiến, tưởng
vô ngã cần phải tu tập. Để đoạn tận tà kiến, chánh kiến cần phải
tu tập.
(VII) (113) BẤT LẠC
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp
này. Thế nào là ba ?
2. Bất lạc, hại, phi pháp hành.
Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Để
đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế
nào là ba ?
3. Để đoạn tận bất lạc, hỷ cần
phải tu tập. Để đoạn tận hại, bất hại cần phải tu tập. Để đoạn
tận phi pháp hành, pháp hành cần phải tu tập.
Để đoạn tận ba pháp này, này
các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.
(VIII) (114) BIẾT ĐỦ
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp
này. Thế nào là ba ?
2. Không biết đủ, không tỉnh
giác, có nhiều dục.
Này các Tỷ-kheo, có bao pháp này.
Để đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.
Thế nào là ba ?
3. Để đoạn tận không biết đủ,
biết đủ cần phải tu tập. Để đoạn tận không tỉnh giác, tỉnh giác
cần phải tu tập. Để đoạn tận có nhiều dục, ít dục cần phải tu tập.
Để đoạn tận ba pháp này, này
các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.
(IX) (115) ÁC NGÔN
1.- Này các Tỷ-kheo, có ba pháp
này. Thế nào là ba ?
2. Ác ngôn, ác bằng hữu, tâm dao
động.
Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. để
đoạn tận ba pháp này, này các tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập. Thế
nào là ba ?
3. Để đoạn tận ác ngôn, thiện
ngôn cần phải tu tập. để đoạn tận ác bằng hữu, thiện bằng hữu cần
phải tu tập. Để đoạn tận tâm dao động, niệm hơi thở vào hơi thở
ra cần phải tu tập.
Để đoạn tận ba pháp này, này
các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.
(X) (116) TRẠO CỬ
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp
này. Thế nào là ba ?
2. Trạo cử, không bảo vệ, phóng
dật.
Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Để
đoạn tận ba pháp này, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba ?
3. Để đoạn tận trạo cử, chỉ
cần phải tu tập. Để đoạn tận không bảo vệ, bảo vệ cần phải tu tập.
Để đoạn tận phóng dật, không phóng dật cần phải tu tập.
Để đoạn tận ba pháp này, này
các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập.
XII. PHẨM CÁC KINH KHÔNG NHIẾP TRONG
PHẨM
(117) QUÁN (1)
1. - Không đoạn tận sáu pháp, này
các Tỷ-kheo, không có thể trú quán thân trên thân. Thế nào là sáu ?
2. Ưa thích công việc, ưa thích
nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng hộ các căn,
không tiết độ trong ăn uống.
Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận
sáu pháp này, không thể trú quán thân. Thế nào là sáu?
3. Đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
có thể trú quán thân trên thân. Thế nào là sáu ?
4. Ưa thích công việc, ưa thích
nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng các căn,
không tiết độ trong ăn uống.
Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
có thể trú quán thân trên thân.
(118) QUÁN (2)
1. - Không đoạn tận sáu pháp, này
các Tỷ-kheo, không có thể quán thân trên nội thân... trên ngoại thân...
trên nội ngoại thân... trên các cảm thọ... trên các nội thọ... trên
các ngoại thọ... trên các nội ngoại thọ... trên tâm... trên nội tâm...
trên ngoại tâm... trên các nội ngoại tâm... trên các pháp... trên các nội
pháp... trên các ngoại pháp... trên các nội ngoại pháp. Thế nào là sáu ?
2. Ưa thích công việc, ưa thích
nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng hộ các căn,
không tiết độ trong ăn uống.
Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
có thể trú quán pháp trên nội ngoại pháp.
(119) THẤY BẤT TỬ
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
gia chủ Tapussa đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử,
chứng ngộ bất tử. Thế nào là sáu ?
2. Với lòng tịnh tín bất động
đối với Phật, vời lòng tin tín bất động đối với Pháp, với lòng tịnh
tín bất động đối với Tăng, với Thánh giới, với Thánh trí, với
Thánh giải thoát.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
gia chủ Tapussa đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử,
chứng ngộ bất tử.
(120) THẤY ĐƯỢC BẤT TỬ
1. - Bất tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo,
gia chủ Bhallika... gia chủ Sudatta Anàthapindika... gia chủ Citta
Macchikàsandika... Hatthaka Àlavaka... Mahànàma Sakka... gia chủ Ugga người Vesàlì...
gia chủ Uggata... Sùra Ambattha... Jivaka Komàrabhacca... gia chủ Nakulapità... gia
chủ Tavakannika...gia chủ Pùrana... gia chủ Isidatta... gia chủ Sandhàna... gia
chủ Vijaya... gia chủ Vajjiyamahito... gia chủ Mendaka... cư sĩ Vàsettha... cư
sĩ Arittha... cư sĩ Sàragga đi đến cứu cánh Như Lai, sống thấy được bất
tử, chứng ngộ được bất tử. Thế nào là sáu ?
2. Với lòng tịnh tín bất động
đối với Phật, với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, với lòng
tịnh tín bất động đối với Tăng, với Thánh giới, với Thánh trí, với
Thánh giải thoát.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo,
cư sĩ Sàragga đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử,
chứng ngộ được bất tử.
(121) THAM (1)
1. - Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo,
sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu ?
2. Thấy vô thượng, nghe vô thượng,
lợi đắc vô thượng, học pháp vô thượng, phục vụ vô thượng, tùy niệm
vô thượng.
Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo,
sáu pháp cần phải tu tập.
(122) THAM (2)
1. - Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo,
sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu ?
2. Tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp,
tùy niệm Tăng, tùy niệm Giới. tùy niệm Thí, tùy niệm Thiên.
Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo,
sáu pháp này cần phải tu tập.
(123) THAM (3)
1. - Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo,
sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu ?
2. Tưởng vô thường, tưởng khổ
trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly
tham, tưởng đoạn diệt.
Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo,
sáu pháp này cần phải tu tập.
(124) THAM (4)
1. - Này các Tỷ-kheo, để liễu tri
tham... để đoạn diệt... để đoạn tận... để trừ diệt, để làm cho
tàn tạ, để ly tham, để đoạn diệt, để trừ bỏ, để từ bỏ tham, sáu
pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu ?
(Xem 121 123)
2. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri
sân... si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan lẫn, lừa
đảo, man trá, phản trắc, ngoan cố, bồng bột, nông nỗi, mạn, thượng mạn,
kiêu, phóng dật... để liễu tri, để đoạn diệt, để trừ diệt, để làm
cho tàn tạ, để ly tham, để đoạn diệt, để trừ bỏ, để từ bỏ... sáu
pháp này cần phải tu tập.
Thế Tôn thuyết như vậy, các Tỷ-kheo
hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.