Download Unicode Font Trang Tiếng Anh
Nam-mo Bon Su Thich-ca-mau-ni Phat
Bai moi thang 4-2006

 

VU LAN THẮNG HỘI

 
 
Long Hoa Thiên Bảo (Suối Tiên)-Mùa Hiếu Hạnh Tiệc chay miễn phí lớn nhất Việt Nam
Mùa Vu lan, mùa hiếu hạnh đã diễn ra trên khắp đất nước, hòa vào không khí thiêng liêng đó, SÁNG 24-8, Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên đã kết hợp với Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai, Báo Giác Ngộ, Báo Công an TP... tổ chức chương trình Đại lễ Vu lan “mùa báo hiếu” mở đầu cho chương trình Đại lễ Vu lan tại Long Hoa Thiên Bảo liên tục 7 ngày từ 24 đến 30-8 (nhằm ngày 12 đến 18-7 âm lịch). Đến chứng minh và tham dự có HT Thích Diệu Tâm, thành viên HĐCMTƯ; HT Thích Quang Đạo, Phó BTS THPG Đồng Nai, Ông Đinh Văn Vui, Tổng giám đốc Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên, Ban giám đốc và đông đảo Phật tử. Đại lễ Vu lan là dịp thể hiện lòng hiếu thảo và báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, đồng thời giáo dục con cháu ghi nhớ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

 

Triển Tranh, ảnh, thư pháp và bản kinh Vu Lan Báo Hiếu đạt kỷ lục quốc gia được viết bằng thư pháp lớn nhất, nhiều tác giả tham gia nhất.

BẢN KINH “VU LAN VÀ BÁO ÂN CHA MẸ” lớn nhất, nhiều tác giả tham gia nhất (108 bức, 108 Nhà Thư pháp và Họa sĩ). Chương trình triển lãm này nhằm mục đích tôn vinh công ơn cha mẹ và đạo lý hiếu kính, tinh thần đền ơn, đáp nghĩa của con hiền, cháu thảo, truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Kết quả triển lãm sẽ góp phần ủng hộ người già neo đơn không nơi nương tựa trong Thành phố.

 
Từ quan niệm về Vong Linh đến Lễ Hội Vu Lan Thích Minh Thành PH.D.
Từ thuở xa xưa, trước khi Đức Phật xuất hiện ở đời, Bà la môn giáo đã có quan niệm cho rằng sau khi mệnh chung vong linh không có thân xác, sống vất vưởng, khổ sở suốt một năm trong trạng thái trung gian. Trong trạng thái này, vong linh quấy phá, tìm cách báo cho gia đình phải tổ chức lễ sraddha cầu cúng, nhờ đó mà vong linh sẽ có được một dạng thân tướng mới, nếu không nó sẽ bị tan biến vào hư vô. Với thân tướng mới này, vong linh sẽ gia nhập vào cộng đồng của tổ tiên mình trên cõi trời.

 

Đầu nguồn của đạo đức con người Thích Minh Thành PH.D.
Trong một buổi hội thảo chuyên đề “Học Làm Người” được tổ chức tại Nhà Văn Hóa Q1, đường Mạc Đỉnh Chi, chúng tôi nhận thấy quả thật những nỗi bức xúc trước thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp là có thực. Vị chủ tọa đã dùng những lời và những ý thật mạnh mẽ để nêu bật vấn đế “đây không còn là vấn đề quan trọng, nguy cấp cần phải quan tâm mà đã là vấn đề ‘sống chết’ của một dân tộc. Hầu như diễn giả nào lên phát biểu cũng ít nhiều đề cập đến những việc cụ thể như học trò đánh thầy, “đâm lủng bụng thầy”[1], con cái không “thăm hỏi mà đòi hỏi cha mẹ”, con chửi mắng và hành hung cha mẹ, “con nít hỉ mũi chưa sạch mà đã nghiên cứu hôn m., hôn k. ...”, những bé gái phải đi phá nạo thai... nạn thuốc lắc, ma túy tràn lan xâm nhập vào cả học đường, nạn bạo hành của trẻ em. Những lời phát biểu với những lý luận chặt chẻ đầy tính thuyết phục với phong cách diễn tả thật hùng hồn và cũng có khi thiên về việc ‘xả bớt’ những bực tức đời thường khi chính diễn giả là nạn nhân hay là chứng nhân đã mục kích những tệ nạn trên.
Bản chất của nhận thức theo Phật giáo thời sơ kỳ Thích Minh Thành PH.D.
Từ thời cổ đại lưu vực sông Hằng là khu vực sản sinh phong phú những dòng tư tưởng cũng như những luận điểm triết học. Chỉ tính đến những luận điểm nổi bật và có tiếng vang kinh Trường bộ đã liệt kê đến 62 loại khác nhau, một con số kỷ lục của thế giới triết học thời ấy. Ngoài hệ thống tư tưởng chủ đạo chính quy của những tế sư Bà la môn đang dùng lợi thế của chính trị và sức mạnh của tập tục truyền thống thống trị diễn đàn tư tưởng, còn có vô số những du sĩ ngoại đạo. Dưới mắt của những vị Bà la môn, tăng đoàn của Đức Phật cũng là một hội chúng du sĩ ngoại đạo. Ngoài tăng đoàn Đức Phật còn có 6 hội chúng có danh vọng khác do 6 vị đạo sư thời danh lãnh đạo. Phồn tạp và đa dạng nhưng hầu hết đều nỗ lực tìm hiễu con người và thế giới trên hai nguồn y cứ: Một, dựa vào lý luận và những kết quả của lý luận để xác định đâu là chân lý: những nhà duy lý; hai, dựa vào những trải nghiệm cụ thể của cá nhân hay tập thể trong cuộc sống cũng như trong cảnh giới thiền để tìm hiểu và phán xét đúng sai: những nhà duy nghiệm. Nói cách khác, những nhà duy lý phủ nhận hoàn toàn cái mà họ cho là “ảo giác” của những trải nghiệm trong khi những nhà duy nghiệm lại dựa vào những thông tin thu thập được từ trong những trải nghiệm, những thiền tư. Thật ra duy lý và duy nghiệm nói chung là hai nguồn y cứ chính của giới triết học Đông Tây kim cổ. Rất tiếc là hai nguồn y cứ triết học chủ lực này đã cung cấp dữ liệu để xây dựng nên những học thuyết, những quan điểm mà Đức Phật gọi chung là hý luận triết học (speculations) với đặc điểm là không tiếp cận được sự thật.
Lòng Từ Ái Thể Như
Này các Tỷ-kheo, hãy đến biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. (Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ, tập 1, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1992, trang 732 - 733).
Tình cảm và lý trí được xem là hai phương diện của con người. Tình cảm là ngôn ngữ của trái tim còn lý trí là ngôn ngữ của khối óc. Hai phương diện này ít khi đồng thuận mà thường hay mâu thuẩn với nhau khi ứng đối với một việc nào đó. Chính điều này tạo ra những bi kịch của cuộc sống: Con người là nạn nhân bị dằn xé. Một người thường mang hai bộ mặt: thần tình ái và thần công lý, nhân từ và ‘sắt thép’, uy nghiêm ở chốn công đường và tan chảy ở chốn riêng tư sau sàn diễn. Điều hòa được mâu thuẩn này là điều hòa được hầu hết những đau khổ liên quan với mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội hay nói chung là giữa con người với con người.
Vài nét về Bồ Đề Đạo Tràng - BODHGAYA Thích Long Vân
Trong kinh Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyền Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”

Và Ngài dạy tiếp rằng: “Này các Thầy Tỳ Kheo, sau khi Ta diệt độ, những tân Tỷ Kheo đến và hỏi giáo lý nên nói với họ về 4 nơi này và khuyên họ hành hương đến chổ đó sẽ giúp họ thanh tịnh được các việc làm và nghiệp cũ của họ.”

Qua lời dạy trên của Đức Phật cho thấy được tầm quan trọng của Tứ Thánh Tích trong lĩnh vực tinh thần đối với khách hành hương.
LÒNG TỪ của CHA MẸ Vĩnh Hảo
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con.
Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật.
Làng tôi nghèo. Cả nhà đều nương vào nghề nông để sống. Ấy vậy mà vui, vui nhất là được ăn những hạt gạo trắng trong do tự làm ra, ngát thơm hương lúa. Tôi còn nhớ mỗi bửa cơm chiều, chính mẹ là người xới từng hạt cơm cho cả gia đình. Tuy không thịnh soạn như những món mỹ vị cao lương, nhưng cây cải, cọng rau cũng đủ ấm tình quê chất phác.

 

Trái tim bà mẹ Cư sĩ Liên Hoa
- Kính tặng tất cả mọi người nhân Mùa Báo Hiếu.
- Thương tặng hai con với diễm phúc còn Mẹ…
            Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời trải dài xuống, cho đến hôm nay. Trong lòng nao nao, nhiều cảm khái, xúc động. Thật sự, có được thân người rất là khó và tự nhiên, lại nghĩ nhiều đến công ơn sinh thành, dưỡng dục cưu mang của cha mẹ…

 

Lễ Vu lan là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo. Căn cứ vào kinh Vu lan, hằng năm vào ngày rằm tháng bảy, lễ hội Vu lan được tổ chức long trọng để truy tiến cầu siêu cho tổ tiên cha mẹ đã quá vãng siêu sanh về miền tịnh cảnh.
Có ba dịp lễ lớn trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Đó là ngày lễ Magha Puja, Vesakha Puja, và Asalha Puja. "Puja" nghĩa là tôn kính, quý kính, còn có nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Puja còn có nghĩa là ngày lễ lớn. "Magha, Vesakha, Asalha" là tên các tháng trong lịch của Ấn độ. So với âm lịch Việt Nam, "Magha" tương ứng với tháng Giêng, "Vesakha" tương ứng với tháng Tư, và "Asalha" tương ứng với tháng Sáu.
Ngày Lễ Hội Truyền Thống Thích Thông Huệ  
Lời tựa - Chúng ta đang sống trong môi trường ngày càng quen với sự chết chóc thương tật của đồng loại, càng hối hả trong hưởng thụ vật chất, càng bị lôi dẫn bởi những đòi hỏi bản năng. Mỗi người tự tạo cho mình một ốc đảo, tự trang bị những phương tiện bảo vệ, và vô tình hay cố ý làm hại những sinh linh ở ngoài chốn nương thân ấy vì lợi ích của riêng mình. Và từng ngày trôi qua, trái đất nóng dần lên vì khí thải độc hại, vì hiệu ứng nhà kính và vì hận thù tàn bạo lòng người. Con người cứ thế từng bước tiến dần đến chỗ tự hũy diệt mà không hề hay biết.
Vu Lan Truyền Thống Của Đạo Hiếu Thích Thông Huệ
Cứ mỗi năm đến ngày Rằm tháng Bảy, tất cả người con Phật đều nhớ đến trách nhiệm báo ân báo hiếu đối với hai đấng sanh thành. Hàng Phật tử khắp năm châu bốn bể cùng nhau long trọng tổ chức đại lễ Vu Lan, nương vào uy đức ngôi Tam bảo, cầu nguyện cho cha mẹ còn sống được an lạc trong chánh pháp, cha mẹ đã qua đời siêu sinh về các cõi lành. Thương cha kính mẹ được coi như truyền thống tốt đẹp lâu đời của mỗi người dân Việt. Tình thương đối với cha mẹ luôn luôn là mối ân tình thiên liêng nhất.
Cảm Niệm Về Tứ Ân Thích Thông Huệ  
Ðức Phật, trước khi dạy môn đệ làm Hiền Thánh, cũng rất xem trọng tư cách làm người. Con người khi sống trong xã hội là "sống cùng, sống với", không ai có thể đơn độc mà tồn tại và phát triển. Nói khác đi, mỗi người chúng ta đều chịu nhiều ơn nặng, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt. Ðạo Phật đề cập đến Tứ trọng ân (ơn cha mẹ, ơn Thầy Tổ, ơn Tổ quốc và ơn chúng sinh), và ngày Vu lan là dịp tôn vinh những ân tình ân nghĩa ấy
Đông Á là một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay văn hóa. Về mặt địa lý, nó chiếm khoảng 6.640.000 km², hay 15% diện tích của châu Á. Về mặt văn hóa, nó bao gồm các cộng đồng là một phần ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thể hiện rõ nét trong các ảnh hưởng lịch sử từ cổ văn Trung Quốc (chữ Nho truyền thống), Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Bắc và Nam truyền, Lão giáo. Tổ hợp này của ngôn ngữ, quan niệm chính trị tôn giáo bao trùm lên trên sự phân chia địa lý của Đông Á.
Đoàn đại biểu Phật giáo Thái Lan yết kiến Tổng thống Tích Lan Minh Châu dịch
Colombo -  Đoàn đại biểu Phật giáo Thái đang thực hiện chuyến du hành đến các quốc gia Phật giáo, là một trong các chương trình mừng thượng thọ 80 tuổi của vua Thái.
Phái đoàn được đẫn đầu bởi Sư Phara Thpsophen, Hiệu trưởng Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, hiện đang có mặt tại Tích Lan,  đã yết kiến Tổng thống Mahinda Rajapaksa ngày hôm qua tại Dinh Tổng Thống ở Kandy.  Trước đó, phái đoàn đã tham dự lễ khánh thành của ngôi chùa Phật giáo Sri Mahindaramaya Sangaraja Memorial tại Kiribathkumbura, Peradeniya.  Cuộc gặp gỡ của phái đoàn với tổng thống chú trọng vào vấn đề chính là ngôi chùa Phật giáo Thái, đang được xây cất trên khu đất rộng 70 mẫu tại Piliyandala.
Thêm một dự án làm phim về cuộc đời Đức Phật Hạt Cát dịch
MUMBAI (AFP) - Một thiên sử thi, cuộc đời và giáo pháp của Đức Phật Cồ Đàm, sẽ được  quay thành phim . Nhóm sản xuất South Asian cho biết như trên hôm thứ Hai.
 Thông điệp của bộ phim sẽ cho các câu trả lời về những sự khủng hoảng địa cầu về xung đột và môi trường sinh thái " Navin Gooneratne, chủ tịch hội Light of Asia - Ánh Sáng Á Châu - nói với phóng viên như trên.
Trung Quốc thiết lập hệ thống dự báo để bảo vệ bích họa Phật Giáo Hạt Cát dịch
Đôn Hoàng, Cam Túc- Aug. 28 (Xinhua). Các nhà khoa học đã thiết lập một hệ thống dự báo trong hầu hết các hang động quý giá Phật Giáo với hy vọng có thể bảo toàn những bức bích hoạ hàng thế kỷ từ ảnh hưởng nhiệt độ  gia tăng, ẩm thấp và mật độ thán khí được mang tới bởi du khách.
Tích Lan: Phái đoàn Phật Giáo Trung Hoa tại Tích Lan Hạt Cát dịch
COLOMBO, Sri Lanka --Hội chủ Giáo Hội Phật Giáo Trung Quốc, Đại Sư Shi Yie Chang đã dẫn đầu một phái đoàn Phật Giáo 125 thành viên viếng thăm Tích Lan từ Aug 26 đến 31 trong chương trình phát triển hỗ tương và củng cố mối liên hệ văn hoá Phật Giáo song phương từ hơn 2,500 năm nay giữa hai quốc gia.
Tích Lan: cuộc triển lãm hội hoạ ‘Chân lý tuyệt vời’ Minh Châu dịch
Colombo, Tích lan -  Học viện Goethe tại Tích Lan với sự cộng tác của Sri Sambodhi Vihara đã mở một cuộc triển lãm với chủ đề ‘Chân lý tuyệt vời ‘, là cuộc triển lãm nghệ thuật với những bức tranh nguyên tác, phim ảnh và sự trình bày các tác phẩm trong cuộc đời của Tỳ khưu Sumeđha, do hoạ sĩ Cora de Lang đảm trách, bắt đầu từ thứ ba, 21 tháng 8 vào lúc 6 giờ chiều tại Sri Sambodhi Vihara (đối diện với Học viện Goethe).  Cuộc triển lãm sẽ kéo dài cho tới ngày 21 tháng 9.  Giờ mở cửa: Chủ nhật đến thứ sáu, từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Anh Quốc: một tu sĩ Phật giáo  qua đời trong một tai nạn Minh Châu dịch
Willen, Anh Quốc -  View Gallery Tributes (được đăng trên mạng) đã tràn ngập những lời phân ưu, bày tỏ từ khắp nơi trên thế giới sau khi Sư Gyosei Handa, vị sư cả của ngôi chùa Phật giáo tại Willen đã qua đời một cách thảm thương trong một tai nạn xe cắt cỏ vào ngày thứ ba.
5 phái đoàn từ các quốc gia Phật giáo sẽ thăm viếng Bihar Hạt Cát dịch
PATNA Một nhóm 120 người gồm các bộ trưởng, viên chức chính phủ, các nhà tổ chức, điều hành dịch vụ du lịch, giới truyền thông v.v.. từ năm quốc gia Phật Giáo sẽ đến Patna vào ngày  5 tháng 9 tới đây nhân chuyến viếng thăm 5 ngày trong một sứ mệnh phát huy Phật Pháp với chủ đề " Từ Cửu Long đến Hằng Hà"
Vận động viên chơi gôn Thái Lan, Chapchai Nirat và đời sống tu sĩ Nhã Uyên dịch
JOHOR BARU, Malaysia – Trong suốt kỳ nghỉ hè của mùa giải Châu á, vận động viên Chapchai Nirat của Thái Lan đã lưu trú 3 tuần lễ xuất gia gieo duyên trong một ngôi chùa với hy vọng rằng việc này sẽ giúp anh ta gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp chơi gôn của mình.

Anh ta sẽ quay trở lại thi đấu trong buổi lễ khai mạc giải Iskandar Johor mở rộng trị giá US$300,000 vào ngày mai tại Câu Lạc Bộ Royal Johor Country (RJCC).

 

Trung Quốc cấm khai thác các quặng mỏ trên núi gần các ngôi chùa cổ Hạt Cát dịch
BEIJING:Trung Quốc đã đóng cửa các mỏ sắt trên các ngọn núi chung quanh những  ngôi chùa Phật Giáo cổ xưa trong việc cố gắng làm cho những di sản quốc gia tránh thoát khỏi sự khai thác kinh tế một cách không nương tay.
Những đợt nổ tung bằng mìn tại Ngũ Đài Sơn ở miền Bắc Trung Quốc đã làm nứt vỡ vách tường, làm hư hại các bức bích hoạt  và đe doạ các pho tượng cũng như những kiến trúc khác nhỏ hơn, hãng thông tấn Tân Hoa đã trích dẫn lời đại sư Thích Nhân Pháp trụ trì Chùa Văn Thù  như trên.
Tích Lan ấn hành tem tưởng niệm phái đoàn tăng sĩ đầu tiên đến Đức quốc Minh Châu dịch
Colombo, Tích Lan -  Văn phòng sưu tập và ấn hành tem của chính phủ Tích Lan đã phát hành một con tem kỷ niệm với hình ảnh Ngày Đầu Tiên để ghi dấu ngày Phái đoàn tu sĩ Phật giáo Tích Lan đầu tiên đến Đức quốc 50 năm về trước.
Đây là lần thứ hai một con tem bưu chính Tích Lan được ấn hành mô tả một cảnh tượng tại Đức quốc.  Con tem cũng nói lên sự kết nối giữa Tich Lan và Đức qua con đường Phật đạo cao cả.

Phái đoàn Phật Giáo Tích Lan sẽ thăm viếng Iran Hạt Cát dịch

Colombo, Sri Lanka-Đại Sứ Quán Tích Lan tại Tehran cùng với Tổ Chức Tương Quan Văn Hóa Hồi Giáo Iran ( viết tắt ICRO) đã thoả thuận cho một phái đoàn tu sĩ Phật Giáo Tích Lan bảy thành viên viếng thăm Iran trong suốt tuần lễ thứ ba của tháng Mười trong nhiệm vụ xúc tiến một cuộc đối thoại giữa Phật Giáo và Hồi Giáo.

 

Tổng Thống xứ Kalmykia đề nghị xây bảo tháp tại Lhasa  Minh Châu dịch

Elista, Kalmykia (Russia) - Tổng Tổng Thống Kalmykia, Kirsan Ilyumzhinov,  đã đề nghị xây một ngôi tháp Phật giáo tại Lhasa để ghi dấu tình giao hảo mật thiết giữa Tây Tạng và Nhân dân Phật tử Nga.

 

Ấn Độ: Tín đồ Kanwarias chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng Hạt Cát dịch
Gaya, Aug.20 : Một nhóm lớn Kanwarias, tín đồ thờ thần Shiva, đã ghé viếng thăm và đảnh lễ tại Bồ Đề Đạo Tràng trên đường trở về từ Deogarh, một địa điểm hành hương nổi tiếng ở  Jharkhand.
COLOMBO: Phái đoàn Phật Giáo Sri Lanka đầu tiên đã đến Đức cách đây 50 năm (1957-2007) và sự kiện này sẽ được kỷ niệm bằng một nghi lễ long trọng tại thính phòng Savsiripaya, Wijerama Mawatha, Colombo 7 vào Thứ tư.
Ấn Độ: Lộ trình hỏa xa mạng mạch Phật Giáo hoàn tất đợt thứ ba Hạt Cát dịch  
New Delhi, India --Cơ quan Thiết Lộ và Du Lịch Ấn Độ, viết tắt (IRCTC) đã hoàn tất lộ trình mạng mạch Phật Giáo đợt thứ ba bằng loại hoả xa hạng sang,  Maha-Parinirvan, bao gồm các trung tâm hành hương nổi tiếng như Bồ Đề Đạo tràng, Lộc Uyển, Câu Thi La ở Ấn Độ và  Lâm Tỳ Ni ở  Nepal.
Học giả người Úc nỗ lực khám phá về lịch sử Phật giáo Minh Châu dịch
Sydney, Úc Châu --  Các  nhà nghiên cứu trên thế giới đang tiến gần hơn trong việc tìm hiểu thời kỳ đầu tiên của Phật giáo với sự hỗ trợ của khoa học và sự thông thái của nước Úc.

Tích Lan: Học giả ngành Ấn Độ học diễn thuyết về sự du nhập và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với văn hóa Đức Quốc Hạt Cát dịch

Colombo, Sri Lanka -  Dr. Karl-Heinz Golzio từ Đại Học Bonn, Đức Quốc sẽ có buổi diễn thuyết cho công chúng vào ngày 22 tháng 08 tới đây tại Colombo, Tích Lan với chủ đề " Sự đóng góp của Đức Quốc cho Phật Giáo Theravada và sự Tiếp Nhận Phật Giáo tại Đức Quốc cùng ảnh hưởng của Phật Giáo trên văn hoá Đức.

Buổi diễn thuyết được phối hợp tổ chức bởi Học Viện Goethe và Hiệp Hội Hoằng Pháp Đức Quốc. Mục đích của buổi diễn thuyết trước công chúng  nhằm soi rọi ánh sáng phổ quát trên mối liên hệ hằng bao thế kỷ giữa hai quốc gia qua những mối tương quan Phật Giáo, và đặc biệt là sự đóng góp của chư tăng  Đức Quốc và các học giả cho Phật Giáo Theravada, và những nỗ lực của  hội đoàn truyền giáo Phật Giáo Tích Lan trong buổi đầu tại Đức Quốc vào giữa thập niên 50 trong thế kỷ vừa qua"

 

Lời tuyên bố mới về lịch sử Đức Phật Nhã Uyên dịch
Đã đến lúc Orissa phải được biết đến như là một địa danh Phật Giáo nổi tiếng
NEW DELHI, India – Ngay cả khi đã có lời tuyên bố về nơi sinh của Đức Phật rồi nhưng lại đã có rất nhiều lời tuyên bố trái ngược nhau về nơi Đức Phật được sinh ra tại làng Kapileswar gần Bhubaneswar không phải là Lumbini của Nepal ngày nay như đã được mọi người biết đến trong thời gian qua, một Nhà Nhân chủng học người Mỹ đã tuyên bố đã đến lúc Orissa phải được biết đến như là một trong những địa danh Phật Giáo nổi tiếng trên thế giới.
Tầm cầu Niết Bàn trên sân khấu kịch nghệ By R.J. Donovan - Hạt Cát dịch
Boston, MA (Hoa Kỳ) -- Cồ Đàm Sĩ Đạt Ta, người khai sinh Phật Giáo, đản sinh tại Ấn Độ 500 năm trước Christ. Người bắt đầu đời sống trong cương vị một thái tử quý giá, nhưng vào cuối thập kỷ 20 của cuộc đời đã bỏ hết tất cả mọi quyền uy vương giả để theo đuổi sự giác ngộ tỉnh thứiện nay, cuộc đời và giáo lý của Ngài là chủ đề của một chương trình biểu diễn trên sân khấu, vở kịch một diễn viên Hiện nay, cuộc đời và giáo lý của Ngài là chủ đề của một chương trình biểu diễn trên sân khấu, vở kịch một diễn viên "Đức Phật, Sự Chiến Thắng và Cuộc Đời của bậc Thánh Nhân Vĩ Đại" được biên soạn và thực hiện bởi nhà biên đạo kiêm diễn viên kịch nghệ Hoa Kỳ Evan Brenner.
Ấn Độ: các công trình xây dựng tư nhân tại khu Phật tích Sipur bị cấm chỉ Nhã Uyên dịch
Sirpur, India -- Chính quyền tỉnh bang Chhattisgarh đã thông báo  việc cấm xây dựng trái phép tại địa điểm Phật Giáo nổi tiếng Sipur. Các công trình xây dựng chỉ được cấp phép trong một vài trường hợp hiếm hoi như là các qui hoạch của chính phủ để phát triển địa điểm này thành nơi di sản văn hóa của thế giới.

Lễ hội văn hóa ẩm thực dân tộc Phật Giáo: an lạc, thương yêu và thông cảm Hạt Cát dịch  

ST. PETERSBURG, Florida (USA) -Hôm Chủ Nhật 12 tháng 08, 2007, Cô Diaz thuộc thị trấn St. Petersburg, đã quyết định thử thời vận với các món thức ăn chay tại lễ hội văn hóa ẩm thực dân tộc Á Châu và Việt Nam được tổ chức tại chùa Phật Pháp.

Cô đã không  lấy làm thất vọng. Cô nói " Tôi thích món soup", ý cô muốn nói là Phở.

Lễ hội văn hoá ẩm thực đánh dấu bắt đầu mùa lễ Vu Lan sẽ được tổ chức vào khoảng 09 tháng 09.

"Lễ hội Vu Lan nhằm vinh danh các bậc sinh thành đã quá vãng hoặc hiện tiền." Tanya Vũ, một thành viên của ngôi chùa nói như trên.

 

Hoa Kỳ: Một tu sĩ Phật giáo viết sách giáo dục thiếu nhi Minh Châu dịch  
Kansas City, Kansas (Hoa Kỳ) -  Các bậc phụ huynh muốn tìm những quyển sách giải trí vừa dạy cho con em họ những bài học rất quan trọng về cuộc sống, sẽ tìm gặp một quyển sách vừa mới được phát hành bởi sư Kudagammana Seelaratana, một tác giả chuyên viết sách truyện nhi đồng.
Ấn Độ :Tu sĩ giả hiệu bị phát giác trên đường sang Ý Hạt Cát dịch  
India- Một thanh niên, người toan chạy ra nước ngoài trong lớp vỏ của một tu sĩ Phật Giáo hầu mong thay đổi vận mạng, đã bị bắt giữ tại Phi Trường QuốcTế Zia hôm tối  thứ Ba.
Mehadi Hasan đã sử dụng cái tên giả Utpal Bhikkhu trong hộ chiếu và đắp cả tăng y truyền thống. Anh ta cũng đã bỏ ra vài ngày để học tập cung cách của một tỳ kheo.
Tích Lan: Seruwila có triển vọng trở nên một di sản quốc tế Minh Châu dịch  

Colombo, Tích Lan -  Tích Lan đang mong  Trụ sở Di Sản Quốc Tế tại Paris phê chuẩn cho Seruwila Raja Maha Viharaya được công bố là một Điểm Di Sản Quốc Tế.

Tích Lan đã trình kiến nghị lên Unesco rằng ngôi chùa này được liệt vào một trong 16 ngôi chùa Phật giáo thiêng liêng nhất tại đây.

 
Ki Tô Giáo California phản đối việc dạy thiền trong trường học công lập Hạt Cát dịch  
Trong khi sự cầu nguyện tại trường học bị cấm đoán, việc học sinh thực hành thiền tập dường như được gia tăng.
Oakland, CA (USA) --Tại Trường Tiểu Học Oakland' Emerson, các học sinh  có thể không được nói  ngoài công cộng  từ" Đức Cha" nhưng họ có thể công khai  thực hành các kỹ thuật "chánh niệm", tiếp nhận từ Phật giáo, cái bộ môn mà trẻ con học hỏi theo dõi hơi thở, ghi nhận các tư tưởng và tập trung sự chú ý bằng cách lắng nghe âm điệu tiếng  khánh nhạc Tây Tạng cho đến khi nó im bặt không còn có thể nghe được nữa" Tờ báo Oakland Tribune tường trình như trên hôm 27 tháng 07, 2007.
Những vị Lạt Ma Tây Tạng phải đăng ký để tái sanh Minh Châu dịch  
Bắc Kinh -  Những vị Lạt Ma Tây Tạng không còn được phép tái sanh nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc, tin tức báo chí ngày thứ sáu đã cho biết như trên.
Nhân viên thông tin Xinhua cho biết những luật lệ mới này là ‘một sự chuyển hướng quan trọng trong việc chế độ hoá viêc quản lý sự tái sanh của các vị Lạt Ma được coi như là Phật sống,’
Thêm 14 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập B.D
TTO - Đó là các kỷ lục có tính đời sống và sân khấu, như: kỷ lục Người Việt Nam đầu tiên chuyển thể kinh Phật thành trường ca cải lương cho nghệ sĩ ưu tú Bạch Tuyết; kỷ lục trang web Phật giáo có số lượt người truy cập nhiều nhất VN cho website http://buddhismtoday.com http://daophatngaynay.com...

CD- Rom Chùa Việt Nam - xưa và nay của nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường đoạt kỷ lục Đĩa CD - Rom có số lượng chùa và ảnh chùa nhiều nhất Việt Nam. Đây là công trình có dung lượng ảnh khá lớn, với 522 ngôi chùa ở 57 tỉnh, thành trong nước được giới thiệu qua 7.804 tấm ảnh màu .

 

Nghệ Sĩ Ưu Tú Bạch Tuyết
Colombo, Sri Lanka - Một tháng sau khi Kênh Truyền Hình Phật Giáo phát hình 24 trên 24 được thiết kế bởi công ty Dialog TV, bây giờ thì công ty  Dialog TV lại  thiết kế một kênh truyền hình mới không được phô trương  quảng cáo rầm rộ, đó là kênh truyền hình GOD của giáo hội Ki Tô Giáo American New Church.“, " Hiện nay thì kênh truyền hình này chỉ dành cho khán giả yêu cầu" Giám Đốc Điều hành công ty dialog TV, Nushad Perera cho biết như trên.
Tích Lan: Viện Nghiên cứu Goethe tổ chức lễ kỷ niệm 50 thành lập Nhã Uyên dịch  
Kandy Times, Aug 5, 2007
Kandy, Sri Lanka – Viện Nghiên cứu Goethe – Trung tâm Văn Hóa Đức tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm với một vài hoạt động liên quan đến Phật giáo. Một trong những sự kiện của đợt kỷ niệm này có liên quan đến Kandy.
Tỳ Khưu Sumedha Thera, một vị sư đã viên tịch gần đây ở tuổi 70 đã trải qua nhiều năm sống ở trong một hang động gần Kandy. Vị sư này đã từng là một nghệ sĩ nổi tiếng trong việc suy tư về những tư tưởng của Đức Phật và chuyển hóa sang loại hình mỹ thuật. Một cuộc triễn lãm về những tác phẩm của Tỳ Khưu Sumedha được Cora Lang tổ thức tại Viện Nghiên Cứu Goethe vào ngày 21/8. Chủ đề của cuộc triễn lãm này là "Sự thật khó tin".

 

ĐẶNG VĂN NHÂM Minh Mẫn  
Trên đất nước Hoa Kỳ, việc tố tụng xẩy ra như cơm bửa, nhưng ít có những vụ liên can đến tôn giáo, để người ta phải quan tâm! vì thế, vụ các đấng chủ chăn lạm dụng tình dục, khuấy rối tình dục, cho đến vụ Đặng văn Nhâm bôi lọ tu sĩ PG mà từ lâu PG vẫn xem đó là chuyện thị phi, chả ai quan tâm và chả cần phải thanh minh, vì thế họ Đặng, người cầm bút đánh mất lương tri và danh dự nghiệp vụ, càng lún sâu vào ác nghiệp, đến khi quả báo đến, một sự phản kháng của giới liễu yếu đào tơ, đã làm Đặng Văn Nhâm gục mặt trốn chạy.
"THẾ À!" Trần Kiêm Đoàn  
Tiền thoại:
-         Này, nhà sư hổ mang.  Cái bào thai kia là của ông đấy!
-         Thế à!
Tám tháng sau…
-         Bớ gã phàm tăng, con của ông đây, giữ mà nuôi nó đi.
-         Thế à!
Ba năm sau…
-         Thưa đại sư, xin thầy từ bi hỷ xả, tôi đã đổ oan cho thầy.
-         Thế à!
Thái Lan: Đức Vua đối với  Phật Giáo và Khoa Học Hạt Cát dịch  
Bangkok- August 4, 2007 - Công chúa Thái Lan  Maha Chakri Sirindhorn hôm qua đã ca ngợi vua cha về việc thực hiện tốt đẹp một vai trò gương mẫu  bằng cách áp dụng khoa học và Phật Giáo vào việc giúp đỡ cho dân chúng của Ngài.
Ấn Độ: các nhà lập pháp kêu gọi bảo vệ các pho tượng Phật cổ Minh Châu dịch  
The Hindu, ngày 29 tháng 7, 2007
Tamil Nadu, Ấn Độ -  Những thông báo của điạ phương cho biết một pho tượng Phật trong văn phòng chính phủ tại Ariyalur và nhiều tượng Phật tại Panruti vừa biến mất.
Có hai pho tượng Phật rất đẹp tại Thyaganur  gần Salem nằm trên một cánh đồng lúa, và một pho tượng khác bên trong một cấu trúc đổ nát tại Peruncheri gần Mayiladuthurai.
Khoa học khảo sát THIỀN ĐỊNH. Xem phim MONKS, IN THE LAB…

 

Hoa Kỳ: lễ quy y của các tù nhân trại cải huấn Minh Châu dịch  

Stafford Creek, Washington - Trong những bộ thường phục, họ đứng thành hai hàng trước một bàn thờ được trang hoàng với một tấm vải lụa đỏ, một bình hương, một lọ hoa màu hồng và một cái chuông.

Một bức hình Phật được vẽ bằng bút chì màu, được tôn trí trước mặt những người đang phát nguyện nương tựa Ngài và thực hành lời dạy của Ngài hầu đạt đến sự giác ngộ.

Để trở thành Phật tử, những người này phải phát nguyện giữ gìn năm giới cấm.  Những lới nguyện này không nên xem nhẹ bởi bất kỳ một ai, nhưng đây không phải là những con người bình thường, họ là tù nhân tại Trung Tâm Cải Huấn Stafford Creek ở phía  Tây Nam của Aberdeen.  Họ là những người đang sống đời tù tôi vì đã làm tổn hại kẻ khác.

 

Thiếu Lâm Tự nỗ lực bảo vệ thương hiệu "Shaolin" bị lạm dụng. Hạt Cát dịch  
PTI, Aug 1, 2007
Đăng Phong, Trung Quốc -Chư Tăng thuộc ngôi chùa nổi tiếng Thiếu Lâm, ngôi chùa được thành lập năm 495 sau Tây Lịch, đang nỗ lực phản đối chuyện gia tăng lạm dụng thương hiệu, danh hiệu  "Thiếu Lâm" bởi những nhà buôn vô lương tâm. ngay cả ở Ấn Độ, cho mục tiêu thương mại.
"Đó là trách nhiệm lịch sử mà chúng tôi phải bảo vệ và làm trẻ trung văn hoá độc đáo của Thiếu Lâm". Thích Vĩnh Tân, Trụ Trì Thiếu Lâm hiện nay, ngôi chùa ẩn mình dưới chân ngọn núi thiêng Tung Sơn, nói như trên.

 

Chính phủ Nepal bị lên án có thành kiến với Đại Học Siddhartha Hạt Cát dịch   
Gorkhapatra, July 30, 2007
KATHMANDU, Nepal -- Viện Trưởng Siddhartha University, Dr. Vichhu Sunanda Mahasthabir đã khiếu nại rằng chính phủ đã không phúc đáp cho sự kêu gọi phê chuẩn cho phép Viện Đại Học hoạt động.
Ngôi trường đã đệ trình đơn từ xin phép đến cho Bộ sau khi hoàn tất mọi yêu cầu cần thiết từ 10 năm trước cho việc được thừa nhận chính thức.
Mã Lai: Chùa  Phật Giáo Chetawan tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Nhã Uyên dịch  
Chương trình bao gồmTụng kinh cầu nguyện, Giảng pháp, cúng dường thực phẩm đến chư tăng. 
Mặc dù trời mưa rất to nhưng những người Phật tử thuần thành vẫn háo hức tham dự buổi lễ Kỷ niệm 50 năm của Chùa Chetawan ở Jalan Pantai, Petaling Jaya.  
Trong dịp kỷ niệm này đã diễn ra các hoạt động như Tụng kinh cầu nguyện, giảng pháp, lễ đặt bát hội, chiếu phim về cuộc đời của Đức Phật và chiến dịch hiến máu nhân đạo.
Như là một phần đóng góp cho chương trình kỷ niệm, Phó Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Ông Datuk Tan Chai đã chính thức khai mạc Thiền đường và Chánh điện vừa mới được tu sửa lại.

 

Lhasa, Tây Tạng -  Các viên chức điều hành Cung Điện Potala của Tây Tạng tại Lhasa đã phủ nhận những mối lo cung điện 1300 năm tuổi này đang bị vây quanh bởi các cơ sở hiện đại đáng sợ của Trung Quốc.
Viên quản lý cung điện Qiangba Gesang nói rằng chính phủ Trung Quốc đã cố gắng bảo vệ nơi an dưỡng vào mùa Đông trước đây của các vị Lạt ma cũng như khu vực chung quanh
Hòa giải Sân Hận His Holiness the Dalai Lama - Mỹ Thanh dịch  
Ảnh hưởng của sân hận có tính cách phá hoại rất rõ ràng, hiển nhiên, tức thời. Thí dụ, khi một ý nghĩ căm hờn chắc chắn hoặc mạnh mẽ xuất hiện, ngay tức khắc, nó áp đảo con người hoàn toàn và hủy diệt sự an bình hiện thực của tâm thức. Khi một ý nghĩ căm ghét được nuôi dưỡng trong tâm, nó sẽ làm cho con người cảm thấy căng thẳng và bực bội, và nó gây ra triệu chứng mất ăn, mất ngủ, v…v….
Những lợi ích của việc xuất gia Lama Zopa Rinpoche - Thanh Liên dịch
Rinpoche đã chuẩn bị tiểu luận này để đăng trong Tạp chí Mandala, Tháng Chín-Tháng Mười 1996. Lúc đầu nó được đọc cho Thượng Tọa Roger Kunsang ghi lại, sau đó được khai triển với sự trợ giúp của Thượng Tọa Paul LeMay.
Nếu quý vị nói với những người Tây phương về cuộc đời của Đức Phật và 12 hành vi – hoàn cảnh của việc ngài ra đời, thời thơ ấu, hôn nhân, có con, rồi đến việc ngài từ bỏ đời sống của một gia chủ, trở thành tu sĩ, và v.v.. – họ có thể nghĩ rằng việc xuất gia làm một tăng hay ni Phật Giáo chỉ để dành cho người Châu Á. Bởi Đức Phật đã sống ở Ấn Độ, họ có thể cho rằng đó là một phương diện của nền văn hóa Đông phương không có quan hệ gì tới phương Tây. Hơn nữa, bởi Đức Phật đã sống 2.500 năm trước, họ cũng có thể nghĩ rằng ngày nay việc xuất gia không còn thích hợp nữa. Đây là một cách suy nghĩ thông thường, phổ biến của những người không thấu suốt tâm hay không hiểu biết về nghiệp.
ÔNG ĐẶNG VĂN NHÂM, TÁC GIẢ “GIẶC THẦY CHÙA III” BỊ PHẠT $525,200 MỸ KIM (5 Trăm hai mươi lăm ngàn 2 trăm Mỹ kim) VỀ TỘI MẠ LỴ NGƯỜI KHÁC - Tuyên Chân
Ngày 16-2-07, toà án 165 ở hạt Harris Texas tuyên án ông Đặng Văn Nhâm, (tác giả quyển Giặc Thầy Chùa I, II và III) về tội mạ lỵ người khác. Ông Nhâm đã nhận trát tòa nhưng đã không đến tham dự phiên tòa này. Tòa án đã phán quyết chung thẩm buộc ông phải bồi thường thiệt hại vật chất $25.000, thiệt hại danh dự $100, phạt làm gương $500.000, tiền ký quỹ $100 để hiệu lực vĩnh viễn phán quyết của tòa và cấm không cho lưu hành quyển “Giặc Thầy Chùa” nữa. Theo phán quyết của tòa án, nếu ai phân phát tác phẩm này thì người ấy sẽ bị tội đồng lõa và phải chịu chung trách nhiệm tội phỉ báng giống như ông Đặng Văn Nhâm.
Cuộc chiến thầm lặng Vĩnh Hảo

Đây là khu phố sầm uất nhất của người Việt di dân tại quận Cam, tiểu bang California. Từ thành phố Midway, trên đường Bolsa, đi về hướng đông chừng nửa cây số đã thấy khu chợ của người Việt phía bên phải. Khu này tập trung nhiều hàng quán, nhà hàng, siêu thị, chợ trái cây tươi, nhà băng, cây xăng, v.v… lại có bãi đậu xe khá rộng, thuận tiện để làm bến đỗ cho một công ty xe đò xuôi ngược Nam - Bắc California.

 

Tiếng Sóng Hải Triều Âm Đến Từ Bảo Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Cư Sĩ Liên Hoa

Mấy ngày vừa qua, thành phố Houston- Texas, mưa thật nhiều. Không biết lượng nước mưa từ đâu đổ dồn về, có lúc kéo dài 21 ngày liên tục. nhiều vùng bị lụt, nhiều nơi bị những cơn giông làm sụp nhà cửa. Theo tin tức đã có 13 người chết.
Thời tiết xấu làm lòng mọi người chùng xuống, lo âu, sợ sệt. Biết bao nhiêu là biến động đổ ập đến con người. Nào thời tiết, nào chiến tranh, nào khủng bố v.v…cũng báo động đến một hiện thực là cuộc đời mang bản chất vô thường. Không một hiện tượng nào có thể tồn tại mãi với thời gian, theo lẽ thành trụ hoại không.

 

 
Thầy Là Ngọn Hải Đăng (sách) Thích Thông Huệ  
Lời đầu - Thời gian thấm thoát, mới đây đã hai năm kể từ ngày Thầy viên tịch. Nỗi đau mất mát xé lòng hôm nào nay lắng xuống, lặng vào trong, âm thầm kết đọng. Như con trai ôm hạt cát trong lòng, tích tụ tinh hoa của xác thân, chuyển hóa hạt cát thành viên ngọc trai quý giá. Nỗi đau làm chúng đệ tử của Thầy trưởng thành, nhận rõ trách nhiệm phía trước, nối tiếp con đường Thầy đi, tiếp tục việc làm của Thầy còn dang dở
Tam Giải Thoát Môn Thích Thông Huệ
Đây là một đề tài dành cho những người đang công phu thiền tập. Đó là ba cánh cửa giải thoát, từ chuyên môn nhà Phật gọi là “Tam giải thoát môn”, tức là ba phương pháp thiền quán để đạt đến giải thoát của Phật giáo phát triển. Nếu so sánh với Tam Pháp Ấn của Phật giáo nguyên thủy là Vô Thường-Khổ-Vô ngã, hay trong luận tạng là Vô thường-Vô ngã-Niết bàn thì ba cánh cửa này có ý nghĩa sâu xa hơn. Đây cũng là ba vấn đề hết sức quan trọng và lại rất trừu tượng, nên nếu công phu thiền quán của chúng ta còn kém cỏi, nói cách khác, nếu chúng ta còn nhiều phiền não khổ đau quá, chúng ta sẽ khó lòng nắm bắt được.

 

Vai trò Phật giáo thời Lý góp phần giáo dân thông qua lễ hội Phật giáo Thích Thông Thức
Thời Lý Nhân Tông nhận thức về vai trò của Phật giáo có hai nhiệm vụ xây dựng đất nước. Một là, các vị Thiền sư cố vấn chính trị cho triều đình. Hai là, tổ chức những sinh hoạt cộng đồng. Lý Nhân Tông thực hiện chính sách xây dựng đoàn kết toàn dân thông qua các lễ hội với sự tham gia của nhiều thành phần.
Tòng Lâm Tông Tượng Thích Thông Huệ  
Kính bạch giác linh Thầy,
Viết về cuộc đời Thầy với những dữ kiện người thật việc thật, thì chỉ cần dựa vào tài liệu sẵn có. Nhưng nói lên được đức độ và công hạnh của một bậc Tòng lâm Tông tượng, với 79 năm mang thân ngũ uẩn trong đó hơn 60 năm thừa hành Phật sự, thì ngôn từ đã không còn đủ khả năng diễn đạt. Nhưng dù sao, bằng tấm lòng của một đệ tử trong Tông môn, muốn báo đáp thâm ân tác thành giới thân huệ mạng, dù chỉ trong muôn một, con mạn phép sử dụng ngọn bút vụng về, vẽ lại chân dung người Thầy vô cùng quý kính của chúng con.
Tượng Phật viện bảo tàng  Patna, Ấn Độ,  được gửi đi triển lãm quốc tế ở Singapore. Hạt Cát dịch
Patna, July 28 (ANI): Một số các pho tượng Phật có xuất xứ từ thế kỷ thứ 8 sau Tây lịch từ viện BảoTàng Patna, Ấn Độ được tuyển chọn để gửi sang Singapore cho một cuộc triển lãm quốc tế.
 Mười sáu pho tượng Đức Phật sẽ được trưng bày ở Viện  Bảo Tàng Văn Minh Cổ Đại trong chủ đề "Triết Học và Nghệ Thuật Phật Giáo" vào tháng 10 năm nay, 2007, giám đốc Viẹ7n Bảo Tàng nói như trên.
Các pho tượng này có xuất xứ đầu tiên từ Nalanda và Kurkihar và nó giữ một địa vị tối quan trọng, với bối cảnh Đức Phật đã trải qua hầu hết thời gian của Ngài chỉ tại nơi đây.

 

Chùa  Băng Hoàng, Nam Hàn (Bunhwangsa - 634 sau công nguyên) Nhã Uyên dịch
Bunhwangsa - Băng Khố Tự hay là Băng Hoàng Tự là một ngôi chùa được xây dựng vào năm 634 trong suốt thời gian trị vì của Nữ Hoàng Seondeok - Thiện Đức. Đây là ngôi chùa có thể được xem là cổ xưa nhất kể từ kỷ nguyên Silla - Tân La. Nó đã từng có khoảng 7 đến 8 tầng nhưng tầng lầu trên cùng bị hư hoại theo năm tháng.
Bunhwangsa đã từng là một ngôi chùa uy nghi trải dài khoảng vài mẫu Anh. Nó được xếp hạng  trong số bốn ngôi đchùa nổi tiếng nhất vương quốc, và rất khá xa với Chùa Hwangnyongsa - Hoàng Long Tự kế bên. Không giống như những ngôi chùa Phật giáo ngày nay, Bunhwangsa  không chỉ đơn thuần là nơi dành để cho mọi người đến để hành lễ. Thay vào đó, nó là một nơi được quốc gia tài trợ để các chư tăng  làm nơi tụng kinh cầu nguyện thường xuyên cho quốc thái dân an.
Thái Lan: Đông Cung Thái Tử cúng dường  tăng y cho 7,476 tu sĩ thọ đại giới trên toàn quốc. Hạt Cát dịch
Bangkok, Thailand --Đương Kim Thái  Tử Thái Lan, Ngài Maha Vajiralongkorn đã ân cần dâng tặng 89 bộ tam y đến cho chư tăng trong buổi lễ thọ đại giới của 7,476 tu sĩ trên toàn quốc để mừng khánh thọ đức Vua.
Bộ phận Tôn Giáo Tín Ngưỡng  thuộc bộ Văn Hoá đã cử hành một buổi lễ  tại Chùa Bovornnivet hôm thứ Sáu để tiếp nhận tăng y do hoàng gia dâng tặng dành cho tu sĩ được tuyển trạch tham dự đại giới đàn toàn quốc được Bộ Tôn Giáo Tín Ngưỡng, Văn Phòng Phật Giáo Quốc Gia và các cơ quan liên hệ chủ tọa.
Hoạt động Phật sự của một danh tài điện ảnh Hoa Kỳ. Minh Châu dịch
Glouster, Massachusetts (Hoa Kỳ) -  Lindsey Crouse, một minh tinh điện ảnh và  đài truyền hình, quê quán tại Annisquam, đã tìm ra con đường tâm linh mà bà muốn chia xẻ với cư dân vùng Cape Ann.
Gần ba năm trước đây bà đã tổ chức một chương trình Phật học để phổ truyền sự hiểu biết và sự thanh thản mà đạo Phật đã đem đến cho bà.
BÔI ĐỘ Trung Nghĩa dịch  
Bôi Độ là một vị Tăng sống vào thời Nam Triều đời Tống, chuyện của ngài được ghi lại ở quyển 10 trong Cao Tăng Truyện, cùng các truyện khác. Bôi độ (ông không thực hành việc lành, sức mạnh phi thường, người đời không sánh kịp). Có người ở kinh thành Kiến Khương (nay là Nam Kinh) nhìn thấy Bôi Độ trạc tuổi 40, áo quần luộm thuộm, nóng giận bất thường. Bôi Độ có lần du ngọan ở nước Ngô, đến Ngư ông xin Cá rồi thả xuống nước; Lần nọ, ngài đến xin Cá nữa, Ngư ông tức giận mắng ngài một trận, Bôi Độ bèn cầm hai hòn đá ném xuống nước, lát sau có hai con Trâu nước mắc vào lưới, lưới bị phá tung, không thấy Trâu nữa, Bôi Độ cũng mất dạng.
THIỀN KINH NIỆM XỨ Lược giải (sách) Thích Thông Huệ
LỜI NÓI ÐẦU - Kinh Niệm Xứ, một bài Kinh trình bày một cách căn bản về Thiền Vipassana (Minh-Sát-Tuệ), thuộc truyền thống Thiền Nguyên thủy. “Minh-Sát-Tuệ” là sự quán sát sáng suốt, từ đó phát sinh trí tuệ. Nội dung Minh Sát gồm hai phần: Chánh niệm là an trú vững chãi trong giờ phút hiện tại; Quán niệm là quán sát một cách sâu sắc vào trong tự thân của thực tại, mục đích nhận ra sự diễn tiến của thực tại ÐANG LÀ bằng tâm định tĩnh. Vipassana chứa đựng nội dung của Chánh niệm, Quán niệm, Niệm tuệ, Tuệ quán; vì nhờ tâm định tĩnh quán sát mọi sự vật mà tuệ phát sinh. Thiền Vipassana rất phổ biến lưu truyền ở các nước Phật Giáo Nam tông như Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện...; và hiện nay đang có chiều hướng phát triển ở các nước phương Tây.
THIỀN TRONG ĐỜI THƯỜNG (sách) Thích Thông Huệ
LỜI NÓI ÐẦU - Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của khoa học, và nền kinh tế tri thức là một mắt xích chiến lược trong sự phát triển bền vững. Bằng tri thức, con người tạo ra những tiện nghi cho đời sống, kéo dài tuổi thọ và thâïm chí tìm cách cướp quyền Tạo hoá. Bằng tri thức, con người đã khám phá ra nhiều bí mật của tự nhiên và vũ trụ, đã khai thác những tài nguyên nơi đại dương bao la và trong lòng đất bí ẩn; đã tiến một bước dài trong việc quan sát các vùng thiên hà cách trái đất hàng nghìn năm ánh sáng.
 
Vô Thường Thích Thông Huệ
Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.
Vì mang tính phổ biến nên Vô thường là một cuộc đại hóa, sự biến hóa cùng khắp, bất cứ ở đâu và lúc nào. Dù đức Phật có xuất hiện hay không thì ngọn lửa Vô thường vẫn cứ điềm nhiên âm ĩ thiêu đốt cả thế gian, không một phút tạm ngừng. Vì thế, đứng về mặt tục đế hữu hình hữu hoại thì hẳn nhiên Vô thường là chân lý bất di dịch. 
Thiên Nhân Sư Thích Thông Huệ  
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tất cả chúng ta nhân dịp này, dù bằng hình thức nào, cũng muốn dâng lên  Ngài lòng biết ơn, sự kính ngưỡng của mình đối với một cuộc đời vô cùng thanh cao đẹp đẽ.
Trí Tuệ Trong Đạo Phật Thích Thông Huệ  
Sau năm năm học đạo cùng các vị tiên nhân và sáu năm khổ hạnh, Sa-môn Cồ-Đàm vẫn chưa tìm ra phương pháp thoát ly sinh tử. Ngài biết đạo không thể cầu bên ngoài, nên quyết định tự mình phăng tìm tận nguồn tâm của chính bản thân. Bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cây Tất-bát-la là thời gian Ngài quay về cội nguồn, soi sáng tận những ngõ ngách sâu kín của tự tâm. Và khi mọi vọng niệm bặt dứt, mọi lậu hoặc vi tế bị đoạn trừ, Ngài hoát nhiên đại ngộ vào đêm cuối cùng, khi sao Mai vừa mọc.
Thông Điệp Sự Ra Đời Của Phật Thích Thông Huệ
Vào ngày trăng tròn cách đây trên 25 thế kỷ , có một bậc vĩ nhân xuất hiện ở đời . Đó là Thái Tử Sĩ Đạt Ta, sau thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ngài sinh vào cung vua Tịnh Phạn, năm 563 trước Tây Lịch. Cuộc đời Ngài từ lúc sinh cho tới lúc nhập diệt là một cuộc đời hết sức đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Ngài đã đi vào quá khứ, nhưng đức tính và trí tuệ của Ngài vẫn còn mãi với con người và cuộc đời . Hôm nay là ngày Phật đản chúng ta cần ôn lại một đôi điều trong các kinh điển Phật giáo để hiểu được ý nghĩa sự ra đời của Đức Từ Phụ, nguyện noi gương Ngài luôn tinh tấn trên bước đường tự lợi tự tha.
Thập Bát Giới Thích Thông Huệ
Thập bát giới ( mười tám giới ) là sự phân loại đối với những hiện tượng trong thế giới hữu tình, là quan niệm về vũ trụ và nhân sinh từ trí tuệ siêu xuất của Đức Phật. Đây cũng là pháp tu căn bản của Phật giáo, là con đường đưa đến Giải thoát - Niết bàn.
Mười tám giới gồm sáu căn, sáu trần và sáu thức. "Giới" nghĩa là giới hạn, vì mỗi yếu tố đều có một phạm vi hoạt động và ảnh hưởng riêng biệt của nó. Sáu căn là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) ở trong cơ thể con người, thuộc Nhân-Sinh- Quan của Phật giáo. Sáu trần là Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, những cảnh tượng bên ngoài, thuộc Vũ-Trụ-Quan của Phật giáo. Hệ thống kinh Nguyên Thuỷ gọi sáu căn là sáu nội xứ, sáu trần là sáu ngoại xứ, cộng là mười hai xứ.
Một Cuộc Đời Tốt Đẹp Lama Zopa Rinpoche -Thanh Liên dịch
Trong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy sau đây. Việc này xảy ra khi Rinpoche giải thích một luận văn dài cho sadhana (1) Hayagriva Tối Mật, khi giảng thêm về tiết đoạn quy y:
   Cho tới khi chúng con đạt được trạng thái của Đức Samantabhadra (Phổ Hiền) Quảng đại,
Con và tất cả chúng sinh bao la như bầu trời vô hạn không loại trừ ai
Quy y (nương tựa) Tam Bảo, tinh yếu của sự tôn quý hy hữu,
Và quy y toàn thể tập hội các Bổn Tôn của mạn đà la.
Dù tôn giáo chính của Chăm Pa là Siva Giáo, tuy nhiên, trong một thời điểm nhất định trong lịch sử đất nước nầy, dấu ấn Phật Giáo vẫn rất quan trọng. Biểu trưng rõ nét là các tượng Phật. Khi nói đến điêu khắc Chăm Pa thời Phật Giáo hưng thịnh tại nước nầy không thể không nói đến nghệ thuật Đồng Dương. Không phải là ngẫu nhiên mà danh xưng “Phật Viện Đồng Dương” được dùng để đặt tên cho cả một phong cách nghệ thuật Chăm Pa ở một giai đoạn nhất định. Các hiện vật điêu khắc và trang trí Đồng Dương  thật phong phú đa dạng: tượng Phật, tượng Bồ Tát, tượng Môn thần (Dvarapala), tường người lễ bái. Ngoài ra còn những phù điêu tuyệt đẹp trang trí kiểu kỷ hà học. Chất liệu bằng đá, bằng đồng, bằng đất nung bền chặt. Trong nền điêu khắc  Chăm Pa, các nghệ phẩm thuộc phong cách Đồng Dương có những sắc thái đặc biệt: cung mày nối liền nhau nối gờ lên và lượn sóng, môi dày có viền,  mũi rộng và tẹt... Đẹp nhất, độc đáo nhất trong phong cách Đồng Dương là các môn thần. Các vị thần nầy được tạc trong nhiều tư thế: dứng trên khuôn mặt động vật, hai chân dang ra bề thế, đầu quay về hướng động tác. Sự quan tâm của nhà điêu khắc tập trung nhiều ở khuôn mặt, thể hiện đúng nét của từng nhân vật. Đó là những điểm tiêu biểu nhất.
Phật Giáo THÁI LAN    Kiêm Đạt
Thái Lan nằm vào vị trí 5, 35' đến 20,35' vĩ độ bắc và 97,0 đến 106 kinh  độ đông. Diện tích rộng hơn 513,000 km2. Phía đông giáp Kampuchia, phiá nam là vịnh Thái Lan, mũi nhọn sâu nhất giáp với Malaysia, phía tây có biên giới chung với Miến Điện,  phía đông bắc giáp Lào, lấy sông Mékong làm biên giới.
Dân số toàn quốc hiện  nay (2003) là  62,500,000 người. Dân tộc chính là người Thái, thứ đến  là người Khmer, Java, Môn, Shan,  Mã Lai, Negrito,  Sakai. Các dân tộc ít người ở miền bắc   có đến 30 dân tộc chung sống. Hoa Kiều tại Thái Lan khoảng 3,600,000 người nên ảnh hưởng đến tôn giáo, kinh tế, xã hội của xứ nầy không ít. Thái Lan là nước duy nhất ở vùng Đông Nam Á tránh được tình trạng chia cắt do sự thống trị của thực dân phương Tây cho nên ít gặp những biến động của quá trình phi thực dân hóa.
Phật Giáo KHMER Đồng Bằng Nam Bộ Kiêm Đạt
Tín ngưỡng cư dân Khmer Nam Bộ
Cư dân Khmer trong vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như vùng Đồng Nai với người Khmer tại Kampuchia là cùng chung chủng tộc, sống trong hai quốc gia khác nhau; thì trước kia đã có môt thời gian khá dài chung sống trong cộng đồng Vương quốc Phù Nam; sau đó đến thế kỷ thứ sáu thì hợp lại trong cộng đồng Chân Lạp, và kéo dài cho đến thế kỷ thứ XVIII.  Trên một bình diện khác, nền văn hoá truyền thống Khmer một khi đã chịu những ảnh hưởng văn hoá Java, Malaysia, Thái Lan, Môn và những yếu tố gốc Ấn Độ, đã hình thành từ lâu, trước khi những diễn biến lịch sử cách đây mấy thế kỷ. Từ đó phân chia ra làm hai khối khác nhau:  Khối Khmer đồng bằng sông Cửu Long và khối Khmer Kampuchia. Mỗi khối do môi trường chính trị và văn hoá khác nhau cho nên cũng theo một hướng đi riêng biệt. vào thập niên 30 của thế kỷ XX, Liên bang Đông Dương được thành lập trong thời đô hộ Pháp, họ mối có cơ hội giao lưu với nhau, nhưng chỉ giao lưu trên phương diện hình thức mà thôi
Về vấn  đề tôn giáo  đất Phù Nam  trong giai đoạn  lập quốc, sách Lương Thư có  chép: "Người Phù Nam theo Bà  La Môn giáo, trước khi Phật Giáo du nhập. Đạo Bà La  Môn được xem là quốc giáo. Thứ đến là Phật Giáo".  Sách Tục Cao Tăng Truyện (q.1) chép: "Vị sư Tăng Già Bà La (Sanghapala), dịch là Tăng Dương hay Tăng Khải là người Phù Nam. Xuất  gia từ nhỏ, sớm tinh thông  Phật Pháp, đến tuổi đi học thì  xuất gia, chuyên nghiên  cứu "A Tì Đàm  Luận", tiếng tăm lừng lẫy, vang  vọng đến đất Hải Nam.  Ông đã dịch bộ  "A Dục Vương Kinh" và bộ "Giải Thoát Đạo Luận".
Phật Giáo và Những Vấn Đề Thời Đại     Kiêm Đạt
Vấn đề xã hội học
Có người nghĩ rằng Phật giáo chỉ thuyết về những lý tưởng xa vời, những đạo hạnh tuyệt đối và các tư tưởng triết học cao siêu, mà bỏ qua những vấn đề xã hội, kinh tế của con người, là sai lầm. Đức Phật rất quan tâm đến hạnh phúc của con người. Đối với đức Phật, hạnh phúc không thể có được nếu không dựa vào một cuộc sống trong sạch, có đạo đức và giới luật. Nhưng đức Phật cũng hiểu rằng sống một cuộc đời như thế rất khó trong những điều kiện vật chất và xã hội không ổn định.
Thăm Một Số Ngôi Chùa Ở Huế Kiêm Đạt
Chùa Tra Am
Nhân vật có công nhất trong việc xây dựng chùa Tra Am là Hòa Thượng Thích Viên Thành. Ngài là đệ tử chân truyền của Hòa Thượng Thích Thuần Khiết.  Những tài liệu của Thượng tọa Thích Mật Thể  và cụ Trần Văn Giáp cho biết: Ngài Viên Thành tên thật là Công Tôn Hòai Trấp, cháu đích tôn của ngài Định Viễn Quận Công (con trai thứ sáu của vua Gia Long) sinh năm 1879 tại làng Dương Xuân thuộc huyện Hương Thủy. Năm 15 tuổi, đã được vào học tại trường Quốc Tử Giám một thời gian; sau đó lại được Hòa Thượng Viên Chân giảng dạy kinh điển Phật Giáo cho nên đã hấp thụ được nhiều kiến thức đa dạng.
Nghệ Thuật Phật Giáo TÂY TẠNG Kiêm Đạt
Trang trí trong nghệ thuật Tây Tạng
Ðạo Phật tại Tây Tạng là một tôn giáo độc nhất vô nhị, còn được gọi là Lạt Ma Giáo (Lamaism). Ðiều nầy một phần là do những điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, phần khác là do ảnh hưởng liên tục của những tập tục Shaman-giáo ngay từ lúc ban đầu. Kết quả là đạo Phật khi xâm nhập đã sản xuất một nền tín ngưỡng và mỹ thuật thờ cúng bách thần, đa dạng, phức tạp, trong thế giới Phật Giáo.
Sự pha trộn nầy đội khi dẫn tới lại hình tướng nghệ thuật thời hoang sơ, những pho tượng trông dữ dằn, màu sắc loè loẹt, đã biết các Thần thánh dữ dằn, trở thành các vị hộ thủ cho Phật Giáo.
LỤC ĐỘ BA LA MẬT  Thích Thông Huệ  
Lục độ Ba-la-mật là pháp tu của hàng Bồ tát, được hiểu một cách khái quát là sáu phương tiện đưa người qua bờ bên kia, tức từ bờ mê qua bờ giác. Tuy nhiên ý nghĩa “qua bờ kia” chưa diễn đạt hết tinh túy của từ Ba-la-mật, vì Bồ tát không chỉ an vị tại bờ giác, mà mục đích tu hành của Bồ tát thừa là một mặt tự hoàn thiện mình, một mặt cứu độ chúng sanh. Các ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh là đối tượng của việc làm. Đây là đạo đức vô hành, là tam luân không tịch, là vô sở cầu vô sở đắc.
Qua việc so sánh thế giới quan của Khoa Học và Phật Giáo bằng cách khảo sát mỗi một trong ba học thuyết căn bản của Phật Giáo, trước tiên là ý niệm về "Vô Thường" tiếp đến là "Duyên Khởi" và "Tánh Không". Sau đó, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề tại sao trái ngược với các tôn giáo độc thần, Phật Giáo bác bỏ quan niệm về sự hiện hữu của một vị "Thượng Đế" hay là một "Đấng Sáng Tạo". GS. Trịnh Xuân Thuận đã góp phần làm sáng tỏ một câu hỏi lớn mà khoa học ngày càng quan tâm: Với những khác biệt có vẻ cơ bản trong cả phương pháp và mục tiêu, như vậy có thể có một nền tảng chung để đối thoại giữa khoa học và Phật giáo hay không? Phật giáo có gì để nói về bản chất của hiện tượng khi đây không phải là mối quan tâm chính, mà là những mối bận tâm của những bộ môn khoa học?
Học Viện Phật Giáo Đầu Tiên Ở Đài Loan Được Chính Phủ Chính Thức Công Nhận Văn Bằng Đào Tạo Thích Giải Hiền
Phật giáo tuy phát triển rất mạnh tại Đài Loan, các tổ chức Phật Giáo lớn ở Đài Loan gồm: Phật Quang Sơn, Trung Đài Thiền Tự, Pháp Cổ Sơn và Từ Tế với qui mô, cơ cấu tổ chức lớn, có hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học, trường đại học, bệnh viện và đài phát thanh truyền hình riêng, nhưng mấy chục năm nay chính phủ và bộ giáo dục Đài Loan vẫn không công nhận văn bằng đào tạo của các Phật Học Viện tại Đài Loan vì cho đó là hệ thống đào tạo nội bộ của Tôn Giáo. Ngoại trừ các trường tiểu học, trung học và đại học tư thục do Phật Giáo thành lập trực thuộc sự quản lý ngành dọc của bộ Giáo Dục Đài Loan thì văn bằng vẫn được công nhận như các trường tư thục khác. Nay lần đầu tiên văn bằng đào tạo của Phật Học Viện tại Đài Loan đã được chính phủ và bộ giáo dục chính thức công nhận. Người viết xin tổng hợp và giới thiệu tin vui này đến quí đọc giả.
Chùa Vàng, Chùa Bạc MIẾN ĐIỆN Kiêm Đạt

  

Gọi là “chùa vàng, chùa bạc” của Phật Giáo Miến Điện để chỉ toàn bộ những điện đài đa phần trang trí bằng vàng khối, bạc khối ở hai trung tâm nổi tiếng: Pagan thời cổ và Rangoon thời mới. Những điện đài nầy được kế tục kiến tạo từ thế kỷ XI  dưới triều vua Anoratha, một trong ba vị anh hùng của Miến Điện, người chấn hưng PG.  Miến Điện dịch theo từ Burma, hay Union Myanmar, còn gọi tắt là Myanmar, hay gọi chung là Burmese Myanmar  (B. M) một trong những quốc gia Phật Giáo nổi tiếng vùng Đông Nam Á. Một lối định danh theo nghĩa ban đầu là Pyidaungzu Myanmar Naingngandaw (thế kỷ IV TL), mang ý nghĩa là  “xứ sở nằm dọc theo bờ Đông Tây của vịnh Bengal và biển Andaman”.

 

Cho đến hôm nay, có thể nói nhân loại đã có 3 lần nhận ra mình bị "hớ", đến mức nhiều chuẩn mực bị đảo lộn, thậm chí nhiều niềm tin bị sụp đổ sau 3 cuộc "cách mạng" ấy: Đầu tiên là thuyết nhật tâm, khi cả nhân loại đều tin một cách vững chắc rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, trên đó, cả vũ trụ quay quanh mình thì Copecnic bảo không phải vậy, mặt trời mới là trung tâm.

 

CĂN BẢN THIỀN TẬP (sách) Thích Thông Huệ
LỜI NÓI ÐẦU - Ngày đầu tiên chuyển pháp luân tại Lộc Uyển, Đức Phật đã tuyên thuyết một sự thật muôn đời: con người sinh ra đời gắn liền với sự khổ. Nỗi khổ triền miên đeo đẳng từ khi con người mới sinh ra cho đến khi nhắm mắt; nên trong vô lượng kiếp luân hồi, nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước đại dương. Vì sao lại chịu nhiều khổ nhọc như thế? Đó là vì chúng ta đã quên mình có một nơi chốn vốn dĩ bình yên. Quê hương ta dẫy đầy châu báu và đủ loại kỳ hoa dị thảo, vĩnh viễn thanh bình an lạc, nhưng ta lại quên đi để rồi phải chịu nhiều thống khổ trầm luân. Giờ đây bàng hoàng chợt tỉnh, nghe được lời Phật dạy tỏ tường về con đường, hướng đi và phương cách trở về quê hương muôn thuở. Vấn đề còn lại là chúng ta đã thật sự muốn trở về hay chưa? Nếu chúng ta còn muốn sống kiếp tha phương lưu lạc, còn say men giang hồ lãng tử, thì có quyền tạo nghiệp và có quyền gánh chịu hậu quả do nghiệp mình tạo ra. Còn nếu đã nhận rõ, chỉ có cố hương mới là nơi cho chính mình an trú vĩnh viễn, thì ngay bây giờ, chúng ta hãy thu xếp hành trang để lên đường!

 

PHƯƠNG PHÁP THIỀN TẬP (sách) Thích Thông Huệ
Trong quyển Căn Bản Thiền Tập, chúng tôi đã trình bày những nguyên tắc chủ yếu trong công phu tu thiền. Một số thiền sinh yêu cầu chúng tôi cụ thể hóa phương pháp tu hành trong mọi tình huống của đời sống, lúc tĩnh cũng như khi động. Nhận thấy yêu cầu này rất chính đáng, lại cần thiết cho những người sơ cơ, nên chúng tôi soạn tiếp quyển này; mục đích là trình bày những phương thức hành thiền một cách ngắn gọn, sao cho mọi người đều có thể áp dụng công phu.
Tuyển tập thơ Mặc Giang Viết về Cha Mẹ 1   
Tuyển tập thơ Mặc Giang Viết về Cha Mẹ 2   
Tuyển tập thơ Mặc Giang Viết về Cha Mẹ 3   
Tuyển tập thơ Mặc Giang Viết về Cha Mẹ 4   
Vu Lan Mùa Hạnh Phúc (thơ) Nguyễn Nguyệt
Cha!!! (thơ) Nguyễn Nguyệt  
Hai mẹ con xa cách (thơ) Cư sĩ Thoại Hoa
Vua Phật Trần Nhân Tông  (thơ)  Chân Khánh/Thiềng Đức
Tiêu Tương Tám Cảnh (thơ)  Chân Khánh/Thiềng Đức
Tất do Tâm (thơ)  Chân Khánh/Thiềng Đức
Vô Đề (thơ) Chúc Loan
Nỗi Lòng (thơ) Nguyễn Phi Nguyện

Lời Mẹ Ru (thơ) Tâm Bình

Hoài Niệm (thơ) Tâm Bình

Mùa An Cư 2007 (thơ) Hải Hạnh

Lại Mùa Sen Nở (thơ) Hải Hạnh

 
 
TÂM THƯ
KÊU GỌI XÂY DỰNG MÁI NHÀ ĐỂ NGỒI NGHE PHÁP CHO TRẠI TÙ BẾN TRE
Qua hai chuyến hoằng pháp tại trại tù K.20 xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre vào ngày 5-2-2007 và 23-4-2007 đã giúp cho các phạm nhân nghe được pháp thoại, phát nguyện sám hối, chuyển hóa cảm xúc, thay đổi hành vi và làm mới cuộc đời, bên cạnh chương trình văn nghệ và quà tặng. Đoàn Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay vô cùng cảm động khi thấy các phạm nhân ngồi nghe pháp thoại ở ngoài trời mưa nắng qua hình ảnh mỗi người phải che một miếng giấy carton hoặc đội nón.
Trước hoàn cảnh thiếu thốn phương tiện như vậy, Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay sẽ đi thăm lại trại tù vào cuối tháng 9 năm 2007 để ủng hộ xây một mái nhà chứa 1850 phạm nhân với diện tích 500m2.
 
Tổng chi phí khoảng $250.000.000 VN (250 triệu đồng VN).

xem chi tiết...

Phương danh quý Phật tử ủng hộ mái nhà ngồi nghe pháp cho trại tù  Bến Tre

TÂM THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ
Chuyến hoằng pháp tại trại tù K.20, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ngày 5-2-2007 và 23-4-2007 đã giúp cho các phạm nhân nghe được pháp thoại, phát nguyện sám hối, chuyển hoá cảm xúc, thay đổi hành vi và làm mới cuộc đời, bên cạnh chương trình văn nghệ và quà tặng. Toàn thể Ban giám thị và các phạm nhân trại giam mong mỏi đoàn thường xuyên đến thăm và chia sẻ pháp thoại thường xuyên. Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Chư Tôn Đức và quý vị cho chuyến đi ngày 23-4-2007 vừa qua, số tịnh tài còn lại dự kiến sẽ xây 1 mái che cho khoảng 1850 phạm nhân ngồi nghe pháp thoại.
THƯ NGỎ
V/v ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH MỔ MẮT TỪ THIỆN CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Để góp phần giúp cho những người nghèo neo đơn, vốn đang sống trong sự bất hạnh và khổ đau đang cần ánh sáng. Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay hằng năm đều giúp khoảng vài trăm ca mỗ mắt cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam.

Phương danh bạn bè thân hữu ủng hộ mổ mắt, các trại tàn tật và xây nhà tình thương (đầu năm 2007)

Góp phần truyền bá giáo pháp của Ngài đến với mọi người là một trong những cách thức tốt nhất để mang lại hạnh phúc và lợi lạc cho chúng ta ở hiện tại và tương lai. Đây là việc không thể thiếu đối với người con Phật có tấm lòng thiết tha đối với sự thịnh suy của Phật pháp và nhất là đối với sự an lạc của nhân loại. Vì lẽ đó, Hội Ấn Hành Kinh Sách Đạo Phật Ngày Nay ra đời, một mặt đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và tu học Phật pháp, mặt khác góp phần hoằng pháp qua phương tiện ấn tống kinh sách.

Phương danh quý Phật tử ủng hộ chương trình từ thiện Đạo Phật Ngày Nay

 

TRANG ĐẠI TẠNG KINH MP3 VÀ PHÁP THOẠI CỦA THẦY NHẬT TỪ

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2007

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Úc châu 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2004

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ phân theo mẫu tự ABC

•  Đạo Phật và cuộc sống (hơn 80 bài giảng về Kinh Trung Bộ)

•  Thế giới Cực Lạc (7 bài giảng về Kinh A-di-đà)

•  Dược chất tâm linh (8 bài giảng về Kinh Dược Sư)

•  Dộng tan cửa ngục (14 bài giảng giải Kinh Địa Tạng)

•  Siêu độ vong linh (6 bài giảng về Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, 2006)

•  Các nguyên tắc sư phạm Phật giáo (13 bài giảng tại Khoá Cao cấp Giảng Sư, tháng 2006)

•  Đối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư (8 bài giảng về Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, 2006)

•  Các pháp thoại tại trại tù, trại cai nghiện, trung tâm Bảo trợ XH và phục hồi nhân phẩm phụ nữ

•  Pháp thoại về mười hai con giáp

>>  Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay  <<

 
PHÁP THOẠI TẠI HOA KỲ, MÙA HẠ 2007 --> Lịch giảng chi tiết
Chữ Hoà trong đạo Phật - phần 2 (Đạo tràng Phổ Hoà, San Jose, 15-6-07)
Duy Thức 1: Chủ thể và đối tượng - phần 2 (Đạo tràng Chúc Hảo, San Jose, 16-6-07)
Tuổi trẻ và tình yêu - phần 2 - phần 3 (Đạo tràng Minh Tâm,  San Jose, 16-6-07)
 Chuyển hoá tâm thức (Đạo tràng Duyên & Quan, Oakland,17-6-07)
Ý nghĩa tu đức (Chùa Đức Viên, San Jose, 17-6-07)
Ngũ quán Quan Âm - phần 2 (Quan Âm Tịnh Xá, 19-6-07)

Hạnh nguyện Địa Tạng - phần 2 (Đạo tràng Hạnh Giao, 19-6-07)

Triết lý về đất - phần 2 - phần 3  (Đạo tràng Từ Bi Nguyện, 20-6-07)
Cận tử nghiệp - phần 2 (Chùa Phổ Minh, 21-6-07)
Pháp đàm về sinh tử - phần 2 (Chùa Phổ Minh, 22-6-07)
Cứu người tội khổ - phần 2 (Tu viện Viên Chiếu, 23-6-07)
Tư duy và chuyển hóa (Nhà hàng Andy Nguyễn, 23-6-07)
Từ bi - phần 2 - phần vấn đáp (Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ, Santa Ana,  24-6-07)
Tương lai Phật giáo - phần 2 (Đuốc Tuệ, 25-6-07)
Duy Thức 2: Bản chất tâm thức - phần 2 (Chùa Đức Viên, 26-6-07) 
Duy Thức 3: Phẩm chất và hoàn cảnh - phần 2 (Chùa Đức Viên, 27-6-07)
Duy Thức 4: Thức Mạt-na - phần 2 (Chùa Đức Viên, 28-6-07)
Duy Thức 5: Chuyển hoá thức Mạt-na - phần 2 (Chùa Đức Viên, 29-6-07)
Duy Thức 6: Bản chất ý thức - phần 2 (Chùa Đức Viên, 30-6-07
Duy Thức 7: Loại hình ý thức - phần 2 (Chùa Đức Viên, 1-7-07)
Duy Thức 8: Nhãn thức (Chùa An Lạc, 1-7-07)
Tâm và hành vi - phần 2 (Chùa An Lạc, 3-7-07)
Trí tuệ và đời sống  (Chùa Linh Sơn, Boston, 6-7-07)
Hôn nhân và hạnh phúc - phần 2 (nhân ngày hôn nhân thế kỷ 21, Chùa Linh Sơn, Boston, 7-7-07)
Quan Âm Diệu Thiện - phần 2 (Chùa Linh Quang, Philadelphia, 8-7-07)
Kết hôn với Phật pháp - phần 2 (Chùa Giác Lâm, Philadelphia, 8-7-07)
Chết và tái sinh - phần 2 (Đạo tràng Minh Thanh - Diệu Ngộ, Philadelphia, 8-7-07)
Bên kia cửa tử (Chùa Quang Minh, Chicago, 11-7-07)
Hạnh phúc trong già và chết - phần 2 (Chùa Phước Hậu, Milwaukee, 12-7-07)
Tuổi trẻ: Tiềm năng và hiện thực - phần 2  (Chùa Trúc Lâm, Chicago, 13-7-07)
Chân dung Phật tử (Đạo Tràng Pháp Hoa, Santa Ana, 14-7-07)
Hỷ xả - phần 2 - phần vấn đáp (Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ, Santa Ana,  15-7-07)
Câu chuyện đạo lý - vấn đáp (Chùa Hải Đức, Jacksonville, 20-7-07)
Tôi và chúng ta (Chùa Hải Đức, 21-7-07)
Nương tựa tâm linh - phần 2 (Chùa Hải Đức, 21-7-07)
Lập nghiệp (Chùa Hải Đức, 22-7-07)
Phước Huệ Song Tu - phần 2 (Chùa Phước Huệ, Tacoma, 27-7-07)
Ba tuệ giác lớn - phần 2 (Chùa Phật Tổ, Long Beach, 28-7-07)
Lắng nghe và trị Liệu (Chùa An Lạc, Ventura, 29-7-07)
Quyết nghi về Tứ vô lượng tâm và ngoại cảm - phần 2 - phần 3 (Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ, 29-7-07)
Thâm nhập kinh tạng - phần 2. (Thiền viện Minh Đăng Quang, Houston, 3-8-07)
Tứ đức Quan Âm - phần 2 (Chùa Việt Nam, Houston, 4-8-07)
Đem Phật về nhà - phần 2 (Thiền viện Minh Đăng Quang, Houston, 4-8-07)
Thẻ xanh Tịnh Độ - phần 2 (Chùa Tịnh Luật, Houston, 5-8-07)
Sống hạnh Tăng thân - phần 2 (Chùa Viên Thông, Houston, 5-8-07)
Giả từ nỗi đau mất mát (Chùa Việt Nam, Houston, 5-8-07)
Rũ bỏ trói buộc - phần 2 - phần 3 (Chùa Phước Hải, Charlotte, NC, 8-8-07)
 Chuyển hóa phàm ngu - phần 2 (Chùa Phước Hải, Charlotte, NC, 9-8-07)
Tinh thần Bồ-tát tại gia - phần 2  - vấn đáp  (Chùa Phước Hải, Charlotte, NC, 11-8-07)
Giả từ nỗi đau thất tình (Chùa Hoa Nghiêm, Washington, DC, 12-8-07)
Cõi âm, cõi dương - phần 2 - phần 3 (Chùa Hoa Nghiêm, Washington, DC, 12-8-07)
Hỗ trợ cõi âm - phần 2 (Đạo tràng Washington, DC, 12-8-07)
Thực tập và hạnh phúc - phần 2 (Đạo tràng Washington DC, 13-8-07)
Để được an vui - phần 2 (Phẩm An Lạc, Kinh Pháp Cú, Đạo tràng An Hạnh, 14-8-07)
Yêu và thương (Chùa Xá Lợi, 19-8-07)
Ơn đức sinh thành (Chùa Giác Ngộ, 26-8-07)
Làm đệ tử Phật (Chùa Giác Ngộ, 27-8-07)
 
 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm dịch các bài pháp thoại ra tiếng Anh  Hải Hạnh

 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm đánh máy bài giảng   Hải Hạnh

 

Nhac thiền Phật giáo

BÀI VÀO MẠNG HÀNG THÁNG

1-2007 | 2-2007 | 3-2007 | 4-2007 | 5-2007 | 6-2007 | 7-2007 | Năm 2000 - 2007

 TRANG WEB MỚI

 

Đại Tạng Kinh Việt Nam: Tạo Thuận lợi cho việc biên tập Đại Tạng Kinh Việt Nam , chúng tôi xây dựng trang web mở này, để mọi người ai cũng có thể đóng góp công sức mình vào công việc hoằng pháp và bảo tồn di sản văn hóa của tổ tiên dân tộc.

Hạt Cát: Thế giới thơ ca Phật giáo của Hạt Cát

Sách Hiếm: Các tác phẩm về tôn giáo và lịch sử cần đọc

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay: Các kinh sách được ấn tống hay ấn hành từ Hội Ấn Tống Đạo Phật Ngày Nay.

 

 

 

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

Chương trình "Những trái tim hội ngộ" cuối năm

Chương trình ánh sáng vì người nghèo       Giác Hạnh Phương

Những bước chân thầm lặng        Tâm Phương

Chuyến cứu trợ cơn bão số 9 tại Giồng Trôm - Bến Tre      Giác Hạnh Phương

1.600 phần quà đến với hai Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp và Thạnh Lộc  N.M.H

Phương danh bạn be thân hữu ủng hộ mổ mắt, các trại tàn tật và xây nhà tình thương 01/2007

Xem tiếp các hoạt động từ thiện xã hội

HỘP THƠ PHẬT HỌC
(Hãy bấm chuột vào đây để đặt câu hỏi)

 Thông báo |Tạp chí nghiên cứu Phật học
Thảm hoạ Phật giáo tại Afghanistan | Tuyển Tập Ảnh | Đồng Hồ Thế Giới|Phòng chống bão lụt
Screen Saver | Mailing List | Góp ý | Sổ lưu bút (online) | Giới thiệu trang nhà | Nạp trang nhà | WebRing

 
 
....
MỤC LỤC

PG cho người bắt đầu | Đức Phật & Phật pháp | Kinh Điển | Kinh MP3 | Nghi thức tụng niệm | Thiền định | Niệm Phật
Phật giáo Việt Nam | Phật giáo năm Châu | Bồ-tát đạo | Pháp trích lục | Triết học PG | Giáo dục PG | Văn hóa PG
Đạo đức-Tâm lý học PG | PG & Khoa học | Xã hội học PG | PG & Kinh tế | PG & Quản trị | PG & Sinh thái
Phật tích | Đối thoại | Diễn Đàn | Điểm sách | Ăn chay | Cuộc sống | Xuân  Vu-lan-bồn | Văn Học| Thơ | Tin Tức PG | Từ thiện  |  Truyện | Nhạc
Từ điển-Tham khảo | Pháp luận khác | Tâm tình độc giả | Thư mục sách | Ban biên tập | Tác giả-Dịch giả | Links | Pháp Âm


You are visitor number since May 6, 2000

Thành lập ngày 22-2-2000

 
http://www.buddhismtoday.comOther websites 
 

Biên tập: Tỳ-kheo Thích Nhật Từ | Phụ trách mạng: Thích Phước Huệ
Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com
Thư từ tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email: tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com
Liên lạc thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi về:
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại di động: từ nước ngoài: 00.84. 908.153160; trong nước: 0908.153160