|
Tin Buồn: Thượng Tọa Abhinyana đã viên
tịch tại Úc, vào ngày Thứ hai 15-04-2008
Thông
báo Tang Lễ Thượng Tọa ABHINYANA:
Một vị Thầy
Úc là ân nhân lớn của người tỵ nạn Việt Nam
Thượng Tọa Abhinyana,
quốc tịch Úc, sinh năm 1946 tại Anh, trong một gia đình gốc Tin Lành,
bắt đầu tiếp xúc và tín hướng Phật pháp 1970 sau chuyến du lịch Ấn Độ.
Ngài xuất gia 1972 tại Mã Lai trong truyền thống PG Thái Lan, và bắt đầu
giảng dạy Phật pháp từ 1979. Suốt thập niên 1980, Ngài phát tâm qua ở
hẳn để giúp đỡ các trại tỵ nạn Đông Nam Á, mà lâu nhất và nhiều nhất là
2 trại Palawan và Bataan ở Phi luật tân. Ngài sống đồng cam cộng khổ,
xây chùa, hướng dẫn tu học, giảng dạy, bênh vực, giúp đỡ và tổ chức
nhiều công tác cộng đồng, xã hội, cứu tế cho hàng chục ngàn đồng bào
Việt-Miên và hằng trăm Tăng Ni Việt Nam tỵ nạn đến đây
Xem tiếp...
|
-
Chiếc máy bay KL 662 của Hoà Lan đã rời khỏi mặt đất, đem mấy trăm hành
khách trong chuyến bay hướng về Amsterdam, Hoà Lan. Ngày 25.11.2007,
phái đoàn gồm 8 người từ Houston đi Amsterdam và từ đó, sẽ chuyễn máy
bay để đi Hành hương tại Ấn độ. Đây là một lịch trình đi thật kỳ lạ, vì
thường thì sẽ đi về các nước Á châu như Thái Lan, Nhật bản v.v..để đổi
chuyến bay qua Ấn độ, chứ không phải từ nước Bắc Âu qua Ấn độ như chuyến
Hành hương nầy. Tuy nhiên, đây cũng là điều thú vị, hy hữu.
|
-
Buối sáng sớm tại thành phố Varanasi, một phái đoàn đi hành hương gồm
tất cả 48 người, đang trực chỉ bến sông Hằng, để đón mặt trời mọc. Qua
nhiều người đi trước kể lại, mặt trời mọc trên sông Hằng rất đẹp, nên
thơ, tuyệt diệu. Vầng hồng sẽ sáng rực, khởi đầu là vòng tròn đỏ nhô lên
ở bên kia chân trời, hướng Đông và từ từ cất mình lên khỏi đuờng ngang
mặt đất, vươn mình lơ lửng trên bầu trời. Màn đêm sẽ vụt tan biến và ….
Ồ, chỉ nghĩ đến mà lòng cũng thôi thúc muốn được nhìn thấy.
|
- Mấy trăm năm gần đây
các ngày lễ truyền thống đã chịu tác động rất lớn của sự biến đổi xã hội
và các trào lưu thời đại, thể hiện rõ qua các ngày lễ như: tết Nguyên
Đán, tết Nguyên Tiêu, tết Thanh Minh, tết Đoan Ngọ, Song Ngâu, tết Trung
Thu, tết Trùng Dương, Đông Chí, Giao Thừa… nhưng căn cứ vào nguồn gốc xa
xưa lưu truyền trong xã hội người Hoa thì nó vẫn hàm chứa ý nghĩa sanh
mệnh sâu sắc. Những ngày lễ truyền thống vốn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng là xây dựng một xã hội đại chúng để cho mọi người cùng nhau thể
nghiệm được giá trị của sanh mệnh.
|
-
Đại
Hội Phật Giáo Người Hoa Trên Toàn Thế Giới
Chúc Tiếp
- Hôm nay, ngày 1 tháng
4 năm 2008 tại hội trường lớn Chùa Quang Đức thuộc Thành Phố Cao Hùng,
Đài Loan đã long trọng diễn ra buổi lễ khai mạc khóa 9 của Hội Phật Giáo
Người Hoa Trên Toan Thế Giới.
-
Đại
hội năm nay, ban tổ chức được hân hạnh đón tiếp phái đoàn Phật Giáo
Người Hoa của Việt Nam sau hơn 30 năm vắng mặt, nay mới trở lại tham dự.
Trong chuyến đi lần này, phía Việt Nam gồm có: Hòa Thượng Thích Tôn Thật,
Hòa Thượng Thích Ninh Hùng, Hòa Thượng Thích Nhật Tu, Thượng Tọa Thích
Chơn Tịnh và hơn 20 Tăng Ni tháp tùng cùng phái đoàn. Đến Đài Loan tham
dự Đại Hội lần này, phái đoàn cũng đã nhín chút thời gian gặp gỡ, tiếp
xúc và động viên với chư Tăng Ni đang du học tại Trường Đại Học Tịnh
Giác Tăng Già. Đáp lại lòng chân tình ấy, một số du học sinh tại đây đã
tõ lòng biết ơn sự quan tâm sâu sắc của quý Tôn Đức và Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam tại quê nhà.
|
-
Vừa xong thời Kinh buổi sáng, tôi ngồi im lặng nhìn lên Đức
Phật- một vị Thánh nhân mà trên thế gian nầy đều ca tụng, xưng tán, kính
phục v.v…không phải bởi vì sức mạnh của bạo lực, tiền tài, danh tiếng,
nhưng bởi vì Trí tuệ vô biên và lòng Từ Bi vô hạn của Ngài. Đã hơn 2500
năm qua, đến nay vẫn vậy và mãi mãi sau nầy, trừ phi nhân loại không còn
biết giá trị thực sự của đời sống đạo đức, tâm linh, bao dung, tự tại,
giải thoát…Hình ảnh thật đẹp và trang nghiêm, miệng như đang mỉm cười.
Nụ cười an lạc, tự tại, hạnh phúc của một người đã siêu thoát, vượt qua
mọi sự chi phối của vô minh. Hình ảnh nầy, dù biết rằng như Kinh Kim
Cang nói:” Nếu lấy sắc, lấy âm thanh…để cầu, để thấy Ngài, đều là
những sự sai lạc”, nhưng thật lòng, thì với đời sống trần tục, vẫn
còn vưóng mắc trong sắc thanh hương vị xúc pháp…đôi khi hình tướng, sự
tướng cũng cần thiết để dẫn tâm vào trong vùng trời bao la của Chân Tánh,
của Thực Tại, của Vô ngã.
|
-
“Công đức
diệt tội, Tiêu tai miễn nạn”.
Mấy tháng gần đây truyền thông của các nước trên thế giới (Tổ chức Y
Tế Thế giới) đã đưa tin cảnh báo dịch cúm gia cầm H5N1 đã bộc phát và
lan tràn trên quy mô rộng. Đối diện với dịch cúm lần này trên thế giới,
dự báo trước kiếp nạn sẽ phát sinh, dựa vào trí huệ phán đoán và kinh
nghiệm của một người đệ tử Phật đã xuất gia nhiều năm. Chúng tôi đề xuất
Quan điểm Phật pháp về cái nhìn kiếp nạn và phương pháp chuyển nghiệp
của “Công đức diệt tội, Tiêu tai miễn nạn” chân thành dành cho những vị
hữu duyên tin tưởng sức gia trì của Tam Bảo làm một cái tham khảo và
kiến nghị.
|
-
Tội nghiệp
Thích-Chân-Tuệ
-
Trên thế gian này, chúng ta từng chứng kiến các cảnh phiền não khổ đau,
nhiều hơn là bình yên vui sướng. Ngay trong cuộc đời của chúng ta,
những sự bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện, cũng nhiều hơn những việc
vui vẻ, vừa ý, toại nguyện.
|
-
Điều 1 : Nghĩ đến thân
thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh. Hãy
lấy bệnh khổ làm thuốc thần.
-
Điều 2 : Ở đời đừng cầu
không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy. Hãy lấy hoạn nạn làm
giải thoát.
|
-
Đạo Phật là Đạo của Tâm Thức
Nguyên Thảo
-
Chúng ta phải khẳng định rằng: Trong tất cả những tôn giáo hiện có trên
thế gian không có một tôn giáo nào lấy con người làm trung tâm như Đạo
Phật. Từ con người, con người (Đức Phật) đã suy tư, đi tìm chân lý giải
thoát cho chính mình và để phục vụ cho nhân loại, chúng sinh với một
giáo lý “toàn thiện”, không hề có một ác ý hay một hành động lừa đảo,
kích động, hoặc khiến người khác phải giết hại lẫn nhau, mặc dù những
hành động ấy đem lại sự phát triển tôn giáo của mình. Đạo Phật không hề
chủ trương như thế!
|
-
Việt Nam Trong Tinh Thần Đăng
Cai Tổ Chức Phật Đản Liên Hiệp Quốc
Chúc Tiếp
- Chỉ còn hơn 1 tháng
nửa là Việt Nam chính thức đăng cai tổ chức đại lễ phật Đản Liên Hiệp
Quốc. Để cho công tác tổ chức được thành công viên mãn, để quảng bá hình
ảnh về Con Người, Đất Nước và Phật Giáo Việt Nam đến với bạn bè trên
toàn Thế Giới.
|
-
Toàn
bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma),
những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt
qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc. Cho dù chúng ta
học về các hiện tượng vật lý hay tâm linh, tâm (citta)
và các tâm sở (cetasika), chỉ khi nào chúng ta
lấy sự giải thoát khỏi mọi phiền não làm mục đích tối hậu
thì chúng ta mới đi đúng con đường, không có gì ít hơn thế.
Khổ não có nguyên nhân và điều kiện đã gây nên sự hiện hữu
của nó.
|
-
Một tấm lòng nhiều nỗi bâng khuâng
Thích Thiện Hữu
- Chân thành cảm ơn dịch
giả Đỗ Hữu Tài đã dịch ra tiếng Việt những Thông Điệp Phật Đản này!
- Vô cùng cảm tạ Trang
Nhà Đạo Phật Ngày Nay đã quảng bá những Thông Điệp Phật Đản và cho phép
người viết được hoàn toàn xử dụng để có những dòng cảm xúc này!
- Chân thành cảm tạ nhạc
sĩ Phạm Cao Tùng đã đóng góp ý kiến cho bài viết này!
- Đệ tử một dạ chí thành
cúng dường mùa Phật Đản!!
|
-
Những bài thơ hay trong một thoáng
thiên thu Trí Liên
- Lời thơ mượt mà như
lời nhạc. Nhạc quấn quít trong thơ thành tơ trời nhẹ tênh trong vắt.
Không như nhạc vàng của một thời tuổi trẻ xa xưa giờ đã bạc màu trắng
xoá vì lưỡi búa thời gian. Mà thơ của thi sĩ còn là lời kinh cầu trong
thơ-Lời thơ kinh
|
- Mỗi khi bước chân vào
vườn thơ của T.K.Thiện Hữu, tôi thường tần ngần e ngại, không biết đầu
óc nhỏ bé của mình có dung chứa nổi sự uyên thâm diệu kỳ của những đoá
thơ vừa hương sắc, vừa dập dờn những mây khói huyền nhiệm thâm trầm.
|
- Phật giáo, hai từ rất
gần gũi đối với bất cứ ai trên mảnh đất có hình cong chữ S này từ hai
ngàn năm qua cho đến bây giờ và mãi tận ngàn sau. Bởi vì Phật giáo đã
hòa quyện cùng dân tộc như nước với sữa, nên chuyện của dân tộc là
chuyện của Phật giáo: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời
của tổ tông”
|
-
Một Ngày An Lạc Trong Chánh Niệm
Trí Liên
-
Mưa, mưa bay ngang trời. Mưa bay ngang thành phố nắng ấm Brisbane. Mưa làm
lũ lụt ở tận xa xa nơi nào. Nơi đây, mưa ào ào như thác đỗ, rồi ngừng. Mưa
làm trắng xoá các con đường. Mưa dầm dề dỗi hờn. Mưa rải rắc bâng khuâng.
Đất hạn hán lâu ngày khô khốc khô khan, được tưới đẩm nước mưa quý báu của
trời, nay đang nở bừng tươi mát.
|
-
Nắm lá trong tay
Paul Chee-Kuan
(Bình Anson lược dịch)
- … Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi,
tại rừng Simsapā. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapā, rồi bảo các
Tỳ khưu:
- - “Này các Tỳ khưu, quý vị nghĩ thế nào,
cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapā mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá
trong rừng Simsapā?”
- - “Bạch Thế Tôn, số lá Simsapā mà Ngài
nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapā thật là
quá nhiều.”
|
Kinh Kim Cang
hay Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika prajnaparamita
sutra) là một bộ kinh rất nỗi tiếng không những trong giới tu sĩ
Phật giáo tại Việt Nam và các nước theo Phật giáo tại Á Châu mà đã trở
nên vô cùng quan trọng đối với những học gỉa Phật giáo Tây phương ở khắp
nơi trên thế giới. Kinh Kim Cang còn đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong tất cả các truyền thống của Phật giáo Đại Thừa, bất
luận Thiền Tông, Mật Tông hay Tịnh Độ Tông. Đặc biệt trong truyền thống
Thiền Tông của Trung Hoa, Đại Hàn hay Nhật Bản, những truyền thống vốn
có chủ trương không nương vào kinh điển để tìm cầu giải thoát giác ngộ,
thế mà việc khuyến tấn học hỏi và nghiên cứu cũng như phiên dịch chú
giải Kinh Kim Cang từ văn bản tiếng Phạn sang nhiều ngôn ngữ trên
thế giới thật là nhiều vô số kể.
|
Cửu
Hoa Sơn là một trong 4 ngọn núi có thắng tích Phật Giáo nổi tiếng
của Trung Quốc (Ngũ Đài sơn, Nga Mi sơn, Phổ Đà sơn và Cửu Hoa sơn), nó
vốn có tên gọi là Cửu Tử Sơn. Vào triều đại nhà Đường thi nhân Lý Bạch
trong một lần ngao du sơn thủy đi ngang qua địa danh này, phát hiện đây
không khác gì một cõi bồng lai tiên cảnh, và là một tuyệt tác của tạo
hoá dành cho nhân loại; dãy núi cao hơn ngàn trượng, phía trên có 9 đỉnh
núi cao vút tạo thành hình một đáo Hoa Sen với 9 cánh, ông đã đặt tên
cho ngọn núi này là Cửu Hoa Sơn.
|
Hạnh
Phúc là gì? và như thế nào mới gọi là đạt được Hạnh Phúc? Từ bấy lâu
nay, loài người chúng ta cứ mãi miết rượt đuổi theo cái hình bóng mà gọi
là 'Hạnh Phúc' đó, mỗi người một vẻ, nhưng cuối cùng cũng chẳng có ai
hoàn toàn định nghĩa được Hạnh Phúc là thế nào. Có người cho rằng, được
may mắn trúng thưởng lớn là Hạnh Phúc, ngày ngày không lo lắng về ăn mặc
vui chơi là Hạnh Phúc; sắc đẹp dung nhan bền lâu là Hạnh Phúc; thoát
khỏi tai nạn trong cuộc sống là Hạnh Phúc; được thăng quan tiến chức là
Hạnh Phúc; có nhiều tiền ăn chơi phung phí là Hạnh Phúc; được yêu thương
là Hạnh Phúc.v.v., cảm giác nào cũng có, phong phú và vô cùng đa dạng,
tưởng chứng nó xa vời và cũng tưởng chừng nó như luôn ở bên mình, nó đến
và đi trong thầm lặng mà chẳng một ai kịp nhận ra nó có hình thù như thế
nào? tại sao lại có lúc bồi hồi lo lắng, lại có lúc mừng vui khôn xiết,
khiến cho mọi chúng sanh cứ thấp thỏm tha thiết trông chờ nó đến với
mình.
|
-
Nhìn sự vật như chúng thật sự là
Thu Linh dịch
-
Ajahn Chah (1919-1992)
là vị thiền sư người Thái rất được tin kính. Các bài thuyết pháp của
Ngài rất thông thoáng, rõ ràng, dứt khoát -sự dứt khóat của vị đã chứng
thực được giáo lý của Đức Phật. Ngài là người có nhiều ảnh hưởng sâu
đậm đối với nhiều thiền sư người Mỹ.
- Đức
Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận
biết rằng: sự vật không trường tồn. Đã sinh, chúng sẽ diệt. Diệt rồi,
chúng sẽ sinh trở lại. Sinh trở lại rồi, chúng sẽ mất đi. Nhưng một
người vô minh, không được hướng dẫn, không muốn nhìn sự vật như thế.
Khi hành thiền, được định, chúng ta muốn được như thế mãi, không muốn có
gì quấy phá, làm gián đoạn. Nhưng suy nghĩ như vậy là thiếu thực tế.
Đức Phật muốn chúng ta trước hết nhìn vào sự vật và biết rằng những thứ
này là giả tạo; rồi chúng ta mới thật sự có được sự an bình. Khi không
biết như thế, chúng ta trở thành người sở hữu của chúng và cái bẫy của
ngã tưởng sẽ xuất hiện. Vì thế chúng ta phải trở lại từ gốc ngọn, tìm
hiểu xem chúng xảy ra như thế nào. Chúng ta phải hiểu các sự vật thật
sự như chúng là, cách sự vật tác động đến tâm và tâm đã phản ứng như thế
nào; có thế chúng ta mới có được bình an. Đó là những gì chúng ta cần
phải quán sát. Nếu chúng ta không muốn sự vật xảy ra theo cách của
chúng, thì chúng ta không có được sự bình an. Dầu chúng ta có cố gắng
làm khác đi, nhưng sự vật vẫn xảy ra như thế; thì đó là bản chất của
chúng.
|
Tôi
được xuất gia, tu học ở Mt. Koya là nơi xuất phát dòng Shington (Chân
Ngôn Thông). Mt. Koya nằm trong một quần thể các dãy núi cách thành phố
Osaka, trung tâm Nhật Bản khoảng 35 kilomét về phía Nam. Mt.Koya được
coi là một thánh địa, mà theo phong tục của hơn một ngàn năm trước, phụ
nữ không được đặt chân lên đó. Vì lẽ đó dòng tu này chỉ mới nhận ni sinh
trong thời gian gần đây, trong khi các tăng sinh đã bắt đầu được nhận từ
năm 1872, mặc dù vẫn có nhiều nữ cư sĩ theo tông này đã tu chứng từ
nhiều thế kỷ trước.
|
Bernard Glassman, viện
trưởng của Cộng đồng Thiền ở New York và Trung tâm Thiền ở Los Angeles.
Tốt nghiệp tiến sĩ Toán ứng dụng, trước đây ông là kỹ sư không gian cho
hãng McDonnell- Douglas, trong chương trình gửi người lên Mar những năm
1970.
Rick Fields nguyên là tổng
biên tập của tạp chí Yoga
Journal và cộng tác biên tập cho tạp chí Tricycle. Ông là tác giả cảu
nhiều quyển sách giá trị về Phật giáo ở phương Tây. Ông vừa mất tháng 6
năm 1999 vì căn bệnh ung thư.
Thời gian và tiền bạc là
hai thực phẩm chính trong bữa ăn cuộc đời. Những nguyên liệu không thể
thiếu, không ai có thể sinh tồn mà không có chúng. Thời gian và tiền bạc cũng
giống nhau ở điểm là: ai cũng than họ không có đủ thời gian và tiền bạc.Về tiền, chúng ta mỗi
người có thể làm chủ một số lượng khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều
có cùng số lượng thời gian. Mỗi người đều có 24 tiếng mỗi ngày. Tuy
nhiên đa số chúng ta đều than không có đủ thời gian để làm tất cả những
việc ta cần làm.
|
-
Bernard Glassman, Viện trưởng
của Cộng đồng Thiền ở New York, và Trung tâm Thiền ở Los Angeles. Tốt
nghiệp tiến sĩ Toán ứng dụng, ông là kỹ sư không gian, cho hãng
McDonnell-Douglas, trong chương trình gửi người lên Mars những năm 1970.
Khi tôi bắt đầu học Thiền, thầy tôi cho tôi một công án, một câu hỏi
Thềin, để trả lời: “Làm sao đi xa hơn đầu ngọn cờ một trăm thước?”. Ta
không thể dùng lý trí để trả lời công án này hay bất cứ câu hỏi Thiền
nào một cách logic. Ta có thể quán chiếu một thời gian dài, để thưa với
thầy: “Câu trả lời là phải sống trọn vẹn”.
-
Bắt đầu như thế là tốt.
Nhưng đó chỉ là phần lý trí, logic của câu trả lời. Ta còn phải đi xa
hơn thế. Ta còn phải thể hiện câu trả lời. Ta còn phải thực tế hóa câu
trả lời. Phải chứng tỏ cho Thiền sư thấy bạn đã sống trọn vẹn trong giây
phút này bằng cách nào. Phải áp dụng câu trả lời vào chính cuộc sống của
ta trong các liên hệ hàng ngày, ở chợ, chốn công sở, văn phòng làm việc
cũng như trong các chùa, các thiền đường. Khi chúng ta sống trọn vẹn,
cuộc sống của chúng ta trở thực hành cái mà mà trong Thiền người ta gọi
là một “bữa ăn hoàn hảo”. Chúng ta sửa soạn cho bữa ăn hoàn hảo này bằng
các vật liệu có sẵn để nấu các món ngon nhất trong khả năng của mình và
dọn ra mời khách.
|
-
Xuất gia từ năm 12 tuổi ở
Kandy, Sri Lanka, tu tập làm sadi trong tám năm, trở thành một vị tỳ
kheo được bảy năm, rồi Đại đức Henepola Gunaratana mới rời Sri Lanka năm
1954 để đến Ấn Độ phục vụ cho những người thuộc giai cấp hạ lưu. Năm
1968, Ngài đến Mỹ và trở thành vị Tổng Thư Ký Danh Dự (Honorary General
Secretary) của Hội Phật giáo, một tu viện ở Washington D.C. Trong thời
gian đó, Ngài cũng cố gắng để lấy bằng tiến sĩ về triết học ở Đại học
American, nơi sau này Ngài trở thành vị Tuyên Giáo Phật giáo ở đó. Ngài
đã hoằng pháp trên khắp thế giới trong hơn 40 năm. Sách của Ngài gồm có
Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness in Plain English), do nhà xuất bản
Wisdom Publications phát hành (1). Năm 1988, Bhante Gunaratana trở
thành chủ tịch của Hội Bhavana ở High View, phía tây tiểu bang
Virginia. Trung tâm này khuyến khích việc tu thiền Vipassana và đời
sống tu sĩ.
|
- Vaishali
là một địa danh nổi tiếng, vì nó có nhiều sự kiện liên quan đến cuộc đời
của Đức Phật và Tăng đoàn. Vaishali là thủ đô của Lichchhavis người mà
được tin tưởng với nước cộng hoà đầu tiên trên thế giới (world’s
first republic). Đức Phật
Thích Ca mâu Ni đã viếng thăm Vaishali nhiều lần trong cuộc đời của
Ngài và tại đây Ngài đã thuyết một vài bài pháp quan trọng đến các Tỳ
kheo và nơi đây, nhiều sự kiện quan trọng còn được ghi lại về cuộc đời
lúc sau cùng của Đức Phật.
- Xưa kia,
Vaishali là một vùng đất phồn thịnh với nhiều phong cảnh hữ tình nên thơ.
Trong một tác phẩm ghi lại của người Tây Tạng miêu tả Vaishali như là
một thành phố sang trọng và giàu có và có thể nói là một thiên đường
chốn trần gian với nhiều toà lâu đài, công viên, vườn hoa, ao hồ vô cùng
đẹp đẽ tất cả đều được bao quanh bởi ba bức tường rào với nhiều cổng và
chòi canh.
|
- Quy
định đối với đời sống của một Sa Môn, trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương Đức
Phật có dạy: [ cạo
bỏ râu tóc làm Sa Môn, nhận giới pháp tu tập, vật thực tiền tài, cầu xin
vừa đủ, một ngày ăn một buổi, dưới gốc cây ngủ một đêm, cẩn thận đừng
tái phạm] y
cứ vào lời dạy trên, mới biết đời sống Tăng Già thời Đức Phật, thật cực
kỳ đơn giản. Nhưng sở dĩ có tiền tài và vật chất trong đời sống, đều là
hướng về Tín Đồ mà cầu xin. Bởi vậy, Tăng Già đương thời, có lẽ không lo
lắng gì về vấn đề Kinh Tế. Nhưng hiện tại Tăng Già của ba nước Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, có chùa đầy đủ. nhưng đời sống sinh hoạt
trong Chùa ngoài vấn đề Ăn, Mặc, Ở của bản thân, thì còn có những việc
khác như Hoằng Pháp, Giáo Dục, Văn Hóa, Phúc Lợi Xã Hội v.v....Nhu cầu
về kinh phí để bảo đảm duy trì đời sống Tự Viện. Bởi vậy, mới phát sinh
ra những vấn đề về Kinh Tế, để bảo đảm sự tồn tại của Phật Giáo. Ở dây,
chúng tôi có thể báo cáo sơ qua về tình hình Kinh Tế của Phật Giáo Đài
Loan. Và đây là vài sơ lược về cái thấy của riêng tôi:
|
-
Thái Hư Đại
sư sinh ngày 12 tháng 7 năm 1888 ở huyện Sùng Đức, tỉnh Chiết Giang. Năm
12 tuổi, xuất gia tại Phổ Đà Sơn, đệ tử của Thiền Sư Phả Tịnh. Do sóm
chịu ảnh hưởng tư tưởng canh tân của Lương Khải Siệu, Khang Hữu Vi, Tôn
Dật Tiên, Đàm Tự Đồng, nên sớm lưu tâm đến việc chấn hưng Phật Giáo. Một nhân vật trí thức hàng đầu của Trung Hoa là Dương Văn Hội chính là
người đã giáo huấn cho đại sư những kiến thức văn hoá Tây phương và cách
tỷ giảo với Phật giáo suốt 10 năm trời. (theo Phùng Hữu Lan - Trung quốc
Triết học sử)
|
-
Viện
Nalanda và viện Valabhi là hai trong tâm giáo dục lớn nhất tại Ấn Độ.
Trong những thiên hồi ký của ngài Pháp Hiển và ngài Huyền Trang đều có
kể các chi tiết hai trung tâm nầy. Viện Nalanda là một trung tâm của
Phật Giáo đại thừa, trong khi đó viện Valabhi là trung tâm của Phật Giáo
tiểu thừa. Mô tả tỉ mỉ nhất về Nalanda trong quá khứ là ngài Huyền
Trang. Nalanda tọa lạc tại làng Bargaon, các thành Vương Xá (Rajagrha)
vài dặm, nay là Rajgir của bang Bihar. Tại Nalanda, Huyền Trang nghiên
cứu về triết học Du Già (Yoga) với ngài Giới Hiền (Silabhadra) trong
vòng năm năm. Mô tả cơ sở nầy, Huyền Trang cho biết: Với các trang bị
đầy đủ như phòng học, giảng đường, thư viện, các quy chế thu nhận và
tham dự thuyết trình, đây là hệ thống quản lý học thuật hoàn chỉnh, với
tầm vóc vĩ đại. Trong Hồi ký của Huyền Trang còn viết: “Các tu sĩ trong
trường hay bên ngoài vào nghiên cứu lên đến 10,000 vị. Họ nghiên cứu
giáo lý Đại thừa, cũng như mười tám tông phái. Có 1,000 giáo sư giảng
giải về 20 kinh và luận, 500 giáo sư giảng giảu 30 bộ, kể cả 10 vị pháp
sư giảng giải đến 50 bộ...”
|
|
THƠ |
Đêm Vesak
Hoa Tâm
|
Buồn ChậmTâm
Chơn
|
Ngẫu Duyên
Tâm Chơn
|
Một Chút Trong Đời
Tâm Chơn
|
Tấu Khúc Lừng Vang
Tuệ Minh |
Suy Nghĩ
TT.
ABHINYANA
- Kim Tâm Thích Hạnh Niệm dịch
|
Theo Phật
Hoa Tâm
|
Vào thu
Hoa Tâm
|
Trích trong Thi Tập: MỘT THOÁNG
THIÊN THU Thích Thiện Hữu
|
Tâm Xuân
Cư sĩ Thoại Hoa |
Hoa bọt nước
Cư sĩ Thoại Hoa |
Hoa sen năm
cánh
Cư sĩ Thoại Hoa |
Giấc mơ hoa
Cư sĩ Thoại Hoa |
|
|
TIN TỨC PHẬT
GIÁO THẾ GIỚI |
- Tin Từ Seoul , Nam Hàn
(CNN): Lộ trình Olympic tương đối không gặp nhiều trở ngại tại
Nam Hàn chủ nhật vừa qua với số lượng sinh viên du học Trung Công chiếm
đa số những người biểu tình ủng hộ Tây Tạng.
|
- NEW DELHI (Reuters) -Hàng
ngàn người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ đã biểu tình tuần hành hôm thứ
Sáu để đòi hỏi Trung Cộng trả tự do cho Ban Thiền Lạt Ma, nhân vật khả
kính thứ hai trong Phật Giáo Tây Tạng, sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã
bị Trung cộng đưa đi giam giữ ở một nơi không ai biết kể từ năm 1995.
|
- NAGANO,
Japan (Reuters) - Nhiều đám đông du học sinh Trung cộng phất cờ đỏ và
biểu ngữ "Một thế giới, một giấc mơ, một Trung quốc" chen lấn xô đẩy với
nhóm người ủng hộ Tây Tạng trong chặng đường rước đuốc Nhật Bản hôm thứ
Bảy.
|
- Một số không nhỏ tổ chức chính trị đã
coi Thế Vận Hội Muà Hè Năm nay 2008 tại Trung Cộng như một cơ hội để
thúc bách và tố cáo chính quyền Trung Cộng đã vi phạm trắng trợn Nhân
Quyền Tư Do Dân Chủ. Những Tổ chức khác lại cho rằng Thế Vận Hội nên
tách rời ra khỏi chính trị, nhưng theo những nhà chuyên môn phân tích
thời cuộc nhận định rằng trong quá khứ Thế Vận Hội phần lớn được những
nước đăng cai xử dụng cho mục đích chính trị, Phóng Viên Leta Hong
Fincher sẽ cho chúng ta hiểu rõ thêm dưới bài tường trình sau đây từ
Washington:
|
- KATMANDU, Nepal
—Một vận động viên leo
núi người Mỹ với một biểu ngữ "Free Tibet - Tự Do cho Tây Tạng" đã bị
ép buộc phải rời khỏi ngọn núi Everest, nơi những động vận viên leo núi
cầm đuốc Olympic người Hoa được dự trù sẽ leo lên vào tháng tới, các
viên chức thẩm quyền nói như trên.
|
- Tin từ Jakarta, Indonesia CNN: Lộ
trình rước đuốc 1 lần nữa lập lại giống y chang tại Pakistan chạy vòng
quanh sận vận động dưới sự chứng kiến của khách mời và cảnh sát Jakarta
tại Indonesia. Những người biểu tình Tây Tạng không đươc đến gần, tuy
nhiên cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 6 người bên ngoài sân vận động vì họ
ngăn cản cảnh sát tháo xuống những biễu ngữ chống bạo quyền Trung Cộng.
|
Biểu tình Tây
Tạng đột nhập trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nepal
Hạt Cát
dịch
Kathmandu- April 23, 2008.
Các nhà đấu tranh Tây Tạng đã đột nhập vào khuôn viên trụ sở Liên Hiệp Quốc tại
thủ đô Nepal ngày hôm nay để gửi một lời kêu gọi đến cộng đồng thế giới hãy gây
áp lực với Trung Cộng để chấm dứt sự đàn áp Tây Tạng, các viên chức cho hay
như trên.
|
- AUSTRALIA'S - "Các
vận động viên Olympic không nên để bị chi phối bởi vấn đề chính trị
chung quanh các cuộc tranh tài", một vận động viên cầm đuốc vừa rút lui
khỏi danh sách rước đuốc vì lý do nhân quyền tại Canberra, Úc châu, nói
như trên.
|
- Nhà sư
Sisomephone Chanthavong quyết định xuất gia lúc 9 tuổi , ở lứa tuổi mà
bà mẹ của vị tu sĩ này cho rằng :” Nhà sư vẫn còn rất trẻ con” nhưng
ông vẫn giữ vững lập trường xuất gia của mình và đến làm chú tiểu tại tu
viện Sisumang, Thành Phố Vang Vieng Lào Quốc, trước khi định cư tại Mỹ
cách đây 1 năm tại tiểu bang Louisiana vào năm 24 tuổi.
|
- ANN ARBOR (Michigan) - Dân chúng Tây
Tạng cần sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ trong việc giải quyết những
xung đột giữa Trung Cộng và các nhà đấu tranh Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt
Ma nói như trên hôm thứ Hai.
|
- Những Nhà Tổ chức Olympic dự kiến ngọn
đuốc chỉ nên diễn hành vòng quanh nước đăng cai Anh Quốc vào năm 2012.
- Theo tin từ London Anh Quốc hãng AP:
Thế vận hội muà hè năm 2012 tại Luân Đôn có thể chỉ diễn hành rước đuốc
vòng quanh Anh Quốc sau những cuộc phản đối biểu tình chống Trung Cộng
của Tây Tạng năm nay.
|
- TOKYO (AP) —
Một ngôi chùa Phật Giáo tại Nhật Bản đã bị phá hại vào lúc sáng sớm hôm
Chủ Nhật, một ngày sau khi nhà chùa chính thức tuyên bố từ chối chương
trình chủ trì rước đuốc Thế Vận với lý do thông cảm với lưu dân Tây Tạng
về các cuộc biểu tình, cảnh sát cho biết như trên.
|
- Edmonton Journal, Apr. 19, 2008 – Craig
Pearson, Windsor Star, Canada -- Đức Đạt Lai Lạt Ma, với tư cách công
dân Gia Nã Đại danh dự, đã chào mừng các chính trị gia Bắc Mỹ đến Đại
học Michigan để gặp ngài. Quốc hội đã tuyên bố ngài là công dân danh dự
Gia Nã Đại vào tháng sáu năm 2006.
|
-
Tây Tạng lưu vong một lần nữa
diễn hành về quê hương
Hạt Cát
dịch
- New Delhi, Apr 18 :Một
ngày sau cuộc rước đuốc Thế Vận chặng Ấn Độ được diễn ra êm thắm, lưu
vong Tây Tạng bắt đầu lên đường trong chuyến diễn hành trở về Tây Tạng
hôm thứ Sáu.
|
- Tin từ New York By David Usborne
và Jerome Taylor
: ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc quyết định không tham dự
lễ khai mạc thế vận hội mùa hè Bắc Kinh, kết luận một tuần thất bại thảm
bại trên chính trường cho chính phủ Trung Cộng trong khi Bắc Kinh đang
gượng gạo bào chữa về sự đàn áp tự do tôn giáo và vi phạm nhân quyền thô
bạo đối với Tây Tạng và làn sóng giận dữ của thế giới trước sự trơ tráo
và vi phạm nhân quyền trắng trợn của họ tại Tây Tạng và bàn tay côn đồ
khiêu khích tại Sudan.
|
-
Nhật
Bản:Chư Tăng nói "No" với đuốc Thế Vận
Dương Tiêu dịch
- Mội Ngôi Chùa Nhật Bản Không Chấp Nhận
Ngọc Đuốc Olympic Bắc Kinh Xuất Phát Tại Đây Vào Ngày 26 Tháng Tư Tuần
Tới.
|
-
Nghị viên Canada đả kích Trung
cộng: "ngọn đuốc côn đồ"Hạt Cát
dịch
- Ottawa - Gọi Trung cộng là "tập đoàn vi phạm
nhân quyền tàn tệ nhất thế giới", Nghị viên Canada Calgary West Rob
Anders, đang trên đường đi đến Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ, để hội kiến với
Đức Đạt Lai Lạt Ma thảo luận về mối quan tâm của ông về Olympic sắp tới tại
Hoa Lục
|
-
200
Người Biểu Tình Ôn Hòa Tây Tạng Bị Bắt Giữ Tại Thủ Đô “Tràn Ngập Quân Đôi”
New Delhi Phản Đối Cuộc Rước Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh
Dương Tiêu dịch
-
Tin Từ NEW DELHI, India (CNN) Chiều
thứ Năm ngày 17 tháng 4 năm 2008, hàng ngàn người biểu tình Tây
Tạng đã xuống đường để phản đối và lên án sự vi phạm nhân quyền
tư do tôn giáo của Trung Cộng tại Ấn Độ với những khẩu hiệu:
“phản đối Bắc Kinh không xứng đáng tổ chức Thế Vận Hội muà hè
tháng 8 năm nay “. Tuy nhiên với sự bảo vệ an ninh gần như tuyệt
đối của Quân đội và Cảnh Sát Ấn Độ, phần lớn các cuộc biểu tình
ôn hoà đã bị dập tắt tại vùng vịnh thủ đô Tân Đề Li.
|
-
Đức
Quốc:Nhà tài trợ rước đuốc nhân quyền tạm giảm quảng cáo
Dương Tiêu dịch
- Hãng xe Audi Đức Quốc tạm thời giảm quảng
cáo trước sự kiện rước đuốc vì tự do tôn giáo và nhân quyền của nhóm hoạt
động dân chủ Tây Tạng lên đỉnh Everest Hy Mã Lạp Sơn.
|
-
Paris vinh
danh Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hạt Cát
dịch
- Paris, Apr.16 :-Thị trưởng thành phố Paris,
Bertrand Delanou, hôm Thứ Tư nói rằng ông sẽ kiến nghị đến hội đồng thành
phố để vinh danh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cương vị một công dân danh dự.
|
- Ngọn đuốc
thế vận hội muà hè đã đến thủ đô ISLAMABAD, Pakistan sáng sớm thứ tư hôm
nay dưới sự canh phòng an ninh cẩn mật tối cao và lặng lẽ tại đất nước
này vào khoãng 1 giờ sáng sớm giờ địa phương trong khu vực quân sự của
phi trường Islamabad.
|
-
Nepal:Thêm nhiều cuộc biểu tình
ủng hộ Tây Tạng
Hạt Cát
dịch
- KATMANDU, Nepal
Apr 15, 2008 (AP) -Dân Tây Tạng lưu vong biểu tình tại Sứ quán Trung Cộng
hôm thứ Ba, hô to "Chúng tôi muốn một Tây Tạng tự do" trước khi khoảng 100
người bị cảnh sát Nepal kéo đi.
|
-
Ái Nhĩ Lan
ủng hộ Tây Tạng
Hạt Cát
dịch
- Dublin
-Bộ trưởng bộ Môi Trường
Ái Nhĩ Lan, John Gormley, giữ vững lập luận về Tây Tạng mà ông đã phát
biểu tại một phiên họp khiến ông đại sứ Trung Quốc tức giận bỏ đi, các
nguồn tin cho biết hôm thứ Hai.
|
-
Khủng
Hoảng Tây Tạng,Trung Quốc nhất quyết không nhượng bộ !
Dương Tiêu dịch
- Trung Quốc cương quyết không nhượng bộ
và nhất quyết dập tắt những cuộc biểu tình tại Tây Tạng về dân chủ nhân
quyền dù trước sự phản đối kịch liệt của thế giới và cho rằng Đức Đạt
Lai Lạt Ma là kẻ thù thật sự thay vì là một người lãnh đạo tối cao tâm
linh của Tây Tạng chỉ mong muốn đàm phán trong hoà bình và bất bạo động.
|
-
Ấn Độ phúc
đáp Trung cộng: Không thể cấm dân Tây Tạng biểu tình
Hạt Cát
dịch
- NEW DELHI • 4/13/2008 -
Ấn Độ hôm qua thứ Bảy
12 tháng 04, 2008, đã phúc đáp cho Trung cộng rằng không thể cấm đoán
những cuộc biểu tình của người dân tị nạn Tây Tạng nhưng hứa sẽ bảo vệ
cho cuộc rước đuốc Olympic được hoàn tất chặng đường Ấn Độ của nó, các
nguồn truyền thông Ấn Độ tường trình như trên.
|
- Cư
dân Tây Tạng Úc Châu chuẩn bị kế hoạch biểu tình lớn phản đối rước đuốc
Hạt Cát
dịch
- Canberra- Úc Châu- Một kế hoạch biểu
tình lớn lao ,đang được người Tây Tạng và các nhà ủng hộ chuẩn bị, để
sẵn sàng cho cuộc rước đuốc Olympic lộ trình Úc châu tại Canberra vào
ngày 24 tháng 04 nhằm mục đích thúc đẩy Trung cộng thương lượng với Đức
Đạt Lai Lạt Ma và điều này chẳng phải là chống đối Trung Quốc hay Thế
Vận Hội, Ủy Ban Tây Tạng Úc Châu nói như trên hôm thứ Sáu.
|
- Anh Quốc - Thủ Tướng Anh Quốc, Gordon
Brown, sẽ không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 vào tháng
08 tới, tuy nhiên, ông sẽ tham dự lễ bế mạc.
|
-
Ấn Độ:
Thêm một người từ chối cầm đuốc
Hạt Cát
dịch
- NEW DELHI: Một
cựu sĩ quan nữ cảnh sát bậc nhất Ấn Độ ngày hôm
qua nói rằng bà đã rút tên ra khỏi danh sách của những người cầm đuốc
trong lộ trình Ấn Độ sẽ được tổ chức tại New Delhi.
|
-
Bản tin rước đuốc Olympic tại
San Francisco
Hạt Cát
sưu tầm
- Sẽ có phản đối dữ dội khi đuốc thế vận
được rước qua San Francisco, an ninh gia tăng khủng khiếp, cộng đồng
người Hoa bất đồng ý kiến.
|
- Berlin -Một
nhóm nghị viên Đức Quốc mới trở về từ một chuyến viếng thăm Nepal hôm
thứ Ba nói rằng họ đã nghe được các bản báo cáo cho hay rằng các tu viện
ở các vùng lân cận với Tây Tạng đang ở trong một tình trạng khổ sở vì
thiếu hụt các nhu yếu phẩm như thức ăn, nước uống và dược phẩm sau khi
bị phong tỏa bởi nhà cầm quyền Trung Cộng.
|
- BEIJING (AFP)- Chủ tịch Ủy Ban Thế Vận
Quốc Tế, ông Jacques Rogge, đã kêu gọi Trung Quốc nên giải quyết vấn đề
Tây Tạng trong ôn hòa hôm thứ Hai, chất chồng thêm áp lực cho Hoa Lục
trước Olympic Bắc Kinh.
|
-
Ngọn
Đuốc Thế Vận Hội bị gián đoạn liên tục tại Paris, Pháp Quốc
Dương Tiêu
dịch
- Theo CNN:
Ngọc đuốc thế
vận hội đã liên tục bị dập tắt 5 lần và phải đỗi qua lộ trình khác tại
Paris trên chặng đường cuối cùng ở đất nước này bởi những người biểu
tình tại Pháp Quốc.
|
-
Đặc sứ Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu
cầu Bắc Kinh hủy bỏ rước đuốc qua Tây Tạng
Hạt Cát
dịch
- BEIJING (AFP) -Một đặc sứ của Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã thúc hối Băc Kinh hãy hủy bỏ các kế hoạch rước đuốc khiêu
khích ngang qua Tây Tạng, nhưng Bắc Kinh đã nhanh chóng bác bỏ lời kêu
gọi hôm thứ Sáu như một cái giá phải trả cho việc phá hoại Thế Vận Hội.
|
-
Tây Tạng:Không còn cách nào để
sống, tu sĩ Phật Giáo chọn cái chết
Hạt Cát
dịch
- Căn cứ theo thông tin đã được xác nhận từ
Trung Tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng, hai vị tu sĩ đã tự tử tại Amdo
Ngaba như là một kết quả trực tiếp của việc đàn áp tàn nhẫn bởi các lực
lượng an ninh sau những loạt biểu tình bất bạo luận.
|
-
Ấn Độ: Các
nhà hành động Tây Tạng thề rằng sẽ phá vỡ chiến dịch rước đuốc tại đây
Hạt Cát
dịch
- New Delhi- 03 April 2008-
Các nhà hành động Tây Tang
nói sự siết chặt an ninh và rút ngắn đoạn đường rước đuốc cũng sẽ không ngăn
cản được họ trong việc phá vỡ lễ rước đuốc ngay cả tại Ấn Độ.
|
-
Thủ tướng Đức tuyên bố tẩy chay
Olympic Bắc Kinh
Hạt Cát
sưu tầm
- Nữ Thủ tướng Đức là bà Angela Merkel vừa
tuyên bố ngày hôm qua rằng bà sẽ không tới tham dự lễ khai mac Olympic
Bắc Kinh để bày tỏ sự phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp dã man
cuôc biểu tình của nhân dân Tây Tạng diễn ra trong mấy tuần lễ vừa qua.
|
-
Trung cộng
tứ bề thọ địch:
Sau Tây Tạng,
đến lượt dân Hồi Hột nổi lên đòi ly khai
Hạt Cát
dịch
- Bắc Kinh - Khoảng hơn 1000 thành viên Hồi
Giáo thuộc sắc dân Hồi Hột đã tổ chức các cuộc biểu tình trong vùng đất khô
cằn Tân Cương hồi tuần rồi và nhà cầm quyền địa phương nói họ mang theo cờ
phướn mang dấu hiệu ly khai.
|
-
Ấn
Độ: Tuyển thủ bóng đá từ chối rước đuốc để phản đối Bắc kinh
Hạt Cát
dịch
- NEW DELHI (AFP)
-
Thủ quân bóng đá
Ấn Độ Bhaichung Bhutia hôm
thứ Ba đã từ chối rước đuốc Thế Vận Hội khi ngọn đuốc đi ngang Ấn Độ trong
tháng này để phản đối Hoa lục đàn áp người dân Tây Tạng.
|
- London, March 20 - Cơ quan tình báo
chính phủ Anh Quốc, vốn được thiết bị hệ thống điện tử giám sát một nửa
thế giới từ không gian, đã xác nhận lời tố cáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma,
rằng công an của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (viết tắt PLA)
giả dạng chư tăng Tây Tạng cố tình tạo nên những mầm móng gây ra các
cuộc bạo động đã làm cho hàng trăm người dân Tây Tạng bị thiệt mạng hoặc
thương tật, là sự thật.
-
-
Các chuyên viên phân tích của
cơ quan GCHQ tin tưởng rằng quyết định này đã được tính toán kỹ càng bởi
lãnh đạo Bắc Kinh để có cớ đè bẹp làn sóng biểu tình đòi hỏi dân chủ, điều
mà cả thế giới đang chú ý trong thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị Olympic
mùa hè.
|
-
Thêm nhiều cuộc biểu
tình mới xảy ra ở thủ đô Tây Tạng
Hạt Cát
dịch
- BEIJING --Những
cuộc biểu tình mới đã nổi lên tại hai tu viện ở thủ đô Lhasa,
Tây Tạng, các nhà hoạt động xã hội và văn phòng chính phủ lưu
vong Tây Tạng nói như trên trong khi Trung Quốc cố gắng đè bẹp
các lời chỉ trích về việc đàn áp của họ.
|
|
|
|
|