Download Unicode Font Trang Tiếng Anh
Nam-mo Bon Su Thich-ca-mau-ni Phat

 

 

 

 
Năm 2009: 1-2009

Lửa !

Lửa cháy dữ dội

Lửa cháy kinh hoàng

Ngọn lửa bạo tàn

Đốt cháy tan hoang.

Lửa !

Lửa chảy dữ dội

Lửa cháy một vùng

Rừng lửa mịt mùng

Đốt cháy thành than

Trong phút chốc hỏa thần trào lộng

Cháy phủ đầu không sót thứ chi

Từ nhà cửa, đồ đạc, không thiếu một cái gì

Đến cỏ cây, rác rưới cũng không chừa một món

Hỏa hoạn một cơn tóm gọn

Xem tiếp ...

KHOA HỌC

 
Phương Pháp Khoa Học Đối với Phật Giáo Francis Story, Chuyển ngữ: Tịnh Quang-Tịnh Anh
Nhà khoa học trứ danh Bertrand Rusell đã tóm tắt  lập trường về quan điểm Triết học hiện đại như sau:”Giả sử vật lý học mà ông ta đại khái trình bày đúng, chúng ta có thể biết nó là đúng hay không? Và nếu câu trả lời là đúng trong sự khẳng định, điều này có bao hàm sự hiểu biết về các chân lý khác bên cạnh những lý thuyết về vật lý không? Chúng ta có thể nhận thấy rằng, nếu thế giới như vật lý học tuyên bố nó không phải là một tổ chức biệt lập để chúng ta có thể hiểu được nó là cái này hoặc cái kia. Nếu môt tổ chức có thể tự hiểu nó là như vậy, nó phải biết một vài điều khác hơn vật lý học, nhiều nguyên tắc đặc biệt nào đó có thể suy diễn.( “Physis and Experience”, Cambride University Press).
Tâm thức và khoa học là hai phạm trù nghe có vẻ dường như phủ định nhau, nhưng sự phát triển của khoa học không làm mất đi sức ảnh hưởng của tâm thức đến con người, mà hơn thế nữa sự tận cùng của khoa học có lẻ lại chính là tâm thức.
 

PHẬT ĐẢN LIÊN HIỆP QUỐC

 
Hội đồng quốc tế (International Council, trước đây gọi là Ủy ban Tổ chức quốc tế - IOC) gồm 12 nước của Đại lễ Phật đản LHQ 2009 vừa nhóm phiên hội nghị trù bị lần thứ nhất tại trụ sở mới của Đại học Mahachulalongkorn, Wang Noi, Ayutthaya, từ ngày 11-13 tháng 1 năm 2009 để lên kế hoạch chi tiết về chương trình hội thảo và đại lễ tưởng niệm đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết-bàn. Thành viên Việt Nam gồm có GS. Lê Mạnh Thát, nguyên chủ tịch IOC và đại đức Nhật Từ đã tham dự và phát biểu tại hội nghị.
Lúc 14h00 ngày 12-1-09, tại trường Mahachulalongkorn, trụ sở Wang Noi, Ayutthaya, hội nghị đầu tiên của 5 nước thành viên sáng lập Trung tâm Phật học Khu vực Mekong đã nhóm họp để thảo luận chương trình hoạt động của Trung tâm. Năm nước thành viên sáng lập là Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và Việt Nam, cùng ký văn bản ghi nhớ vào tháng 9-2008 vừa qua. Học viện Phật giáo Việt Nam (Khmer) là thành viên sáng lập của Trung tâm này.
Hội thảo Phật giáo quốc tế lần đầu tiên do Viện Nghiên cứu Phật học thuộc đại học Mahachulalongkorn tổ chức tại Wang Noi, Ayutthaya, từ ngày 8-10/1/2009. Gần 90 học giả và các nhà nghiên cứu thuộc 12 quốc gia đã trình bày tham luận về chủ đề: “Phật giáo: Từ kiến thức chân lý đến chất lượng cuộc sống.”
 

Xem tiếp chuyên đề

CÂU ĐỐI

 
Xuân về, mai vàng nở rộ, chúc bốn mùa hạnh phúc;
Tết đến, đào đỏ thắm tươi, cầu tám tiết an khang....
1. Đạo Phật thậm thâm, Tăng-Ni đồng tâm điểm tô dân tộc, Tết đến bạn đọc ghi ân muôn thuở;
2. Ngày Nay vi diệu, Phật-tử nhất trí dựng xây đất nước, Xuân sang tác giả tạc dạ nghìn thu.
Câu Đối năm 2009-Kỷ Sửu Thích Thiện Hữu
Tăng ni đón xuân sang, trà Đạo bên nhau ôi giải thoát;
Phật tử mừng Tết đến, cúc Thiền xúm xuýt thật an vui.

Xem tiếp chuyên đề

 

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 
Ngày 12 tháng 8 năm 2008 (nhằm ngày 12 tháng 7 âm lịch năm Mậu Tý), tại Tổ đình Chùa Hội Khánh đã tổ chức lễ động thổ xây dựng Trung tâm Văn hoá Phật giáo Bình Dương. Đây là công trình lớn, được hình thành bằng tâm huyết và “trí lực, vật lực, tài lực” của nhiều người. Toàn bộ kiến trúc công trình hài hoà với nghệ thuật kiến trúc cổ của tổng thể tổ đình chùa.
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ, biết rõ đường lối tu hành theo tông chỉ “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Xoay lại soi sáng chính mình là phận sự gốc, không cầu bên ngoài mà được). Khi lên ngôi, dù bộn bề trăm việc đối nội và đối ngoại, Ngài vẫn có chỗ sống riêng của mình, tuy ở trong trần mà vẫn vui với Đạo. Năm 41 tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, sau đó xuất gia về núi Yên Tử, lấy hiệu Hương Vân Đại đầu đà, được tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng. Ngài sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành vị Sơ Tổ của dòng Thiền đặc thù Việt Nam.
Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quan trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho hậu thế. Vì vậy cho nên khi nghiên cứu về văn thơ của cụ thì bắt buộc chúng ta phải biết về nhân sinh của chính cụ và qua quan niệm khổ của Phật giáo.
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.

Xem tiếp chuyên đề

 
PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 
Khí trời vào Đông trên đất India cũng như Nepal, Tây Tạng và Bhutan đều thấm lạnh, có nơi tuyết phủ như Hy Mã Lạp Sơn. Tại Tây Tạng cũng có một số nơi quanh năm băng giá. Ngay cả Trung Quốc vẫn có nơi bông tuyết mưa bay; Tộc Tạng, dân Ấn hay  các thổ dân những vùng lân cận chịu chung thời thiết khắc nghiệt, chính vì thế mà con người họ quen cam chịu, nhẫn nại, nhờ truyền thống tâm linh biến thành năng lượng nuôi dưỡng tâm hồn.
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm vừa viên tịch
HT Thích Thánh Nghiêm vừa viên tịch tại Đài Loan vào lúc 4 giờ chiều ngày thứ ba, 3-2-2009, thọ thế 79 tuổi đời.

HT Thánh Nghiêm là một trong bốn vị cao tăng của Phật Giáo Đài Loan trong thời hiện đại, người có trăm ngàn đệ tử tại gia theo tu học. Ngài đã sáng lập dòng thiền Phật Giáo Pháp Cổ Sơn (Dharma Drum Mountain.) từ năm 1989, một tổ chức PG có chi nhánh ở Mỹ & Úc Châu.

 

Huyền Trang, thường gọi là Đường Tăng, Ngài họ Trần, tên Y, người Lạc Châu Câu Thị ( nay thuộc trấn Yển Sư Câu Thị Hà Nam). Năm 13 tuổi xuất gia tại chùa Tịnh Độ Lạc Dương, sau đó đến kinh đô Trường An cầu học, ba năm sau đến Tam Hợp, giảng kinh ở Kinh Châu, rồi đến Triệu Châu, cầu pháp ở Tương Châu, rồi về lại Trường An. Bởi vì Ngài cầu học không ngừng nghĩ nên 20 tuổi đã trở thành vị pháp sư lỗi lạc khắp nam bắc thời bấy giờ. Nhưng kiến thức càng cao thì Ngài phát hiện kinh điễn và những giải thích giáo nghĩa Phật giáo của các vị thầy có đâu đó những sai biệt. Lại khổ nỗi hệ thống kinh điễn Phật Giáo Trung Quốc lúc đó pha tạp nhiều thứcách dịch thì rối ren, khó để tin cậy. Vì thế, Ngài quyết tâm đi tìm cầu gốc tích của kinh điễn, liền đến Thiên Trúc tầm sư học đạo, tìm cầu chân kinh.
OBAMA Là Phật Tử Phan Tấn Hải
Câu hỏi “Obama là Phật Tử?” đã được nêu ra từ nhiều tháng trước cuộc bầu cử tháng 11-2008, nhưng không mấy người bận tâm vì ứng cử viên Barack Obama lúc đó vẫn đều đặn dẫn vợ con đi nhà thờ thuộc một hệ phái Tin Lành, và vì nhiều kẻ kình địch thì lo bận tâm chứng minh rằng Obama đích thị là tín đồ Hồi Giáo… 
 
 

Xem tiếp chuyên đề

KINH
 
Nguyễn Du và Phân Kinh Thạch Đài Đại Lãn
Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài.

Lương triều Chiêu Minh thái tử phân kinh xứ,
Thạch đài do kí “Phân kinh” tự.
Đài cơ vu một vũ hoa trung,
Bách thảo kinh hàn tận khô tử.
Bất kiến di kinh tại hà sở?
Vãng sự không truyền Lương thái tử Thái tử.
Thái tử niên thiếu nịch ư văn,
Cưỡng tác giải sự đồ phân phân.
Phật bản thị không bất trước vật,
Hà hữu hồ kinh an dụng phân?
Linh văn bất tại ngôn ngữ khoa,
Thục vi Kim Cương vi Pháp Hoa?
Sắc không cảnh giới mang bất ngộ,
Si tâm quy Phật Phật sinh ma.
Nhất môn phụ tử đa giao tế,
Nhất niệm chi trung ma tự chí.
Sơn lăng bất dũng liên hoa đài.
Tôi đến chiêm bái chùa H
 

Xem tiếp chuyên đề

 
NGHI THỨC
 
NGUYỆN HƯƠNG
Xin cho khói trầm thơm
Kết thành mây năm sắc
Dâng lên khắp mười phương
Cúng dường vô lượng Phật
Vô lượng chư Bồ Tát
Cùng các Thánh hiền tăng
Nơi pháp giới dung thông

.........

Xem tiếp chuyên đề

 
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
 
Cần Một Chữ Tâm Viên Quý – Ngọc Trâm
“THIỆN CĂN Ở TẠI LÒNG TA
CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI”.
Chúng ta, từ lúc nhỏ đến giờ, chắc hẳn đã từng nghe ai đó bàn về Tâm. Mà khi nghe đến Tâm ta chắc hẳn đặt ra câu hỏi cho mình “Tâm” là gì? Tâm có phải là con tim không ?”. Có rất nhiều học thuyết nói về Tâm nhưng ở đây chúng ta chỉ luận bàn về chữ Tâm theo quan điểm Nhà Phật. Theo quan điểm Nhà Phật thì cho rằng khi nói đến chữ Tâm là đang nói về “Chân Tâm”.
Thay Đổi Quan Niệm, Thói Quen, Suy Nghĩ Và Vận Mệnh Thích Tùng Từ biên soạn - Như Nguyện dịch
Người xưa nói rằng: “con người không phải Thánh hiền làm sao không lỗi? Biết lỗi mà sửa là điều thiện lớn nhất”. Đó là khích lệ những người có ý chí sửa lỗi hướng thiện và thay đổi vận mệnh, đối với những sai lầm đã qua không nên nản lòng lùi bước. Trong cuộc sống gặp phải những điều không tốt cũng đừng oán trời trách người, điều quan trọng là phải kịp thời thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ, cố gắng làm thiện mà không hẹn hò dây dưa, đó không những là điều thiện rất lớn mà còn có khả năng thay đổi vận mệnh. Nếu chúng ta biết được ý nghĩa chói lọi của sanh mạng ở nơi tìm cầu chân lý hoàn hảo chí thiện, tất cả những phẩm đức tu dưỡng tốt và các việc làm lợi ích cho người khác.
Tín Tâm Bất Hoại Vĩnh Hảo
“Thứ nhất tu chợ, thứ nhì tu nhà, thứ ba tu chùa.” Tục ngữ Việt Nam có câu như vậy. Vì là tục ngữ, không thể biết được tác giả là ai. Vị tác giả này có thể là người đã kinh qua ba giai đoạn, ba hoàn cảnh tu tập, nhờ vậy mới có nhận xét chung khá đúng đối với nhiều người để trở thành một tục ngữ phổ quát.
Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua 5 năm lặn lội học đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sinh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các Tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ngay ở cõi Trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng, cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới.. Cuối cùng Ngài nhận ra rằng, chỉ nên tìm học ở ngay chính mình chứ không tìm cầu bên ngoài mà được. Miệt mài thiền định dưới cội Tất bát la, Ngài chứng quả vị tối thượng vào đêm thứ 49, khi sao Mai vừa mọc. Từ đó, Sa môn Cù Đàm trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và đêm lịch sử ấy được gọi là Đêm Thành Đạo.
Tranh Chăn Trâu Đại Thừa và Thiền Tông Thích Tuệ Sỹ
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn. Mãi đến từ đời nhà Tống, thế kỷ XII, nhiều bộ tranh mới bắt đầu xuất hiện từ các tòng lâm, thiền viện, phản ảnh nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập. Như vậy là không phải chỉ có một bộ, mà nhiều bộ "mục ngưu đồ" khác nhau, tất cả đều đượm nhuần tinh thần Phật giáo Bắc Tông. Trong số ấy hiện nay được truyền tụng nhất là tranh của hai họa sĩ áo nâu THANH CƯ và QUÁCH AM.
Phật Dạy Chăn Trâu Thích Tuệ Sỹ
Không hung hăng tàn bạo, bản tánh vốn thuần hậu dễ sai khiến, siêng năng và nhiều nhẫn nại; nhưng lại hay làm bậy do sự si ngốc. Đó là đặc tính của trâu, mà cũng là đặc tính của chúng sinh. Phật không nhất thiết coi chúng sinh như trâu bò. Kinh Phật mà nói đến trâu, là nói đến bản tính si ngốc, vô trí nơi mỗi loài chúng sinh. Hiệu của Phật là Điều ngự sư, nên ngài là một người chăn, hay một người đánh xe khéo léo, đưa chúng sinh đến thành trì an lạc của giải thoát.
Con trâu nhà Phật Huỳnh Kim Quang
Tại các nước nông nghiệp Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, v.v…, trải qua hàng ngàn năm, con trâu là hình ảnh quen thuộc, gần gũi và giúp ích như một phần quan trọng trong sinh hoạt thường nhật của người nông dân. 
Đạo Phật khởi đi từ Ấn Độ và truyền bá sang các nước lân bang trong khu vực Châu Á, cho nên trong truyền thống kinh điển cũng như trong cách dạy đạo từ thời Phật cho đến sau này đều có hình ảnh con trâu hiển hiện. 
 

Xem tiếp chuyên đề

PHẬT TÍCH
 
Hành hương Nhật, Ấn, Lào Thích-Hạnh-Thức 
Tôi vừa có một cuộc hành hương qua 3 nước: Nhật, Ấn-Độ, Lào. Mỗi nước một sắc thái riêng. Nhật-Bản cằn cỗi, sâu sắc; Ấn-Độ tự nhiên, buông thả; Lào thanh bình, chất phát. Xin ghi lại để những ai chưa có duyên qua các nước nầy tham cứu thêm.
“Án Ha Ha Ha Vỹ Sa Ma Lý Ta Bà Ha”. Đó là câu thần chú để chữa bệnh. Và người ta tin là pho tượng Địa Tạng nầy rất linh thiêng, có thể chữa lành mọi bệnh tật....

Xem tiếp chuyên đề

 
QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
 
Vòng Đời & Chuỗi Thời Gian Lê Bích Sơn
Như một sự tình cờ, tôi gặp Trương Phụng trên chuyến tàu từ Thượng Hải đi Đồng Lăng. Phụng đến Cửu Hoa Sơn hành hương, còn tôi đến đó thực hiện công việc nghiên cứu. Trước ngày từ giã ngọn Cửu Hoa, tôi tặng Trương Phụng xâu chuỗi trắng với những lời chúc tốt đẹp nhất. Phụng lặng thinh…
Làm thế nào để trừ tai nạn Tinh Vân đại sư, Như Nguyện dịch
Cuộc sống lắm nhiều những tai nạn bất ngờ không thể lường trước được, phước họa mỗi người không giống nhau, thế giới tự nhiên tai nạn cũng không ít, làm cho con người bệnh tật đau đớn, muốn tìm một nơi không có tai nạn ở đời này quả thật không dể. Tôi đi qua rất nhiều nơi và nhiều quốc gia trên thế giới, tôi cảm thấy Malaysia là nước tương đối tốt cây cối xanh mượt, khí hậu trong lành, nhân dân đều là người lương thiện, nếu như bảo tôi chọn một nơi tương đối bình an trên thế giới thì tôi sẽ chọn Malaysia.
Tự thay đổi mình Như Nguyện dịch
Nguyên Nhất Bình là một nhân viên của công ty Bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản được xem là vị thần bán được nhiều nhất và bán rộng nhất các khoảng bảo hiểm. Lúc nhỏ là một tên rất ác liệt, từng giết thầy giáo, lang thang và ngủ ở khắp các đầu đường xó chợ. Người thân và bạn bè đều cho rằng anh là “phế nhân”, sau đó nhờ gặp được một vị hòa thượng mà cải đổi cả một đời người của anh ta.
Thái độ đối diện cuộc đời Như Nguyện
Có người phụ nữ mời một người thợ sơn về sơn mấy bức tường nhà cô ta để chuẩn bị đón xuân Kỷ Sửu sắp đến , người thợ vừa bước vào cổng nhìn thấy chồng của cô ta bị mù cả hai mắt, lập tức tỏ vẽ rất thương hại. Nhưng người bị mù mắt đó luôn luôn vui vẻ lạc quan yên đời, nên người thợ sơn làm việc ở đó mấy ngày và họ chuyện trò rất ăn ý với nhau, người thợ sơn cũng không nói gì về những điều đáng tiếc của người mù đó.
Chùa và số không! Hoàng Dũng Hùng
Hôm đó là ngày Rằm. Từ rất sớm chùa đã trang hoàng đẹp đẽ để đón Phật tử các nơi đổ về. Tôi vào lễ Phật nơi chánh điện trong thơm ngát mùi hương trầm của bầu không khí trang nghiêm.
Nụ cười kỳ diệu Hoàng Dũng Hùng
Nằm ở ngã tư, trên một trục đường chính, ngôi chùa từ lâu đã thành một điểm đến của nhiều người. Mỗi sớm bình minh, chùa là điểm hẹn của nhiều người tập thể dục và cứ đều đặn như thế, dễ đã có hơn mười năm nay.
 
 

Xem tiếp chuyên đề

 
 
PHẬT TÍCH
 
Dưới Bóng Cây Vô Ưu Hà Vũ Trọng
Hoa Sala hay Tha la, còn gọi là hoa đầu lân mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật Giáo Nguyên Thủy và Nam Tông, gắn bó với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.
Vài nét về Kushinagar Tiến sĩ  Thích Long Vân dịch
Kushinagar là một nơi mà Đức Thế Tôn chọn cho việc nhập Niết Bàn, hay xả bỏ sanh thân cuối cùng của Ngài trên cõi đời này . Kushinagar hay Kushinara được coi như là thủ đô của cộng hoà Malla, một trong những  nước cộng hoà thuộc miền bắc ấn, suốt thế kỷ thứ 6 và thứ 5 BC. Kushinagar được nhận dạng hiện nay với ngôi làng Kasia, 51 kms từ thị xã Gorakhpur ở miền đông của bang Uttar Pradesh, Ấn độ.

 

 
 

Xem tiếp chuyên đề

 
XUÂN
 
Mưa Xuân Vĩnh Hảo
Sau vài ngày rộn ràng với nắng ấm đầu xuân, thời tiết bắt đầu chuyển lạnh theo những cơn gió ngày đêm thổi qua vùng này. Những hàng cây đơm đầy hoa trắng ở vườn trước đã không ngại ngần buông thả từng đợt hoa theo gió, trải khắp mặt đất. Từ xa, trông như tuyết đang rơi. Khắp đất vườn là hoa tuyết.
Một thời để nhớ Thiện Lợi
Ai cũng có một thời để nhớ,  người thì vàng son, người thì hiu hẩm. Không sao, sống trong hiện tại, đôi lúc chúng ta cũng cần phải vậy. Hãy thử một lần đi tìm dĩ vãng, vui hay buồn cũng đều đọng lại trong ta một kinh nghiệm sống nhất định hữu ích, miễn sao ta biết dùng trí quan sát, sắp xếp để bước chân của mình trên đường đời càng vững chải hơn.
Xuân Hạnh Phúc Thích Trừng Sĩ
Chúng ta đều biết một năm có mười hai tháng, một tháng có bốn tuần lễ, một tuần lễ có bảy ngày đêm, một ngày đêm có hai mươi bốn giờ đồng hồ, một giờ có sáu mươi phút …luôn trôi qua trong từng sát na của cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mặc dầu thời gian trôi qua trôi qua, nhưng Xuân Hạnh Phúc thì luôn hằng hữu trong ta và trong bạn, trong gia đình và trong tự viện, trong khắp mọi nơi và mọi chốn.  
Tết Tây Tâm Chơn
Tiếng pháo nổ dòn rộn rã trước sân
Bên bếp lửa bập bùng
Quây quần
Những người con xa xứ
Trong nhau....
Tết Ta Tâm Chơn
Tết Việt trên đất Mỹ
Lặng lẽ
Hân hoan
Vội vàng
Chuyện đương nhiên!
Xuân Kỷ Sửu Thích Nữ Giới Hương
Năm 2009 là kỷ sửu, tức là năm con trâu. Trong Phật giáo, biểu tượng trâu được ví cho tâm vọng tưởng, tham, sân, si, buông lung, thiếu tự chủ của chúng ta.  Đức Phật cũng như chư Tổ đã để lại nhiều lời dạy quý giá để chăn giữ con trâu tâm ý này.

Xem tiếp chuyên đề

 
TỪ THIỆN
 
Đạo Phật Ngày Nay tổ chức phóng sanh tại chùa Diệu Pháp ngày 20/02/2009
Theo lời Phật dạy, việc phóng sanh để tu tập phát triển lòng từ bi, giúp những chúng sanh vượt thoát nguy hiểm và hoạn nạn để đạt đến an vui. Với ý nghĩa đó, vào ngày 20/02/2009 nhằm ngày 26/01 năm Kỷ Sửu, thầy Phổ Giác – đại diện cho Đạo Phật Ngày Nay -  cùng gia đình Ngọc Hường và nhiều Phật tử đã đồng phát tâm phóng sanh, giải cứu một số loài cá cùng nhiều động vật ở đồng tại chùa Diệu Pháp, quận Bình Thạnh.
Vào ngày 15/02/2009 nhằm ngày 21/01 năm Kỷ Sửu, đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay do thầy Phổ Giác hướng dẫn đã đến thác Giang Điền làm lễ phóng sanh cá. Sau đó đoàn đã đến chùa Hội An huyện Vĩnh Cữu, tại đây thầy Phổ Giác đã thuyết giảng và phát quà cho 230 hộ gia đình nghèo. Ngoài ra đoàn còn tặng nhiều kinh sách, băng đĩa do thầy Nhật Từ giảng dạy và soạn dịch. Tổng giá trị chi phí hơn 46.000.000 đồng do nhóm Phật tử từ thiện Duyên Lành ủng hộ và đóng góp.
Đạo Phật Ngày Nay hoạt động từ thiện tại tỉnh Đồng Nai ngày 08/02/2009
Ngày 08/02/2009 (nhằm ngày 14/01 âm lịch) đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay do thầy Phổ Giác làm trưởng đoàn đã đến chùa Long Quang, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tại đây thầy Phổ Giác đã thuyết giảng và phát quà cho 200 hộ gia đình nghèo. Ngoài hiện vật trên còn có biếu tặng các loại kinh sách, băng đĩa do thầy Nhật Từ dịch thuật, giảng dạy và chuỗi niệm Phật. Tổng trị giá các phần quà khoảng 30.000.000 đồng do nhóm Phật tử Hải Hạnh ở Úc châu và ban ấn tống từ thiện Đạo Phật Ngày Nay cùng ủng hộ.
Đạo Phật Ngày Nay hoạt động từ thiện tại chùa Long Quang, tỉnh An Giang
Vào ngày 17/01/2009 , đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay do thầy Thích Nhật Từ làm trưởng đoàn, cùng đi có thầy Phổ Giác – phó ban Đạo Phật Ngày Nay – đã đến chùa Long Quang, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Tại đây, thầy Nhật Từ đã thuyết giảng và phát quà cho 420 hộ gia đình nghèo và ủng hộ bộ cửa của chánh điện chùa Long Quang. Tổng trị giá gần: 140.000.000 đồng.
Hoạt động mổ mắt từ thiện của Đạo Phật Ngày Nay tại trung tâm mổ mắt nhân đạo TP.HCM ngày 12/1/2009 
Vào ngày 13/01/2009, đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay do thầy Phổ Giác hướng dẫn đã đến trung tâm mổ mắt nhân đạo TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, đoàn đã hỗ trợ mổ mắt cho 40 ca bình thường và 1 ca đặc biệt. Tổng giá trị là 29.000.000 đồng do nhóm Phật tử Hải Hạnh ở Úc châu tài trợ.

 

Tổng Kết Các Hoạt Động Của Ban Ấn Tống Đạo Phật Ngày Nay Năm 2008
Ngày 27/12/2008 vừa qua, Ban ấn tống Đạo Phật Ngày Nay đã họp mặt và đánh giá tổng kết các hoạt động ấn tống kinh sách băng đĩa trong năm 2008. Cuộc họp đã diễn ra dưới sự chủ trì của thầy Thích Nhật Từ và sự tham dự của thầy Thích Đạt Ma Phổ Giác (phó ban ấn tống), cùng các Phật tử trong ban ấn tống Đạo Phật Ngày Nay. Mở đầu buổi họp mặt thầy Nhật Từ đã thay mặt tán dương tất cả các hội viên và toàn thể các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã đóng góp tịnh tài, tịnh vật để góp phần chia sẻ đến những người có nhu cầu muốn tìm hiểu về Phật pháp mà chưa có đủ điều kiện học hỏi và hành trì.   
Ngày 14/12/2008 đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay chùa Giác Ngộ do thầy Phổ Giác hướng dẫn đã đến chùa Thiên Phước, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thuyết giảng và phát quà cho gần 300 hộ gia đình nghèo cùng các em trong lớp học tình thương tại đây. Tổng trị giá các phần quà khoảng 30 triệu đồng do nhóm Phật tử Hải Hạnh ở Úc, Ngọc Hường và các Phật tử gần xa đóng góp.
Vào ngày 29/12/2008 , thầy Phổ Giác – ban từ thiện Đạo Phật Ngày Nay – cùng các gia đình Phật tử bác sĩ Việt Hằng, Trần Hoa Mai Huỳnh đã đến thăm 2 trường nuôi dạy trẻ mồ côi chùa Pháp Võ quận Nhà Bè và chùa Long Hoa quận 7. Tại đây đoàn đã tặng cho mỗi em 1 bộ đồ tết cùng với bao lì xì trị giá 20.000 đồng với tổng chi phí khoảng 30 triệu đồng. Với tấm lòng “của ít lòng nhiều” mong các em chăm chỉ học tập  để mai sau lớn lên đóng góp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
 

DANH SÁCH CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY TRONG NĂM 2009

 
1. Ủng hộ tiền quà cho bệnh nhân nghèo ở phòng khám đa khoa chùa Long Bửu, tỉnh Bình Dương (05/01/2009) với số tiền 10.000.000 đồng.
2. Cúng dường cửa chánh điện chùa Long Quang ở Châu Đốc với số tiền $2900 AUD (35 triệu 650 ngàn đồng VN) và $500 USD.
2. Cúng dường ấn tống kinh sách
 

Xem tiếp chuyên đề

 
VU LAN
 
Bông Hồng Trắng Hay Đỏ? Lâm Kim Loan
Sau cú điện thoại của em gái tôi, vào lúc 7 giờ 20 sáng ngày thứ Ba, 10 tháng 7 vừa qua, tôi biết tôi đã dự đoán sai về cách từ biệt cõi đời, cách chết của má tôi.
Khi tôi còn nhỏ, bên bà, nhiều lần tôi thấy bà thở hắt ra mạnh và nhanh. Bà bảo là do làm công chuyện nhiều nên bị mệt. Mệt như vậy mà cũng ráng rặn ra cho ba tôi và cho đời tám trự, trong đó có con nhỏ lóc chóc đủ chuyện lắm trò này. (Má tôi thường nói tôi bị Mụ Bà nắn lộn, lẽ ra tôi là con trai mới phải. Dì tôi nói tại má tôi sanh trước ngày tháng Trời định nên Mụ Bà chưa kịp gắn cho tôi " trái ớt hiểm").

Xem tiếp chuyên đề

 
DIỄN ĐÀN
 
Quê Hương Muôn Thuở Quốc Anh
Có một lịch sử oai hùng, hồn quê hương ngọt ngào đường mía lau như thế, thì anh em chị em phải gìn giữ, đắp xây, phải “tay trong tay, tình trong tình, máu trong máu”, để tình dân tộc ngàn đời không biến chuyển đổi thay. Thế mới chính là đích thực yêu quê hương, thương nòi giống Âu Lạc, trân quý nguồn cội Tiên Rồng.
Quan niệm, quan điểm về bản chất hay nguồn gốc con người và vạn hữu, là thuộc triết học hoặc siêu hình học, đã có những minh sư hiền triết trình bày dưới nhiều quan điểm và dạng thức khác nhau. Tùy mức độ trí tuệ nhận thức của loài người, mà quan niệm đó được nhìn nhận đánh giá thông qua những giá trị khác nhau.
Nếu hạnh phúc là đối tượng mà nhân loại mãi đi tìm, thì hẳn phương pháp tìm ra đáp số về bài toán hạnh phúc là mối quan tâm của nhân loại. Hạnh phúc ở đâu, nó là gì, những điều này được giải đáp thỏa đáng trong tinh thần Viên Giác. Viên Giác chỉ cho ta thấy rằng, tất cả là sự lưu xuất là phóng ảnh của tâm thức. Trở về với tâm là trở về với suối nguồn hạnh phúc dạt dào từ thuở ban sơ.
Cuộc đời được trang bị bằng một tấm thảm nhung muôn màu muôn vẻ, mà con người lại nhìn qua lăng kính màu, do đó mà tạo ra một cuộc sống phù du, bon chen tất bật, để rồi trôi lăn trong luân hồi kiếp này sang kiếp nọ, không biết ngõ thoát ra, khổ này nối tiếp khổ khác không bờ bến. Với lòng từ bi vô lượng vô biên, Thế tôn đã chỉ cho chúng sanh thấy được nguyên nhân của khổ, đó là do không liễu tri được bản chất của các pháp, chúng vốn không có thật thể, do duyên hợp mà thành, như người bệnh mắt, thấy có hoa đốm trong không gian. Mục đích cuối cùng mà đức Thế tôn nhắm chỉ cho chúng sanh, là thấy được viên minh châu trong chéo áo.
Tâm Như Bất Thối nhìn dòng đời Tịnh Nghiêm
Thông reo trăng nước sáng
        Không ảnh cũng không hình
        Sắc thân là như vậy,
        Hư không tìm tiếng vàng
                                             (TS Minh Trí)
Cuộc đời là một dòng chấy bất diệt, có đến có đi, tất cả đều như cơn mộng triền miên lung lay trước gió. Ảo ảnh của bóng mê như  đang tìm về cội nguồn của chính nó và thức giấc một cuộc mộng đảo điên. Chúng ta sống nhưng thật chất chưa một lần được sống đúng nghĩa, vì chúng ta dang bị “không hoa” chi phối, cho nên giữa muôn trùng biền biệt, như như không này, nhà thơ Mặc Giang đã nói lên quy luật dĩ nhiên như nhiên, mà thế nhân ngu muội khó mà chấp nhận.
Nhìn qua Tâm Như Bất Thối Liên Diệu (Phạm Thị Thiêm)
“Ta là ai mà yêu quá đời này” (Trịnh Công Sơn). Nếu nhìn câu ca trên bằng một khía cạnh khác, khía cạnh của sự thanh tịnh thì cũng xứng lắm chứ! Trong kinh Duy Ma Cật, ngài Xá-Lợi Phất than thở cảnh giới ta bà sao mà xấu xí, gò nổng chông gai; thế mà Loa Kế Phạm thiên lại có cái nhìn khác, thấy cảnh giới ta bà là trang nghiêm thanh tịnh.
Đừng Khóc Nữa Bạn Ơi! Kayla
3h sáng, chuông điện thọai vang lên, vẫn còn thức để hòan thành cho xong bản kế họach phải nộp vào ngày mai, lao vội lại chiếc điện thọai mà chân tay đều bủn rủn, sợ nhất là phải nhận điện thọai vào giờ này vì thường là chuyện chẳng lành, phía bên kia, giọng nhỏ em vang lên: "Chị ơi, mẹ chị Thùy mất rồi".
 

Xem tiếp chuyên đề

THƠ
 
Hỏa Hoạn Điêu Tàn Mặc Giang
Tuyển tập 10 bài mới - thơ Mặc Giang
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 75
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 74

Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 73

Tuyển Tập 10 bài -thơ Mặc Giang - 72
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 71
Chuyện Ngày Về Tâm Chơn

Xem tiếp chuyên đề

 
 
 
 
 
 
 
 

Xem Pháp Thoại VCD Của Thầy Nhật Từ

Các pháp thoại VCD của thầy Nhật Từ phần lớn được phổ biến trên trang google qua địa chỉ: http://video.google.com. Để xem trực tiếp các bài pháp thoại trên mạng, quý khán giả sau khi vào http://video.google.com điền tên Thích Nhật Từ, tất cả các pháp thoại VCD sẽ xuất hiện. Click vào bài cần nghe 

 

 

 

TRANG ĐẠI TẠNG KINH MP3 VÀ PHÁP THOẠI CỦA THẦY NHẬT TỪ

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2008

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2007

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Úc châu 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2004

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ phân theo mẫu tự ABC

•  Đạo Phật và cuộc sống (hơn 80 bài giảng về Kinh Trung Bộ)

•  Thế giới Cực Lạc (7 bài giảng về Kinh A-di-đà)

•  Dược chất tâm linh (8 bài giảng về Kinh Dược Sư)

•  Dộng tan cửa ngục (14 bài giảng giải Kinh Địa Tạng)

•  Siêu độ vong linh (6 bài giảng về Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, 2006)

•  Các nguyên tắc sư phạm Phật giáo (13 bài giảng tại Khoá Cao cấp Giảng Sư, tháng 2006)

•  Đối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư (8 bài giảng về Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, 2006)

•  Các pháp thoại tại trại tù, trại cai nghiện, trung tâm Bảo trợ XH và phục hồi nhân phẩm phụ nữ

•  Pháp thoại về mười hai con giáp

•  Pháp Thoại tại Hoa Kỳ, Mùa Hạ 2007 --> Lịch giảng chi tiết

 

 

>>  Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay  <<

 
 
 
PHÁP THOẠI THÁNG 1 & 2 NĂM 2009
04-01-09: Tranh Chăn Trâu Thiền Tông Chùa Xá Lợi
17-01-09: Triết Lý Về Trâu Chùa Long Quang - Tân Châu - An Giang
01-02-09: Giải Trừ Nghiệp Chướng Trong Kinh Dược Sư Chùa Hội An - Trị An - Đồng Nai
02-02-09: Thần Tài Gõ Cửa Chùa Giác Ngộ
07-02-09: Tương Lai Trong Tay Ta Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
08-02-09: Gieo Lộc Đầu Xuân Chùa Ấn Quang
08-02-09: Quán Niệm Về Xuân Chùa Giác Ngộ
09-02-09: Thờ Cúng Phật Chùa Quan Âm - Hồng Ngự - Đồng Tháp
15-02-09: Chuyện Tình Nghiệt Ngã Chùa Phổ Quang - Tân Bình
18-02-09: Thuyền Từ Phổ Độ (Phần 1-2) Khánh thành Chùa Linh Giác, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
18-02-09: Thuyền Từ Phổ Độ (Phần 2-2) Khánh thành Chùa Linh Giác, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

 

 

 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm dịch các bài pháp thoại ra tiếng Anh  Hải Hạnh

Tâm thư  kêu gọi phát tâm đánh máy bài giảng   Hải Hạnh

 

 

Nhac thiền Phật giáo

 

BÀI VÀO MẠNG HÀNG THÁNG

 

Năm 2009: 1-2009 |

Năm 2008: 1-2008 | 2-2008 | 3-2008 | 4-2008 | 5-2008 | 6-2008 | 7-2008 | 8-2008 | 9-2008 | 10-2008 | 11-2008 | 12-2008

Năm 2007: 1-2007 | 2-2007 | 3-2007 | 4-2007 | 5-2007 | 6-2007 | 7-2007 | 8-2007 | 9-2007 | 10-2007 | 11-2007 | 12-2007

Năm 2000 - 2007

 

TRANG WEB MỚI

- Tự Điển Anh-Việt có thêm chú thích chử Hán, hình ảnh, video link các pháp thoại của Chư Tôn Đức. Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh & Nguyên Hiển Trần Tiễn Huyến
- Phiên Âm toàn bộ Đại Tạng Kinh Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh & Nguyên Hiển Trần Tiễn Huyến Toàn bộ có hơn 9000 phiên bản
- Từ Điển Anh-Việt có Photos và Videos Thiện Phúc
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM: Mô hình giáo dục và học thuật của Phật giáo Việt Nam thời cận đại
- Từ Điển Anh-Việt có Photos và Videos Thiện Phúc

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 

HỘP THƠ PHẬT HỌC
(Hãy bấm chuột vào đây để đặt câu hỏi)

 Thông báo |Tạp chí nghiên cứu Phật học
Thảm hoạ Phật giáo tại Afghanistan | Tuyển Tập Ảnh | Đồng Hồ Thế Giới|Phòng chống bão lụt
Screen Saver | Mailing List | Góp ý | Sổ lưu bút (online) | Giới thiệu trang nhà | Nạp trang nhà | WebRing

VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

VÀI NÉT VỀ THẦY THÍCH NHẬT TỪ

PHÁT TÂM CÚNG DƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 
 
....
MỤC LỤC

PG cho người bắt đầu | Đức Phật & Phật pháp | Kinh Điển | Kinh MP3 | Nghi thức tụng niệm | Thiền định | Niệm Phật
Phật giáo Việt Nam | Phật giáo năm Châu | Bồ-tát đạo | Pháp trích lục | Triết học PG | Giáo dục PG | Văn hóa PG
Đạo đức-Tâm lý học PG | PG & Khoa học | Xã hội học PG | PG & Kinh tế | PG & Quản trị | PG & Sinh thái
Phật tích | Đối thoại | Diễn Đàn | Điểm sách | Ăn chay | Cuộc sống | Xuân  Vu-lan-bồn | Văn Học| Thơ | Tin Tức PG | Từ thiện  |  Truyện | Nhạc
Từ điển-Tham khảo | Pháp luận khác | Tâm tình độc giả | Thư mục sách | Ban biên tập | Tác giả-Dịch giả | Links | Pháp Âm


You are visitor number since May 6, 2000

Thành lập ngày 22-2-2000

 
http://www.buddhismtoday.comOther websites 
 

Biên tập: Tỳ-kheo Thích Nhật Từ | Phó biên tập: Thích Lệ Thọ | Phụ trách mạng: Thích Phước Huệ | Trợ lý: Hải Hạnh - Giác Định
Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com
Thư từ tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email: tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com
Liên lạc thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi về:
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại từ nước ngoài: +84-908-153-160 (M); +84-8-830-9570 (H); trong nước: 0908153160; 8309570.