Download Unicode Font Trang Tiếng Anh
Nam-mo Bon Su Thich-ca-mau-ni Phat
 
 

 

 

 

Năm 2008: 01-2008 | 02-2008 | 03-2008 | 04-2008 | 05-2008 | 06-2008 | 07-2008 | 08-2008

THÔNG BÁO

Ngày thi tuyển và nhập học của lớp Hán Nôm tại Tu Viện Huệ Quang trong niên học 2008-2009, được ấn định như sau:

1-       Ngày thi tuyển vào Năm thứ I: Thứ bảy, ngày 13-09-2008, tức 14-08-Mậu Tý.

2-       Ngày nhập học của các lớp: Ghi Danh, Năm thứ I, Năm thứ III: Thứ năm, ngày 02-10-2008, tức 04-09-Mậu Tý

Xem tiếp

TIN TỨC
 
Hôm nay, 25/09/2008 (26/08AL), dưới mái chùa Giác Ngộ phủ kín những tường rêu, buổi họp định kỳ (vào lúc 5h mỗi thứ Năm cuối tháng) được diễn ra. Trong buổi họp này, CLB đã cơ cấu bổ sung thành phần nhân sự trong Ban, tổng kết lại chương trình phát quà Trung Thu cho các đạo tràng, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy, sinh hoạt… và đặc biệt là chương trình “Tặng quà năm học mới cho Tăng Ni sinh tại CLB Hoằng Pháp Trẻ” dưới sự tài trợ của chùa Quê Hương, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
XÃ HỘI HỌC
 
Cải Đạo Trần Kiêm Đoàn
Tôn giáo có mặt cùng thời với lịch sử con người. Có vật chất, tất phải có tinh thần. Có sống chết, có hiện tượng còn mất trong đời sống vật lý, tất phải có các mô thức tâm lý và tâm linh để chống lại sự mất còn bèo bọt đó. Từ đấy, tham vọng bất tử của con người là phải xây dựng một hệ thống thần linh để nuôi lớn hy vọng (có thật) thành đức tin (ước mơ) rằng, con người sẽ sống đời vĩnh hằng sau khi chết trong một thế giới thiêng liêng của thần linh. Phản ứng tâm linh thời sơ khai nhất của con người trước một cuộc sống biến động vô thường là sự sợ hãi và kính ngưỡng đối tượng thiên nhiên chung quanh như đất, đá, núi sông... cũng như những hiện tượng thiên nhiên như mây mưa, sấm sét, gió bão...

Xem tiếp chuyên đề

THIỀN
 
Tranh chăn Trâu Đại Thừa Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Trong “Kinh Di Giáo” nơi mục “chế tâm” Đức Phật có dạy về việc tu tập hành trì là: “Phải kiềm chế năm căn, đừng để nó buông thả vào năm dục. Ví như người chăn trâu, cầm roi dòm ngó nó, không để cho nó tha hồ xâm phạm vào lúa mạ người ta. Nếu buông thả năm căn, chẳng phải nó chỉ lan vào năm dục, mà nó, hầu như xông tới không bờ bến nào và không thể chế-phục được!”… “Thế nên, bậc trí giả kiềm chế năm căn mà chẳng dựa theo, gìn giữ nó như giặc, không để cho nó buông lung. Giả như, để cho nó buông lung, chẳng bao lâu, sẽ thấy sự tan diệt vì nó. Đối với năm căn ấy, tâm làm chủ chúng”… “Tâm rất đáng sợ, sợ hơn rắn độc, ác thú, oán tặc. Và ngay như lửa cháy bừng bừng cũng chưa đủ làm ví-dụ về chúng!”

Xem tiếp chuyên đề

 
NIỆM PHẬT
 
Khuyến Tu Pháp Môn Tịnh Độ Cư Sĩ Thiện Thông
Đạo hữu nghe được nhiều bài giảng Phật Pháp của Thầy thì rất tốt, nhưng bên cạnh đó mình nên chọn cho mình 1 pháp môn Tu để sau này mình được nhiều lợi ích hơn. Đồng ý là nghe nhiều thì có trí huệ và Công Đức. Bên cạnh đó nếu mà chỉ nghe mà không chọn pháp môn tu thì khó có thể giải thoát khỏi sanh tử. Giống như 1 miếng bánh rất thơm ngon nếu chỉ ngửi mùi thôi thì mình không biết vị ngon ngọt thế nào, đến khi mình ngửi và ăn thì mới biết bánh đó thật sự ngon như thế nào. Cũng vậy, nếu mình chỉ nghe Phật Pháp mà không chọn pháp môn Tu thì cũng giống như ngửi bánh ngon mà không được ăn vậy. Mình nên có Văn, Tu và Chứng.
Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung Hòa Thượng Tịnh Không, Thích Nhuận Nghi dịch
Tên của bộ kinh này có 8 chữ, tôi phân ra làm 5 đoạn để giải thích cho quý vị dễ hiểụ
Thứ nhất “A-nan”. A-nan là tên người, Ngài là em họ của đức Phật Thích- ca Mâu- nị Sau khi xuất gia, Ngài được đại chúng cử làm thị giả cho Phật. Ngài cũng là người nổi tiếng nhất về khả năng nghe nhiều, nhớ nhiều trong mười đại đệ tử của Phật.
Cách Trợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung Hòa Thượng Tịnh Không, Thích Nhuận Nghi dịch
Nam: Kinh Đại Tập nói rằng:
“Vào thời mạt pháp người tu hành rất đông nhưng khó có người đắc đạo chỉ nương vào Pháp môn niệm Phật thì mới thoát khỏi sanh tử”.
Tây Phương Cực Lạc là Quê Hương Hòa Thượng Tịnh Không, Thích Nhuận Nghi dịch
1-VÌ SAO CẦN PHẢI NIỆM PHẬT? Lúc bình thường tại sao bạn cần phải niệm Phật? Vì bình thường niệm Phật là để chuẩn bị cho khi lâm chung. Vì sao không đợi đến lâm chung mới niệm Phật? Vì hằng ngày niệm Phật chính là để huân tập hạt giống Phật vào trong tâm của bạn. Nếu bạn niệm mãi thì trải qua thời gian hạt giống đó lớn dần lên trong mảnh đất tâm của bạn và đưa bạn đến kết quả giải thoát giác ngộ.
Tịnh Độ Vấn Đáp Hòa Thượng Tịnh Không, Thích Nhuận Nghi dịch
Sau khi chứng ngộ quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu thuyết pháp độ sanh suốt 49 năm. Những dòng pháp của Thế Tôn như dòng suối “Cam Lồ” tưới mát cho tất cả chúng sanh đang bị nóng bức, bị đốt cháy, bởi lửa tham sân si. Dòng pháp vị nhiệm mầu ấy đã chảy từ mấy ngàn năm trước và tiếp tục chảy mãi, chảy mãi đến nơi nào khổ đau bởi do tham lam, sân hận, si mê còn đang ngự trị. Chính là dòng chảy của Phật giáo qua các pháp môn tu tập, như trăm sông, ngàn suối rồi về chung biển cả.
 

Xem tiếp chuyên đề

ĂN CHAY
 
Những Lý Do Để Chúng Ta Ăn Chay Tâm Quang Nguyên (dịch)
Môi trường: Việc ăn chay sẽ giúp bảo tồn nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ... Theo các công trình nghiên cứu để sản xuất 1 calorie protein thịt bò thì mất khoảng 78 calorie năng lượng nhiên liệu hóa thạch; 35 calorie năng lượng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất cho một calorie thịt heo; tương tự cho 22 calorie cho một calorie thịt gia cầm; nhưng để sản xuất 1 calorie đậu nành thì chỉ với 1 calorie năng lượng nhiên liệu.

Xem tiếp chuyên đề

KINH
 
Kinh Pháp Hoa được gọi là Viên giáo, vì bao hàm được tất cả các kinh điển mà Đức Phật đã thuyết trong suốt cuộc đời Ngài. Các pháp Phật dạy đều là phương tiện để giúp chúng ta thâm nhập thế giới Phật, được kinh Pháp Hoa ví như thuyền bè đưa người từ niềm an lạc này đến niềm an lạc khác, để sau cùng tất cả hành giả đều chứng Nhứt thiết chủng trí. Vì vậy, nếu không thực hành giáo pháp, chắc chắn đời đời kiếp kiếp ở trong Nhà lửa tam giới.

Xem tiếp chuyên đề

KHOA HỌC
 
Trước hết tôi cần phải nói rõ rằng: “Phật Giáo là một chủ đề vĩ đại, vô cùng vĩ đại với một rừng Kinh Sách, Giáo lý và Triết lý.  Hiếm có người có thể tự nhận là mình đã thông suốt toàn bộ Giáo lý của Đức Phật.  Thứ đến, Khoa Học cũng là một chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn, và tôi tin rằng không một người nào dám nói là mình đã biết hết về Khoa Học.  Cho nên, tôi chỉ xin cố gắng trình bày vài nét về đề tài “Phật Giáo & Khoa Học” theo sự hiểu biết của tôi, nhưng tôi tin chắc chắn cũng còn nhiều thiếu sót.
Lời giới thiệu: Thế kỷ thứ 21 được mọi người nghĩ là thế kỷ của Khoa học. Những tiến bộ vượt bực của Khoa học trong thế kỷ này đã đưa nền kinh tế thế giới, do đó mức sống nhân loại nói chung lên cao chưa từng thấy. Cho nên người ta nghĩ Khoa học chính là nền tảng của tiến bộ, phải là  thước đo cho mọi tiến bộ. Người ta lấy mắt Khoa học nhìn vào mọi chuyện để định hay dở, đôi khi phải trái.

 

Xem tiếp chuyên đề

PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 
PHẬT QUỐC KÝ SỰ   (Sách)    Thích Phước Tiến 
Trong khi viết lời bình cho bộ phim với tựa đề Phật Quốc Ký Sự, chúng tôi nhận thấy nhiều thông tin quan trọng, cần giới thiệu đến các Phật tử và những người muốn tìm hiểu về đất Phật. Và đó là khởi điểm cho tập sách nhỏ này được ra đời cùng một chủ đề. Trong tập sách này, chúng tôi chú trọng chủ yếu đến tứ động tâm, là bốn sự kiện trọng đại liên hệ đến cuộc đời đức Phật: Đản Sanh, Thành Đạo, Chuyển Pháp Luân và Nhập Niết Bàn. Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên hệ đến những thánh tích cần thiết, mong được chia sẽ cùng quý bạn đọc về những điều đã chứng kiến và bao tâm sự vui buồn được cảm nhận trong chuyến hành hương vào dịp xuân Mậu Tý - 2008.
BA MƯƠI BA VỊ TỔ ẤN-HOA      (Sách)   Thích Thanh Từ
1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp  (Mahakasyapa) (Đồng thời đức Phật)
Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thuở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa.......

Xem tiếp chuyên đề

 
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
 
NIỀM VUI NGÀY KHAI TRƯỜNG    Giác Hạnh Tâm   
Nhân ngày khai trường năm học mới 2008, chúng con kính dâng lên Sư phụ tấm lòng tri ân, như người ta thường nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, mặc dù trình độ học vấn không bao nhiêu, nhưng trước hết chúng con xin thành tâm cảm tạ Sư phụ đã dìu dắt cho chúng con thấy được niềm vui của chánh kiến.

Xem tiếp chuyên đề

 
VĂN HÓA
 
Hòa cùng với nhiều hoạt động vui Trung thu trên khắp cả nước. Năm nay Câu Lạc Bộ Hoằng Pháp Trẻ (CLB. HPT) do Đại Đức Thích Phước Huệ làm chủ nhiệm cùng với quý thầy cô trong bang thường trực mang những món quà Trung thu từ miền xuôi gởi đến các em nhỏ vùng sâu, nhằm giúp các em vui rằm tháng tám.
Chốn An Bình Trí Liên
Chùa Phật Đà có hai nơi tôi thích đến nhất, đó là ngôi Chánh điện đơn giản nhưng trang nghiêm và tôn tượng Quán Thế Âm lộ thiên đầy oai lực thiêng liêng huyền bí.
Mùa xuân đang bắt đầu trở về. Bầu trời trong lành xanh ngát, mây trắng hiền hậu vô tư, gió mát bay bay giữa đất trời thương yêu thênh thang. Nhưng tất cả rồi cũng không khác gì cánh chim bằng tung mình giữa trời hồng muôn vẻ, để luôn tự thấy mình nhỏ bé, để dẹp bỏ cái cao ngạo kiêu hảnh đang còn tiềm ẩn trong mỗi con người. Tuy không phô bày, nhưng ai cũng muốn mình làm trung tâm của vũ trụ.

Xem tiếp chuyên đề

ĐỐI THOẠI
 
Đối kháng là một quyền căn bản của con người khi chúng ta phải đối diện với những sự bất công, những sự áp bức, cưỡng bách v… v…ngoài ý muốn của chúng ta.  Nhưng khi chỉ vì chúng ta không đồng ý, không hợp ý với chúng ta, mà đưa ra những hành động đối kháng bất kể lý lẽ, bất kể là nó có thích hợp hay không, và có tính cách làm càn làm ẩu, thì sự đối kháng chính đáng trở thành một “Thói Đời Đối Kháng”, từ “thói” đã nói lên ý nghĩa của cụm từ “Thói Đời Đối Kháng”.  Từ “thói” này được cụ Nguyễn Du dùng trong câu “(Chúa) Trời (xanh) quen thói má hồng đánh ghen” [Note: Ngày nay người Ca-Tô thường cho Trời của người Việt Nam chính là “Chúa Trời”].  Nếu Chúa của họ ghét “má hồng” thì các tôi tớ tỳ nữ Việt Nam của Chúa  tất nhiên  cũng phải ghét “màu hồng”.  Vì vậy tại sao chúng ta thấy họ giở cái trò “thói đời đối kháng” ở các WYD từ trước đến nay để biểu thị  tâm cảnh “đánh ghen” với “màu hồng”.
Đại Đức Thích Nhật Từ Minh Mẫn
Gần một tháng nay, ngày nào trên mạng truyền thông cũng xuất hiện nhiều bài viết và đánh thầy T. Nhật Từ, dữ dội hơn ngài Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn. 
Những người tỵ nạn CS chạy sang định cư các nước Tây phương để tìm một cuộc sống thoải mái hơn, tự do hơn, dân chủ hơn để có điều kiện giúp đỡ thân nhân còn lại trong nước!
Ma Quân Quấy Nhiễu Sư Tăng [Nhưng Thất Bại !] Trần Chung Ngọc
Khi xưa Đường Tăng đi Thiên Trúc thỉnh Kinh, dọc đường bị nhiều ma quân quấy nhiễu nhưng tất cả đều thất bại cúp đầu rút lui. Tưởng đây chỉ là chuyện cổ tích, nhưng không ngờ ngày nay cũng có vụ một Sư Tăng đi thuyết Pháp ở Tân Thế Giới, dọc đường cũng bị ma quân quấy nhiễu. Nhưng những ma quân này chỉ là đám ruồi bu, cho nên không cần đến lang nha bổng mà chỉ cần đến một cái computer và một cái software tiếng Việt là có thể dẹp đám ma quân cho chúng khỏi tiếp tục quấy nhiễu.
ĐĐ Thích Nhật Từ và Các Xóm Đạo Washington D.C. Trần Chung Ngọc
Tối thứ Sáu vừa qua (08/08/08), tôi ngồi xem chương trình khai mạc Thế Vận Hội Thế Giới 2008 ở Bắc Kinh. Phải công nhận rằng đây là một “Show case” vô cùng vĩ đại đầy sáng kiến và “techno” của anh Ba, đến độ một nhà báo trên tờ Chiaco Tribune đã viết là, so với cuộc trình diễn này thì những cuộc trình diễn huy hoàng nhất ở Las Vegas cũng chỉ như cuộc “Picnic của nhà thờ” (a Church picnic"). Tôi nghĩ rằng, từ nay có lẽ thế giới không còn ai dám coi thường anh Ba như “Liên Quân Bát Quốc” khi xưa nữa, kể cả Mỹ.

Xem tiếp chuyên đề

 
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
 
Việc thờ phượng và chiêm bái Xá-Lợi Phật đã được phổ biến đến Phật tử Việt Nam rất lâu. Xá-Lợi Phật là phần di thể còn lại sau lễ hỏa táng nhục thân của một bậc vĩ nhân đã sanh ra trong hoàng tộc Sākya: Thái tử Siddhattha (Sĩ-đạt-ta). Ngài đã từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con thơ, lên đường tầm cầu giải thoát, đã thanh lọc mọi ô nhiễm trong tâm và trở thành bậc hoàn toàn giác ngộ, sau đó đã tận tụy 49 năm dìu dắt chúng sanh thoát qua biển khổ trầm luân của hiện hữu.

 

Lặng lắng nghe tiếng gọi từ tâm, tiếng gọi êm đềm như dòng suối thanh tịnh tuôn chảy qua những ngả ngách của tâm, của một con người nương tập theo lời Phật dạy, quán chiếu lại mình. Bắt chợt thấy trên đôi má có dòng nước mắt ấm chảy xuống, xót xa, đau đớn, bùi ngùi. Có những thảm cảnh xẩy ra cho con người, vạn vật, môi sinh làm dấy lên những tâm cảnh thương xót. Chẳng thà không nhìn thấy, không nghe thấy hoặc không biết đến, chúng ta có thể an nhiên, bình lặng vì tất cả những dữ kiện như thiên tai, động đất, chiến tranh, chết chóc v.v…ở tận đâu đâu đó; nhưng chúng ta lại là con người, có trái tim nóng bỏng. Trái tim hồng có sức nhịp đập. có dòng máu luân lưu cuộn chảy để nuôi sống cơ thể, để nâng cao tâm con người thành người và do đó, những diễn cảnh khổ đau đó lại là tâm cảm tác động đến mỗi con người.

Xem tiếp chuyên đề

PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 
Phật Giáo Trong Thế Giới Phương Tây Venerable Dr. Walpola Rahula Thích nữ Tịnh Quang dịch
Lịch sử Phật Giáo ở thế giới phương Tây trở về giai đoạn trước kỷ nguyên Thiên Chúa. Đầu tiên, có những sự giao lưu và ảnh hưởng  tác động, điều này đã giúp Phật Giáo môt sự quan tâm đối với thế giới nơi mà đạo Cơ Đốc đã sinh và phát triển. Thứ hai, có những nhà Học giả nổi bật ở thế kỷ 19 và 20 đại diện cho Phật Giáo phương Tây xuyên qua các tác phẩm và dịch phẩm về kinh văn Phật Giáo cùng với sự nghiên cứu của họ. Cuối cùng, những sự trình bày xuyên tạc nào đó đối với Phật Giáo đã đeo đẳng trong đầu óc của những người phương Tây cần nên tháo gỡ và có một sự giải thích tích cực về những gì mà Phât Giáo đã cống hiến về việc trình bày thế giới hiện đại của chúng ta.
"Nếu muốn có những trả lời cho câu hỏi của ngươi về sự huyền bí và ý nghĩa cuộc đời trên bình diện lý tính, ngươi sẽ chỉ nhận được từ tri thức những giả tưởng bịa đặt và những dữ kiện kiến lập. Còn khi nói đến thông hiểu, thì câu hỏi đó của ngươi đã trở nên thừa thãi." (Padmasambhava)(1)

Xem tiếp chuyên đề

 
 
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
Niềm Mơ Minh Mẫn
Vừa nhận được message của một người tự nhận là Phật tử, đang du học tại Nam Hàn, góp ý: sắp tới nhà nước tổ chức ngày đi xe Bus, PGVN, quý thầy và Phật tử nên tham gia làm vệ sinh công lộ, dùng những phương tiện như giấy, vải ủ nước đắp lên các đoạn đường chưa tráng nhựa để giảm bớt bụi bặm…
 

Xem tiếp chuyên đề

TRUYỆN
 
Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.
 Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói: “Anh bạn! đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này lên mà về cho đở lạnh. Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm.Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại.
Vừa rồi, chúng tôi, những người bạn chí thân từ thời còn đi học ở Việt Nam trước 1975, rủ nhau qua Canada thăm mấy ông bạn khác. Chúng tôi đến thành phố Montreal vào mùa hè nên không lạnh lắm. Ở Mỹ hay Canada, nhà cửa, cách sinh hoạt không khác nhau mấy. Và việc đi thăm bạn bè thì cũng chẳng có gì đáng kể ra đây nếu không có một câu chuyện, mà nếu bạn nghe được, chắc cũng sẽ ngạc nhiên, đặt nhiều câu hỏi.

Xem tiếp chuyên đề

 
QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
 
Có một lần Guru (Thầy) Nanak, người sáng lập ra Đạo Sikh (một Tôn giáo hiện nay đang thịnh hành ở Ấn Độ) đi đến một ngôi làng nọ cùng với một người bạn đạo Hồi tên là Mardana. Người dân tại ngôi làng này thật vô lễ và không cúng dường bất kỳ thực phẩm hay chổ ở nào đến hai người. Guru Nanak đã trãi qua một đêm tại đó và sáng hôm sau trước khi rời khỏi ngôi làng này ông ta đã ban phúc đến người dân ở ngôi làng này với lời nói: “các bạn có thể ở lại nơi đây và nơi đây rất thịnh vượng”. Tiếp tục, Guru Nank và người bạn đồng hành đến viếng thăm một ngôi làng khác, ở đó người ta rất tử tế và mến khách, Guru Nank ở lại đó và sang ngày hôm sau cũng chúc phúc đến họ : “các bạn có thể bị ly tán và di dời đến một nơi khác”.
Nghĩ Về Tình Thương Lưu Đình Long
Là người ai cũng cần có tình thương: Thương và được thương đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên suốt hành trình sống của mình. Đứa trẻ mới sinh ôm bầu vú mẹ bú say sưa, đó là tình thương đầu tiên con người dành cho chính mình và cho mẹ. Đó cũng là tình thương đầu tiên một con người sinh ra được nhận.
Năm tôi học lớp 6, thi đậu vào trường công, thay vì học ở trường đó cho “le lói”, tôi lại theo học tại một trường tư vì không tốn một xu học phí và lệ phí nào. Trường tư thục Văn Hóa đối với tôi là trường nhà. Trường nhà vì ông hiệu trưởng chính là... cha tôi. Tôi được diễm phúc làm con trai một vị thầy tài đức song toàn, làm một quý tử hiệu trưởng nghiêm khắc, đường bệ. Nhưng thay vì tôi phải luôn luôn chứng tỏ, luôn luôn giữ gìn cho người nhìn thấy tôi là một học sinh con nhà gia giáo, thì tôi lại dương dương tự đắc, kênh kiệu, ỷ dựa vào thế thần của cha mà muốn bắt mọi người phải nhìn tôi bằng đôi mắt sự kiêng dè nể nang.
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này 1à liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt dù đó là một hạt điện tử. Cũng như một con ong gắn liền với bầy ong, một giọt nước gắn liền với dòng nước, hay một tế bào thần kinh gắn liền với hàng triệu tế bào trong não bộ, chúng luôn hòa điệu với nhau để tín hiệu truyền thông xảy ra liên tục và tạo nên sức sống ổn định cho cộng đồng mà nó đang nương tựa.
Tình yêu chân chánh Đại Sư Tinh Vân, Như Nguyện dịch
Yêu là ích kỷ nhưng cũng có yêu là cao thượng là cống hiến; yêu là cấu nhiễm nhưng cũng có yêu là thanh tịnh; yêu là nhỏ hẹp nhưng cũng có yêu là vĩ đại rộng lớn; yêu là mê muội nhưng cũng có yêu là sáng suốt. Yêu sẽ có sức mạnh và sẽ có hy vọng bởi vì yêu là khã năng vốn có của nhân loại chỉ cần làm cho tình yêu hợp với pháp luật hợp với đạo đức và hợp với tính thiện thì tình yêu đó rất được trân trọng. Cho nên nói “có tình yêu thì sẽ đi khắp thiên hạ, không có tình yêu thì một bước cũng khó đi”.
Trong ánh sáng lung linh của những ngọn đèn cầy mờ ảo, thế giới con người với những tâm hồn cỡi mở, những trái tim thơ huyền dịu sẽ hài hoà trong thế giới lung linh hoa tạng, trong bản thể nhất nguyên vẹn toàn.
Nếu ai có dịp dạo chơi hoặc thiền hành trên lối mòn của khu rừng chùa Phật Tổ, sẽ thấy những hàng cây to gầy chen chút, sát cánh che chở bảo bọc nhau trong những ngày bão giông. Sự sống chuyền hết cho nhau. Lá đan lá nhìn xuống thân gầy vẫn vững trụ trên đất, vẫn trơ gan thẳng đứng cùng tuế nguyệt.
Cõi Thiên Thần Tỳ kheo Thích Thiện Hữu
Nhìn các em gia đình Phật tử vô tư nô đùa, vui cười hạnh phúc dưới mái chùa mỗi sáng Chủ Nhật, nhìn các cháu nhi đồng vui chơi trong đêm Trung Thu mà lòng bổng dưng ao ước một cõi thiên thần tại thế. Một thế giới không có sự hiện hữu của ‘ngã-nhân’ được-mất. Một thế giới ngàn hoa nội cỏ hát ca, sỏi đá ngân nga vui múa. Một thế giới không cần nhân dáng của tôn giáo, không cần hành động của Phật-Thánh Tiên Hiền, không cần sự hiện hữu của đạo sư hay thiền sư, mà là một thế giới của an lạc thân tâm, một vẻ đẹp thiên nhiên trinh bạch, một tâm hồn anh nhi vô vụ lợi và một cõi lòng thong dong vô quái ngại.

 

Tiếng Chuông Khuya Cư sĩ Liên Hoa
Người lãng tử đã rong ruổi qua bao đoạn đường đời, trên những bước dài phiêu bạt. Đôi khi nghe trên vai hằn lên những dấu ấn, nặng nề, vương mang. Phải chăng cuộc làm người là ảo mộng, là phù du như sương đọng sớm mai, trên cành lá muôn lần thay hoa đổi lá. Phải chăng phút giây chỉ là mỏng manh trên dòng đời sinh tử tử sinh trong dòng thời gian hay “ một niệm là thiên thu”. 
 

Xem tiếp chuyên đề

THƠ
 
 
 
Có Phước Minh Đức
Đường Tu Tập Minh Đức
Tu Đời Tu Đạo  Cư sĩ Thoại Hoa
Bố Thí Ba La Mật Cư sĩ Thoại Hoa
Đời là hiện hữu Cư sĩ Thoại Hoa
Tâm như thể nước Cư sĩ Thoại Hoa

Xem tiếp chuyên đề

 

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

BEIJING - Trung cộng đã công bố một bạch thư "Bảo vệ và phát triển văn hóa Tây Tạng" hôm thứ Năm, ca tụng (sic) chính sách của họ trong vấn đề Tây Tạng và cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng Ngài muốn phục hồi chế độ phong kiến trong vùng Hy Mã Lạp Sơn
Ngôi chùa Phật Giáo Quốc Tế Sri Saddhatissa bị Phun Sơn màu với những hình ảnh kỳ thị  Hồi Giáo – Tình nghi là do đảng Tigers Of Tamil tiến hành.
Jonny Wilkinson đã tiết lộ bí mật của phương pháp thư giản tinh thần mà anh tự khám phá để có một cuộc đời tự tin lạc quan hơn – đó là niềm hạnh phúc của nam cầu thủ bóng chầy Rugby nổi tiếng Anh Quốc trong công việc say mê học hỏi Vật Lý Năng Lượng và Phật Giáo.
Rangoon- Một vài thành viên trẻ của tổ chức Liên Minh Dân Chủ Quốc Gia tại Rangoon đã đi lánh mặt để tránh tìnhtrạng bị lực lượng an ninh Miến Điện bắt giữ, trong khi đó chư tăng Phật giáo tại Sittwe cho hay rằng họ là mục tiêu bắt bớ, điều tra của nhà cầm quyền, căn cứ theo nhiều nguồn tin khác nhau.
Kesaria, Bihar (India) -- Các cư dân và du khách hành hương đã lên tiếng kêu rêu về tình trạng hư đổ của một ngôi tháp tại Bihar, mặc dù nó đang ở dưới sự kiểm sóat của Bộ khảo cổ quốc gia
Hàng ngàn thiếu nhi Tây Tạng và gia đình các em sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc từ Trung Cộng vì đã tham gia các trường học tại Ấn Độ được điều khiễn và tổ chức bởi chính phủ lưu vong Tây Tạng dưới sự lãnh dạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma theo  lời phát biểu của 1 nhân viên cao cấp Bắc Kinh.
Cách đây 1 năm, Hàng ngàn tu sĩ phật giáo Miến Điện xuống đường biểu tình đòi hỏi công bằng tự do nhân bản cho dân chúng, tuy nhiên hiện nay đa số chư tăng Miến Điện bị giam giữ hay bị quản thúc trong các thiền viện duới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền độc tài quân phiệt.
Trung Cộng đã và đang có thái độ phản ứng mãnh liệt Quốc Hội Hoa Kỳ về việc thúc đẩy Bắc Kinh nên có các cuộc thảo luận nghiêm trọng và đầy thiện chí với những người ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngoài ra Trung Cộng cho rằng Washington đang ủng hộ cho 1 Tây Tạng hoàn toàn độc lập và tự trị.
WASHINGTON (AP) Sep 19, 2008 - Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm thứ sáu đã công bố phúc trình tôn giáo năm 2008 nói rằng Trung quốc vẫn tiếp tục tăng gia đàn áp các tôn giáo trong suốt năm qua với các dẫn chứng Bắc Kinh đã đàn áp Phật Giáo Tây Tạng cũng như quấy phá Ky Tô Giáo và các thành viên Pháp Luân Công
8 tháng trước đây, sau khi thương lượng với chính phủ Thái Lan, 1 tổ chức Phật Giáo Fresno đã mang về bảo vật thiêng liêng Xá Lợi Phật từ khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, nhóm phật giáo này mong muốn Quận Hạt Fresno thông qua 1 dự luật đặc biệt để xây cất 1 ngôi bảo tháp cao quá chiều mà Quận này cho phép để chứa xá lợi trển đỉnh tháp.
Gisborne, New Zealand --Lễ lạc thành chính thức mở cửa Học viện Phật  Giáo Tây Tạng Palpung Kagyu Samten Choeling sẽ được tổ chức vào cuối tuần, mục tiêu cao cả của những gì mà thành viên cộng đồng Phật Giáo Gisborn nỗ lực làm việc hướng tới trong nhiều năm.
VISAKHAPATNAM: Những cánh đồng xanh mướt và những ngọn đồi hùng vỹ đã hàm tàng một trong những di tích Phật Giáo cổ xưa còn tồn tại - những khu di sản thuộc Bojjannakonda và Lingalakonda, một trú xứ lâu đời của chư tăng Phật Giáo.
Bộ Văn Hóa chính phủ liên bang Ấn Độ khuyến khích và thúc đẩy các công trình nghiên cứu về nền Phật Giáo di sản truyền thống tại tiểu bang Orissa.
Đây là tập sách miêu tả giai đoạn đầu tiên lịch sử Phật Giáo tại vùng  Andhra Pradesh hầu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của Phật tử và đáp ứng thật xứng đáng lòng cảm tạ và tri ân của độc giả về phưong diện nội dung và phương thức trình bày xuất bản xuất sắc.
Rangoon, Sept. 17: Một tu sĩ Phật Giáo toan tự sát tại ngôi chùa thiêng liêng nhất  Miến Điện nhằm biểu tình phản đối kinh tế khó khăn, các nhân chứng cho biết như trên hôm Thứ Tư.
Viện Bảo Tàng cổ xưa gần 100 tuổi Peshawar la` 1 trong nhiều viện bảo tàng nổi tiếng trưng bày và triển lãm các đồ cổ quý giá, văn hoá tài liệu lịch sử quan trọng và những bộ sưu tập điêu khắc lớn nhất thế giới.
Kuala Lumpur, Malaysia - Pháp Sư Chứng Nghiêm sáng lập tổ chức Phật Giáo Từ Tế Đài Loan vào năm 1966 với một chí nguyện từ thiện, Tan Chee Wei, Giám đốc điều hành chi nhánh Từ Tế Kuala Lumpur Mã Lai  nói như trên.
Trung Tâm Nhân Quyền Á Châu kêu gọi thủ tướng Nepal, ông Prachada nên cần bảo vệ quyền tự do và căn bản làm người của lưu dân tị nạn Tây Tạng tại Nepal và hãy mở rộng cửa ngỏ biên giới để dân Tây Tạng tại Trung Cộng được quyền cư trú và di tản tại Nepal và Ấn Độ.
BEIJING – Jigme, Một tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng, nói ông ta vừa vá xong một đôi giày khi 4 nhân viên công lực sắc phục nhảy xuống từ một chiếc xe vận tải và lôi ông ta lên xe.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật tìm thấy được 1 bức tượng Phật cổ dài 19 mét cùng với những xá lợi thuộc trung tâm Afghanistan gần với khu vực có những tượng Phật khổng lồ đã bị hồi giáo Taliban tàn phá cách đây 7 năm về trước.
DHARAMSALA, India (Reuters) - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi thực hiện một cuộc họp đặc biệt vào tháng 11 hoặc tháng 12 để đàm phán về vấn đề nôi dậy của Tây Tạng trong năm này và trong tương lai.
Seoul, South Korea -- Một cuộc triển lãm tranh thêu  Phật Giáo rất thú vị hiện đang diễn ra tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Phật Giáo Hàn Quốc. Khách thưởng lãm đẽ bị lôi cuốn vào những bức tranh thêu vô cùng đặc sắc, những công trình phản ảnh tay nghề khéo léo của các nghệ nhân. Cuộc triển lãm sẽ tiếp tục thu hút những người yêu nghệ thuật cho đến 28 tháng 09.

Cuộc triển lãm trưng bày gần 30 bức tranh thêu mẫu phong phú, kỳ vĩ, lộng lẫy với sự ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo, như là một kết quả của đa số biểu tượng được sử dụng từ nền văn hóa Phật Giáo.

Chính quyền Nepal đã ra lệnh cảnh sát truy lùng bắt giữ lưu dân Tây Tạng hiện đang tị nạn tại đất nước này không có giấy tờ hợp lệ.
Phát ngôn viên Modraj Dotel của bộ nội vụ nói rằng đã có khoảng 106 lưu dân Tây Tạng hiện đang bị giam giữ điều tra, nếu thực sự họ không có giấy tờ hợp lệ, chính phủ Nepal sẽ trục xuất ra khỏi đất nước này.
Thanh Hải - Các công nhân gần đây đã khám phá thêm một di sản Phật Giáo Tây Tạng cổ xưa gồm có thạch khắc Tây Tạng, một bức bích họa với  cổ ngữ Tây Tạng tại  quận hạt Kỳ Liên (Qilian), một khu Tây Tạng tự trị thuộc tỉnh Thanh Hải, Trung quốc.
Tổng thống Tích Lan Mahinda Rajapaksa ra lệnh cho Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp, ông Suhada Gamlath phải thành lập 1 phòng xử riêng biệt cho bất cứ trường hợp xử án, thưa kiện tại các toà án khắp nơi trên toàn quốc nếu vụ án đó có liên quan hay tham dự của các tu sĩ Phật Giáo.
Phật tử Nam Hàn tỏ vẻ không hài lòng trước sự bày tỏ lòng hối hận về thành kiến phân biệt tôn giáo của Tổng Thống Nam Hàn vào hôm qua 9 tháng 9 trước những nhân vật cao cấp của chính phủ.
Colombo, Sri Lanka - Ngài Tăng Trưởng hệ phái Asgiriya, Phật Giáo Tích Lan, Đại Lão HT Udugama Buddharakkhita gần đây đã lên tiếng minh định rằng không ai có thể đứng trên pháp luật và pháp lệnh kể cả tu sĩ Phật giáo.
Miến Điện: Nhà cầm quyền quân phiệt lại tiếp tục bắt bớ chư Tăng Hạt Cát dịch
Rangoon - 8 September 2008 -Một nhà sư trưởng  lão Phật Giáo vừa mới bị bắt hôm thứ Sáu sau khi lực lượng  an ninh bố ráp ngôi chùa của Sư, căn cứ theo Hiệp Hội Tù Nhân Chính Trị Burma văn phòng đặt tại Thái Lan. Nhân viên tình báo quân đội đã lục soát ngôi chùa vào sáng sớm hôm thứ Sáu và bắt giữvị trưởng lão 58 tuổi, Sư U Thilawontha.
Tin từ California, Los Angeles: Cặp vợ chồng mới cưới Beckham và Victoria đã quy y trở thành phật tử, hiện nay đang sống ở thành phố L.A với 3 đứa con trai. Victoria và Beckham đã cầu nguyện tụng kinh mỗi buổi sáng với hy vọng giúp đỡ gia đình họ giảm bớt sự căng thẳng và quân bình tâm linh cho gia đình họ.
Beckham đã bắt đầu sơ khởi Thiền Yoga và tập vật lý thể dục trị liệu sau khi bị chấn thương đầu gối, và sau đó 1 đồng đội anh ta đã đề nghị Beckham nên tụng kinh niệm phật để hài hoà tâm linh và chóng phục hồi vết thương ở đầu gối của anh.

 

Nhật Báo The Sun Anh Quốc vừa tường thuật nữ ca sĩ Rock and Roll Amy Winehouse đã tụng kinh phật giáo để thư giản và đẩy lùi với những căng thẵng của cuộc đời sóng gió cuồng loạn và sau đó cô ta sẽ quyết định dùng phương pháp niệm phật để cai nghiện ma tuý và rượu chè.
Tin Từ Luân Đôn, Anh Quốc:
Có cơ nguy bị hất chân không cho tham dự trình diễn chỉ trước 2 giờ đồng hồ trong Đại Nhạc Hội Ca Nhạc  quốc tế được tổ chức tại Pháp, Nữ Ca Sĩ Rock and Roll Anh Quốc Amy Winehouse chợt giựt mình tĩnh giấc về cuốc sống thác loạn của mình, Cô Ta đã quyết  định trở thành 1 phật tử nhằm có 1 đời sống tâm linh hài hoà và trên tất cả cô ta hy vọng rằng duới giáo pháp của Đức Phật sẽ giúp đỡ cô ta chữa trị bệnh ghiền Ma Tuý và nghiện rượu.
Seoul- Tổng thống Lee Myung-bak sẽ công bố một loạt các giải pháp xoa dịu cộng đồng Phật giáo đang bất bình  vì vấn đề kỳ thị tôn giáo, một phát ngôn viên của đảng cầm quyền Grand National Party (GNP) nói hôm Chủ Nhật.
Tôi chưa bao giờ hân hạnh được quen biết Thiền Sư Thánh Nghiêm nhưng với tập hồi ký mới xuất bản sinh động xúc tích với đầy đủ hình ảnh của cuộc đời Ngài Thánh Nghiêm “Dấu Chân Trong Tuyết.” đã gây ấn tượng sâu sắc quan điểm cái nhìn của tôi về Đạo Phật.

 

Với bệnh tật di truyền từ thuở niên thiếu, biết đi lúc 3 tuổi, biết nói lúc 5 tuổi, sinh trưởng và lớn lên tại Trung Hoa trong 1 gia đình nghèo khổ liên tiếp trãi qua những cuộc chiến tranh triền miên, từ sự xâm lăng của người Nhật cho đến cuộc cách mạng Trung Hoa do Tôn Dật Tiên sau đó là cố tổng thống Tưởng Giới Thạch.

 

DHARAMSALA: Nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma được đề cử lãnh giải Sakharov  2008 do Liên Hiệp Âu  Châu trao tặng, nguồn tin từ chính phủ lưu vong Tây Tạng cho hay hôm Thứ Sáu.
Rangoon, Burma -Hội Đồng Luật Sư Burma (BLC) yêu cầu nhà cầm quyền quân phiệt bãi bỏ đạo luật 20/90 về các tổ chức tôn giáo và chấm dứt  thi hành cưỡng bức giải y tu sĩ  và đưa ra xét xử trước tòa án dân sự.
Các nhà lập pháp cao cấp của đảng cầm quyền Nam Hàn GNP (Grand National Party) kêu gọi Tổng Thống Lee Myung-bak nên cẩn trọng thương thuyết và giải quyết các yêu cầu của cộng đồng phật tử Nam Hàn 1 cách thực tâm.
Khi nội dung tóm tắt của bộ phim “Buddha’s Lost Children” viết tắt là BLC được trình chiếu, “bộ phim thật sự là một câu chuyện có thật cảm động tuyệt vời trộn lẫn lòng từ , sự tha thứ và tình yêu nghiệt ngã.” BLT là một bộ phim tài liệu đoạt nhiều giải thưởng khác nhau nói về nhân vật chính Nhà Sư Phương Trượng Khru Bah Neua Chai Kositto với lòng can đảm và cao thượng tuyệt đối trong vai trò một người cha nuôi tinh thần đối với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và các trẻ em khác bị đối xử bất công trong vòng nghiệt ngã của cuộc đời.
Kualalumpur - Sep 04, 2008. Sách âm nhạc Phật Giáo đầu tiên tại Mã Lai với nốt nhạc dành cho đàn piano cùng với  lời  và hòa âm đàn ghi ta đã được phát hành.
Dharamsala, Sep 2 , Ấn Độ cuối cùng đã cho phép Karmapa Lạt Ma, Ugyen Trinley Dorjee, một đạo sư Tây Tạng, được thực hiện các tua du lịch tâm linh đến các vùng lân cận với biên giới Trung cộng, các phụ tá của Ngài cho biết như trên hôm thứ Ba.
Nam Hàn: Phật Tử Phản Kháng Không Ngừng  Nghỉ Đối Với Nội Các Chính Phủ Lee Dương Tiêu dịch
Phật Tử Nam Hàn lập đi lập lại nhiều lần yêu cầu của họ vào thứ 2 vừa qua đòi hỏi Tổng Thống Lee Myung-bak phải thành tâm xin lỗi về quan điểm kỳ thị Phật Giáo của ông ta. Phật tử Nam Hàn cũng như sẽ chuẩn bị 1 chiến dịch biểu tình và phản kháng có hệ thống đội với nội các chính quyền Tổng Thống Lee.
Sự thay đổi khí hậu địa cầu tạo nên nguy  cơ hư hại cho các vườn Thiền  Nhật Bản Hạt Cát dịch
Kyoto,  cố đô của Nhật Bản, nổi tiếng vì hai  thứ: Những ngôi chùa Phật Giáo  và hiệp ước 1997 để giải quyết vấn đề địa cầu tăng  nhiệt nhưng không có kết quả khả quan. Hiện nay, sự thất  bại của hiệp ước 1997  là mối nguy cơ đầu tiên khi khí hậu thay đổi đang gia tăng tại khu di sản cổ xưa Kyoto.
Vị lãnh đạo tâm linh Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xuất viện vào sáng nay thứ hai từ bệnh viện Leelavati.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, năm nay 73 tuổi nhập viện với lý do sức khoẻ , ngài đã huỷ bỏ tất cả các dự kiến kế hoạch trong vòng 3 tuần tới để tịnh dưỡng.
Lưu dân Tây Tạng chấm dứt chiến dịch tuyệt thực 12 giờ toàn cầu được lãnh đạo bởi vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma để đánh thức thế giới về tình trạng mất nhân quyền tự do tôn giáo của đất nước Tây Tạng hiện nay.
Seoul- Cộng đồng Phật Giáo đang xào xáo qua việc chính phủ Lee Myung-bak kỳ thị tôn giáo của họ. Các nhà lãnh đạo đã tổ chức một cuộc biểu tình đồng loạt tại 10,000 ngôi chùa trên khắp nước hôm Chủ Nhật, yêu cầu Tổng Thống  Lee phải xin lỗi về việc ông đã dành nhiều đặc quyền đặc lợi cho Thiên Chúa Giáo.
KATHMANDU —Đã nhiều tháng sau khi những cuộc biểu tình tràn lan của người Tây Tạng phản đối chính sách thống trị của Trung Quốc,  hàng trăm tu sĩ vẫn còn bị giam giữ tại Thanh Hải.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhập viện tại Mumbai để kiểm tra sức khoẻ khi ngài cảm thấy kiệt sức và mệt mõi sau chuyến công du tại Châu Âu vừa qua.
Theo phụ tá đắc lực của ngài, ông Tenzin Taklha thì không có vấn đề gì nghiêm trọng về sức khoẻ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng ngài xác nhận với bệnh viện Lilivati tại Mumbai lý do nhập viện là bởi vì ngài cảm thấy các triệu chứng khó chịu trong bao tử của ngài.
Sydney, Australia - Tại phòng Triển Lãm Nghệ Thuật New South Wales, một pho tượng Phật bằng đá nặng 150 kg từ thế kỷ thứ Sáu đang  lơ lửng trên một xe cần cẩu, cách khoảng 2 mét trên mặt đất. Bên dưới được nâng đỡ bằng 5 bánh xe lăn, pho tượng từ từ nằm gọn vào chân đế.
Khoảng 200,000 chư tăng ni và Phật tử cùng dân chúng đã xuống đường biểu tình tại phố chính thủ đô Seoul vào ngày thứ Tư 27 tháng 8 năm 2008  nhằm phản đối những đạo luật kỳ thị Phật Giáo được ban hành bởi nội các tổng thống Lee Myung-Bak. Cảnh sát ước lượng khoảng 60,000 Phật tử tham gia cuộc biểu tình trước Toà thị sảnh thủ đô Seoul.
 
 
 
 
 
 
 
 

Xem Pháp Thoại VCD Của Thầy Nhật Từ

Các pháp thoại VCD của thầy Nhật Từ phần lớn được phổ biến trên trang google qua địa chỉ: http://video.google.com. Để xem trực tiếp các bài pháp thoại trên mạng, quý khán giả sau khi vào http://video.google.com điền tên Thích Nhật Từ, tất cả các pháp thoại VCD sẽ xuất hiện. Click vào bài cần nghe 

 

 

 

TRANG ĐẠI TẠNG KINH MP3 VÀ PHÁP THOẠI CỦA THẦY NHẬT TỪ

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2008

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2007

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Úc châu 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2004

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ phân theo mẫu tự ABC

•  Đạo Phật và cuộc sống (hơn 80 bài giảng về Kinh Trung Bộ)

•  Thế giới Cực Lạc (7 bài giảng về Kinh A-di-đà)

•  Dược chất tâm linh (8 bài giảng về Kinh Dược Sư)

•  Dộng tan cửa ngục (14 bài giảng giải Kinh Địa Tạng)

•  Siêu độ vong linh (6 bài giảng về Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, 2006)

•  Các nguyên tắc sư phạm Phật giáo (13 bài giảng tại Khoá Cao cấp Giảng Sư, tháng 2006)

•  Đối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư (8 bài giảng về Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, 2006)

•  Các pháp thoại tại trại tù, trại cai nghiện, trung tâm Bảo trợ XH và phục hồi nhân phẩm phụ nữ

•  Pháp thoại về mười hai con giáp

•  Pháp Thoại tại Hoa Kỳ, Mùa Hạ 2007 --> Lịch giảng chi tiết

 

 

>>  Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay  <<

 
 
 
PHÁP THOẠI THÁNG  8 & 9 NĂM 2008
Kinh Phước Đức 6: Con đường an vui | phần 2 (Điều phước đức 8). Chùa Vạn Phước, San Diego, 01-8-08
Kinh Phước Đức 7: Sống trong hạnh phúc| phần 2 (Điều phước đức 9). Phước Huệ Thiền Tự, Tacoma, 02-8-08
Không nói một lời nào | phần 2. Phước Huệ Thiền Tự, Tacoma, 04-8-08
Phật giáo và môi trường | phần 2. Chùa Hoa Nghiêm, Virginia, 07-8-08
Không lầm nhân quả | phần 2. Đạo tràng Diệu Liên - Le Bledo, 08-08-08
Tự do trong đạo Phật | phần 2. Chùa Hoa Nghiêm, Virginia, 09-8-08
Hạnh hiếu là hạnh Phật. Chùa Hoa Nghiêm, Virginia, 10-8-08
Đạo Phật ngày nay | phần 2 | phần 3. Chùa Hoa Nghiêm, Virginia, 10-8-08
Ở đời vui đạo | phần 2 | phần 3. Đạo tràng Diệu Anh, Philadelphia, 12-8-08  
Phước sinh Tịnh Độ | phần 2. Chùa Phước Hải, Chalortt, 15-8-08
Cầu an khánh tuế | phần 2. Chùa Phước Hải, Chalortt, 16-8-08   
Tuổi trẻ và pháp môn | phần 2. Đạo tràng Tỉnh Giác, Westminter, 20-8-08
Mười điều tâm niệm - điều 1: Tu trong bệnh tật | điều 2: Tu trong hoạn nạn. Đạo tràng Quảng Từ, 22-8-08
 Tu mau kẻo trễ | phần 2. Đạo tràng Minh Tâm, 23-8-08  
Mười điều tâm niệm - Điều 3: Sở học thấu đáo | điều 4: xây dựng đạo hạnh. Đạo tràng Từ Bi Nguyện, 24-8-08
Mười điều tâm niệm - Điều 5-7: Thái độ lập nghiệp | vấn đáp. Chùa Duyên Giác, 24-8-08   
Mười điều tâm niệm - Điều 8-10: Ân nghĩa và oan trái | phần 2. Chùa Đức Viên, San Jose, 23-8-08   
Vẫy tay chào | phần 2. Đạo tràng Chính Đức, San Diego, 25-8-08
Bốn ân lớn. Chùa Giác Ngộ, 30-8-08   
07-9-08:  Nếp sống tâm linh | phần 2 - Kinh 107. Chùa Xá Lợi
08-9-08:  Thành duy thức luận 1: Cấu trúc tâm thức. HVPGVN tại TP.HCM
11-9-08:  Thành duy thức luận 2: Mục đích của Tâm thức học.   HVPGVN tại TP.HCM
13-9-08: Ý nghĩa tết Trung thu. Chùa Giác Ngộ
14-9-08: Vợ và người tình. Chùa Xá Lợi
14-9-08: Người đáng nương tựa | phần 2. Kinh Moggalana 108. Chùa Xá Lợi
15-9-08: Thành duy thức luận 3: Phá chấp ngã thường còn. HVPGVN tại TP.HCM
18-9-08: Thành duy thức luận 4: Ngã giả định và các liên hệ vô ngã. HVPGVN tại TP.HCM
18-9-08: Cảm ơn thầy - Năm lý do nương tựa thầy tâm linh. (Kỷ niệm lần 24 ngày viên tịch HT. Thích Thiện Tường, chùa Giác Nguyên, 18-9-2008)
20-9-08: Thực hành bốn quán niệm. Khóa tu cho bệnh nhân Ung bướu tại Chùa Giác Ngộ  
21-9-08: Buông bỏ chấp ngã | phần 2 - Đại Kinh Mãn Nguyệt 109. Chùa Xá Lợi 
22-9-08: Thành duy thức luận 5: Vô ngã và hành vi.  HVPGVN tại TP.HCM

 

 
 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm dịch các bài pháp thoại ra tiếng Anh  Hải Hạnh

Tâm thư  kêu gọi phát tâm đánh máy bài giảng   Hải Hạnh

 

 

Nhac thiền Phật giáo

 

BÀI VÀO MẠNG HÀNG THÁNG

 

Năm 2008: 01-2008 | 02-2008 | 03-2008 | 04-2008 | 05-2008 | 06-2008 | 07-2008 | 08-2008 

Năm 2007: 1-2007 | 2-2007 | 3-2007 | 4-2007 | 5-2007 | 6-2007 | 7-2007 | 8-2007 | 9-2007 | 10-2007 | 11-2007 | 12-2007

Năm 2000 - 2007

 

TRANG WEB MỚI

- Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008: Các hoạt động tâm linh, học thuật, văn hóa và du lịch chào mừng ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn lần thứ 2632 của đức Phật.
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM: Mô hình giáo dục và học thuật của Phật giáo Việt Nam thời cận đại
- Hướng dẫn phương pháp dưỡng sinh Oshawa  Tỳ kheo Thích Tuệ Hải
- Hình Ảnh Truyện Tranh Lịch Sử Đức Phật Thích Ca  Tịnh Từ
- Trang web chùa Thành, Lạng Sơn

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 

 

HỘP THƠ PHẬT HỌC
(Hãy bấm chuột vào đây để đặt câu hỏi)

 Thông báo |Tạp chí nghiên cứu Phật học
Thảm hoạ Phật giáo tại Afghanistan | Tuyển Tập Ảnh | Đồng Hồ Thế Giới|Phòng chống bão lụt
Screen Saver | Mailing List | Góp ý | Sổ lưu bút (online) | Giới thiệu trang nhà | Nạp trang nhà | WebRing

VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

VÀI NÉT VỀ THẦY THÍCH NHẬT TỪ

PHÁT TÂM CÚNG DƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 
 
....
MỤC LỤC

PG cho người bắt đầu | Đức Phật & Phật pháp | Kinh Điển | Kinh MP3 | Nghi thức tụng niệm | Thiền định | Niệm Phật
Phật giáo Việt Nam | Phật giáo năm Châu | Bồ-tát đạo | Pháp trích lục | Triết học PG | Giáo dục PG | Văn hóa PG
Đạo đức-Tâm lý học PG | PG & Khoa học | Xã hội học PG | PG & Kinh tế | PG & Quản trị | PG & Sinh thái
Phật tích | Đối thoại | Diễn Đàn | Điểm sách | Ăn chay | Cuộc sống | Xuân  Vu-lan-bồn | Văn Học| Thơ | Tin Tức PG | Từ thiện  |  Truyện | Nhạc
Từ điển-Tham khảo | Pháp luận khác | Tâm tình độc giả | Thư mục sách | Ban biên tập | Tác giả-Dịch giả | Links | Pháp Âm


You are visitor number since May 6, 2000

Thành lập ngày 22-2-2000

 
http://www.buddhismtoday.comOther websites 
 

Biên tập: Tỳ-kheo Thích Nhật Từ | Phó biên tập: Thích Lệ Thọ | Phụ trách mạng: Thích Phước Huệ | Trợ lý: Hải Hạnh - Giác Định
Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com
Thư từ tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email: tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com
Liên lạc thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi về:
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại từ nước ngoài: +84-908-153-160 (M); +84-8-830-9570 (H); trong nước: 0908153160; 8309570.