Download Unicode Font Trang Tiếng Anh
Nam-mo Bon Su Thich-ca-mau-ni Phat

 

 

 

 
Năm 2008: 1-2008 | 2-2008 | 3-2008 | 4-2008 | 5-2008 | 6-2008 | 7-2008 | 8-2008 | 9-2008 | 10-2008 | 11-2008 | 12-2008

THÔNG BÁO

THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 15 ngày
Từ ngày 7-3 đến ngày 21-3-2009
 
ĐĂNG KÝ
Chỉ nhận 45 người. Ưu tiên người đóng tiền trước.
Hạn chót là mùng 8 tháng Giêng Kỷ Sửu.
 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Đại đức Thích Nhật Từ (Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng).
Đài truyền hình VTV phóng sự phim. Hướng dẫn viên địa phương suốt tuyến.
 
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Tàu hoả, loại toa có máy lạnh. Xe bus 35 chỗ ngồi, có máy điều hoà.
 
CÁC ĐỊA ĐIỂM CHÍNH BAO GỒM
Lâm-tỳ-ni (Lumbini), nơi Phật đản sinh. Bồ-đề Đạo tràng (Bodhgaya). Ba-la-nại (Varanasi), nơi Phật chuyển pháp luân. Nơi Phật nhập Niết-bàn (Kusinagar). Sồng Hằng huyền bí. Đại học Nalanda. Thành Vương-xá, thành Tỳ-xá-ly. Các thắng cảnh tại thủ đô Delhi. Kỳ quan thế giới Taj Mahal.
 

PHẬT ĐẢN LIÊN HIỆP QUỐC

 
Hội đồng quốc tế (International Council, trước đây gọi là Ủy ban Tổ chức quốc tế - IOC) gồm 12 nước của Đại lễ Phật đản LHQ 2009 vừa nhóm phiên hội nghị trù bị lần thứ nhất tại trụ sở mới của Đại học Mahachulalongkorn, Wang Noi, Ayutthaya, từ ngày 11-13 tháng 1 năm 2009 để lên kế hoạch chi tiết về chương trình hội thảo và đại lễ tưởng niệm đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết-bàn. Thành viên Việt Nam gồm có GS. Lê Mạnh Thát, nguyên chủ tịch IOC và đại đức Nhật Từ đã tham dự và phát biểu tại hội nghị.
Lúc 14h00 ngày 12-1-09, tại trường Mahachulalongkorn, trụ sở Wang Noi, Ayutthaya, hội nghị đầu tiên của 5 nước thành viên sáng lập Trung tâm Phật học Khu vực Mekong đã nhóm họp để thảo luận chương trình hoạt động của Trung tâm. Năm nước thành viên sáng lập là Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và Việt Nam, cùng ký văn bản ghi nhớ vào tháng 9-2008 vừa qua. Học viện Phật giáo Việt Nam (Khmer) là thành viên sáng lập của Trung tâm này.
Hội thảo Phật giáo quốc tế lần đầu tiên do Viện Nghiên cứu Phật học thuộc đại học Mahachulalongkorn tổ chức tại Wang Noi, Ayutthaya, từ ngày 8-10/1/2009. Gần 90 học giả và các nhà nghiên cứu thuộc 12 quốc gia đã trình bày tham luận về chủ đề: “Phật giáo: Từ kiến thức chân lý đến chất lượng cuộc sống.”
 

Xem tiếp chuyên đề

CÂU ĐỐI

 
Xuân về, mai vàng nở rộ, chúc bốn mùa hạnh phúc;
Tết đến, đào đỏ thắm tươi, cầu tám tiết an khang....
1. Đạo Phật thậm thâm, Tăng-Ni đồng tâm điểm tô dân tộc, Tết đến bạn đọc ghi ân muôn thuở;
2. Ngày Nay vi diệu, Phật-tử nhất trí dựng xây đất nước, Xuân sang tác giả tạc dạ nghìn thu.
Câu Đối năm 2009-Kỷ Sửu Thích Thiện Hữu
Tăng ni đón xuân sang, trà Đạo bên nhau ôi giải thoát;
Phật tử mừng Tết đến, cúc Thiền xúm xuýt thật an vui.

Xem tiếp chuyên đề

 

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 
Ngày 22-23 tháng 12 năm 2008 (Nhằm ngày 26-27 tháng 11 năm Mậu Tý), Lễ an vị tôn tượng Đức Phật nằm trong tư thế Niết Bàn được tổ chức trọng thể tại chùa Quan Âm ấp Long Thới B, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Bảy trăm năm đã trôi qua từ ngày Trần Nhân Tông viên tịch, nhưng những gì thiền sư để lại cho đời, cho Phật pháp thật sự có một ý nghĩa vĩnh cửu. Trong quá trình tiếp nhận và hoằng truyền một nền Phật giáo mang tính dân tộc, khá nhiều bài viết đã khơi dậy, lý giải, phân tích nét đặc thù, độc đáo trong đường hướng thiền học của thiền phái Trúc Lâm do Người khởi xướng. Điều gì đã làm nên hào quang đó? Phải chăng là qua Phật giáo đời Trần, với tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam như được làm sống dậy, được đúc kết thành một mô hình hoằng pháp có ý nghĩa và giá trị cho nhiều thế hệ sau suy gẫm và tiếp nối?
Phật giáo Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, Thiền sư Duy Lực đã thắp sáng lại ngọn đèn thiền, tô đậm nét Tông chỉ Tổ Đạt Ma, trải qua hơn 20 năm chuyên hoằng dương Tổ Sư Thiền (dạy tham thiền thoại đầu) ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Thượng tọa Thích Minh Khuê thế danh Nguyễn văn Tam. Sinh năm Nhâm Tý (1912) tại Quận Long Điền, tỉnh Bà Rịa.
Phụ thân là cụ ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên Giáo học và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nam một phụ nữ tứ đức vẹn toàn, đều kính tin Tam Bảo.
 

Xem tiếp chuyên đề

 
PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 
OBAMA Là Phật Tử Phan Tấn Hải
Câu hỏi “Obama là Phật Tử?” đã được nêu ra từ nhiều tháng trước cuộc bầu cử tháng 11-2008, nhưng không mấy người bận tâm vì ứng cử viên Barack Obama lúc đó vẫn đều đặn dẫn vợ con đi nhà thờ thuộc một hệ phái Tin Lành, và vì nhiều kẻ kình địch thì lo bận tâm chứng minh rằng Obama đích thị là tín đồ Hồi Giáo… 
Từ năm 1970 đến thập niên 80 Đài Loan được mệnh danh là cơ xưởng sản xuất hàng kỹ thuật của thế giới. đặc biệt là từ sau năm 1970 sau khi nhà nước quyết định lấy sản phẩm kỹ thuật làm hàng sản xuất chính thì hệ thống giáo dục cũng bắt đầu chuyển hướng. Giáo dục nghề và giáo dục kỹ thuật được xem trọng và là động lực chủ yếu. Các học viện kỹ thuật được thành lập và giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp được mở rộng, số lượng học sinh, sinh viên vào học các trường nghề và trường kỹ thuật không ngừng gia tăng như “nấm mọc sau mưa”. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông và học sinh trung học nghề trước đây là 7:3 sau đó tăng thành 5:5 và đến cuối cùng là 3:7. Tỷ lệ này là tỷ lệ hiếm thấy trên thế giới nó đã giúp Đài Loan đào tạo được một nguồn nhân lực số lượng nhiều, chất lượng cao và tiền lương thấp. Mặt khác việc mở rộng giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp đã đáp ứng được đầy đủ về nguồn nhân lực với tay nghề cao, dồi dào về kiến thức khoa học kỹ thuật của nền kinh tế sản xuất hàng kỹ thuật.
 

Xem tiếp chuyên đề

KINH
 
Nguyễn Du và Phân Kinh Thạch Đài Đại Lãn
Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài.

Lương triều Chiêu Minh thái tử phân kinh xứ,
Thạch đài do kí “Phân kinh” tự.
Đài cơ vu một vũ hoa trung,
Bách thảo kinh hàn tận khô tử.
Bất kiến di kinh tại hà sở?
Vãng sự không truyền Lương thái tử Thái tử.
Thái tử niên thiếu nịch ư văn,
Cưỡng tác giải sự đồ phân phân.
Phật bản thị không bất trước vật,
Hà hữu hồ kinh an dụng phân?
Linh văn bất tại ngôn ngữ khoa,
Thục vi Kim Cương vi Pháp Hoa?
Sắc không cảnh giới mang bất ngộ,
Si tâm quy Phật Phật sinh ma.
Nhất môn phụ tử đa giao tế,
Nhất niệm chi trung ma tự chí.
Sơn lăng bất dũng liên hoa đài.
Tôi đến chiêm bái chùa H
Tôi đến chiêm bái chùa Haein (Hải Ấn Tự), một ngôi danh lam cổ tự hơn 1000 năm tuổi, tọa lạc trên núi Kaya, đông-nam Hàn Quốc. Tại đây, tôi tái phát hiện giá trị của Đại Tạng Kinh Cao Ly, hay còn gọi Bát Vạn Đại Tạng Kinh, một trong số các Quốc bảo của Hàn Quốc, được Tổ chức Giáo dục - Văn hóa Thế giới (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Xem tiếp chuyên đề

 
NGHI THỨC
 
NGUYỆN HƯƠNG
Xin cho khói trầm thơm
Kết thành mây năm sắc
Dâng lên khắp mười phương
Cúng dường vô lượng Phật
Vô lượng chư Bồ Tát
Cùng các Thánh hiền tăng
Nơi pháp giới dung thông

.........

Xem tiếp chuyên đề

 
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
 
Phật Thích Ca, 2500 năm xưa, đã nguyện ngồi thiền dưới cội Bồ Đề cho đến khi chứng đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hay thành Phật. Thiền định gồm có nhiều phương pháp nhằm phát triển chánh niệm, tập trung, thanh tịnh, tỉnh giác và tột đỉnh đạt giác ngộ giải thoát. Những kỹ thuật hành thiền cơ bản được ghi chép trong nhiều kinh sách, cũng như được truyền thừa và đa dạng hóa qua hàng ngàn năm.
Tập Tu Lâm Kim Loan
Trong đời tôi, dường như ngoài việc được (hay bị) má tôi đẻ sớm, trước khoảng thời gian dự định thường lệ, chín tháng mười ngày cho một bào thai, mọi chuyện khác đều đến với tôi rất muộn màng. Yêu muộn mà tu cũng muộn!
Pháp Môn Chăn Trâu Thích Chân Tuệ
Trong một bài hát, mọi người quen thuộc, có câu sau đây:
"Ai bảo chăn trâu là khổ?
Chăn trâu sướng lắm chứ"! 
Đó là lời hát, mở đầu ca khúc, nói về sinh hoạt, của các mục đồng, chuyên nghiệp chăn trâu, ở nơi thôn quê. Ở trong Phật giáo, chư vị Tổ sư, thường mượn hình ảnh, của người chăn trâu, để mà chỉ dạy, phương pháp tu tập, hàng phục tâm niệm, lăng xăng lộn xộn, và cách an trụ, bản tâm thanh tịnh.  Phương pháp tu đó, thường được gọi là: "Pháp môn chăn trâu".
Quán Sát Sự Thật Tâm Trở Nên Bén Nhạy Diệu Liên Lý Thu Linh Trích dịch
Thiền sư S.N. Goenka đã giảng dạy về thiền Minh sát (Vipassana) hơn ba mươi mốt năm và rất nổi tiếng, có lẽ vì những khóa tu thiền tích cực 10 ngày của Thiền sư, được tổ chức tại các trung tâm thiền ở khắp nơi trên thế giới hoàn toàn miễn phí, chỉ nhờ vào sự hỗ trợ của các cựu thiền sinh.
“Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” Trù trì Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín soạn, Như Nguyện dịch
Nhìn thấy đề mục này chắc chắn mọi người sẽ nói rằng: “ lại ca điệu ca cũ rích”. Vâng, đúng là điệu ca cũ rích, nhưng điệu cũ rích này nên ca nhất định nên ca và phải thường xuyên ca. Không ca không được.Nếu điệu cũ rích này không ca người học Phật sẽ đi phải con đường ngoằn ngèo thậm chí đường bất chánh. Người bây giờ, đặc biệt là tầng lớp trẻ mới bắt đầu học Phật đã nghĩ ngay đến tọa thiền Tứ thiền bát định rồi nào là quán tưởng cảnh giới, Tâm không phật không,... nhưng trên thực tế tìm cầu những thứ này đều là vọng tưởng, cầu là tham đi ngược lại với giáo lý căn bản Phật giáo.
Tâm và Tánh Như Nguyện dich
Có một học tăng đến Huệ Trung thiền sư tham thiền học đạo, và thỉnh vấn thiền sư rằng: “ Thiền là cách gọi khác của Tâm, mà tâm là một thật tánh, ở thánh cũng không tăng mà ở phàm cũng không giảm, các vị tổ sư thiền tông thường nói tánh là tên khác của tâm, xin hỏi thiền sư: “ tâm và tánh khác nhau thế nào”?
Quán Chiếu Tâm Venerable Ajahn Sumedho, TN Tịnh Quang dịch
Gốc rễ của sự đau khổ là những gì mà chúng ta gọi là avijja-không hiểu biết, hoặc ngu dốt đối với sự thật của vạn pháp. Căn bản vô minh chính là không hiểu đúng sự thực. Chúng ta đau khổ bởi vì những quan niệm và kiến chấp, vì những tập quán và những hoàn cảnh mà chúng ta không hiểu. Chúng ta sống với những sinh hoạt của chính mình trong trạng thái vô minh, không hiểu biết các pháp vốn như thế.
Có và Không Như Nguyện dich  
Có một vị cư sĩ đến học đạo và thỉnh vấn Trí Tạng thiền sư như sau: “Xin hỏi thiền sư thiên đường và địa ngục có hay không ”?
 Thiền sư trả lời “có” 
 Ông ta hỏi tiếp: “xin hỏi Phật và Bồ tát có không”?
 “Có”
 “Xin hỏi có nhân quả báo ứng không”?
 “Có”

Xem tiếp chuyên đề

 
 
QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
 
Chùa và số không! Hoàng Dũng Hùng
Hôm đó là ngày Rằm. Từ rất sớm chùa đã trang hoàng đẹp đẽ để đón Phật tử các nơi đổ về. Tôi vào lễ Phật nơi chánh điện trong thơm ngát mùi hương trầm của bầu không khí trang nghiêm.
Nụ cười kỳ diệu Hoàng Dũng Hùng
Nằm ở ngã tư, trên một trục đường chính, ngôi chùa từ lâu đã thành một điểm đến của nhiều người. Mỗi sớm bình minh, chùa là điểm hẹn của nhiều người tập thể dục và cứ đều đặn như thế, dễ đã có hơn mười năm nay.
Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là chúng ta có những toà nhà bin-đing cao hơn nhưng sự kiên nhẫn của mình lại ngắn hơn, ta có những đại lộ rộng lớn hơn, nhưng cái nhìn của mình lại nhỏ hẹp hơn. Chúng ta tiêu xài nhiều hơn, nhưng có được ít hơn, mua sắm thêm hơn, nhưng thưởng thức lại kém hơn. Ta có căn nhà to rộng hơn, nhưng gia đình nhỏ bé hơn, có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ ít ỏi hơn. Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi, ta dư thừa kiến thức, nhưng lại thiếu sự xét suy, ta có thêm nhiều nhà chuyên môn và cũng thêm bao nhiêu là những vấn đề, có thêm thuốc men nhưng sự lành mạnh lại càng sụt giảm.
Thành Công & Thất Bại HT. Thích Trí Quảng
Đề tài chúng ta học hôm nay là thái độ của người Phật tử trước thành công và thất bại trong cuộc sống này. Nói đến người Phật tử, có Phật tử trên hình thức và Phật tử thật sự. Phật tử trên hình thức là những người có quy y Tam bảo, có pháp danh, trong khi người Phật tử thật sự là con của Phật lại có ý nghĩa khác. Trong khi kinh Pháp Hoa, Xá Lợi Phất định nghĩa Phật tử là người tùng Phật khẩu sanh, từng pháp hóa sanh, đắc Phật pháp phần. Nghĩa là Phật tử thức sự từ khi nghe lời giảng dạy của Phật, hoặc đọc tụng kinh điển của Phật để lại và tâm đắc, cảm thấy sung sướng, liền phát tâm Bồ đề. Sau đó, từng bước theo Phật nghe pháp, thực tập giáo lý và đạt được sở đắc thì được một phần giải thoát, thấp nhất là có được giải thoát của hàng Dự lưu, mới được vào dòng thác trí tuệ của Phật.
Nhận Sai Như Nguyện dịch
Ở cuối con phố nọ có hai nhà hàng xóm là gia đình của Đông và Xuân .Mọi người của gia đình nhà Đông vui vẽ êm ấm, có một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn. Ngược lại, gia đình của Xuân thường xãy ra kình cải, sớm tối ồn náo không một chút bình yên.
Hạnh Phúc Minh Niệm
Ta đã có hạnh phúc chưa hay vẫn đang đi tìm với hai bàn tay trắng? Có phải ta nghĩ hạnh phúc là một cái gì đó rất lớn lao và đang ở rất xa trong tương lai, hay có thể nằm ở cuối con đường mà ta đang từng bước đi tới. Coi chừng ta lầm rồi đấy. Hạnh phúc rất giản dị và luôn có mặt trong giây phúc hiện tại, ngay bây giờ và ở đây. Vấn đề là ta có biết nó đang có mặt như thế nào và biết cách tiếp nhận hay không thôi.
Trước hết từ trong sâu xa cỏi lòng phải cảm nhận được tình yêu, sau đó mới có thể yêu người khác. Định nghĩa của chữ yêu thì có rất nhiều. Nó là sự tiếp nhận và cho đi vô điều kịên. Yêu là tìm kiếm một điều thiện, yêu cũng làm cho chúng ta thóat khỏi những lo sợ. Có yêu thì mới làm cho tâm ý hài hòa, yêu là tự nhiên vô giá, nó không là lý luận ,cũng không có yêu cầu, cũng không phân biệt và không suy lường so sánh. Yêu là tình cảm đơn thuần, và cũng là sự ấm áp vô giá. Ví như khi đã tìm được chổ phát sanh của những lo âu sau đó đem tình yêu đến làm cho vùng đất xung quanh đó tơi xốp và gieo xuống hạt giống tôn trọng yêu thương bạn sẽ trưởng thành một con người hiên ngang cứng cỏi.
Biến Cơm Thành Thuốc Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Bàn về chế độ dinh dưỡng của người da vàng mà không nhắc đến hạt gạo ắt hẳn là thiếu sót lớn. Bằng chứng là nhiều người dù dự tiệc ê hề vẫn thấy đói nếu không dằn bụng với chén cơm. Nhờ cơ chế tác dụng theo kiểu “ 3 trong 1 ” xây dựng trên tỷ lệ hài hòa giữa sinh tố, khoáng tố và chất xơ mà gạo là món ăn lý tưởng nhờ hiệu năng “kép”, vừa cung cấp năng lượng, vừa bổ sung dưỡng chất. Tuy không nổi bật về thành phần dưỡng chất vì không chứa nhiều chất đạm và chất béo như thịt cá, nhưng hạt gạo lại khéo nhờ sự hiện diện của chất xơ để món cơm vừa ăn đã tiêu. Chén cơm vì thế, tất nhiên còn tùy số lượng, khó là gánh nặng cho cơ quan giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột.
Đóa Sen Khiết Tịnh Tỳ Kheo Thích Thiện Hữu
Mỗi loài hoa trên đời đều có những đặc tính khác biệt, không loài nào giống nhau cả. Nhưng, bất cứ hoa gì, dù thiên hương diễm tuyệt, dòng họ của cả những loài cao sang vương giả, dù những loài hoang dại mọc nơi thâm sơn cùng cốc, hoặc lớn lên dưới biển cả đại dương mênh mông, hay những loại chưa từng có tên trong quyển Bách Khoa Tự Điển về các loài hoa, đều có một điểm chung nhất, là luôn dâng hiến cho đời tất cả những hương thơm ngào ngạt, những hình sắc tuyệt vời.
Giải Tỏa Oan Ức HT.Thích Trí Quảng 
Tất cả chúng ta sống trên cuộc đời này, ai cũng có nỗi lo, nỗi khổ, nhất là cảm giác bị oan ức là nỗi khổ lớn. Oan ức là những điều mình nên mình cảm thấy ức lòng, đau khổ. Muốn giải tỏa nỗi oan ức này, chúng ta làm cách nào?
Luận Bảo Vương Tam muội dạy rằng oan ức không cần biện minh, vì càng biện minh thì nỗi hàm oan càng lớn. Lời dạy này hơi khó hiểu. Đa số chúng ta tin rằng mình có thể giải tỏa được oan ức; nhưng sự thật càng giải nỗi hàm oan càng tăng trưởng mà tôi có cảm giác như chiếc vòng số 8, nếu càng vùng vẫy thì càng siết chặt lại, thà cứ để yên chúng ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn và làm sao tay chúng ta tự nhỏ lại để rút tay ra khỏi cái còng, hay ngược lại, làm sao cái còng mở ra được. Làm tay mình thu nhỏ lại chắc chắn là rất khó, hoặc làm chiếc còng mở ra được cũng không dễ; nhưng chỉ có hai cách này mà thôi.
Cuộc sống luôn có hai đáp án Như Nguyện dịch (theo xinlingxiaopin)
Thầy tôi là một người rất đặc biệt, trong mỗi vấn đề của cuộc sống Thầy luôn đưa ra hai đáp án khác nhau, vídụ: đối với những học sinh xuất sắc Thầy nói rằng: “học kỳ này em thi đạt thành tích nhất lớp cũng không có gì tự hào lắm, vì học kỳ sau em chưa hẳn đạt được như vậy. Nhưng nếu học kỳ sau em lại đứng nhất cũng không có gì hảnh diện, vì thi vào đại học em chưa chắc đỗ thủ khoa nhưng nếu đạt thủ khoa cũng không có gì xuất sắc lắm, bởi vì sau này ra làm việc tham gia công tác ngoài xã hội không nhất định em sẽ luôn đứng nhất”. Và đối với những học sinh yếu kém khác thì thầy có cách nói ngược lại: “ nếu học kỳ này em thi không đạt kết quả tốt cũng không có gì quá lo ngại vì còn có học kỳ sau, nhưng nếu học kỳ sau lại không tốt cũng đừng quá buồn lo vì thi vào đại học em không hẳn lại như thế và nếu có thi hỏng đại học cũng không có gì đáng xấu hổ bởi còn có các trường đại học của xã hội(trường đời), thành tài không chỉ có ở con đường thi cử”.
Trong cuộc sống vô vàn những tấc bậc lo toan của dòng xoáy cơm – áo gạo – tiền chi phối, có bao giờ bạn để lòng mình thanh thản nuốt từng âm vang tiếng vọng chuông chùa trong không gian lắng đọng?. Nếu chưa, thì bạn hãy một lần tìm về với chính mình, chính cái bản thể nhất như nguyên mẫu không tạp nhiễm trần lao, không say men ái dục mà nó đã “vong thân” đối với mỗi chúng ta như vô tình không hay biết. Tiếng chuông chùa như một tiếng động thiêng liêng, chuyên chở tâm thức con người ta ra khỏi sự đam mê lặn hụp không biết chán chường trong biển “ái” sông “hà”. Công năng diệu dụng của tiếng chuông không chỉ đơn thuần là sự đánh thức cõi lòng đang “lưu vong trên đất khách”, mà nó còn là sự hiện thân trác tuyệt của lòng Từ bi “Thượng thông thiên đường, hạ triệt địa phủ”.
Bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc Như Nguyện dịch (theo xinlingxiaopin)
Vào ngày chúc thọ mừng 90 tuổi của thầy giáo, cả bọn học sinh chúng tôi vây quanh thầy chúc mừng đại thọ và không ngừng khen thầy là người cao tuổi tráng kiện nhất, sắc mặt da dẻ hồng hào,tinh thần lại phấn chấn hòan tòan không giống người ở tuổi 90. Lúc đó có một người thưa hỏi thầy, có bí quyết gì trong cuộc sống không? Thầy liền tiết lộ bí quyết cho chúng tôi nghe: “ 65 năm về trước, sau khi kết hôn. Vào đêm tân hôn tôi và cô ấy (vợ thầy) đã vạch ra một pháp lệnh như sau: Từ nay về sau nếu chúng ta cải nhau, khi đã biết được ai sai thì người đó phải ra vườn tản bộ.
Hai Quyết Tâm Tỳ kheo VISUDDHACARA - TTQ dịch, trích Loving and Dying
Khi tôi viết những dòng này, tôi nhớ lại mới hôm qua một nhà sư bạn tôi chết. Thầy ấy bị ung thư, giai đoạn cuối cùng đã tám tháng. Khi tôi ở bên cạnh thầy tại bệnh viện một vài ngày trước khi thầy chết, thầy đang ở trong cơn đau đớn. Tôi cố gắng đút cho thầy ăn một chút canh nhưng thầy không ăn được. Thầy trông rất hốc hác và khủng khiếp. Thầy hầu như không nói được. Bệnh ung thư đã tàn phá thân thể thầy và không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để chịu đựng cho tinh thần của thầy. Tôi cố nài thầy lưu ý quan sát cái đau đớn như ông thường làm trong lúc hành thiền, để càng giữ được bình tĩnh và thanh thản càng tốt. Thầy là một người có khả năng thiền định vững vàng và tôi chắc chắn thầy đã thiền vào chính phút cuối cùng này.
Tâm Bong Bóng Tùy bút Huỳnh Ngọc Chiến
Đứa bé chạy chơi trên vỉa hè với chiếc bong bóng màu xanh. Dưới lòng đường xe cộ vẫn tấp nập qua lại. Tôi ngồi uống cà phê trên vỉa hè và ngắm nhìn đứa bé hồn nhiên cầm sợi chỉ chạy tung tăng kéo theo chiếc bong bóng, với niềm vui thanh thản. Một lúc dường như đã chán, chú bé vất chiếc bong bóng xuống vỉa hè. Một cơn gió thổi đến cuốn chiếc bong bóng bay xuống lòng đường. Nhiều chiếc xe vụt đến, tôi ngỡ nó sẽ bị vỡ tung ra. Thế mà không. Những bánh xe va chạm không hề làm vỡ chiếc bong bóng, mà chỉ làm nó tung lên hoặc bay qua lại, theo chiều tác động của các lực.

Xem tiếp chuyên đề

 
 
PHẬT TÍCH
 
Hoa Sala hay Tha la, còn gọi là hoa đầu lân mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật Giáo Nguyên Thủy và Nam Tông, gắn bó với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.
Vài nét về Kushinagar Tiến sĩ  Thích Long Vân dịch
Kushinagar là một nơi mà Đức Thế Tôn chọn cho việc nhập Niết Bàn, hay xả bỏ sanh thân cuối cùng của Ngài trên cõi đời này . Kushinagar hay Kushinara được coi như là thủ đô của cộng hoà Malla, một trong những  nước cộng hoà thuộc miền bắc ấn, suốt thế kỷ thứ 6 và thứ 5 BC. Kushinagar được nhận dạng hiện nay với ngôi làng Kasia, 51 kms từ thị xã Gorakhpur ở miền đông của bang Uttar Pradesh, Ấn độ.

 

Được thành lập vào thế kỷ thứ 5 BC, Nalanda được xem như là một trường đại học có mặt sớm nhất trên thế giới. Đức Phật được tin tưởng rằng đã viếng thăm Nalanda trong nhiều lần. Đệ tử nổi tiếng của Đức Phật là Ngài Xá Lợi Phất đã sanh ra ở đây và cũng đã tịch tại nơi này.
 

Xem tiếp chuyên đề

 
XUÂN
 
Một thời để nhớ Thiện Lợi
Ai cũng có một thời để nhớ,  người thì vàng son, người thì hiu hẩm. Không sao, sống trong hiện tại, đôi lúc chúng ta cũng cần phải vậy. Hãy thử một lần đi tìm dĩ vãng, vui hay buồn cũng đều đọng lại trong ta một kinh nghiệm sống nhất định hữu ích, miễn sao ta biết dùng trí quan sát, sắp xếp để bước chân của mình trên đường đời càng vững chải hơn.
Xuân Hạnh Phúc Thích Trừng Sĩ
Chúng ta đều biết một năm có mười hai tháng, một tháng có bốn tuần lễ, một tuần lễ có bảy ngày đêm, một ngày đêm có hai mươi bốn giờ đồng hồ, một giờ có sáu mươi phút …luôn trôi qua trong từng sát na của cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mặc dầu thời gian trôi qua trôi qua, nhưng Xuân Hạnh Phúc thì luôn hằng hữu trong ta và trong bạn, trong gia đình và trong tự viện, trong khắp mọi nơi và mọi chốn.  
Tết Tây Tâm Chơn
Tiếng pháo nổ dòn rộn rã trước sân
Bên bếp lửa bập bùng
Quây quần
Những người con xa xứ
Trong nhau....
Tết Ta Tâm Chơn
Tết Việt trên đất Mỹ
Lặng lẽ
Hân hoan
Vội vàng
Chuyện đương nhiên!
Xuân Kỷ Sửu Thích Nữ Giới Hương
Năm 2009 là kỷ sửu, tức là năm con trâu. Trong Phật giáo, biểu tượng trâu được ví cho tâm vọng tưởng, tham, sân, si, buông lung, thiếu tự chủ của chúng ta.  Đức Phật cũng như chư Tổ đã để lại nhiều lời dạy quý giá để chăn giữ con trâu tâm ý này.

Xem tiếp chuyên đề

 
TỪ THIỆN
 
Đạo Phật Ngày Nay hoạt động từ thiện tại chùa Long Quang, tỉnh An Giang
Vào ngày 17/01/2009 , đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay do thầy Thích Nhật Từ làm trưởng đoàn, cùng đi có thầy Phổ Giác – phó ban Đạo Phật Ngày Nay – đã đến chùa Long Quang, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Tại đây, thầy Nhật Từ đã thuyết giảng và phát quà cho 420 hộ gia đình nghèo và ủng hộ bộ cửa của chánh điện chùa Long Quang. Tổng trị giá gần: 140.000.000 đồng.
Hoạt động mổ mắt từ thiện của Đạo Phật Ngày Nay tại trung tâm mổ mắt nhân đạo TP.HCM ngày 12/1/2009 
Vào ngày 13/01/2009, đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay do thầy Phổ Giác hướng dẫn đã đến trung tâm mổ mắt nhân đạo TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, đoàn đã hỗ trợ mổ mắt cho 40 ca bình thường và 1 ca đặc biệt. Tổng giá trị là 29.000.000 đồng do nhóm Phật tử Hải Hạnh ở Úc châu tài trợ.

 

Tổng Kết Các Hoạt Động Của Ban Ấn Tống Đạo Phật Ngày Nay Năm 2008
Ngày 27/12/2008 vừa qua, Ban ấn tống Đạo Phật Ngày Nay đã họp mặt và đánh giá tổng kết các hoạt động ấn tống kinh sách băng đĩa trong năm 2008. Cuộc họp đã diễn ra dưới sự chủ trì của thầy Thích Nhật Từ và sự tham dự của thầy Thích Đạt Ma Phổ Giác (phó ban ấn tống), cùng các Phật tử trong ban ấn tống Đạo Phật Ngày Nay. Mở đầu buổi họp mặt thầy Nhật Từ đã thay mặt tán dương tất cả các hội viên và toàn thể các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã đóng góp tịnh tài, tịnh vật để góp phần chia sẻ đến những người có nhu cầu muốn tìm hiểu về Phật pháp mà chưa có đủ điều kiện học hỏi và hành trì.   
Ngày 14/12/2008 đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay chùa Giác Ngộ do thầy Phổ Giác hướng dẫn đã đến chùa Thiên Phước, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thuyết giảng và phát quà cho gần 300 hộ gia đình nghèo cùng các em trong lớp học tình thương tại đây. Tổng trị giá các phần quà khoảng 30 triệu đồng do nhóm Phật tử Hải Hạnh ở Úc, Ngọc Hường và các Phật tử gần xa đóng góp.
Vào ngày 29/12/2008 , thầy Phổ Giác – ban từ thiện Đạo Phật Ngày Nay – cùng các gia đình Phật tử bác sĩ Việt Hằng, Trần Hoa Mai Huỳnh đã đến thăm 2 trường nuôi dạy trẻ mồ côi chùa Pháp Võ quận Nhà Bè và chùa Long Hoa quận 7. Tại đây đoàn đã tặng cho mỗi em 1 bộ đồ tết cùng với bao lì xì trị giá 20.000 đồng với tổng chi phí khoảng 30 triệu đồng. Với tấm lòng “của ít lòng nhiều” mong các em chăm chỉ học tập  để mai sau lớn lên đóng góp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
 

DANH SÁCH CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY TRONG NĂM 2009

 
1. Ủng hộ tiền quà cho bệnh nhân nghèo ở phòng khám đa khoa chùa Long Bửu, tỉnh Bình Dương (05/01/2009) với số tiền 10.000.000 đồng.
2. Cúng dường cửa chánh điện chùa Long Quang ở Châu Đốc với số tiền $2900 AUD (35 triệu 650 ngàn đồng VN) và $500 USD.
 

Xem tiếp chuyên đề

 
DIỄN ĐÀN
 
Khi được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học với chiếc áo thư sinh chưa thấm vị học đường, bước vào trường đời của kiếp nhân sinh dong ruổi trên mọi nẻo đường lại bạc sắc phong sương. Đối diện với phồn tạp bên ngoài, cảm nhận vui-mừng-buồn-đau-thương-tiếc-tự hào, nếu có những gì liên hệ đến hai tiếng Việt Nam. Đối diện chiều sâu của tâm tư, rung lên những bồi hồi-cảm xúc-ray rức-nhớ nhung-vọng tưởng khi tự tình lần mò dấu xưa, tích cũ trôi về dĩ vãng, vương vấn bóng dáng, hình hài từ Quê Hương Nguồn Cội ?
Dù được sinh ra bất cứ nơi nào, sống ở đâu và làm gì, tình tự quê hương ai cũng cưu mang, ôm ấp trong lòng. Non Nước Việt Nam, trải dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau, từ rừng núi, cao nguyên, đồng bằng, hải đảo đến phố phường, thành thị, thôn quê, từ thắng cảnh danh lam đến sông lạch ao hồ, kia con đường cái quan, nọ mái trường làng, kia lối ngõ đầu thôn, đây bên lề góc phố, ai không từng trải qua một thời đâu đó, và ai không chạnh lòng một thoáng nhớ thương !
Lời nói đầu Thi tập Nhịp Bước Đăng Trình Mặc Giang
Trên mọi nẻo đường đời, tiếng gọi tha thiết hiểu biết, lắng nghe, cảm thông… bao giờ cũng rung lên từng nhịp vắn dài, trào tuôn theo dòng cảm xúc. Cái cảm xúc mà con người sẵn sàng đón nhận như một chất xúc tác, gắn bó, trải dài theo nhịp tim, hơi thở, hoặc theo tiếng thở dài, mừng giận, yêu ghét; để từ đó có thể tô bồi đắp xây tình thân giữa người với người ngày một khắn khít vững bền.
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Ðạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
Khơi dòng Quê Hương Còn Đó Mặc Giang
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó!
Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ “S”, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
Bàn về thơ của thi hào Mặc Giang, tôi không muốn học đòi cách nói như cụ Võ Đình Cường đã tả trong Ánh Đạo Vàng là “đời Ngài là một biển cả, mà múc nước con chỉ có hai bàn tay”. Chỉ nói đơn giản thôi, thi phẩm của nhà thơ Mặc Giang là rừng bát ngát thẳm sâu, còn tôi là kẻ lạc lỏng ngơ ngác gom nhặt từng ngọn lá lưa thưa. Đem sở học mình để bàn thơ Mặc Giang, như nhìn trời qua cuộn giấy vo tròn trong tay. Thế nhưng sao lại dám“cất bước phiêu lưu” như thế ?
Vô lượng kiếp nổi nênh với những tháng ngày không tưởng, ta đã là ai ? Sau cuộc truy tìm một câu trả lời cho riêng lòng, ta sẽ thấy mình thênh thang giữa miền vô trú, ươm hoa cho nở ngọt ngào, kết tinh cho bớt hư hao, trải lòng và sống trọn những tháng ngày như thật đạo, tự tình cùng với áng mây trôi nắng mưa không quản ngại.
Lời giới thiệu Nhịp Bước Đăng Trình Hòa thượng Thích Hải Ấn
Tôi công việc cũng không phải bề bộn lắm. Tuy nhiên lai rai trong ngày, lúc nào cũng có việc từ xa hoặc gần, từ đơn giản đến không đơn giản để giải quyết hoặc là tại trú xứ, hoặc là thân hành… Công việc nay lại thêm nữa rồi! Hôm kia có người mang đến cho tôi tập thơ đóng giả chiến của thi sĩ Mặc Giang, nhờ tôi cho vài hàng giới thiệu. Nhưng không vì thế mà tôi không nhận.
Lời giới thiệu Mở Cửa Nguồn Tâm Ni trưởng Thích Nữ Diệu Tấn
Trăm hoa đua nở vẫn là xinh
Xấu đẹp hơn thua vẫn tại mình
Vạn vật cũng không mà cũng có
Ai người ngắm cảnh phải cho tinh
Tiếp bước NHỊP BƯỚC ÐĂNG TRÌNH, nhà thơ Mặc Giang cho ra tiếp thi phẩm số 5 là MỞ CỬA NGUỒN TÂM, gồm 80 bài, chia thành 2 phần: Hương đạo pháp và Hồn non nước. Cả hai thi tập đều do nhà xuất bản Thuận Hóa Huế biên tập và chịu trách nhiệm xuất bản, ra mắt bạn đọc trong và sau lễ Vu Lan, PL 2552-2008.
Đầu tiên, tôi được tiếp xúc thơ Mặc Giang qua trang mạng Đạo Phật Ngày Nay. Khi biết, để lúc nào cũng có thể trầm ngâm hay đọc thơ Mặc Giang mà không cần phải lên mạng, tôi đã download tất cả những bài đăng trên trang Đạo Phật Ngày Nay và đã in ra gần 350 trang khổ giấy A4, thì nhà thơ Mặc Giang đã giới thiệu cho tôi địa chỉ để có thể đọc thêm là : <http://www.luongsonbac.de/thidan/index.php?do=list&tid=414> và <http://www.luongsonbac.de/thidan/index.php?do=list&tid=416> .
Đứng dậy loanh quanh một vòng. Khu vườn cuối đông trổ đầy hoa dại, những cụm nứt nẻ tím vương, mấy chùm ngũ sắc kiêu hãnh, bụi cúc dại cũng tím biếc hoan ca, rồi những loài không tên hay không biết tên vẫn hài hòa nhịp sống. Mấy con chim vui reo giục mặt trời khan hiếm mùa đông lên thăm hỏi. Loanh quanh một vòng. Đây là vòng thứ ba rồi. Không, thứ tư. Mà thứ năm mới đúng. Bắt đầu một việc gì quả thật là điều quá khó khăn, kể cả tiếng nói riêng thầm. Chúng nó đang xô đẩy nhau. Vâng, cảm xúc, tôi nghe rõ ràng sự tranh chấp của chúng. Cũng phải hiểu và bỏ qua thôi, tại dòng cảm xúc nào cũng muốn tuôn ra từ ngòi bút sớm nhất. Nguy hiểm. Bao ngòi bút đã khô khan rồi mà chưa thành dòng được bởi sự tranh chấp này, dù có lắm điều để viết.
Tháng 3/2007, có người trao cho tôi Tuyển tập nhạc Dòng Thơ Gọi Tình Người và Tập thơ Quê Hương Nguồn Cội của cùng tác giả Mặc Giang. Tôi nay đã 80, đang tập trung viết hồi ký, từ bỏ mọi sinh hoạt thù tạc, nhưng khi nhìn tựa đề 2 cuốn sách, tự dưng có thiện cảm nên gác lại mọi việc để đọc trong nhiều đêm, suy tư chìm lắng… thẳm sâu… ưu tư… với hồn thơ Mặc Giang.
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có  hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở  thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca.
Thơ Mặc Giang bao gồm nhiều thể loại: thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, thơ tự do, và cuối cùng là lục bát. Đi vào thế giới thơ ông là đi vào cõi KHÔNG của sinh tử, giữa bờ này và cõi kia, của lòng đại từ, đại bi, của người anh hùng, của người yêu nước ra đi…
Đôi điều về thi kệ "Hữu Cú Vô Cú" của Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông   Thích Ngộ Thành
Về thi kệ "Hữu Cú Vô Cú" Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông đã mở đầu bằng một mệnh đề khẳng định và phủ định theo học thuyết "Bát Bất Trung Đạo" trong quan điểm luận lý "Trung Đạo Thực Tướng" mà ngài Long Thụ (Nagarjuna) đã nêu trong tác phẩm kinh điển "Trung Luận". Trên nền tảng căn bản đó, hành giả có thể nhận thấy được thực tướng của các sự vật hiện tượng trong vũ trụ vạn hữu.

Xem tiếp chuyên đề

VU LAN
 
Viết Về Mẹ Thích Phước Hạnh
Truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa vốn coi đạo Hiếu là lửa thiêng un đúc tinh thần gia tộc. Từ lúc bập bẹ còn ngồi ghế nhà trường các con đã được học “Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ HIếu mới là đạo con” và nó đã trở thành như một bài Kinh nhật tụng trong lòng mỗi người. mà xét cho cùng, ai không cư xử tốt với cha mẹ là người đứt ruột đẻ ra mình thì ắt gì cư xử tốt với tha nhân.

Xem tiếp chuyên đề

MẬT TÔNG
 
Tổng Quan Về Quán Đỉnh Khamtrul Rinpoche Jigme, Dịch giả: Vô Úy
Quán đỉnh là một đặc trưng của Phật giáo Kim Cương thừa, tức nghi thức bắt buộc tham dự việc phát nguyện, phụng sự và thực hành nghi quỹ (sadhana) theo một đức Bản tôn hay một vị Bồ tát nào đó. Nói cách khác, quán đỉnh là nghi thức mà một bậc thầy tu chứng thành tựu một pháp môn nào đấy trao truyền trực tiếp cho các đệ tử pháp môn đó, bao gồm mô tả, giảng nghĩa, quán tưởng, thứ lớp tu tập cùng với các nghi lễ cúng dường và thần chú tương ứng. Mặc dù vậy, quán đỉnh còn mang ý nghĩa nhiều hơn những gì cấu thành nên nó; nó là sự trao truyền nguồn ân phúc và năng lực gia trì của cả một dòng truyền thừa.

Xem tiếp chuyên đề

KHOA HỌC
 
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh. Điều cơ bản nhất của quá trình hành thiền là luôn tỉnh giác, quan sát, để biết được điều gì đang xảy ra nơi thân và tâm. Tuy nhiên, do nghiệp lực thôi thúc hoặc do áp lực của cuộc sống hiện đại, việc gìn giữ chánh niệm trong cả bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, thường không dễ dàng. Do đó, bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp thích hợp, thì việc dành ra những thời khắc nhất định trong ngày để thực hành tọa thiền với tư thế kiết già (hoa sen) cũng là một trợ duyên có nhiều ý nghĩa.

Xem tiếp chuyên đề

TRUYỆN
 
 Còn nhớ…
             Chiều chủ nhật hôm đó, anh Dũng nói. Hôm nay em không học đàn bài Ngọc Lan của Dương thiệu Tước nữa phải không, vậy mình lên nhà Hạ đi. Thông thường chủ nhật anh Dũng hay tụ tập nhóm “Cái bang” của anh ấy trong căn phòng rộng của anh ở đằng sau, để đàn hát và…nhậu nhẹt, hiền lành thôi. Hôm nay anh lại rủ Dung lên nhà Hạ chẳng phải để đàn hát thì là gì. Dung đồng ý, tự nhủ không biết Y Nhu có hay mình đến nhà Hạ chơi không, hay nó lại tủi thân. Trót nhận lời anh rồi, ngày nào không gặp nhau trên lớp chứ, thôi tuần sau vậy. Đi đường Hòa Bình, rẽ vào một con hẻm sâu và rộng; nhà Hạ nằm trong một khu vườn xanh um cây trái, nhiều nhất là sapotier. Những cây sapotier đang còn tơ, cho trái rất nhiều, lá cây rất xanh. Nhờ thế căn phòng choán một phần ba tòa nhà( cha Hạ xây cho con gái dạy đàn) luôn nằm trong bóng râm của khu vườn. Phòng treo đầy các lọai đàn, đàn guitar, đàn măng đô lin, đàn tranh…Cây đàn piano nằm trong góc. Trong chương trình ca nhạc của đài Truyền hình Huế thời bấy giờ Hạ, Diệu Mi là hai ca sĩ chính.
 
THƠ

 

Chuyện Ngày Về Tâm Chơn
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 70
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 69
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 68
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 67
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 66
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 65
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 64
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 63
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 62
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 61
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 60
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 59
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 58
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 57
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 56
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 55
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 54
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 53
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 52
Tuyển tập 10 bài - thơ Mặc Giang - 51
Tết Nhớ Quê Tâm Chơn
XÁ LỢI – Pháp Bảo Nhiệm Mầu Tâm Chơn

Xem tiếp chuyên đề

 

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Lòng tin đối với vị lãnh đạo lưu vong tâm linh Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã được tổ chức Tuổi Trẻ Tây Tạng lớn nhất,  tái xác nhận một cách quả quyết và tràn đầy hy vọng vào sự phán xét và lãnh đạo tuyệt đối đúng đắn của Ngài, qua một buổi lễ long trọng đặc biệt chúc mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ sống lâu trăm tuổi.
NAKHON SRI THAMMARAT:- Trong một câu chuyện thú vị mà cho đến nay chưa từng được đăng tải trên báo chí tiếng Anh, một nhà sư đã bị bắt hôm 17 tháng 11 sau khi cảnh sát phát hiện nhà sư này đã biến tịnh thất của ông ta trong chùa thành một phòng vũ nhạc và đã tụ tập hút sách thuốc cấm.
Allahabad, Jan 14: Tây Tạng lưu vong đã thỉnh cầu Thủ Tướng Manmohan Singh ủng hộ cho cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tây Tạng.
Jan. 13 (Bloomberg) -- Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần lưu vong Tây Tạng, cho rằng cuộc sống thiếu tâm linh của mọi người , là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới hiện nay.
“Hẹn gặp tại Tích Lan.” Đó là lời từ giã của sư Ajahn với tác giả bài này tại thiền viện Serpentine, tiểu bang Perth, Úc Châu.
Thiền sư Ajahn sẽ đến Tích Lan , thủ đô Colombo vào thứ 7, ngày 24 tháng 1. Đây là lần viếng thăm thứ 3 của thiền sư Ajahn kể từ năm 2005.
ROME (AFP) –Chính phủ thành phố Rome thông báo hôm thứ Ba rằng họ đã mời nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm thành phố vào tháng tới để thụ phong danh hiệu một công dân danh dự của thủ đô Ý Đại Lợi.
Sarnath, India --Những sự thay đổi  nhất định sẽ xảy ra tại Trung quốc  và vấn đề của Tây Tạng sẽ được giải quyết và chiếm ưu thế về lâu về dài, nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu hôm Chủ Nhật.
Tác Giả Bài Này, Amy kể lại thật sự cô ta không hề chuẩn bi để được tiếp kiến Vị lãnh tụ Phật giáo của Bhutan, một trong những bậc trưởng lão thiền sư nổi tiếng còn sống hiện nay, cũng như công chúa Perna Lhadon Wangchuck, em gái của nhà vua Bhutan Jigma Singye Wangchuck.
BEIJING: Nhà nước Bắc Kinh  dự định ăn mừng ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma bỏ nước ra đi hồi 50 năm trước. Họ dự định sẽ tuyên bố ngày 10 tháng 03, là ngày đánh dấu 50 năm cuộc khởi nghĩa không thành công của Đức Đạt Lạt Ma là ngày lễ chung cho cả  nước.
TOKYO (AP) -Một kỷ lục vừa được ghi nhận với 99 triệu người dân Nhật đã viếng thăm các đền Thần Đạo hoặc chùa chiền Phật Giáo trong ba ngày đầu năm mới, Cơ Quan Cảnh Sát Quốc Gia Nhật Bản cho biết như trên.
Đối với nhiều Phật tử không nắm vững giáo pháp, thì Phật Pháp thỉnh thoảng làm cho họ chỉ mĩm cười ngày và đêm, cho tất cả đều là “vô thường” mà quên đi thực tế hàng ngày xảy ra chung quanh đời sống.
 
Trong tập sách Phật pháp đã xuất bản: “Sau trạng thái nhập định sẽ tẩy trần” thì độc giả đã nhận thức được phương pháp thực tế thiền định Phật Pháp, đã nâng cao trình độ hiểu biết và phân biệt một cách sâu sắc làm sao sống cân bằng giữa 2 trạng thái tham thiền nhập định và trạng thái xả thiền trở về sống với thực tế. 
Leh, Ladakh (india)  Các hình ảnh từ Ladakh thường là trình bày những nét điêu tàn, đất đai khô cằn hoặc núi non trắng tuyết nhô lên giữa những đám mây mù mịt.
Trong khi mọi người trên thế giới quyết định phải cân nhắc và bận tâm với năm hết tết đến thì một nhóm Phật tử Hoa Kỳ được giảng giải làm thế nào để ban rải từ tâm đến cho các loài chim chóc.
Tổng thống Prathiba Devisingh Patil tuyên bố khai mạc tu viện Buddha Vihar, được xây dựng trong  khuôn viên rộng 75 Hécta, được tài trợ bởi quỹ từ thiện Siddarth vào thứ tư ngày 7 tháng 1 năm 2009. Thống đốc tiểu bang, ông Rameshwar Thakur, tổng lý nội các tiểu bang, ông B.S Yeddyurappa, và cựu tổng lý nội các tiểu bang N.Dharam Singh cùng đông đảo dân chúng, tín đồ Phật giáo cũng như nhiều quan chức chính phủ đã đến tham dự lễ khai mạc khánh thành.
Hawaii - HST, Jan 05, 2009 - Một tổ chức Phật giáo đã trao tặng hơn 100 thẻ tín dụng hôm qua nhằm giúp đỡ cho những gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão lụt hồi tháng trước.
Trường đại học Miami Tiểu Bang Ohio Hoa Kỳ hôm nay vừa ký văn bản trao đổi học hành nghiên cứu và sinh viên , giáo sư danh dự với học viện nổi tiếng Phật Giáo thuộc chính quyền lưu vong Tây Tạng.
Khentrul Rinpoche, trụ trì một thiền viện tọa lạc phía đông Tây Tạng, cho rằng tai hoạ và sự đau khổ của người dân Mỹ hiện nay đã tạo ra sự mất tự tin trong cố gắng để mang lại cân bằng trong đời sống vật chất và tinh thần, và giảm thiểu niềm hy vọng của họ.
Jan 5, 2009 (DVB)– Ngôi chùa Phật Giáo Miến Điện đầu tiên tại Phần Lan đã chính thức được khai quang tại Kuopio hôm 03 tháng 01, 2009 vừa qua bởi năm tu sĩ do Sư Pannya Wuntha và Sư Uttara thuộc tu viện London’s Sasana Ramsi Vihara dẫn đầu.
Kushinagar (Uttar Pradesh), Jan 2 :Hàng trăm  Phật tử từ Ấn Độ và ngoại quốc đã tụ tập về Kusiunagar tỉnh bang Uttar Pradesh để thực hiện những buổi nguyện cầu đặc biệt đón mừng năm mới.
Các nhà sư Campuchia đã phản đối mạnh mẽ buộc nhà cầm quyền phải ngăn cấm buổi trình diễn ca nhạc kịch Rock đầu tiên với những điệu vũ lố lăng và ăn mặc lố bịch, vì không phù hợp với truyền thống Phật Giáo tại nước này.
Trong một lá thư sao gửi bộ trưởng bộ tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như giới truyền thống báo chí, hội đồng tối cao tăng già nguyên thủy Campuchia đã đòi hỏi giám đốc, soạn giả và các diễn viên của buổi trình diễn nhạc kịch rock, phải xin lỗi với cộng đồng phật giáo CamBốt.
Enock Belo năm nay 10 tuổi, đã có thể gọi là một ngôi sao thiếu lâm võ thuật tí hon, em có thể tung những cú đá tuyệt đẹp, nhảy qua những chướng ngại vật và trình bày những bài quyền nhẹ nhàng và uyển chuyển. Điều ngạc nhiên hơn hết là cậu bé là người Phi Châu.
Luoyang, China -Ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc, Bạch Mã Tự, tọa lạc tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung quốc, được nới rộng với công trình xây dựng một ngôi tháp theo kiểu mẫu của ngôi bảo tháp Sanchi nổi tiếng ở Ấn Độ, nay đã sắp hoàn tất và gần đây đã mở cửa cho công chúng tham quan.
Dharamshala, Dec 29: Kinh tế trì trệ và khủng bố tấn công vào Mumbai đã làm cho kỹ nghệ du lịch tại vùng đất thủ đô tị nạn Tây Tạng Dharamshala bị ảnh hưởng nặng nề.
Đức Phật Thích Ca chủ trương chính sách bất bạo động đối với tất cả các loài vật hữu tình hay vô tình, và theo giáo pháp của ngài, hiện nay một chiến dịch đang vận động nhằm biến khu vực chung quanh thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng thành một khu vực không sát sanh và ăn chay. Bồ Đề Đạo Tràng vốn là nơi Đức Phật đắc đạo sau 49 ngày nhập thiền định.
Trong bộ phim mới ra 2008 “Ngày Trái Đất Ngừng Quay”, người hành tinh Klaatu đại diện cho phái đoàn liên hợp các thiên hà đến trái đất từ không gian, để phán xét số phận cuối cùng của nhân loại.
 
Dưới cung cách lạnh lùng và phức tạp khó hiểu, kẻ hành tinh xa lạ  này đòi hỏi một cuộc thương thuyết với các lãnh tụ của quả địa cầu, và cũng để chuyển đến thông điệp cảnh cáo cuối cùng đến loài người vô minh u tối.
LANZHOU, Dec. 29 (Xinhua) Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều du khách  viếng thăm danh tích Đôn Hoàng, một thành phố trên Con Đường Tơ Lụa và là chiếc nôi của các hang động lịch sử Phật Giáo, cục trưởng cục du lịch thành phố Lan Châu,  Gong Ying nói như trên hôm thứ Hai.
Beaumont, Texas (USA) -Tiếng đóng một cánh cửa của ngục tù rất đặc biệt và dứt khoát, theo lời của Tỳ Kheo Kassapa, một tu sĩ Phật Giáo, người đã đến nhà tù liên bang  ở Beaumont mỗi tuần.
Những kho tàng Phật giáo quý báu từ thời đại đế quốc Silla (668-935) đã được tìm thấy và đưa trở lại trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia Nam Hàn.
Cuộc triển lãm tại viện bảo tàng quốc gia dưới tiêu đề “Âm Vang của Cuộc Đời”, trưng bày khoảng 200 đồ cổ Phật giáo quý giá đặc biệt truyền thống dưới triều đại đế chế Silla, bao gồm 19 đồ cổ cực kỳ quí báu của Nam Hàn, và 17 đồ cổ văn hoá cổ đại được mượn từ Viện bảo tàng quốc gia Tokyo và Viện bảo Tàng Quốc Gia Nara.
WHITTIER -Trường Đại Học Whittier vừa trao tặng học vị danh dự cao quý nhất của trường cho Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân, lãnh đạo một trong những tổ chức Phật Giáo lớn trên thế giới và là nhà sáng lập ngôi chùa Tây Lai tại Hacienda Heights, California.
Ladakh, India -- Cư dân Phật tử Ladakh đón mừng năm mới "Losar" với đại lễ náo nhiệt.
Losar là một từ ngữ Tây Tạng có nghĩa là năm mới. "Lo" là năm và "Sar" là mới.
Hàng năm, theo lịch Tây Tạng, Năm Mới Ladakh thường thường bắt đầu vào một tuần lễ trước Năm Mới theo lịch Gregorian - tức là loại Tây Lịch hiện hành, và lễ hội kéo dài cho đến hết tháng Giêng.
Hơn 10 giáo sư đại học khắp Hoa Kỳ đã kết hợp cùng các giảng sư UCLA trong cuộc họp 2 ngày để nghiên cứu về nghệ thuật Phật Giáo.
Donald McCallum, người tổ chức và cũng là giáo sư nghệ thuật lịch sử UCLA, chào mừng nhiều khách quý đén thăm trung tâm giảng sư UCLA, sáng sớm thứ sáu để bắt đầu một ngày diễn thuyết công cộng, ngày 21 tháng 11, năm 2008.
LONDON, UK -Viện Bảo Tàng  Victoria & Albert (viết tắt V&A)  tại Anh Quốc sẽ khai mạc Phòng Triển Lãm của Tổ Chức Gia Đình Robert H.N. Ho vào tháng Tư tới đây, phòng triển  lãm điêu khắc Phật Giáo đầu tiên tại Anh Quốc.
PHILADELPHIA, PA.(USA) --Viện bảo Tàng Nghệ Thuật Philadelphiahôm 19 tháng 12, 2008 đã bắt  đầu  một công trình triển lãm mệnh danh "Những Đỉnh Cao của Tín Tâm: Nghệ thuật Phật giáo Hymalayas", trưng bàycho đến tháng Năm 2009.
 
 
 
 
 
 
 

Xem Pháp Thoại VCD Của Thầy Nhật Từ

Các pháp thoại VCD của thầy Nhật Từ phần lớn được phổ biến trên trang google qua địa chỉ: http://video.google.com. Để xem trực tiếp các bài pháp thoại trên mạng, quý khán giả sau khi vào http://video.google.com điền tên Thích Nhật Từ, tất cả các pháp thoại VCD sẽ xuất hiện. Click vào bài cần nghe 

 

 

 

TRANG ĐẠI TẠNG KINH MP3 VÀ PHÁP THOẠI CỦA THẦY NHẬT TỪ

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2008

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2007

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Úc châu 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2004

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ phân theo mẫu tự ABC

•  Đạo Phật và cuộc sống (hơn 80 bài giảng về Kinh Trung Bộ)

•  Thế giới Cực Lạc (7 bài giảng về Kinh A-di-đà)

•  Dược chất tâm linh (8 bài giảng về Kinh Dược Sư)

•  Dộng tan cửa ngục (14 bài giảng giải Kinh Địa Tạng)

•  Siêu độ vong linh (6 bài giảng về Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, 2006)

•  Các nguyên tắc sư phạm Phật giáo (13 bài giảng tại Khoá Cao cấp Giảng Sư, tháng 2006)

•  Đối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư (8 bài giảng về Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, 2006)

•  Các pháp thoại tại trại tù, trại cai nghiện, trung tâm Bảo trợ XH và phục hồi nhân phẩm phụ nữ

•  Pháp thoại về mười hai con giáp

•  Pháp Thoại tại Hoa Kỳ, Mùa Hạ 2007 --> Lịch giảng chi tiết

 

 

>>  Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay  <<

 
 
 
PHÁP THOẠI THÁNG  12 NĂM 2008 & THÁNG  1 NĂM 2009
01-12-08: Duy thức học: Phiền não nhánh.  HVPGVN tại TP.HCM
04-12-08: Hạnh phúc trong tầm tay.  Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp, Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước
07-12-08: Nói không với bạo lực gia đình.  Chùa Xá Lợi
08-12-08: Kinh niệm Phật ba la mật 5: Phương pháp quán tưởng niệm Phật.  Khóa tu Phật thất lần 54, Chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn
09-12-08: Duy thức học: Phiền não nhánh (Phần 3) Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp HCM
12-12-08: Kinh niệm Phật Ba La Mật 7: Niệm Phật và trì chú (phần 1) Chùa Liên Hoa - Tỉnh Bình Định
12-12-08: Kinh niệm Phật Ba La Mật 7: Niệm Phật và trì chú (phần 2) Chùa Liên Hoa - Tỉnh Bình Định
13-12-08: Kinh niệm Phật Ba La Mật 8: Mười hạnh của người tu Tịnh Độ (Phần 1) Chùa Long Khánh - Tỉnh Hội Phật giáo Tỉnh Bình Định
13-12-08: Kinh niệm Phật Ba La Mật 8: Mười hạnh của người tu Tịnh Độ (Phần 2) Chùa Long Khánh - Tỉnh Hội Phật giáo Tỉnh Bình Định
14-12-08: Kinh Trung Bộ 117: Chánh đạo Chùa Xá Lợi
19-12-08: Hoằng pháp ở Tây Nguyên Chùa Khải Đoan - Tỉnh Đaklac
19-12-08: Chăm Sóc Hạnh Phúc (Phần 1) Chùa Thọ Thành, tỉnh DakLak
19-12-08: Chăm Sóc Hạnh Phúc(Phần 2) Chùa Thọ Thành, tỉnh DakLak
23-12-08: Niết bàn tại thế gian Chùa Quan Âm - Hồng Ngự - Đồng Tháp
26-12-08: Chuyển họa thành phúc Trung tâm nuôi dưỡng người già và tàn tật Thạnh Lộc - Q.12
26-12-08: Đời người như nước Trung tâm nuôi dạy thanh thiếu niên 3 - Q. Gò Vấp
28-12-08: Cuộc Đời Chẳng Đẹp Sao Chùa Phổ Quang
04-01-09: Tranh Chăn Trâu Thiền Tông Chùa Xá Lợi
17-01-09: Triết Lý Về Trâu Chùa Long Quang - Tân Châu - An Giang

 

 

 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm dịch các bài pháp thoại ra tiếng Anh  Hải Hạnh

Tâm thư  kêu gọi phát tâm đánh máy bài giảng   Hải Hạnh

 

 

Nhac thiền Phật giáo

 

BÀI VÀO MẠNG HÀNG THÁNG

 

Năm 2008: 1-2008 | 2-2008 | 3-2008 | 4-2008 | 5-2008 | 6-2008 | 7-2008 | 8-2008 | 9-2008 | 10-2008 | 11-2008 | 12-2008

Năm 2007: 1-2007 | 2-2007 | 3-2007 | 4-2007 | 5-2007 | 6-2007 | 7-2007 | 8-2007 | 9-2007 | 10-2007 | 11-2007 | 12-2007

Năm 2000 - 2007

 

TRANG WEB MỚI

- Tự Điển Anh-Việt có thêm chú thích chử Hán, hình ảnh, video link các pháp thoại của Chư Tôn Đức. Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh & Nguyên Hiển Trần Tiễn Huyến
- Phiên Âm toàn bộ Đại Tạng Kinh Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh & Nguyên Hiển Trần Tiễn Huyến Toàn bộ có hơn 9000 phiên bản
- Từ Điển Anh-Việt có Photos và Videos Thiện Phúc
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM: Mô hình giáo dục và học thuật của Phật giáo Việt Nam thời cận đại
- Từ Điển Anh-Việt có Photos và Videos Thiện Phúc

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 

HỘP THƠ PHẬT HỌC
(Hãy bấm chuột vào đây để đặt câu hỏi)

 Thông báo |Tạp chí nghiên cứu Phật học
Thảm hoạ Phật giáo tại Afghanistan | Tuyển Tập Ảnh | Đồng Hồ Thế Giới|Phòng chống bão lụt
Screen Saver | Mailing List | Góp ý | Sổ lưu bút (online) | Giới thiệu trang nhà | Nạp trang nhà | WebRing

VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

VÀI NÉT VỀ THẦY THÍCH NHẬT TỪ

PHÁT TÂM CÚNG DƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 
 
....
MỤC LỤC

PG cho người bắt đầu | Đức Phật & Phật pháp | Kinh Điển | Kinh MP3 | Nghi thức tụng niệm | Thiền định | Niệm Phật
Phật giáo Việt Nam | Phật giáo năm Châu | Bồ-tát đạo | Pháp trích lục | Triết học PG | Giáo dục PG | Văn hóa PG
Đạo đức-Tâm lý học PG | PG & Khoa học | Xã hội học PG | PG & Kinh tế | PG & Quản trị | PG & Sinh thái
Phật tích | Đối thoại | Diễn Đàn | Điểm sách | Ăn chay | Cuộc sống | Xuân  Vu-lan-bồn | Văn Học| Thơ | Tin Tức PG | Từ thiện  |  Truyện | Nhạc
Từ điển-Tham khảo | Pháp luận khác | Tâm tình độc giả | Thư mục sách | Ban biên tập | Tác giả-Dịch giả | Links | Pháp Âm


You are visitor number since May 6, 2000

Thành lập ngày 22-2-2000

 
http://www.buddhismtoday.comOther websites 
 

Biên tập: Tỳ-kheo Thích Nhật Từ | Phó biên tập: Thích Lệ Thọ | Phụ trách mạng: Thích Phước Huệ | Trợ lý: Hải Hạnh - Giác Định
Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com
Thư từ tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email: tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com
Liên lạc thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi về:
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại từ nước ngoài: +84-908-153-160 (M); +84-8-830-9570 (H); trong nước: 0908153160; 8309570.