Download Unicode Font Trang Tiếng Anh
Nam-mo Bon Su Thich-ca-mau-ni Phat

 

 

CÔNG TRÌNH THẾ KỶ CỦA PHẬT GIÁO TẠI HUYỆN DĂK-HÀ TỈNH KOMTUM

 Nơi này 17 năm qua đã được nhóm Phật Tử Tâm Hoàng, Nguyên Thành…xin phép chính quyền cho xây dựng một ngôi chùa để cho người dân nơi đây có chổ sinh hoạt tâm linh. Duyên lành hội đủ, ngày 10/12/2008 đã được chư tăng Phật Tử nơi đây tổ chức trọng thể lễ khởi công và đặt đá một công trình Phật giáo thế kỷ với kinh phí xây dựng Chùa Tháp Kỳ Quan khoảng 200 tỷ đồng.

Xem tiếp .....

 

 
Năm 2008: 1-2008 | 2-2008 | 3-2008 | 4-2008 | 5-2008 | 6-2008 | 7-2008 | 8-2008 | 9-2008 | 10-2008 | 11-2008

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 
Bảy trăm năm đã trôi qua từ ngày Trần Nhân Tông viên tịch, nhưng những gì thiền sư để lại cho đời, cho Phật pháp thật sự có một ý nghĩa vĩnh cửu. Trong quá trình tiếp nhận và hoằng truyền một nền Phật giáo mang tính dân tộc, khá nhiều bài viết đã khơi dậy, lý giải, phân tích nét đặc thù, độc đáo trong đường hướng thiền học của thiền phái Trúc Lâm do Người khởi xướng. Điều gì đã làm nên hào quang đó? Phải chăng là qua Phật giáo đời Trần, với tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam như được làm sống dậy, được đúc kết thành một mô hình hoằng pháp có ý nghĩa và giá trị cho nhiều thế hệ sau suy gẫm và tiếp nối?
Phật giáo Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, Thiền sư Duy Lực đã thắp sáng lại ngọn đèn thiền, tô đậm nét Tông chỉ Tổ Đạt Ma, trải qua hơn 20 năm chuyên hoằng dương Tổ Sư Thiền (dạy tham thiền thoại đầu) ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Thượng tọa Thích Minh Khuê thế danh Nguyễn văn Tam. Sinh năm Nhâm Tý (1912) tại Quận Long Điền, tỉnh Bà Rịa.
Phụ thân là cụ ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên Giáo học và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nam một phụ nữ tứ đức vẹn toàn, đều kính tin Tam Bảo.
Sáng ngày 27-11-08 (nhằm mùng 1-11-Mậu Tý), lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khoảng 40.000 Tăng Ni cả nước đã có mặt tại núi rừng Yên Tử, mảnh đất thiêng liêng đã khai sinh thiền phái Trúc Lâm, đậm đà bản sắc Việt, để dự quốc lễ Phật giáo, tưởng niệm 700 năm ngày mất của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh và thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam.
Sáng ngày 27/11/2008  tại Quảng trường Khu Di tích danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Bộ Văn hóa, thể Thao và Du lịch tổ chức trọng thể Đại lễ kỷ niệm 700 năm Ngày nhập Niết bàn của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm
Chứng minh buổi lễ có chư tôn đức giáo phẩm, Phó pháp chủ HĐCM,HĐTS, BTS các tỉnh thành hội trong cả nước và hơn 10  nghìn Tăng Ni Phật tử thập phương về dự.
Truyền thuyết về Trần Nhân Tông Theo Tạp Chí Thăng Long – Hà Nội nghìn năm
100 ngày sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông về cõi niết bàn, lưng chừng núi bỗng thoang thoảng mùi thơm. Người vẫn nằm nghiêng dáng sư tử, một mầm trúc non xanh mọc xuyên qua đùi trái.
 
Việc Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành đã để lại nhiều truyền thuyết và gắn chặt chẽ với những di tích, danh thắng nổi tiếng trên núi Yên Tử.
Lễ nguyện cầu thế giới hòa bình, quốc thái dân an Nhóm phóng viên
Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất của Phật hoàng Trần Nhân Tông khép lại hôm qua bằng một lễ cầu nguyện thế giới hòa bình, quốc thái dân an.
19h, lễ cầu nguyện chính thức bắt đầu. Hàng nghìn ngọn nến được thắp lên, tạo hình chữ Tâm lung linh, huyền ảo với ý nghĩa: "Tâm là Phật, Phật là Tâm, ngộ Tâm là ngộ Phật, ngộ Phật là ngộ Tâm".
Những cuộc đời phía sau ánh hải đăng Theo Pháp Luật TP HCM
Gắn liền với những ngọn hải đăng là những con người dám nhận cuộc sống cô độc nơi đèo heo hút gió, nơi đảo xa... Họ hy sinh cuộc sống riêng để duy trì ánh sáng dẫn dắt tàu thuyền trong đêm.

 
Phật tử tri ân Vua đời - Vua đạo Trần Nhân Tông Nhóm phóng viên
Đại lễ tưởng niệm vua Trần Nhân Tông đã chính thức diễn ra tại quảng trường Khai hội Yên Tử, trong không khí trang nghiêm với sự chứng kiến của hơn 40.000 Tăng Ni, Phật tử.
Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất vua Trần Nhân Tông đã đi gần hết quãng đường. Nếu như tại trai đàn cầu siêu và Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp vua Trần Nhân Tông, hàng vạn tăng ni, phật tử được chứng kiến các nghi lễ về tâm linh, hiểu hơn về công đức của vua Trần Nhân Tông thì tại đại lễ tưởng niệm hôm nay là dịp họ được nghiêng mình kính cẩn tưởng nhớ tới vị anh hùng của đất nước.
Đề nghị công nhận vua Trần Nhân Tông là Danh nhân văn hóa thế giới Nhóm phóng viên
Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam Phan Huy Lê khởi xướng kiến nghị Ban bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ chỉ đạo các cấp, ngành liên quan làm thủ tục đề nghị Unesco công nhận vua Trần Nhân Tông là danh nhân thế giới.

 

Tại Hội thảo khoa học 700 năm ngày mất của Đức Vua Trần Nhân Tông, tổ chức tại Quảng Ninh, hôm nay, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Ban Trị sự Thành  hội Phật giáo TP HCM, nhận định, Trần Nhân Tông là một hoàng đế đặc biệt, người có nhiều đóng góp quan trọng trên cả ba lĩnh vực: dựng nước, giữ nước, mở nước.

Chùm ảnh Đại lễ cầu siêu tại bến Bạch Đằng Nhóm phóng viên
Trai đàn cầu siêu được tổ chức cách không xa bờ sông Bạch Đằng, con sông đã ba lần ghi dấu chiến thắng của nước Việt trước quân xâm lược phương Bắc: Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán mở ra thời kỳ độc lập dân tộc. Năm 981, Lê Hoàn đại phá quân Tống, giữ yên bờ cõi. Đặc biệt, trận đại thắng Bạch Đằng năm 1288, hơn 6 vạn quân và hơn 500 chiến thuyền của đế quốc Mông - Nguyên đã bị tiêu diệt và bắt sống.
Hàng nghìn Phật tử tham gia trai đàn cầu siêu Nhóm phóng viên
Đại lễ trai đàn cầu siêu liệt sĩ trận vong thời Trần và chư vị anh linh có công dựng nước và giữ nước đã được thành kính tổ chức đêm 25/11 tại đền Bạch Đằng, huyện Hưng Yên (Quảng Ninh), trong khuôn khổ Đại lễ Tưởng niệm 700 năm ngày mất Phật hoàng Trần Nhân Tông.

 
Khai mạc Đại lễ tưởng niệm Trần Nhân Tông Nhóm phóng viên
Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất của Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông hôm nay chính thức khởi động bằng các hoạt động: dâng hương, khai mạc triển lãm thư pháp, diễu hành xe hoa, trai đàn cầu siêu…, tại Quảng Ninh.
 
Khởi động chương trình tưởng niệm vua Trần Nhân Tông Bích Ngọc
Sáng nay, tại Quảng Ninh, Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất của Phật hoàng Trần Nhân Tông chính thức khởi động bằng các hoạt động: dâng hương, khai mạc triển lãm thư pháp, diễu hành xe hoa, trai đàn cầu siêu..

 

Tỏa sáng triết lý Trần Nhân Tông Theo Văn Hóa Phật Giáo số 68
Nhường ngôi sớm để dẫn dắt các vị vua trẻ vào con đường cai trị đến khi có thể làm cho họ hoàn toàn yên tâm thì họ sẽ nhường lại toàn bộ quyền lực để đi sâu vào khám phá đời sống tâm linh, thực nghiệm triết lý Phật giáo. Đó chính là kế lâu dài - minh triết của vua Trần Nhân Tông.

 

Dựng tượng Trần Nhân Tông nhân Đại lễ tưởng niệm Vân Nhi
"Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất của Phật hoàng Trần Nhân Tông nhằm đánh giá rõ hơn vai trò của vua Trần Nhân Tông trong sự nghiệp giải phóng và đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, sự nghiệp tu hành và ảnh hưởng sâu rộng của thiền phái Trúc Lâm đối với nền văn hóa dân tộc", Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó ban tổ chức đại lễ, cho biết. 

 

Đại giới đàn Huệ Lưu PL2552-DL2008 thành tựu viên mãn Bảo Thiên
Chiều 15/11/2008, tại Hội trường Nhà Truyền thống Văn hóa Phật giáo thành phố (chùa Phổ Quang), Ban trị sự THPG TP.HCM đã làm lễ bế mạc và tạ đàn Đại giới đàn Huệ Lưu PL. 2552 – DL. 2008 sau 3 ngày tổ chức trang nghiêm và trọng thể.
HT. Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS, trưởng BTS THPG TP.HCM cùng Chư tôn Giáo phẩm thành viên HĐCM, HĐTS TƯ GHPGVN, BTS THPG TP.HCM đã quang lâm đến chứng minh buổi lễ. Tham dự lễ tại đàn còn có sự hiện diện của Chư tôn đức 24 Ban đại diện Phật giáo quận – huyện, Hội đồng thập sư Tăng, hội đồng thập sư Ni, Ban tổ chức, Ban kiến đàn, Ban hộ đàn, 1418 vị Tân Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, thức xoa, Sa di, sa di Ni cùng đông đảo quần chúng Phật tử troàng toàn thành phồ về thọ Bồ tát giới.
Thiền sư HUỆ LƯU – ĐẠT LÝ (1857 – 1898) Ban Kiến Đàn HUỆ LƯU PL.2552 - DL.2008
Thiền sư Huệ Lưu -   Đạt Lý, sinh ngày   mùng 1 tháng Chạp   năm Đinh Tỵ (1857) tại làng Nhựt Tảo, tỉnh Định Tường (nay là xã Nhựt Tảo, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình nông dân tín mộ đạo Phật. Năm 12 tuổi, ngài xuất gia thọ giáo tại chùa Giác Viên, tỉnh Gia Định và thủ lễ với Thiền sư Liễu Khiêm - Hoằng Ân, được pháp húy là Đạt Lý - pháp hiệu Huệ Lưu.

 

 

 
Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, năm nay tổ chức giới đàn tuyển “Phật trường” mang tên một vị danh tăng-Tổ Huệ Lưu[1]. Trong giới xuất gia có lẽ ai cũng thầm biết ơn người khi học luật. Trên bìa sách Tì nì, Sa di oai nghi cảnh sách in mộc bản năm Giáp Ngọ (1894) có ghi “Giác Viên lang nhã Thiền hòa Hoằng Ân tỉnh nghĩa / Huê Nghiêm thiền viện, Tỳ kheo Huệ Lưu sao lục”.[2]
Sau lễ khai mạc diễn ra trọng thể và trang nghiêm, Đại giới đàn Huệ Lưu PL: 2552 - 2008 bước vào các công việc quan trọng nhất là truyền giới. Theo lịch trình, các giới tử Sa di và Sa di Ni được truyền giới trước với Hội đồng thập sư gồm Tam sư: HT. Thích Hiển Tu – Hòa thường đàn đầu, HT. Thích Minh Thông – Yết ma A Xà Lê, HT. Thích Giáo thọ A Xà lê (đối với Sa di); NT. TN Tình Thiền – Hòa thượng đàn đầu, NT. TN Tâm Hoa – Yết ma A Xà Lê, NT. TN Hải Thành – Giáo thọ A Xà Lê (đối với Sa di Ni).

 

Sáng nay (14/11/2008), tại Hội trường Nhà Truyền thống Văn hóa Phật giáo thành phố,  Đại giới đàn Huệ Lưu PL: 2552 – DL: 2008 do BTS THPG TP.HCM tổ chức đã chính thức trọng thể khai mạc, trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh.
HT. Thích Hiển Pháp - Phó Pháp chủ kiêm Phó Chủ tịch HĐTS; HT. Thích Đức Nghiệp - Phó Thư ký HĐCM cùng Chư tôn Giáo phẩm thành viên HĐCM, HĐTS TƯ GHPGVN đã quang lâm đến chứng minh buổi lễ. Tham dự lễ khai mạc còn có sự hiện diện của Chư tôn đức BTS THPG TP.HCM, BTS PG các tỉnh, thành, Hội đồng thập sư Tăng, Hội đồng thập sư Ni, Ban tổ chức, Ban kiến đàn, Ban hộ đàn, ông Trần Ngọc Bảo – Phó Ban dân vận Thành phố, ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó giám đốc Sở nội vụ kiêm Trưởng ban tôn giáo thành phố cùng 1419 giới tử Tăng Ni phát nguyện thọ giới.
Niềm hỷ lạc của người tiếp nối ngọn đèn Chánh pháp(*) Đại diện giới tử đọc lời phát nguyện trong buổi Lễ Khai mạc Đại giới đàn “Huệ Lưu” PL. 2552 – DL. 2008
....Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật đã dạy: “Giới là cội gốc của Bồ Đề, là cửa ngõ của Niết Bàn, là chiếc thuyền đưa chúng sanh qua biển khổ”. Ngày nay, chúng con sanh ra được làm thân người có đầy đủ lục căn, lại gặp duyên lành được xuất gia, đây là phúc báu mà chúng con gieo trồng trong nhiều đời nhiều kiếp. Chính nhờ duyên lành đó, chúng con hôm nay lại được chư Tôn Đức mở Đại Giới Đàn cho chúng con thọ nhận giới pháp hầu truyền trì mạng mạch Phật pháp trong tương lai.

 

Nền tảng thành tựu của người xuất gia là giới luật(*)
…“Đạo Phật được hình thành và tồn tại dựa trên nền tảng và ý nghĩa của ba ngôi báu; đó là: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Vì vậy, muốn trở thành Tăng bảo trong ba ngôi báu, các giới tử cần phải đăng đàn thọ giới. Muốn thọ giới, ắt phải có Đàn tràng và Giới Sư truyền giới. Đó là mối quan hệ mật thiết hữu cơ từ thời Phật còn tại thế cho đến ngày nay.
Trong phạm vi trách nhiệm của Thành hội Phật giáo là làm sao đào tạo có người kế thừa mạng mạch Phật pháp, làm cho Đạo pháp tồn tại lâu dài trên thế gian, hầu làm tốt đời đẹp đạo, lợi lạc chúng sanh. Vì thế, công tác khai đàn truyền giới là một trong những trách nhiệm hàng đầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, cũng là trách nhiệm cơ bản và thiết yếu nhất của những người đệ tử Phật, vì “Giới Luật là thọ mạng của Phật pháp” mà đức Phật đã dạy trong Luật Tạng.
(*) Trích phát biểu khai mạc cuả HT Thích Trí Quảng trưởng ban tổ chức Đại giới đàn Huệ Lưu-2008.Tựa đề của GNO.
Vò đầu suy nghĩ, mắt nhìn xa xăm, chống cằm trầm ngâm hay hí hoáy viết là cảnh thường thấy ở bất kỳ cuộc thi nào. Cuộc thi tuyển  tại Đại giới đàn Huệ Lưu PL: 2552 – DL: 2008 dù không quá khắt nghiệt nhưng cũng không ngoại lệ. Phóng sự ảnh sau đây sẽ cho bạn đọc hình dung phần nào tâm trang của những “sĩ tử” đặc biệt tại giới trường.
Ngày đầu tiên Đại giới đàn Huệ Lưu diễn ra trong không khí  êm ả và thiêng liêng. Từ 6 giờ sáng các giới tử đã tập trung gần như đầy đủ tại giới trường. Tuy phần lớn đã quen với đường vào chùa Phổ Quang nhưng vẫn còn những ánh mắt ngơ ngát của các Tăng Ni trẻ mới lần đầu bước đến nơi  này. Khác hẳn với không khí nhộn nhịp của phố thị Sài gòn cách đó không xa, Phổ Quang trầm mặc và uy nghiêm pha lẫn giữa cái củ và cái mới mà không làm mất đi sự thanh tịnh cần thiết của một giới trường.
LTS: Là một trong những bậc tôn túc dụng công hành trì và nghiên cứu chuyên sâu về giới luật, HT.Thích Minh Thông (ảnh) vừa được cung thỉnh làm Tuyên luật sư Đại giới đàn Huệ Lưu PL.2552 - DL.2008 của BTS THPG TP.HCM. Giác Ngộ đã có buổi tiếp chuyện Hòa thượng về những vấn đề liên quan đến giới trường, sự đắc giới và việc vâng giữ giới luật của Tăng Ni trẻ hiện nay. GN

 

(GNO) Do chỉ còn một ngày để chuẩn bị nên hôm nay, không khí tại chùa Phổ Quang (Nhà Văn hóa Truyền thống Phật giáo Thành phố) - nơi diễn ra Đại giới đàn Huệ Lưu duờng như tất bật hơn bao giờ hết. Khẩn trương nhất phải kể đến bộ phận làm cổng chào Tuyển Phật trường.
Ban tổ chức phải huy động gần 20 nhân công là Phật tử từ các chùa làm việc ròng rã hơn bốn ngày liền để tạo dựng nên một cổng chào tương đối quy mô và hoành tráng vì là mặt tiền của Giới đàn. Nơi đây sẽ cung đó Chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, quan khách  quang  lâm trong ngày khai mạc và bế mạc. Không những thế, theo kinh nghiệm nhiều năm trước cho thấy, các giới tử cũng thường chọn cổng chào làm cảnh để chụp vài tấm hình lưu niệm, nhằm ghi lại  cuộc sống tu tập của mình.

 

Xem tiếp chuyên đề

 
PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 
Từ năm 1970 đến thập niên 80 Đài Loan được mệnh danh là cơ xưởng sản xuất hàng kỹ thuật của thế giới. đặc biệt là từ sau năm 1970 sau khi nhà nước quyết định lấy sản phẩm kỹ thuật làm hàng sản xuất chính thì hệ thống giáo dục cũng bắt đầu chuyển hướng. Giáo dục nghề và giáo dục kỹ thuật được xem trọng và là động lực chủ yếu. Các học viện kỹ thuật được thành lập và giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp được mở rộng, số lượng học sinh, sinh viên vào học các trường nghề và trường kỹ thuật không ngừng gia tăng như “nấm mọc sau mưa”. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông và học sinh trung học nghề trước đây là 7:3 sau đó tăng thành 5:5 và đến cuối cùng là 3:7. Tỷ lệ này là tỷ lệ hiếm thấy trên thế giới nó đã giúp Đài Loan đào tạo được một nguồn nhân lực số lượng nhiều, chất lượng cao và tiền lương thấp. Mặt khác việc mở rộng giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp đã đáp ứng được đầy đủ về nguồn nhân lực với tay nghề cao, dồi dào về kiến thức khoa học kỹ thuật của nền kinh tế sản xuất hàng kỹ thuật.
Tối hôm qua, sau khi ban Pháp và lễ nhập môn tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị một chứng đau lưng và ngực. Tôi đã phải thuê một người đấm bóp để làm giảm sự khó chịu vật lý. Bác sỹ của tôi nói rằng tôi phải thận trọng nếu thấy đau ngực, vì thế tôi đã làm mọi sự có thể để làm giảm cơn đau này. Tôi đã uống thuốc Tây Tạng và nằm duỗi người và dĩ nhiên là tôi đã được mát xa thật tuyệt vời khiến tôi ngủ thiếp đi trong hai hay ba phút. Tôi đã ngủ tới sáng nay và cảm thấy hết sức khỏe khoắn.
Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ năm đã diễn ra tại Hyogo, thành phố Kobe, Nhật Bản, từ ngày 1-5 tháng 11 năm 2008, trong không khí của mùa thu an bình và thanh lương. Hội nghị đã đón nhận sự tham dự của trên 300 đại biểu lãnh đạo Phật giáo thế giới đến từ 33 quốc gia thành viên và 10,000 Phật tử của Niệm Phật tông, Nhật Bản. Chủ đề của hội thảo lần này là: “Bình minh của nền văn minh tâm linh” (The dawn of spiritual civilization) nhằm đánh dấu sự có mặt của Phật giáo ở châu Phi trong gần thập niên gần đây, đồng thời khẳng định trụ sở Phật giáo thế giới cần thiết lập để điều hành Phật sự toàn cầu.
 

Xem tiếp chuyên đề

KINH
 
Lời tựa kinh Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh Tưởng Chi Kỳ, Huỳnh Ngọc Chiến dịch
Chi Kỳ thường khổ vì Lăng Già khó đọc, lại khó tìm được bản in tốt. Gặp lúc Nam Đô Thái tử Thái bảo Trương công cho lưu hành kinh này, mà My sơn Tô Tử Chiêm viết chữ để khắc, làm thành bản Kim Sơn thường trụ, Kim Sơn trưởng lão Phật Ấn đại sư Liễu Nguyên mới đem trao cho Kỳ.
Kinh Quán Thân Hán dịch: Tây Tấn, Nguyệt Chi Quốc,Tam Tạng Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
Nghe như vầy, Một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, bấy giờ Đức Phật bảo các Tỳ kheo, thân nầy bao gồm thịt da máu mủ tạo thành, chất chứa đầy phân dãi. Tự quán rằng thân nào có sạch sẽ, thường có chín lỗ ác bệnh không sạch chảy ra, đủ thấy hổ thẹn. Nó thường cùng với oan gia cấu kết cho đến già chết, và gồm nhiều thứ bịnh tật, đâu không là ác? Thân đến lúc mất, bấy giờ không còn dùng đựợc, chỉ còn đem chôn tử thi dưới đất vì sợ chồn sói nhận ra, có đâu không thấy hổ thẹn lại thích tham dâm. Phật bảo như thế, vui ít tội nhiều, tự tâm quán thấy thân như các cột kèo cơ động, là nơi tập hợp của cốt xương, như lửa rực cháy, như nỗi đau độc dược hành hạ, người si mê lấy đó làm vui mà chẳng tự biết, tại sao không sợ sự trói buộc này. Tham dục làm người ngu mê, tiền tài, vàng bạc, trâu ngựa, nô tỳ, con người vì mạng sống nên mới mong cầu.

Xem tiếp chuyên đề

 
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
 
“Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” Trù trì Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín soạn, Như Nguyện dịch
Nhìn thấy đề mục này chắc chắn mọi người sẽ nói rằng: “ lại ca điệu ca cũ rích”. Vâng, đúng là điệu ca cũ rích, nhưng điệu cũ rích này nên ca nhất định nên ca và phải thường xuyên ca. Không ca không được.Nếu điệu cũ rích này không ca người học Phật sẽ đi phải con đường ngoằn ngèo thậm chí đường bất chánh. Người bây giờ, đặc biệt là tầng lớp trẻ mới bắt đầu học Phật đã nghĩ ngay đến tọa thiền Tứ thiền bát định rồi nào là quán tưởng cảnh giới, Tâm không phật không,... nhưng trên thực tế tìm cầu những thứ này đều là vọng tưởng, cầu là tham đi ngược lại với giáo lý căn bản Phật giáo.
Tâm và Tánh Như Nguyện dich
Có một học tăng đến Huệ Trung thiền sư tham thiền học đạo, và thỉnh vấn thiền sư rằng: “ Thiền là cách gọi khác của Tâm, mà tâm là một thật tánh, ở thánh cũng không tăng mà ở phàm cũng không giảm, các vị tổ sư thiền tông thường nói tánh là tên khác của tâm, xin hỏi thiền sư: “ tâm và tánh khác nhau thế nào”?
Quán Chiếu Tâm Venerable Ajahn Sumedho, TN Tịnh Quang dịch
Gốc rễ của sự đau khổ là những gì mà chúng ta gọi là avijja-không hiểu biết, hoặc ngu dốt đối với sự thật của vạn pháp. Căn bản vô minh chính là không hiểu đúng sự thực. Chúng ta đau khổ bởi vì những quan niệm và kiến chấp, vì những tập quán và những hoàn cảnh mà chúng ta không hiểu. Chúng ta sống với những sinh hoạt của chính mình trong trạng thái vô minh, không hiểu biết các pháp vốn như thế.
Có và Không Như Nguyện dich
Có một vị cư sĩ đến học đạo và thỉnh vấn Trí Tạng thiền sư như sau: “Xin hỏi thiền sư thiên đường và địa ngục có hay không ”?
 Thiền sư trả lời “có” 
 Ông ta hỏi tiếp: “xin hỏi Phật và Bồ tát có không”?
 “Có”
 “Xin hỏi có nhân quả báo ứng không”?
 “Có”
Thanh tịnh tâm thức Long Vân dịch
Có một hôm Ngoại đạo hỏi Đức Phật ‘Ông là một vị Thần à ?’ Đức Phật trả lời ‘không’ Ngoại đạo hỏi tiếp ‘Vậy Ông là thần nam?’  Đức Thế Tôn trả lời bằng câu phủ định. Ngoại đạo tiếp tục ‘vậy Ông là một con người bình thường ?’ Đức Thế Tôn trả lời một cách điềm đạm ‘Không, tôi là người mà tâm luôn thanh tịnh theo sau các hành động, suy nghĩ, cảm giác… và tôi đã giải thoát ra khỏi sự thay đổi liên tục của vũ trụ.’ Trọng tâm lời dạy của Đức Phật đưa chúng ta đến sự tuyên bố của thanh tịnh tâm thức bên trong cấu trúc phức tạp tinh vi của thân và tâm.
Các tiêu chuẩn đạo đức và các hành vi đạo đức nhằm mục đích đem đến cho con người và xã hội một cuộc sống hạnh phúc. Ban zeladze, một tư tưởng gia phương Tây, viết : "Vấn đề lý tưởng tối cao và ý nghĩa của cuộc sống thực chất là vấn đề hạnh phúc. Con người là giá trị cao nhất, là cơ sở, là ngọn nguồn của mọi giá trị, mọi thứ đều là phương tiện cho con người và cuộc sống của con người" (Đạo đức học - Nxb Hà Nội).
7 BƯỚC YÊU THƯƠNG DALAI LAMA, Biên dịch: Lê Tuyên, Hiệu đính: Lê Gia
Tôi đã gặp người thầy đầu tiên của mình về lĩnh vực Phật giáo Tây Tạng vào cuối năm 1962 tại New Yersey. Ông ta là một người Mông Cổ xuất thân từ vùng Astrakhan, đó là nơi dòng sông Volga đổ vào biển Caspian, Ngài Geshe Wangyal, cũng giống như nhiều vị thầy tu khác, đến Tây Tạng để học Đại học và ở đó suốt ba mươi năm.
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật  được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác. Bài nghiên cứu của Kaelyn Stiles nhằm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa về sự phổ biến nổi bật của thiền định trên đất Mỹ và nhận diện những nhân tố góp phần vào trào lưu này. Bài viết chủ yếu trình bày sự giao thoa của chánh niệm và tôn giáo, so sánh hình thức nhập thế của chánh niệm đối với cả hai lối hành thiền trong đạo phật và đạo Chúa tại Mỹ. Tác gỉa rất phấn khởi khi thuyết trình về hai khía cạnh có vẻ tương phản nhau giữa tôn giáo và khoa học liên quan đến thiền và tâm.

Xem tiếp chuyên đề

 
CẬU ĐỐI
 
Câu Đối Thích Nhật Từ
Pháp tuyên non Thứu, người người tỏ ngộ
Hoa nở vườn tâm, xứ xứ thơm hương

Xem tiếp chuyên đề

 
QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
 
Giải Tỏa Oan Ức HT.Thích Trí Quảng 
Tất cả chúng ta sống trên cuộc đời này, ai cũng có nỗi lo, nỗi khổ, nhất là cảm giác bị oan ức là nỗi khổ lớn. Oan ức là những điều mình nên mình cảm thấy ức lòng, đau khổ. Muốn giải tỏa nỗi oan ức này, chúng ta làm cách nào?
Luận Bảo Vương Tam muội dạy rằng oan ức không cần biện minh, vì càng biện minh thì nỗi hàm oan càng lớn. Lời dạy này hơi khó hiểu. Đa số chúng ta tin rằng mình có thể giải tỏa được oan ức; nhưng sự thật càng giải nỗi hàm oan càng tăng trưởng mà tôi có cảm giác như chiếc vòng số 8, nếu càng vùng vẫy thì càng siết chặt lại, thà cứ để yên chúng ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn và làm sao tay chúng ta tự nhỏ lại để rút tay ra khỏi cái còng, hay ngược lại, làm sao cái còng mở ra được. Làm tay mình thu nhỏ lại chắc chắn là rất khó, hoặc làm chiếc còng mở ra được cũng không dễ; nhưng chỉ có hai cách này mà thôi.
Cuộc sống luôn có hai đáp án Như Nguyện dịch (theo xinlingxiaopin)
Thầy tôi là một người rất đặc biệt, trong mỗi vấn đề của cuộc sống Thầy luôn đưa ra hai đáp án khác nhau, vídụ: đối với những học sinh xuất sắc Thầy nói rằng: “học kỳ này em thi đạt thành tích nhất lớp cũng không có gì tự hào lắm, vì học kỳ sau em chưa hẳn đạt được như vậy. Nhưng nếu học kỳ sau em lại đứng nhất cũng không có gì hảnh diện, vì thi vào đại học em chưa chắc đỗ thủ khoa nhưng nếu đạt thủ khoa cũng không có gì xuất sắc lắm, bởi vì sau này ra làm việc tham gia công tác ngoài xã hội không nhất định em sẽ luôn đứng nhất”. Và đối với những học sinh yếu kém khác thì thầy có cách nói ngược lại: “ nếu học kỳ này em thi không đạt kết quả tốt cũng không có gì quá lo ngại vì còn có học kỳ sau, nhưng nếu học kỳ sau lại không tốt cũng đừng quá buồn lo vì thi vào đại học em không hẳn lại như thế và nếu có thi hỏng đại học cũng không có gì đáng xấu hổ bởi còn có các trường đại học của xã hội(trường đời), thành tài không chỉ có ở con đường thi cử”.
Trong cuộc sống vô vàn những tấc bậc lo toan của dòng xoáy cơm – áo gạo – tiền chi phối, có bao giờ bạn để lòng mình thanh thản nuốt từng âm vang tiếng vọng chuông chùa trong không gian lắng đọng?. Nếu chưa, thì bạn hãy một lần tìm về với chính mình, chính cái bản thể nhất như nguyên mẫu không tạp nhiễm trần lao, không say men ái dục mà nó đã “vong thân” đối với mỗi chúng ta như vô tình không hay biết. Tiếng chuông chùa như một tiếng động thiêng liêng, chuyên chở tâm thức con người ta ra khỏi sự đam mê lặn hụp không biết chán chường trong biển “ái” sông “hà”. Công năng diệu dụng của tiếng chuông không chỉ đơn thuần là sự đánh thức cõi lòng đang “lưu vong trên đất khách”, mà nó còn là sự hiện thân trác tuyệt của lòng Từ bi “Thượng thông thiên đường, hạ triệt địa phủ”.
Bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc Như Nguyện dịch (theo xinlingxiaopin)
Vào ngày chúc thọ mừng 90 tuổi của thầy giáo, cả bọn học sinh chúng tôi vây quanh thầy chúc mừng đại thọ và không ngừng khen thầy là người cao tuổi tráng kiện nhất, sắc mặt da dẻ hồng hào,tinh thần lại phấn chấn hòan tòan không giống người ở tuổi 90. Lúc đó có một người thưa hỏi thầy, có bí quyết gì trong cuộc sống không? Thầy liền tiết lộ bí quyết cho chúng tôi nghe: “ 65 năm về trước, sau khi kết hôn. Vào đêm tân hôn tôi và cô ấy (vợ thầy) đã vạch ra một pháp lệnh như sau: Từ nay về sau nếu chúng ta cải nhau, khi đã biết được ai sai thì người đó phải ra vườn tản bộ.
Hai Quyết Tâm Tỳ kheo VISUDDHACARA - TTQ dịch, trích Loving and Dying
Khi tôi viết những dòng này, tôi nhớ lại mới hôm qua một nhà sư bạn tôi chết. Thầy ấy bị ung thư, giai đoạn cuối cùng đã tám tháng. Khi tôi ở bên cạnh thầy tại bệnh viện một vài ngày trước khi thầy chết, thầy đang ở trong cơn đau đớn. Tôi cố gắng đút cho thầy ăn một chút canh nhưng thầy không ăn được. Thầy trông rất hốc hác và khủng khiếp. Thầy hầu như không nói được. Bệnh ung thư đã tàn phá thân thể thầy và không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để chịu đựng cho tinh thần của thầy. Tôi cố nài thầy lưu ý quan sát cái đau đớn như ông thường làm trong lúc hành thiền, để càng giữ được bình tĩnh và thanh thản càng tốt. Thầy là một người có khả năng thiền định vững vàng và tôi chắc chắn thầy đã thiền vào chính phút cuối cùng này.
Tâm Bong Bóng Tùy bút Huỳnh Ngọc Chiến
Đứa bé chạy chơi trên vỉa hè với chiếc bong bóng màu xanh. Dưới lòng đường xe cộ vẫn tấp nập qua lại. Tôi ngồi uống cà phê trên vỉa hè và ngắm nhìn đứa bé hồn nhiên cầm sợi chỉ chạy tung tăng kéo theo chiếc bong bóng, với niềm vui thanh thản. Một lúc dường như đã chán, chú bé vất chiếc bong bóng xuống vỉa hè. Một cơn gió thổi đến cuốn chiếc bong bóng bay xuống lòng đường. Nhiều chiếc xe vụt đến, tôi ngỡ nó sẽ bị vỡ tung ra. Thế mà không. Những bánh xe va chạm không hề làm vỡ chiếc bong bóng, mà chỉ làm nó tung lên hoặc bay qua lại, theo chiều tác động của các lực.
Điều Gì Xảy Ra Khi Ta Chết Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, M.D
Hồi nhỏ chúng ta thích đọc truyện ma quỉ, thần thoại hay kiếm hiệp thường thấy nói người chết sống lại. Vợ con đã làm lễ phát tang, than khóc ỉ ôi, có khi một hai ngày rồi bất thần người chết mở mắt, ngồi dậy, ăn uống và nói truyện bình thường, lại còn kể những cảnh thần tiên hoặc ác quỉ ghê gớm mà họ đã sống, đã thấy sau khi chết. Chuyện đó có thật hay không thì chưa ai thực sự kiểm chứng được. Nay đời sống văn minh tiến bộ hơn, người ta nghi ngờ những cậu chuyện như vậy, coi là giả tưởng, chỉ là những câu chuyện người ta kể lại. Có thể đúng như người chết kể lại. Có thể do người chết chưa chết, tâm trí vẫn còn hoạt động và quay trở lại những hình ảnh, những suy tư lúc còn sống rồi biến hóa câu chuyện thành thần tiên quỉ dữ..Người ta đặt vấn đề: Người "chết" đã chết thực sự chưa? Câu chuyện người "chết" kể lại có thực sự đúng như họ thấy không? Chết thì từ ngàn xưa vẫn là những vấn nạn nan giải. Con người sinh ra, sống, rồi chết. Sinh Ký Tử Qui là lẽ tự nhiên. Một đời sống mới nối tiếp theo sau sự chết.
Bác sĩ Elizabeth Kübler-Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:
"Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được".
Sài gòn tháng 11 trời lành lạnh, về chiều thời gian như trôi đi nhanh hơn. Đã đến giờ tan sở, con đường Sương Nguyệt Ánh như thảnh thơi hơn các con đường khác trong thành phố sôi động này...
Chút lòng thanh khiết Hoàng Dũng Hùng
Ai đã qua thời sinh viên chắc hẳn đều cảm nhận đó là giai đoạn rất đặc biệt của đời người. Thời ấy thật đẹp, thật nhiều mơ mộng và cũng đầy lo toan nếu kinh tế gia đình không được dồi dào cho lắm...
Cuộc sống của bạn phải đi xuyên qua một tiến trình của sự thay đổi. Nếu sự thay đổi không phải là mục đích của bạn thì cuộc sống sẽ bị buông trôi theo dòng chảy của thời gian vô tận. Mỗi kinh nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp bạn phát triển tình yêu thương trong sự yên lặng và niềm vui.
Vượt Ngoài Thành Trụ Tỳ Kheo Thích Thiện Hữu
Từ ngàn xưa, tinh thần bao dung độ lượng, từ bi vô ngã đã in đậm, khắc sâu vào nền văn minh, văn hoá dân tộc, như một phần máu xương, tim óc của con dân nước Việt. Chính những dòng cảm xúc đạo đức này mà đất nước đã sản sinh biết bao hiền tài, minh quân, lương tướng, hay đạo nhân, thánh nhân trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Chính những hành động đạo đức này, xứng đáng để con dân quy ngưỡng, để dòng thời gian quay ngược chiều và để nhiều thế hệ, nhiều quốc gia học hỏi, tôn danh.
Hơn 40 năm ở chùa, tôi may mắn lớn lên trong sự chăm sóc, dạy dỗ và thương yêu của những bậc tu hành khả kính. Nhớ khi xưa, lúc còn là chú tiểu, bổn phận của tôi là hầu trà, pha nước mỗi khi chùa có khách đến thăm. Vì lẽ này, tôi thường được diện kiến, gần gũi và thân cận rất nhiều vị cao tăng, trí giả. Đúng như tục ngữ Việt Nam đã dạy: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
Vết Thương Lê Đàn
Một cậu bé có tính xấu rất hay nổi nóng. Một hôm người cha đưa một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi con nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Gói tình thương mang về Hoàng Dũng Hùng
Vào những ngày Rằm lớn, người Phật tử thường quay về chùa để tạm lắng lòng mình bên nén hương tưởng Phật và đó cũng là dịp được dùng cơm chay để trưởng dưỡng căn lành. Mỗi dịp như vậy đến chùa mọi âu lo, toan tính của đời thường như tan biến và con người như chợt nhận ra bao thật tánh của cuộc đời…
Chỉ có nơi pháp Phật Hoàng Dũng Hùng
Từ bi là chất liệu tinh anh và không thể không có trong Phật giáo. Lòng Từ là thường mang niềm vui đến mọi chúng sanh, lòng Bi chính là diệt mọi khổ đau cho vạn loại hữu tình.. Lòng từ bi của nhà Phật như lòng Mẹ thương con bao la vượt lên mọi quan hệ, ranh giới và bao trùm cả muôn loài...

Xem tiếp chuyên đề

 
NIỆM PHẬT
 
Khuyến Tu Pháp Môn Tịnh Độ Cư Sĩ Thiện Thông
Đạo hữu nghe được nhiều bài giảng Phật Pháp của Thầy thì rất tốt, nhưng bên cạnh đó mình nên chọn cho mình 1 pháp môn Tu để sau này mình được nhiều lợi ích hơn. Đồng ý là nghe nhiều thì có Trí huệ và Công Đức. Bên cạnh đó nếu mà chỉ nghe mà không chọn pháp môn tu thì khó có thể giải thoát khỏi sanh tử. Giống như 1 miếng bánh rất thơm ngon nếu chỉ ngửi mùi thôi thì mình không biết vị ngon ngọt thế nào, đến khi mình ngửi và ăn thì mới biết bánh đó thật sự ngon như thế nào.
 

Xem tiếp chuyên đề

 
PHẬT TÍCH
 
Được thành lập vào thế kỷ thứ 5 BC, Nalanda được xem như là một trường đại học có mặt sớm nhất trên thế giới. Đức Phật được tin tưởng rằng đã viếng thăm Nalanda trong nhiều lần. Đệ tử nổi tiếng của Đức Phật là Ngài Xá Lợi Phất đã sanh ra ở đây và cũng đã tịch tại nơi này.
Sư cô Liên Hòa đón chúng tôi và NS.Khiết Minh, viện chủ chùa Kiều Đàm Di tại sân bay Kolkuta vào buổi tối. Sư cô đã học xong Tiến sĩ tại Delhi và hiện đang an trú tại chùa Kiều Đàm Di Việt Nam. Ở Vaisali. Sáng sớm phải mất 10 giờ đi tàu lửa từ ga Patna, thủ phủ của bang Biha chúng tôi mới về đến chùa Kiều Đàm Di. Nơi đây là khu vực đất thiêng thời Đức Phật cho phép ngài Kiều Đàm Di và 500 đệ tử đầu tiên được xuất gia tu học.

Xem tiếp chuyên đề

 
XUÂN
 
Xuân Kỷ Sửu Thích Nữ Giới Hương
Năm 2009 là kỷ sửu, tức là năm con trâu. Trong Phật giáo, biểu tượng trâu được ví cho tâm vọng tưởng, tham, sân, si, buông lung, thiếu tự chủ của chúng ta.  Đức Phật cũng như chư Tổ đã để lại nhiều lời dạy quý giá để chăn giữ con trâu tâm ý này.

Xem tiếp chuyên đề

TỪ THIỆN
 
Ngày 14/12/2008 đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay chùa Giác Ngộ do thầy Phổ Giác hướng dẫn đã đến chùa Thiên Phước, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thuyết giảng và phát quà cho gần 300 hộ gia đình nghèo cùng các em trong lớp học tình thương tại đây. Tổng trị giá các phần quà khoảng 30 triệu đồng do nhóm Phật tử Hải Hạnh ở Úc, Ngọc Hường và các Phật tử gần xa đóng góp.
Ngày 9/12/2008 đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay chùa Giác Ngộ do Đại Đức Thích Phổ Giác hướng dẫn đã đến trung tâm mổ mắt từ thiện nhân đạo TP. HCM. Tại đây đoàn đã tài trợ 29.120.000 đồng cho 40 ca mổ mắt bình thường và 1 ca mổ đặc biệt. Một số hình ảnh của chuyến đi.
Năm giờ sáng, chuyến xe của đoàn từ thiện Chùa Giác Ngộ khởi hành về phía Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp- Xã Đồng Nơ, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, nơi những cụ già, những mảnh đời bất hạnh, lang thang cơ nhỡ đang được tập trung sinh sống. Tôi hình dung đến những gương mặt già nua héo hắt, lầm lũi ra vào, cuộc sống bó hẹp trong một trung tâm hẻo lánh ắt hẳn sẽ buồn chán và lạnh lẽo lắm.
Vào ngày 29/12/2008 , thầy Phổ Giác – ban từ thiện Đạo Phật Ngày Nay – cùng các gia đình Phật tử bác sĩ Việt Hằng, Trần Hoa Mai Huỳnh đã đến thăm 2 trường nuôi dạy trẻ mồ côi chùa Pháp Võ quận Nhà Bè và chùa Long Hoa quận 7. Tại đây đoàn đã tặng cho mỗi em 1 bộ đồ tết cùng với bao lì xì trị giá 20.000 đồng với tổng chi phí khoảng 30 triệu đồng. Với tấm lòng “của ít lòng nhiều” mong các em chăm chỉ học tập  để mai sau lớn lên đóng góp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
 

Xem tiếp chuyên đề

 
DIỄN ĐÀN
 
Đôi điều về thi kệ "Hữu Cú Vô Cú" của Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông   Thích Ngộ Thành
Về thi kệ "Hữu Cú Vô Cú" Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông đã mở đầu bằng một mệnh đề khẳng định và phủ định theo học thuyết "Bát Bất Trung Đạo" trong quan điểm luận lý "Trung Đạo Thực Tướng" mà ngài Long Thụ (Nagarjuna) đã nêu trong tác phẩm kinh điển "Trung Luận". Trên nền tảng căn bản đó, hành giả có thể nhận thấy được thực tướng của các sự vật hiện tượng trong vũ trụ vạn hữu.

Xem tiếp chuyên đề

VU LAN
 
Viết Về Mẹ Thích Phước Hạnh
Truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa vốn coi đạo Hiếu là lửa thiêng un đúc tinh thần gia tộc. Từ lúc bập bẹ còn ngồi ghế nhà trường các con đã được học “Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ HIếu mới là đạo con” và nó đã trở thành như một bài Kinh nhật tụng trong lòng mỗi người. mà xét cho cùng, ai không cư xử tốt với cha mẹ là người đứt ruột đẻ ra mình thì ắt gì cư xử tốt với tha nhân.

Xem tiếp chuyên đề

MẬT TÔNG
 
Tổng Quan Về Quán Đỉnh Khamtrul Rinpoche Jigme, Dịch giả: Vô Úy
Quán đỉnh là một đặc trưng của Phật giáo Kim Cương thừa, tức nghi thức bắt buộc tham dự việc phát nguyện, phụng sự và thực hành nghi quỹ (sadhana) theo một đức Bản tôn hay một vị Bồ tát nào đó. Nói cách khác, quán đỉnh là nghi thức mà một bậc thầy tu chứng thành tựu một pháp môn nào đấy trao truyền trực tiếp cho các đệ tử pháp môn đó, bao gồm mô tả, giảng nghĩa, quán tưởng, thứ lớp tu tập cùng với các nghi lễ cúng dường và thần chú tương ứng. Mặc dù vậy, quán đỉnh còn mang ý nghĩa nhiều hơn những gì cấu thành nên nó; nó là sự trao truyền nguồn ân phúc và năng lực gia trì của cả một dòng truyền thừa.

Xem tiếp chuyên đề

KHOA HỌC
 
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh. Điều cơ bản nhất của quá trình hành thiền là luôn tỉnh giác, quan sát, để biết được điều gì đang xảy ra nơi thân và tâm. Tuy nhiên, do nghiệp lực thôi thúc hoặc do áp lực của cuộc sống hiện đại, việc gìn giữ chánh niệm trong cả bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, thường không dễ dàng. Do đó, bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp thích hợp, thì việc dành ra những thời khắc nhất định trong ngày để thực hành tọa thiền với tư thế kiết già (hoa sen) cũng là một trợ duyên có nhiều ý nghĩa.

Xem tiếp chuyên đề

 
THƠ

 

Tết Nhớ Quê Tâm Chơn
XÁ LỢI – Pháp Bảo Nhiệm Mầu Tâm Chơn
Muôn Vật Vốn Đồng Tâm Chơn
Chân Như Tịnh Quang
Xuân Phước Hậu Thích Nữ Giới Hương
Trích trong Thi Tập: Một Thoáng Thiên Thu (tt) T.K. Thích Thiện Hữu
Từ giã Thầy Cư sĩ Thoại Hoa
Niệm Phật miên mật Cư sĩ Thoại Hoa
Lời khuyên của Thầy Cư sĩ Thoại Hoa
Đi tìm dấu chân Sư phụ Cư sĩ Thoại Hoa

Xem tiếp chuyên đề

 

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

WHITTIER -Trường Đại Học Whittier vừa trao tặng học vị danh dự cao quý nhất của trường cho Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân, lãnh đạo một trong những tổ chức Phật Giáo lớn trên thế giới và là nhà sáng lập ngôi chùa Tây Lai tại Hacienda Heights, California.
Ladakh, India -- Cư dân Phật tử Ladakh đón mừng năm mới "Losar" với đại lễ náo nhiệt.
Losar là một từ ngữ Tây Tạng có nghĩa là năm mới. "Lo" là năm và "Sar" là mới.
Hàng năm, theo lịch Tây Tạng, Năm Mới Ladakh thường thường bắt đầu vào một tuần lễ trước Năm Mới theo lịch Gregorian - tức là loại Tây Lịch hiện hành, và lễ hội kéo dài cho đến hết tháng Giêng.
Hơn 10 giáo sư đại học khắp Hoa Kỳ đã kết hợp cùng các giảng sư UCLA trong cuộc họp 2 ngày để nghiên cứu về nghệ thuật Phật Giáo.
Donald McCallum, người tổ chức và cũng là giáo sư nghệ thuật lịch sử UCLA, chào mừng nhiều khách quý đén thăm trung tâm giảng sư UCLA, sáng sớm thứ sáu để bắt đầu một ngày diễn thuyết công cộng, ngày 21 tháng 11, năm 2008.
LONDON, UK -Viện Bảo Tàng  Victoria & Albert (viết tắt V&A)  tại Anh Quốc sẽ khai mạc Phòng Triển Lãm của Tổ Chức Gia Đình Robert H.N. Ho vào tháng Tư tới đây, phòng triển  lãm điêu khắc Phật Giáo đầu tiên tại Anh Quốc.
PHILADELPHIA, PA.(USA) --Viện bảo Tàng Nghệ Thuật Philadelphiahôm 19 tháng 12, 2008 đã bắt  đầu  một công trình triển lãm mệnh danh "Những Đỉnh Cao của Tín Tâm: Nghệ thuật Phật giáo Hymalayas", trưng bàycho đến tháng Năm 2009.
LYNWOOD, CA (USA) -- Mọi việc không dễ dàng đối với Kecia Harper và hai cậu con trai đang tuổi thiếu niên của cô kể từ khi cô bị tàn tật và không thể làm việc từ 3 năm trước. Nhưng mùa lễ hội này, cô cảm thấy đặc biệt tri ân, với một tặng phẩm bất ngờ từ những người xa lạ.
Những hang động Phật giáo dùng để tu tập tai khu vực Jahanabad thuộc tỉnh bang Bihar, có một tiềm năng rất lớn trong kỹ nghệ du lịch của Ấn Độ, tuy nhiên gần đây đã không mấy khách du lịch quan tâm ghé thăm nơi thắng cảnh lịch sử quan trọng này.
Chính quyền Tây Tạng Lưu Vong đã tỏ thái độ cảm ơn Liên Hiệp Quốc nhắn nhủ khuyên bảo Bắc Kinh nên tiếp tục hội thảo bàn luận về tương lai của Tây Tạng với Đại Diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Phnom Penh, Cambodia -Một tốc độ phát triển nhanh chóng và một số lớn tu sĩ Phật giáo không giữ giới luật đúng mức đã khiến vương quốc này bị nhơ danh, các viên chức nói như trên, khiến cho chư tăng trong hàng trưởng lão đã phải lên tiếng báo động về tình trạng phạm pháp xảy ra trong hàng ngũ tăng lữ hôm thứ Tư trong phiên họp thường niên lần thứ 17 của giáo hội tại Phnom Penh.
Những Con Cop Hoang Dã Tại Thiền Viện Phật Giáo Thái Lan Được Thuần Phục Bằng Thuốc Mê Hay Lòng Từ Bi ? Tu Sĩ Phật Giáo Thái Lan Phủ Nhận Dư Luận Bên Ngoài Cho Rằng Chúa Sơn Lâm Bị Đánh Thuốc Mê.
Rangoon, Burma -- Nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện tại địa phận Rangoon đã cấm chỉ những  buổi thuyết giảng của Sư Thumingla, các tổ chức và các thân hữu cho biết như trên.
Tất cả các trung tâm nhà trợ cấp của chính phủ cho các nạn nhân Tsunami tại Tích Lan sẽ được xây dựng thêm dưới sụ bảo trợ của Hội Sri Lankaramaya Singapore, đồng thời được trang bị song song với các trung tâm tôn giáo nhằm ổn định sự cân bằng và kỹ luật nguyên tắc cho xã hội, theo Đại Lão Hoà Thượng Alawwe Gunaratana Thera của tổ chức Phật Giáo Sri Lankaranaya tại Singapore.
ALLAHABAD, India -- Các chuyên gia trong những ngành thăm dò xuyên sâu lòng đất, ngành định vị và phân tích địa chất v.v... cùng với các thành viên của Học viện Kỹ thuật Ấn Độ và Đại học Allahabad đã bắt đầu dự án hoài bão tái khảo sát và tái khai quật khu khảo cổ tại Kausambi.
PATNA: Hội Đồng Quản Lý chùa Bồ Đề Đạo Tràng (BTMC) vừa quyềt định kế hoạch hoá cụ thể ,dự án nhằm theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cây Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo, dự kiến này được đề nghị bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Lâm (viết tắt là FRI).
Hán  Thành- Một thành viên Hội Đồng Thành Phố Hán Thành, Nam Hàn, và một số tu sĩ Phật Giáo sẽ bay sang Hoa Kỳ nhằm mục đích thu hồi một tác phẩm nghệ thuật văn hóa đã bị đánh cắp trong thời gian Nhật Bản xâm chiếm Hàn quốc từ năm 1910 đến 1945.
Tăng Thống thứ 19 của Thái Lan, ngài Shri Somdel Phra Nayanasaamvara, vừa trao tặng 13 mảnh xá lợi Phật vô giá cho tỉnh bang Sikkim, được thu thập từ 13 nước khác nhau, trong đó có 8 nước Phật Giáo, cho dự án xá lợi lịch sử được biết đến qua danh xưng Dự Án Sakyamuni tại khu vực Ralong Ravangla thuộc miền nam của tỉnh bang Sikkim.
Bộ trưỏng  Ngoại giao Đài Loan Francisco Ou đã bị các đảng đối lập phản đối mạnh mẽ vì những lời bình không tốt va 2thiếu tế nhị của ông ta đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
NORTHAMPTON, Mass. (USA) --Giữa tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay, người ta thắc mắc rằng có thể tiêu xài bao nhiêu cho những người thân yêu của mình trong mùa lễ hội sắp tới. Câu trả lời có thể không nằm trong tập chi phiếu mà nằm trong giáo lý Phật Giáo, một giáo sư Đại học Smith nói như trên.
Tin từ Bắc Kinh, Trung Quốc: Trang Nhà của toà đại sứ Pháp tại Bắc Kinh đã bị bọn Tin Học Đạo Tặc tấn công quy mô và đã ngưng hoạt động nhiều ngày qua, sau khi tổng thống Pháp tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo Phật Giáo hàng đầu trên thế giới.
Singapore -- Các nhà học giả Phật giáo tại Singapore sẽ tìm thấy một  môi trường sinh hoạt đắc dụng vào năm tới. Học Viện Nghiên Cúu Đông Nam Á  (viết tắt Iseas) hôm thứ Tư đã tiếp nhận 1 triệu đồng từ tổ chức Phật Giáo Singapore  Buddhist Lodge để thành lập một một trung tâm nghiên cứu Phật Giáo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ tổng thống nước cộng hoà Ba Lan, Lech Kaczynski, tại cung điện tổng thống hôm qua, thủ đô Warsaw, theo một bản báo cáo gửi từ trụ sở Tây Tạng ở Luân Đôn.
Dharamsala, Dec 10- Lưu dân Tây Tạng tại Dharamsala ngày hôm  nay đã làm lễ đánh dấu 19 năm Đức Đạt Lai Lạt Ma được giải thưởng Nobel Hòa Bình hồi năm 1989.
Khuôn Viên Phật Học Vihar đang bước vào giai đoạn xây dựng cuối cùng, và sẽ được Tổng Thống Pratibha Patil trực tiệp  khánh thành vào 7 tháng 1 năm 2009.
Taipei - Nhà lãnh đạo tâm liinh Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi Trung Quốc  hãy tôn trọng nhân quyền của người Tây Tạng hôm Thứ Tư,  Ngày Nhân Quyền Quốc Tế- trong một thông điệp gửi cho một diễn đàn hoạt động nhân quyền được tổ chức tại Đài Loan. Đưc Đạt Lai Lạt Ma đã gửi thông điệp đến diễn đàn quốc tế về nhân quyền được chính phủ thành phố Cao Hùng tổ chức bởi vì Ngài không thể đến tham dự hội nghị chuyên đề này, hội nghị với sự có mặt của nhiều nhà hoạt động nhân quyền  từ hơn 10 quốc gia.
Nổi giận trước hành động của Tổng Thống Mã không cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Đài Loan, 3 tổ chức Đài Loan bao gồm Đảng Tiến Bộ Dân Chủ, Thị Trưởng thành phố Kaohsiung, Chen Chu và Chánh Án Quận Hạt Kaohsiung, Ynag Chiu-hsing, dự định sẽ gửi lời mời Đức Đạt Lai Lạt Ma công du Đài Loan.
Itanagar, India - Trong một tiết lộ bất ngờ, một  nghị viên quốc hội Lok Sabha thuộc đảng BJP  từ tỉnh bang Arunachal Pradesh, ông K. Rijju, hôm Chủ Nhật 07 tháng 12, 2008  nói rằng quân lính Trung cộng đã đánh đổ một pho tượng Phật tại Bumla trong lãnh thổ Ấn Độ bằng đạn pháo hồi tháng 10 năm ngoái.
Thái Lan dự định sẽ tổ chức một cuộc lễ kỷ niêm, ngày dành lại được ngôi nhà chính phủ bằng nghi thức Phật Giáo và xuất bản một tập kỷ yếu về quá trình chiếm đóng toà nhà của những người biểu tình đối kháng kéo dài 3 tháng. Đây là lần đầu tiên một sự kiện như vậy xảy ra tại Thái Lan.
Gdansk, Poland (AFP) Dec 5, 2008- Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm thứ Sáu nói rằng vấn đề Tây Tạng có thể giải quyết nhanh chóng nếu như Trung quốc đi theo đường lối dân chủ đúng nghĩa, khi Ngài vừa đặt chân tới Ba Lan trong chặng đường Âu du đã làm Trung Quốc  giận dữ.
Trung Quốc phản ứng một cách giận dữ vào chủ nhật khi tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma tuần rồi tại Châu Âu, trong khi lãnh tụ Pháp vẫn giữ vững thái độ cứng rắn về quan điểm tiếp tuc giữ quan hệ thân thiện và giúp đõ đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hobart, Tasmania (Australia) -- Bộ  Trưởng bộ Cải Huấn và  Bảo Vệ Người Tiêu Thụ cùng với Bộ Trưởng  Quan Hệ Lao Động, Lisa Singh, hôm nay đã đón tiếp các phái đoàn đến Hobart để tham dự Hội Nghị  Tăng già  Thanh Niên Thế Giới lần Thứ Năm.
Giáo Sư Danh Dự Giảng Dạy Triết Học Cho Các Tu Sĩ Phật Giáo Tây Tạng Dương Tiêu dịch
Một năm trước khi Giáo Sư Harrison Permberton nghĩ hưu, một sự kiện quan trọng đã biến đổi mọi dự định của ông:
Lạt Ma Sharmar Rinpoche, người đứng hàng thứ 2 của các trường tông phái Phật giáo mật tông Karma Kagyu Tây Tạng đã thỉnh cầu giáo sư Harrison đến Ấn Độ giảng dạy triết học Tây phương.
Royal Grand Hall - Hùng Nghiêm Đại Điện Phật Giáo ở Quận hạt Hyogo, Nhật Bản dường như sẽ phá nhiều kỷ lục trên thế giới.
Hyogo, Japan -- Sau nhiều năm và hai lần thất bại, Dr. Kyuse Enshinjoh, tu sĩ sáng lập giáo phái Phật Giáo Nenbutsushu, đã tìm thấy khu đất phù hợp cho một ngôi chùa theo mong ước của ông, và những tín đồ cũng như các thành viên cùng nỗ lực hiện thực ước mơ của vị lãnh đạo tâm linh của họ.
Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu bị dân chúng phản đối và chỉ trích sau khi ngăn cấm Đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào lục đia đảo quốc này, vào hôm qua thứ năm.
AFP/BELGA – Nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vừa hội kiến với Thủ Tướng Bỉ Yves Leterme hôm thứ Tư, chặng đường mới nhất trên chuyến du hành Âu Châu, điều làm cho Trung Quốc giận dữ đưa đến việc hủy bỏ Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Liên Hiệp âu Châu.
Hàng trăm đại biểu và đoàn thể từ khắp nơi trên thế giới tham dự cuộc hội thảo Phật Giáo Toàn Cầu năm 2008 tại Auckland, Tân Tây Lan.
Nhiều đế tài thú vị sẽ được thảo luận: trong đại hội Phật Giáo toàn cầu lần thứ 6 năm nay, bao gồm: Kiến Thức và Trí Thức; Chết và Tái Sanh; Nghiệp và Định Mạng; Chấm Dứt Chiến tranh và Đẩy Mạnh Hoà Bình; Phật Giáo và Kỹ Thuật Hiện Đại.
Prague - Thủ Tướng Cộng Hòa Séc (Tiệp Khắc) Mirek Topolanek, đã tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma trong  sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Hiệp Âu Châu qua việc Tổng thống Pháp Sarkozy sẽ tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến du hành của Ngài sang Âu Châu. Phát ngôn viên của Thủ Tướng Tiệp Khắc Jakub Stadler đã xác nhận rằng cuộc hội kiến riêng tư  kéo dài một giờ đồng hồ xảy ra hôm Chủ Nhật tại văn phòng tư gia thủ tướng, biệt thự Krmar.
Trung Quốc cảnh cáo Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy nên hủy bỏ kế hoạch tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma nhằm giữ vững mối quan hệ ngoại giao giữa Cộng Đồng Châu Âu và Bắc Kinh.
Tổng Thống Nicolas hiện đang là chủ tịch luân phiên cho đến hết năm nay của Cộng Đồng Châu Âu, sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ba Lan vào ngày 6 tháng 12 năm 2008.
Bodh Gaya (Bihar), Dec 1 _Hàng trăm tu sĩ  Phật giáo và tín chúng  từ khắp nơi trên thế giới đã tụ tập tại Bodh Gaya để tham dự nghi lễ 11 ngày tụng kinh cầu nguyện cho hòa bình  thế giới bắt đầu hôm thứ Hai.
Trong một cuộc nghiên cứu gần đây thì thiền định Phật Giáo có hiệu quả không kém gì việc xử dụng thuốc đối với vấn đề trị bệnh trầm cảm.
Kỹ thuật mấu chốt trong sự thiền định phật giáo để chữa bệnh, là khả năng giúp đỡ bệnh nhân tập trung vào đời sống hiện tại thay vì mãi dày xéo nhớ nhung về dĩ vãng quá khứ, hay lo lắng về tương lai.
Phật Giáo sẽ phải đẩy mạnh triển khai nghi thức nghi lễ để xã hội Châu Á trở nên cân bằng hơn, đặc biệt là Ấn Độ, nơi trộn lẫn nhiều tôn giáo được dân chúng tôn sùng, vốn được biểu hiện qua hình thức cầu nguyện nghi lễ; theo lời học giả Phật Học Lokesh Chandra.
Hoa Hậu Tây Tạng, Một Nghịch Cảnh Chứa Đựng Nhiều Bi Thảm Và Mâu Thuẩn! Dương Tiêu dịch
Đối với tín đồ Phật Giáo, Chân lý thứ nhất của tứ diệu đế là con người ai sinh ra cũng đau khổ - và điều đó đang thực nghiệm và ứng dụng vào đời sống của các hoa hậu.
Cuộc thi Hoa hậu Tây Tạng vốn dĩ luôn luôn coi như một cách trưng bày những tính cách đẹp đẽ của phái nữ, đã và đang đối diện với nhiều kịch cỡm và mâu thuẩn.
Yangon, Myanmar -Sự trả thù của nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện đối với một nhà sư trong cương vị lãnh đạo các cuộc biểu tình chống chính phủ hồi năm  ngoái đã cộng thêm  56 năm tù giam,  đưa đến bản án tổng cộng 68 năm cho nhà sư Gambira, trong một Phiên tòa Đặc Biệt thiết lập tại nhà giam Insein  hôm thứ Sáu 21 tháng 11, 2008.
Trụ đá Ashoka được dựng lên lần đầu tiên trên lục địa Úc Châu, tại thiền viện Sunnataram Forest chung quanh vùng cây cối xanh tươi thuộc vùng thảo nguyên miền nam. Trụ cột này được điêu khắc tinh vi bằng tay bởi những nghệ nhân ưu tú ở Thái Lan và chân nền của trụ được tình nguyện xây dựng bởi các nhà sư và Phật tử của thiền viện.
 
 
 
 
 
 
 

Xem Pháp Thoại VCD Của Thầy Nhật Từ

Các pháp thoại VCD của thầy Nhật Từ phần lớn được phổ biến trên trang google qua địa chỉ: http://video.google.com. Để xem trực tiếp các bài pháp thoại trên mạng, quý khán giả sau khi vào http://video.google.com điền tên Thích Nhật Từ, tất cả các pháp thoại VCD sẽ xuất hiện. Click vào bài cần nghe 

 

 

 

TRANG ĐẠI TẠNG KINH MP3 VÀ PHÁP THOẠI CỦA THẦY NHẬT TỪ

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2008

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2007

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Úc châu 2006

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ 2005

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ năm 2004

•  Pháp thoại của thầy Nhật Từ phân theo mẫu tự ABC

•  Đạo Phật và cuộc sống (hơn 80 bài giảng về Kinh Trung Bộ)

•  Thế giới Cực Lạc (7 bài giảng về Kinh A-di-đà)

•  Dược chất tâm linh (8 bài giảng về Kinh Dược Sư)

•  Dộng tan cửa ngục (14 bài giảng giải Kinh Địa Tạng)

•  Siêu độ vong linh (6 bài giảng về Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, 2006)

•  Các nguyên tắc sư phạm Phật giáo (13 bài giảng tại Khoá Cao cấp Giảng Sư, tháng 2006)

•  Đối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư (8 bài giảng về Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, 2006)

•  Các pháp thoại tại trại tù, trại cai nghiện, trung tâm Bảo trợ XH và phục hồi nhân phẩm phụ nữ

•  Pháp thoại về mười hai con giáp

•  Pháp Thoại tại Hoa Kỳ, Mùa Hạ 2007 --> Lịch giảng chi tiết

 

 

>>  Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay  <<

 
 
 
PHÁP THOẠI THÁNG  11 & 12 NĂM 2008
13-11-2008: Duy thức học: Tâm lý tích cực – Tín và tàm quý HVPGVN tại TP.HCM
16-11-2008: Duy thức học: Kinh trung bộ 114: Mười điều thiện. Chùa Xá Lợi
17-11-2008: Duy thức học: Tâm lý tích cực – Tín và tàm quý (tt) HVPGVN tại TP.HCM
18-11-2008: Duy thức học: Phiền não gốc HVPGVN tại TP.HCM
19-11-08: Duy thức học: Tùy phiền não HVPGVN tại TP.HCM
23-11-08: Kinh trung bộ 115: Chân dung người trí Kinh Đa Giới.Chùa Xá Lợi
23-11-08: Ơn nghĩa đáp đền Chùa Phổ Quang
30-11-08: Hãy cứu lấy mình Chùa Xá Lợi, nhân ngày Quốc tế phòng chống HIV/AIDS, ngày 30/11/2008
01-12-08: Duy thức học: Phiền não nhánh.  HVPGVN tại TP.HCM
04-12-08: Hạnh phúc trong tầm tay.  Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp, Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước
07-12-08: Nói không với bạo lực gia đình.  Chùa Xá Lợi
08-12-08: Kinh niệm Phật ba la mật 5: Phương pháp quán tưởng niệm Phật.  Khóa tu Phật thất lần 54, Chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn
09-12-08: Duy thức học: Phiền não nhánh (Phần 3) Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp HCM
12-12-08: Kinh niệm Phật Ba La Mật 7: Niệm Phật và trì chú (phần 1) Chùa Liên Hoa - Tỉnh Bình Định
12-12-08: Kinh niệm Phật Ba La Mật 7: Niệm Phật và trì chú (phần 2) Chùa Liên Hoa - Tỉnh Bình Định
13-12-08: Kinh niệm Phật Ba La Mật 8: Mười hạnh của người tu Tịnh Độ (Phần 1) Chùa Long Khánh - Tỉnh Hội Phật giáo Tỉnh Bình Định
13-12-08: Kinh niệm Phật Ba La Mật 8: Mười hạnh của người tu Tịnh Độ (Phần 2) Chùa Long Khánh - Tỉnh Hội Phật giáo Tỉnh Bình Định
14-12-08: Kinh Trung Bộ 117: Chánh đạo Chùa Xá Lợi
19-12-08: Hoằng pháp ở Tây Nguyên Chùa Khải Đoan - Tỉnh Đaklac
23-12-08: Niết bàn tại thế gian Chùa Quan Âm - Hồng Ngự - Đồng Tháp
26-12-08: Chuyển họa thành phúc Trung tâm nuôi dưỡng người già và tàn tật Thạnh Lộc - Q.12
26-12-08: Đời người như nước Trung tâm nuôi dạy thanh thiếu niên 3 - Q. Gò Vấp

 

 
 

Tâm thư  kêu gọi phát tâm dịch các bài pháp thoại ra tiếng Anh  Hải Hạnh

Tâm thư  kêu gọi phát tâm đánh máy bài giảng   Hải Hạnh

 

 

Nhac thiền Phật giáo

 

BÀI VÀO MẠNG HÀNG THÁNG

 

Năm 2008: 1-2008 | 2-2008 | 3-2008 | 4-2008 | 5-2008 | 6-2008 | 7-2008 | 8-2008 | 9-2008 | 10-2008 | 11-2008

Năm 2007: 1-2007 | 2-2007 | 3-2007 | 4-2007 | 5-2007 | 6-2007 | 7-2007 | 8-2007 | 9-2007 | 10-2007 | 11-2007 | 12-2007

Năm 2000 - 2007

 

TRANG WEB MỚI

- Tự Điển Anh-Việt có thêm chú thích chử Hán, hình ảnh, video link các pháp thoại của Chư Tôn Đức. Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh & Nguyên Hiển Trần Tiễn Huyến
- Phiên Âm toàn bộ Đại Tạng Kinh Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh & Nguyên Hiển Trần Tiễn Huyến Toàn bộ có hơn 9000 phiên bản
- Từ Điển Anh-Việt có Photos và Videos Thiện Phúc
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM: Mô hình giáo dục và học thuật của Phật giáo Việt Nam thời cận đại
- Từ Điển Anh-Việt có Photos và Videos Thiện Phúc

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 

HỘP THƠ PHẬT HỌC
(Hãy bấm chuột vào đây để đặt câu hỏi)

 Thông báo |Tạp chí nghiên cứu Phật học
Thảm hoạ Phật giáo tại Afghanistan | Tuyển Tập Ảnh | Đồng Hồ Thế Giới|Phòng chống bão lụt
Screen Saver | Mailing List | Góp ý | Sổ lưu bút (online) | Giới thiệu trang nhà | Nạp trang nhà | WebRing

VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

VÀI NÉT VỀ THẦY THÍCH NHẬT TỪ

PHÁT TÂM CÚNG DƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

 
 
....
MỤC LỤC

PG cho người bắt đầu | Đức Phật & Phật pháp | Kinh Điển | Kinh MP3 | Nghi thức tụng niệm | Thiền định | Niệm Phật
Phật giáo Việt Nam | Phật giáo năm Châu | Bồ-tát đạo | Pháp trích lục | Triết học PG | Giáo dục PG | Văn hóa PG
Đạo đức-Tâm lý học PG | PG & Khoa học | Xã hội học PG | PG & Kinh tế | PG & Quản trị | PG & Sinh thái
Phật tích | Đối thoại | Diễn Đàn | Điểm sách | Ăn chay | Cuộc sống | Xuân  Vu-lan-bồn | Văn Học| Thơ | Tin Tức PG | Từ thiện  |  Truyện | Nhạc
Từ điển-Tham khảo | Pháp luận khác | Tâm tình độc giả | Thư mục sách | Ban biên tập | Tác giả-Dịch giả | Links | Pháp Âm


You are visitor number since May 6, 2000

Thành lập ngày 22-2-2000

 
http://www.buddhismtoday.comOther websites 
 

Biên tập: Tỳ-kheo Thích Nhật Từ | Phó biên tập: Thích Lệ Thọ | Phụ trách mạng: Thích Phước Huệ | Trợ lý: Hải Hạnh - Giác Định
Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com
Thư từ tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email: tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com
Liên lạc thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi về:
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại từ nước ngoài: +84-908-153-160 (M); +84-8-830-9570 (H); trong nước: 0908153160; 8309570.