Vào đêm trước ngày
chiến tranh Trung Đông bùng nổ, khi mùi hương ngọt ngào của hòa bình
còn phảng phất trong không khí cùng với mùi lá của mùa thu. Tôi nghĩ
rằng chúng ta cần phải nhìn vào nội tâm và tâm thức của chúng ta để
thấy rằng chúng ta có thể làm một điều gì đó cho những vấn đề nầy,
và làm thế nào để chúng ta có thể góp phần tìm giải pháp cuối cùng
cho các nan đề nầy.
Ngưỡng duy Đức Phật Thích-ca khải
vận, hoằng dương đạo mầu làm lợi ích cho kẻ có duyên. Giáo pháp xiển
dương đến đâu chúng sanh ở đó đều được thấm nhuần pháp vị. Những ai
phước lớn, được gặp Thế Tôn giáo hoá thì chứng đạo tam thừa. Những
kẻ phước mỏng, mới tu thì khuyến khích quay về Tịnh độ.
Bồ Đề Tâm Đạt Lai Lạt Ma – Thích Nữ Giác Anh dịch Chúng ta nên thắc mắc, Bậc Ðạo sư của chúng ta, Ðức Thế Tôn Thích Ca Mâu
Ni, hóa thân từ phương tiện thiện xảo và đại bi tâm, trong quá khứ do
nhân duyên nào mà ngày nay Ngài đã thành tựu đại từ bi, đại trí tuệ và
thần thông viên mãn như thế? Câu trả lời là, Ðức Phật đã không màn hưởng
thụ cá nhân chỉ một lòng phổ độ chúng sanh. Khi tâm đó chưa phát sinh,
Ngài làm cho tâm vị tha đó phát sinh. Khi đã phát sinh, liền gìn giữ
phát huy và làm cho tăng trưởng. Dần dần song song với trau dồi trí tuệ,
Ngài đã từng bước chứng đắc, tinh tấn không ngừng trên con đường lợi ích
tha nhân như thế, cuối cùng Ngài đã “hoàn toàn giải thoát tất cả phiền
não và thành tựu hết thảy hạnh lành”.
'"Nếu
có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì
đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập
nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải
từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm
cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.
Trong nhà Phật, việc siêu độ vô cùng phổ biến. Có
thể nói thời đại này, vong nhân là đối tượng chủ yếu của Phật sự.
Trước đây Phật giáo dạy người sống, Phật giáo ngày nay lại độ cho
người chết. Đó là lý do Phật giáo bị nhìn nhận dưới góc độ mê tín dị
đoan. Nhiều người cho rằng Phật giáo là tôn giáo thấp kém, họ kịch
liệt bài xích. Trong khi Phật giáo đích thực không phải để siêu độ
người chết.
Người tu hành chuyên nhất niệm Phật có thể sâu sắc thể hội rằng thế gian này sẽ có tai nạn nghiêm trọng. Đó không phải dự ngôn cũng không phải thần thông, mà là những tin tức đăng tải hàng ngày trên báo chí, tương ứng với câu trong nhà Phật “tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”.
Mỗi
khách được đóng bảo hiểm du lịch với mệnh giá tối đa là 10,000 USD (chỉ
áp dụng cho người ở Việt Nam đi từ VN), còn người việt kiều mua bảo hiểm
tự túc.
THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 15 ngày
Từ ngày 3-10 đến ngày 17-10-2009
ĐĂNG KÝ Chỉ nhận 66 người
từ Úc và Mỹ.
Ưu tiên người đóng tiền trước.
Hạn chót đăng ký
là ngày 3 tháng 7 năm 2009 và đóng tiền hết số còn lại.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Đại đức Thích Nhật Từ (Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng).
Hướng dẫn viên địa phương suốt
tuyến.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Tàu hỏa, loại toa có máy lạnh. Xe bus 35 chỗ ngồi, có máy điều hòa.
CÁC ĐỊA ĐIỂM CHÍNH BAO GỒM
Lâm-tỳ-ni (Lumbini), nơi Phật đản sinh. Bồ-đề Đạo tràng (Bodhgaya).
Ba-la-nại (Varanasi), nơi Phật chuyển pháp luân. Nơi Phật nhập
Niết-bàn (Kusinagar). Sông Hằng huyền bí. Đại học Nalanda. Thành
Vương-xá, thành Tỳ-xá-ly. Các thắng cảnh tại thủ đô Delhi. Kỳ quan
thế giới Taj Mahal.
Cuộc thi luận văn Phật
giáo do trang nhà Liên Hoa tổ chứcCư sĩ Liên Hoa
Như tâm nguyện và chủ trương của Trang nhà Liên Hoa (www.lien-hoa.net) trong
những năm qua, kể từ khi thành lập Trang nhà Học Phật và Văn hoá, luôn luôn
mong muốn đóng góp một chút gì đó theo khả năng nhỏ nhoi của mình, đối với
Phật giáo để trước báo ân Phật, Thầy Tổ v.v…và để chia sẻ những sự an lạc
đạt được khi áp dụng và thực hành Giáo Pháp của Đức Từ Phụ Thích Ca. Qua sự
thỉnh ý và được sự Cố Vấn của Ni Sư Thích Nữ Liên Cương, Trang nhà Liên Hoa
mạnh dạn tiến hành Tổ chức” Đề thi Luận văn Phật giáo” lần đầu tiên vào năm
2008.
Trong suốt thời gian qua, sau khi Tổ chức Cuộc Thi Luận Văn Phật Giáo được
thành công mỹ mãn, Trang nhà Liên Hoa đã nhận được rất nhiều khích lệ từ các
Bậc Tôn Túc trong Thiền môn, cũng như được sự chia sẻ niềm vui của các vị Ni
Sinh tham gia vào Cuộc Thi và có kết quả rất là khả quan do đã đem hết tâm
nguyện, kiến thức, với tất cả sự n lực, nghiên cứu, tham vấn v.v.. để cho
các bài Luận văn tham dự được nhiều súc tích, ý nghĩa và biểu lộ sự dấn thân
cuả các vị Ni sinh trẻ mong ước đóng góp cho Phật giáo hiện tại và mai sau,
để làm tròn bổn phận của người con Phật “Tác Như Lai, hành Như Lai sự ” làm
ích lợi cũng như xoa dịu khổ đau cho biết bao nhiêu người hữu duyên.
Bắt đầu với tư thế ngồi và hơi thở
trong thiền tập. Trên gối thiền, hãy cảm nhận tư thế ngồi, lưng
thẳng, phần trên của cơ thể thoải mái, cằm cúi xuống. Cảm nhận hơi
thở ở vùng bụng. Tìm tư thế nào mà bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái,
không làm việc gì và không có gì cần phải làm. Hãy cảm nhận cảm giác
mình đang thở, đang sống.
Kinh Phật Thuyết Nguyệt Dụ Thích Nữ Tịnh Quang việt dịch
Tôi nghe như vầy, một thời đức Thế Tôn ở thành Vương Xá, tinh xá Ca Lan Đà
Trúc Lâm, cùng các Tỳ Kheo câu hội. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo
rằng: như thế gian đã thấy, mặt trăng sáng tròn đầy, lướt trên hư không,
thanh tịnh vô ngại, với các Tỳ kheo, không mất uy nghi, thường như kẻ sơ
tâm, đầy đủ sự tàm quý đối với thân hoặc tâm, chưa từng tán loạn, phép tắc
uy nghi như vậy, khi đi vào nhà thế tục thanh tịnh không nhiễm cũng như ánh
trăng đó.
Đến thời điểm nầy, quận 12 có 40 cơ sở thờ tự như
chùa, tịnh xá, am thất đã vào danh mục, chưa kể một số phát sanh sau
ngày kê khai, trong đó, có ngôi chùa được dự trù xây dựng hơn ba
năm, trên một diện tích rất rộng.
Quận 12 là phần đất của Huyện Hốc Môn trước đây
được tách ra. Hốc Môn nổi tiếng 18 thôn vườn trầu thì quận 12 cũng
đã có một lịch sử oai hùng từ thời chống Pháp, Nhật, đó là An Phú
Đông. An Phú Đông nằm phía Đông Bắc TP Hồ Chí Minh, xưa kia là
thôn Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp, Gia Định, sau 1975 nhập vào huyện
Hốc Môn, giờ lại tách ra thành một phường của quận 12, nằm gần sông
Sài gòn.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải
phóng, thống nhất đất nước, vùng rừng Tánh Linh tỉnh Bình Thuận lúc
bấy giờ thu hút dân cư khắp nơi đến sinh cơ lập nghiệp, trong đó có
giới cư sĩ Phật tử.
Vào năm Canh Ngọ (1990) cố đạo hữu
Nguyên Đức đã phát tâm xây dựng một Tịnh thất bằng gỗ bên cạnh tư
gia để quý đạo hữu Phật tử trong thôn xóm cùng nhau tu tập, vì xã
Gia Huynh chưa có ngôi chùa nào hết.
Liên hoan văn nghệ “Ơn đức sinh thành” Mạnh Khôi
Ngày 31-8 và 1-9, tại Khu Du lịch văn hoá Suối Tiên, Liên
hoan văn nghệ “Ơn đức sinh thành” do Ban Hoằng pháp THPG
TP.HCM, THPG Đồng Nai và Công ty Du lịch văn hóa Suối Tiên tổ
chức thu hút sự tham gia của 7 tỉnh, thành gồm: TP.HCM, Đồng
Tháp, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Liên hoan văn nghệ "Công Ơn Sinh Thành" mừng mùa Vu Lan báo hiếu 2009 Thích Nữ Trung Thảo
Vu Lan Báo Hiếu là một truyền thống văn hóa cao quý nghìn đời của Phật giáo. Đây là dịp quý báu để người Phật tử bày tỏ tâm hiếu kính không những chỉ đối với ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ, cha mẹ hiện tiền, bà con quyến thuộc, mà còn đối với tất cả nhân sinh. Mùa Vu Lan nhắc nhở mọi người con Phật về bài học sống động của tấm lòng tri ân và báo ân đối với đấng sinh thành dưỡng dục ngay trong cuộc sống hiện tại. Để nói lên những giá trị đạo đức cao quý như vậy của ngày Vu Lan Báo Hiếu. Trong không khí ấm áp của mùa Vu Lan, Khu du lịch văn hóa Suối Tiên đã phối hợp với Ban Hoằng Pháp THPG & CLB. Hoằng Pháp Trẻ đã tổ chức : liên hoan văn nghệ mừng đại lễ Vu Lan- mùa báo hiếu 2009 với chủ đề “Ơn Đức Sinh Thành”. diễn ra trong hai ngày 30- 31/ 8/ 2009 ( nhằm ngày 12/13 tháng 7 âm lịch).
Ngày xưa, có một người thợ mài ngọc
tài hoa vào bậc nhất thiên hạ. Ông từng cầm trong tay biết bao trân bảo,
nhưng chưa có viên ngọc nào khiến ông thấy toàn vẹn. Hôm nọ, tình cờ ông
bắt gặp một viên đá dị thường nằm chơ vơ trong bụi cỏ. Viên đá rất to,
lấm lem bùn đất, thô nhám sù sì, nhưng đôi mắt lão luyện của người thợ
bậc thầy đã phát hiện ra một báu vật vô giá. Ông vui mừng đem về, trổ
hết tài nghệ dũa mài viên đá. Và kết quả vượt ngoài mong đợi, viên đá
thô nhám dơ bẩn đã trở thành viên kim cương tuyệt trần, thế gian hiếm
thấy.
Cáo phó - Chương trình tang lễ HT. Thích Chí Mậu Tổ đình Từ Hiếu và Môn đồ Pháp quyến vô cùng kính tiếc
báo tin: Hòa thượng húy thượng TRỪNG hạ HUỆ hiệu CHÍ MẬU, trú trì Tổ
đình Từ Hiếu - thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, Sau thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được các y bác sĩ, Sơn môn Pháp phái,
chư Tôn đức Tăng, Ni và bốn chúng đệ tử hết lòng chăm sóc và chữa trị,
nhưng vì bệnh duyên không thể khỏi, Hòa thượng đã thu thần thị tịch vào
lúc 15giờ15 phút ngày 08/08/2009 (tức ngày 18/06/Kỷ Sửu). Trụ thế 62
năm, Thọ 40 hạ lạp. Lễ nhập kim quan sẽ được cử hành lúc 22 giờ ngày 08/08/2009. Lễ cung nghinh kim quan nhập bảo tháp sẽ được cử hành vào lúc 5giờ ngày
15/08/2009 (nhằm ngày 25/06/Kỷ Sửu) tại khuôn viên Tổ đình Từ Hiếu – Huế.
Đất Hưng Yên vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, có ngôi cổ tự rất quy
mô đó là TỨ NGUYỆT ĐƯỜNG TỰ, một trong những trung tâm văn hóa giáo
dục, liên tục đào tạo những thế hệ Thiền sư danh tiếng, nhằm phục
hưng dòng Thin Trúc Lâm; nơi Thiền sư Minh Châu - Hương Hải trụ
trì và biết bao quan lại, nhân sĩ trí thức tìm đến quy y học Phật,
kể cả các vị Vua chúa cùng Hoàng tộc. Rất tiếc là ngôi cổ tự này bây
giờ không còn nữa.
Thiền sư Nhật Musō Soseki, (Mộng Sơn Sơ Thạch) (1275-1351) là một
thiền sư danh tiếng và được vua phong chức Quốc sư nên thường được
gọi là Musō Kokushi (Quốc sư Mộng Sơn). Chẩng những thế mà sau nay
nhiều vị vua khác cũng đều phong sư là Quốc sư, cả thảy bẩy lần.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi và Đáp Cư Sĩ Nguyên Giác dịch Hỏi: Ngài tự nhìn ngài ra sao? Đáp: Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó.
Vì sự thu hút và hấp dẫn nên Hàn Quốc Phật giáo, đáp ứng nhu cầu làm
giảm bớt sự căng thẳng về đời sống tinh thần, của một đất nước công
nghiệp hóa. Hiện nay Phật giáo Hàn Quốc có đến hàng trăm Tự viện
đăng ký phát tâm tổ chức Temple stay,
cho dân bản địa, và người ngoại quốc, có thể đến đây để tìm hiểu về
bản sắc văn hóa dân tộc và hoạt động văn hóa tâm linh, cũng như thể
nghiệm một ngày an lạc, sống trong môi trường của người xuất gia một
ngày một đêm. Phần lớn là các Tự viện tổ chức vào ngày thứ bảy chủ
nhật mỗi cuối tuần, hoặc bình thường muốn đến ngày nào cũng được,
hay những ngày lễ vía của Phật giáo. Có nơi tổ chức những Tour du
lịch văn hóa tâm linh Phật giáo trong nước và quốc tế. Mỗi nơi
Temple stay đều có thiết lập trang website riêng để tiện việc thông
tin và liên lạc.
Trong Kinh nói: "Tỳ Lô Hoa Tạng Trang Nghiêm Hải, cùng khắp nhất thiết
xứ; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh bao gồm tất cả Hoa Tạng Hải".
Nghĩa là :
Biển trang nghiêm Liên Hoa Tạng của Phật Tỳ Lô, cùng khắp tất cả nơi.
Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật bao gồm tất cả pháp.
Đã nói cùng khắp tất cả nơi vậy xin hỏi : chuồng trâu, chuồng ngựa, quán
rượu, nhà mãi dâm, kiếm thụ đao sơn, chảo dầu sôi, lò lửa than v.v...
những cảnh giới ô uế ác trược này đặt ở chỗ nào ? Nếu không có chỗ để
đặt, bèn cho lò lửa than, chảo dầu sôi, đao sơn kiếm thụ, gọi là Hoa
Tạng Hải được chăng? Nếu không được gọi là Hoa Tạng Hải thì chẳng thể
nói là cùng khắp tất cả nơi vậy.
Mùa An cư kiết Hạ năm Nhâm Tuất (1982), thừa lệnh Hòa thượng Y
chỉ sư thượng Vĩnh hạ Đạt, tôi đến thiền viện Sơn Thắng, Vĩnh Long,
đảnh lễ tác bạch thỉnh Ngài Giáo thọ Thích Đắc Pháp quang lâm Phước
Hưng cổ tự, Sa Đéc để giảng dạy khóa Hạ trường 3 tháng. Lúc bấy giờ
Ngài đang nhập thất, nhưng vì nể lời mời của Hòa thượng trụ trì
Phước Hưng mà Ngài hứa khả. Năm ấy Ngài dạy quyển “Chân Tâm trực
thuyết, thời đó mới giải phóng mấy năm, tình hình xã hội đối với
văn hóa phẩm tôn giáo rất khó khăn, thế mà chúng tôi vẫn phát tâm in
ấn quyển “Chân Tâm trực thuyết” và “Tu Tâm quyết” lúc bấy giờ giấy
rất xấu, khi in thì bằng cách đánh máy lên loại giấy sáp xong rồi
trét mực đều lên trang giấy và lấy bẹ chuối kéo nhẹ thì sẽ có trang
sách, in kiểu thô sơ vậy mà được hàng ngàn bản để ấn tống.
Theo bình luận của dân Hàn quốc về Tổng Thống Roh Moo-Hyun : “ Ông
đã sống một cuộc đời khó quên. Ông đi lên từ nghèo khó và vươn tới vị
trí cao nhất của Hàn Quốc. Cách ông ra đi cũng thật đặc biệt, tạo nên cú
sốc lớn trong dư luận”. Đối với nhiều người dân Hàn Quốc, ông Roh đã trở
thành một tấm gương mẫu mực về nghị lực sống.
Chùa Phụng Ân, tọa lạc tại 73 Samseong-dong, quận Gangnam-gu, Tp.Seoul,
Korea.
Chùa Bongeunsa (Phụng Ân Tự) có diện tích cả chục
héc-ta, tọa lạc bên sườn núi phía nam thủ đô Seoul và là một trong những
tự viện lớn nhất thủ đô Seoul với hàng chục các công trình kiến trúc lớn
nhỏ, rất cân đối, hài hòa và thân thiện môi trường.
Lịch sử Thiền tông Trung Quốc(Sách) Nguyễn Nam Trân dịch Trong
tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna.
Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư
mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm
bằng hai chữ yoga (du già). Nguyên lai, đạo Bà La Môn vốn
dùng chữ này để chỉ trạng thái "thống nhất tinh thần", rồi sau này
Phật giáo cũng tiếp thu ý đó và biểu âm bằng samâdhi (tam
muội) để bày tỏ cái "tâm không dao động". Những chữ nói trên thường
được dùng không phân biệt, hầu như đều xem là đồng nghĩa. Nếu dịch
ý, ta có thể dùng những từ Hán Việt như "định" hoặc "thin định".
Người ta thường sợ
hiện tượng cá sa, chim nhảy. Ở nơi này, một ngôi nhà bình thường, chẳng
có hiện tượng ấy bao giờ cả và chẳng ai nghĩ đến hiện tượng đó. Từ ngày
lớn lên, hai đứa trẻ quen với mùa đông giá rét, bão lụt, mùa hè nắng
nóng. Trận bão 85 gió trốc nhà trốc cửa hai đứa ôm nhau co ro trong
phòng ngủ mà không sợ. Rồi những tối khuya ba nó với dượng Hoàng cùng
nhau cất vó dưới hồ nhà, mang về những con cá nước ngọt được nuôi trong
hồ tươi ngon, có khi nửa đêm ba nó mang về một con cá diếc to. Mùa đông
qua, mùa hè đến, quả ngọt trái sây trong vườn nhà không thiếu. Mận đỏ.
Mận trắng. Đào. Chanh, cam, ổi xá lị, khế ngọt, chuối ba lùn, chuối mật
lá, trái trứng gà, khoai từ( còn gọi là khoai sọ), su bắp, xà lách, cải,
ngò, poirô, mùa nào thức nấy. Đôi mắt con Khế ngọt( kém chị ba tuổi)
càng lớn càng đen và trong, Xá Lị càng lớn càng đẹp. Nét mặt nó mang
nhiều nét của cha lẫn mẹ.
Gió heo may đã về
trong xôn xao của những âm thanh hối hả, lo toan…Song vài con đường
trong thành phố, mùa thu vẫn đang đếm lá vàng…Những chiếc lá vừa lìa
cành vẫn như còn man mác chút tiếc nuối, vấn vương hay chút gì đó mà
người dù nhạy cảm cũng khó mà cảm nhận hết được…Cảm nhận đó chỉ còn có
thể bất chợt gặp được ở những con đường tương đối vắng …
Bồ Tát ồn ào Vĩnh Hảo Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà
của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn
phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi
sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì
hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận
ra.
Cơn
mưa chiều bất chợt làm người ta vội vã, không vì mưa làm ướt mà vì mưa
nhiều việc phải gián đoạn lúc chiều về… Tìm một chỗ trú, nhìn những hạt
nước tóe văng, công việc đang dang dỡ cùng cái nắng gay gắt như tan biến.
tuôn chảy thành dòng thác nhỏ dọc bên đường…
“Xung quanh ta có rất nhiều điều l thú, chỉ cần để tâm tới một chút thì
ta sẽ học hỏi được rất nhiều” đây là những gì ba tôi thường nói với tôi
khi tôi hãy còn là một chú bé thích tắm mưa. Bạn có từng quan sát diễn
biến của một cơn mưa bão không?
Ngày xưa,
ở miền Đông Nam Á có một vương quốc nọ. Vị vua trị vì vương quốc ấy rất
đặc biệt, ông ta luôn có tham vọng trở thành người giàu nhất thế gian.
Vì vậy dân chúng sống không được hạnh phúc lắm dưới sự cai trị của ông.
Nhưng dù sao cũng còn may mắn vì bên cạnh ông, có một vị cận thần rất
giỏi và nhiều tình thương. Luôn cố vấn cho ông xử lý mọi quyết định cấp
bách cho dân chúng theo hướng hiểu biết và thương yêu. Chính nhờ sự từ
bi và trí tuệ của vị cận thần này mà vua đã tránh được rất nhiều lỗi lầm.
Những lỗi lầm do tham vọng muốn giàu nhất thế gian đem lại. Tuy nhiên,
tham vọng muốn là người giàu nhất thế gian vẫn chưa nguôi. Một hôm vua
họp mặt tất cả những cận thần lại, và hỏi:
Lừa gạt người vô thứcGiác Hạnh Tâm dịch Dương Trung
là người giúp việc của Đới Hiến Khả, nhà Đới Hiến Khả rất giàu có, ông lệnh cho
Dương Trung giúp ông phụ trách kinh doanh một nông trang; Dương Trung kinh doanh
rất nỗ lực, lợi nhuận mà anh thu hoạch cũng rất nhiều. Sau đó, Đới Hiến Khả chết
đi, để lại một đứa con trai tên l Bá Giản, tuổi còn rất nhỏ, nó rất vui vẻ và
thích sống vật vờ với những thiếu niên không tốt, ăn uống phung phí; không được
mấy năm thì toàn bộ gia sản bị phá sạch, chỉ còn lại nông trang kia mà người
giúp việc Dương Trung đã kinh doanh.
Nhân dịp Tết
Trungthu năm nay, Câu Lạc Bộ Hoằng
Pháp Trẻ (CLB. HPT) đã dành hơn
3.000 phần quà Trung Thu để gởi tặng các đạo tràng giáo lý do các giảng
sư trong ban trực tiếp hướng dẫn.
Theo chương trình đã được thông qua trong phiên hợp ngày 15/09/2009
ban thường trực CLB. HPT sẽ thăm và
tặng quà cho một số đạo tràng tiêu biểu của hơn 20 đạo tràng trong 15
tỉnh thành trong cả nước.
·Mùng 2/8/ 2009:thăm và tặng quà tại đạo tràng Tịnh Thất Thanh Liên (Tỉnh Khánh
Hòa)
·Mùng 9/8/ 2009: đến thăm và tặng quà các
đạo tràng của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Trevà Đồng Tháp
·15- 16/ 08/ 2009: đến thăm và tặng quà
các đạo tràng còn lại của tỉnh Đồng Tháp
DANH SÁCH CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA
ĐẠO PHẬT NGÀY NAY TRONG NM 2009
1. Ủng hộ tiền quà cho bệnh nhân nghèo ở phòng khám
đa khoa chùa Long Bửu, tỉnh Bình Dương (05/01/2009) với số tiền 10.000.000 đồng.
2. Cúng dường cửa chánh điện chùa Long Quang ở
Châu Đốc.
4. Ủng hộ 5 triệu đồng cho người dân tộc nghèo tại
tỉnh Gia Lai, Kon Tum nhân ngày lễ Quy y Tam Bảo cho 4000 người và cho mấy trăm
phần gạo cho người nghèo.
Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội: Dựng tượng ai là phù hợp?Nguyên Quang Một nhân cách lớn, một nhà tu hành suốt đời
phụng sự đạo pháp và dân tộc không mệt mỏi như Sư Vạn Hạnh cần phải có
một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc hôm nay và cho thế hệ trẻ mai
sau noi gương học tập
Hồi mới ở tù ra, vì không đi trình diện chính quyền địa phương nên tôi
cũng chẳng đi đâu ra khỏi nhà. Nhưng gần đến giao thừa thì nẩy ý đi
chùa.
Ở Nha Trang thì chùa chiền đâu
có thiếu. Không những nhiều chùa mà có thể nói rằng chùa nào cũng có
thầy hay cô quen biết. Vậy mà tôi không chọn chùa gần, cũng không chọn
chùa Hải Đức là ngôi chùa năm xưa tôi xuất gia. Tôi chọn chùa Linh Sơn ở
Cầu Dứa. Tôi cùng hai đứa em trai đi bộ lên chùa này. Cũng khá xa. Độ
chừng năm cây số.
Có một vài kỷ niệm
với người anh trong làng văn, là văn/họa sĩ Võ Đình, mất vào ngày 31
tháng 5, 2009 vừa qua. Những kỷ niệm này có thể nói theo từ ngữ nhà Phật
là “duyên.” Cái duyên này xoay chung quanh một cành mai. Nhưng trước khi
đi sâu vào câu chuyện với “yêng” Võ Đình, tưởng cũng nên đi một vòng lan
man về “một cành mai” này.
Xuân qua, Hạ đến, Thu về, Đông tàn, cứ thế bốn mùa trôi một cách vô
tình và con người cũng vô tình buông trôi đời mình theo giòng sống
nghiệp định.
Cuộc sống xã hội đã lôi cuốn nhân sinh, nhưng nhân sinh cũng bị tạp
niệm, sở dục lôi cuốn như hình với bóng. Chỉ có bậc Tỉnh giác mới biết
dừng chân và làm chủ hành nghiệp. Bậc Tỉnh giác cũng ăn cũng uống, cũng
ngủ nghỉ, mọi sinh hoạt bình thường như mọi người, và đặc biệt tâm của
hành giả rất bình thường mà mọi người đời thường cứ ngỡ là mình bình
thường trong khi bị lôi kéo những cái không bìmh thường.
Ồ lá vàng rơi. Có những chiếc lá màu xanh đậm, có lá còn xanh non, hoặc
nõn nà màu xanh nhạt của lá chuối non… lìa rời khỏi cành, chơ vơ đậu
trên nền đất, run rẩy như còn nuối tiếc cho một mảnh đời vừa rời xa. Tôi
nghe thoáng đâu đây những lời tự tình vừa dâng lên, như giọng hát mượt
mà ca tụng thu về. Sao không gọi là thu đến mà gọi là thu về, nếu bốn
mùa tuần tự trôi qua, tiếp nối như định luật tuần hoàn của vũ trụ, thì
nơi nào gọi là đến hay đi, chỗ nào là khởi đầu hay chấm dứt…. Có phải
chúng ta đã vô tình cưỡng ép để gọi là…..thời gian.
Lại thêm một mùa trăng cho Tết Nhi Đồng; Dù là trong thời chiến hay lúc
hoà bình, Thiếu nhi vùng Châu Á đều được vui hưởng ngắm mùa trăng vào
rằm tháng tám, còn gọi là Tết Trung Thu. Vì rằm ở giữa tháng Tám,
tháng Tám là giữa mùa Thu.
‘Anh đang đi đâu vậy?’ Rõ ràng là tôi nghe có tiếng ai đang hỏi mình,
nhưng khi quay lại nhìn thì tôi thật sự không thấy ai hết. Có thể mình
nghe lầm. Tôi nghĩ. Và tôi tiếp tục đi. Rồi tôi lại nghe tiếng ai đó
đang gọi mình thêm một lần nữa. Lần này to hơn và rõ hơn.
Nhằm khơi lại những
truyền thống văn hóa tốt đẹp của Phật giáo Việt nam, và nối nhịp cầu
tình thâm của những con Việt nam xa xứ trên đất Thái, chiều 3/9/2009 (nhằm
15/7/kỷ Sửu), tại chùa Cảnh Phước (Wat Samananamborihan), nhóm Du học
tăng kết hợp cùng hội văn hóa Việt-Thái, lần đầu tiên tổ chức Đại Lễ Vu
Lan Báo Hiếu 2009 cho kiều bào Phật tử Việt nam, dưới sự chứng minh của
đại lão Hòa thượng trưởng môn Thích Kỉnh Chiếu, cùng chư tôn Hòa thượng
trụ trì những ngôi chùa Việt nam tại Bangkok, thuộc hệ phái Phật giáo
Annam-Nikai (Việt nam tông).
Sau thời Kinh buổi sáng, tôi cảm thấy trong lòng
thật nhẹ nhàng, thanh khiết.
Mỗi sáng đều như vậy. Tôi vẫn thiền và tụng thời
Kinh ngắn, để rửa tâm chào đức Phật cho một ngày mới, dù là những ngày
đi làm hay được nghỉ ở nhà, như một thói quen cần thiết, không thể bỏ.
Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền
tảng của xã hội. Trong gia đình chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh
phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi người.
Con cái có hiếu với cha mẹ, ngoài việc mang lại
niềm hạnh phúc chung trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an
lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của
một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc
bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì
thế giới của chúng ta mới được an
lạc, bình an.
Phải chi con còn có mẹNguyên Thảo
Tôi là một đứa bé mồ côi! Tôi mồ côi cha lẫn mẹ! Tôi đã mất cha từ khi tôi
còn nhỏ, còn rất nhỏ. Cha tôi mất vì một trái mìn trên đường làng khi người đang
bương chải để kiếm tiền về nuôi gia đình. Cha tôi chết khi tôi mới lên ba tháng.
Mẹ tôi vừa khóc chồng, vừa phải đùm bọc lấy tôi. Tôi ra đời bằng những bất hạnh
cho cha, cho mẹ, và cho cả chính tôi. Mẹ tôi phải nhiều vất vả, lăn lộn trong
hoàn cảnh cô đơn ấy để cố gắng nuôi tôi lớn lên. Tôi lớn lên với tất cả sự hi
sinh của người.
Theo truyền thống của Đức Phật và chư Tổ để lại, hằng năm sau ba tháng
an cư kiết hạ, chư Tăng, Ni phải tiến hành buổi lễ Tự Tứ. Ngày thực hiện
lễ này được gọi là ngày Phật hoan hỷ, vì tất cả đệ tử đều đã tu hành
tinh tn, những khuyết phạm đều được sám trừ, đạo quả có cơ thành tựu.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa, giữ gìn và phát huy tinh thần cao đẹp
đó.
Ngày Vu Lan được gọi
là ngày truyền thống báo hiếu. Tất cả mọi người con đến ngày này về chùa
được quý thầy nhắc lại trách nhiệm của mình đối với tổ tiên, ông bà, cha
mẹ. Là phật tử, lẽ tất nhiên phải sống một đời hiền lương đạo đức. Nếu
chúng ta sống bất hiếu với cha mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ không thương
ai một cách chân tình. Cha mẹ là người sanh thành dưỡng dục giúp ta
trưởng thành, cho chúng ta đến trường để tiếp cận với tri thức, xây dựng
một cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho con cái. Nếu xét nghĩ đến sự ung đúc
đó của cha mẹ như trời biển thì bổn phận làm con, ta phải làm gì để đền
đáp thâm ân đó? Đức Phật chế ra ngày Vu Lan - ngày hiếu đạo để khắp thế
gian này, tất cả mọi người đều hiểu được đạo đức căn bản của một người
con hiếu thảo.. Vì vậy, hiếu đạo là căn bản của đạo làm người, hay nền
tảng của đạo đức học Phật Giáo.
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi
lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nổi
niềm trong cô tịch, chừng âm ba đồng vọng. Đó có phải chăng tiếng lòng
từ muôn thuở của thế nhân đang chìm đắm giữa dòng đời sinh diệt, hay bể
khổ chơi vơi, nơi tăm tối mịt mùng của triền miên sa đọa. . .
Sự xuất hiện của Phật giáo tại Trung Hoa được xem là một hiện tượng văn
hóa độc đáo có ảnh hưởng lớn đến những biến chuyển nội tại tất yếu của
nền văn minh bản xứ. Tư tưởng và luân lý của Phật giáo đã từng là những
yếu tố tiên quyết góp phần hình thành nên lối tư duy thâm thúy cũng như
những nếp sống vốn nặng tính truyền thống của người dân nơi đây. Vai trò
của Phật giáo tại Trung Hoa không chỉ giới hạn trên lĩnh vực tư tưởng
triết học, mà còn được thể hiện qua nhiều hình thái sinh hoạt văn hóa
thấm nhuần tinh thần nhân bản của giáo lý nhà Phật. Một trong những nếp
sinh hoạt như thế được diễn ra vào ngày rằm tháng bảy, đó là lễ Vu Lan.
Cây cổ thụThích Thiện Lợi Mẹ ơi, đã nhiều năm rồi mà thi thoảng con vẫn nằm mộng thấy Cha. Mỗi lần như vậy,lòng con thật hạnh phúc. Có lẽ Cha vẫn luôn bên cạnh con khi con một mình nơi chốn cửa Thiền u tịch. Nhưng rồi tỉnh dậy thì con lại nhớ Mẹ làm sao !... quyện vào nỗi nhớ là những âu lo và sợ hãi, sợ rằng tuổi Mẹ lúc già suy, sợ cho tấm thân càng lúc hao
gầy.
Đã mấy chục
năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến
hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con
người, đã chấm dứt cuộc sống và chỉ còn vỏn vẹn đêm nay,
hương linh lưu lại dưới mái ấm gia đình để rồi mai nay, tất
cả nội ngoại con cháu xa gần sẽ chính thức đưa hương linh về
nơi an nghỉ cuối cùng trên miền đất của dương thế, một phút
chia tay ngìn thu vĩnh biệt. Trước giờ phút âm dương hai ngã,
trong cảnh kẻ ở người đi, đất khuất đây còn, có lẽ giờ này
hương linh không làm sao tránh khỏi nỗi niềm bàng hoàng xót
xa, khi nghĩ đến giờ phút ra đi mà không bao giờ trở lại, đó
là tâm lý thường tình của chúng ta và đó cũng chính là một
nỗi khổ lớn nhất mà tất cả chúng ta đã khi sinh ra giữa cuộc
đời này nào ai tránh khỏi. Trong giờ phút nghiêm tịnh của
đại lễ kỳ siêu, đối trước ánh từ quang của chư Phật, tôi
mong hương linh hướng lòng theo Tam Bảo để đón nhận những
lời dạy cao thâm của Phật tổ trên con đường giải thoát của
hương linh.
Hôm nay, nỗi niềm hiếu tâm của người Phật tử đang tràn
ngập khp cõi lòng, làm ngào ngạt hương trầm Vu – Lan tỏa rộng mọi không
gian. Toàn thể Tăng Ni Phật Tử chúng ta đang thành kính kỷ niệm Vu – Lan
thắng hội Phật lịch 2552.
Là một con người
bình thường nhưng mang trái tim đầy nhạy cảm, buồn vui với những hoạt cảnh
của đời sống, ôi khi mình là khán giả, cười vui hay đau khổ với những diễn
biến trước mắt, tràn ngập trong tâm, có khi là những tiếng vỗ tay khen
thưởng, tràn trề nụ cười vui, hả hê, khoái trá… nhưng có lúc nước mắt lại
rơi đầy, lai láng như nước biển đại dương (?). Cũng nhiều khi lại trở thành
diễn viên chính của bi kịch cuộc đời, nên càng thấm đậm trong các cõi hỉ nộ
ái ố của đời sống.
Dấn bước vào đời như đi trong biển mộng,
xô đẩy, dằn co, nắm níu và để rồi không có gì tồn tại vĩnh viễn. Thành
trụ hoại không… như lớp sóng vô thường, nhưng chư Phật vì lòng thương,
nguyện lớn vẫn đi trong huyễn mộng để đưa bàn tay nâng đở sinh linh, như
tấm lòng của bà mẹ ôm con vào lòng.
Người Việt thường
lấy chữ hiếu làm trọng. Đã có thời gọi là đạo hiếu hay đạo làm con. Đạo là một lối sống ngang hàng như khuôn phép của
một tôn-giáo. Nếu lấy việc thờ Trời là Đạo của người bình-dân Việt-nam, thì việc phụng-dưỡng cha mẹ và thờ cúng ông bà tổ-tiên là thực-hành
phần hình nhi hạ của đạo thờ Trời. Đó là điểm đặc-sắc của văn-hoá Việt. Ngày nay chúng ta còn giữ được đạo hiếu là còn giữ được một phần văn-hoá dân-tộc, còn
giữ được nền-tảng gia-đình Việt-nam.
Bông hồng hiếu hạnhMặc Giang Trước Phật đài Tam Bảo chứng minh.
Trong bửu điện trang nghiêm thanh tịnh. Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội thập phần viên
mãn. Mùa Báo Hiếu thiêng liêng lan tỏa khắp mười phương. Chắc chắn ba
ngàn thế giới lay chuyển su lần rung động. Chắc chắn mười tám tầng địa
ngục sẽ được mở toang. Bởi công ơn Cha Mẹ là một s hiện hữu nhiệm mầu,
tình thương Cha Mẹ là tất cả đất trời cao rộng, ngân hà xao xuyến, vũ
trụ nao nao, trăng sao vằng vặc. Là con hiền cháu thảo, ai ai cũng lặng
yên, ai ai cũng trầm lắng, để nghe trong sâu thẳm tâm hồn tiếng nói dâng
lên cho Cha, dâng lên cho Mẹ trong giờ phút trang trọng này đây.
Tìm Mãi Trong ĐờiNguyên Hạnh- Nguyễn Tấn Giai Hằng năm, khi tiết trời sắp tiễn vào thu, chúng ta
chợt nhớ về công ơn sinh thành dưỡng nuôi của cha mẹ. Đường xưa ấp ủ lá thu rơi,
chiều nay ra đứng nhìn tiết trời, lạnh lòng con nhớ mãi... Có cha có mẹ, chúng
ta như có tất cả niềm vui hạnh phúc của một kiếp người trọn vẹn. Tất cả chúng ta
ai ai cũng đều may mắn diễm phúc có mẹ có cha.Ra đời từ đấng song thân, chúng ta
được chuyền qua hơi ấm và sức sống từ cha và được dưỡng nuôi những ngày đầu tiên
với dòng sữa ngọt ngào của mẹ. Nếu cha cho ta đôi tay và lý trí để đi vào cuộc
sống, thì mẹ cho ta con tim tràn đầy thương yêu, đồng đều với cuộc đời.
Tôi mới
chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày
vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất
mạnh, và kế tiếp là âm thanh của một tràng tiếng chân bước
đi ting ting tang tang. Những ngày kế tiếp, tiếng đóng cửa
cũng đúng giờ vang lên, tôi không thể nào chịu nỗi, chẳng lẻ
phải lên lầu để tranh luận. Mẹ tôi khuyên “ chúng ta mới
chuyển đến, con làm như vậy có thể hơi thiếu suy nghĩ, và dể
làm mất lòng hàng xóm. Tôi suy nghĩ hòai và hỏi ý kiến mẹ
“như vậy thì chúng ta đi tìm trưởng dân phố, xin cô ấy giúp
thử được không”? mẹ tôi đồng ý.
Một ngày sinh nhật lần thứ 20 của Tiểu Phương,
trong không khí tràn ngập sự yêu thương với những lời chúc mừng
của ông bà. Ngược lại trong lòng Tiểu Phương cứ thấp thỏm không
yên chờ đợi người đưa thư của bưu điện. Cũng như những ngày sinh
nhật trước của mỗi năm, từ Mỹ mẹ Phương đều gửi thư về chúc mừng
Phương sinh nhật vui vẻ. Trong ký ức của Phương, lúc Phương còn
rất nhỏ, mẹ đã một mình sang Mỹ lập nghiệp, Ông bà nói với
Phương như vậy. Trong ấn tượng mơ hồ về mẹ còn sót lại trong là
mẹ Phương thường ôm Phương vào lòng với đôi tay dịu dàng và nhìn
Phương với ánh mắt từ ái, đó là hình ảnh Phương trân trọng giữ
mãi trong lòng. Và hồi ức này cứ thường xuất hiện trong giấc
mộng của Phương.
Một ngày
tháng 6 năm 2005, tôi đang ngồi soạn bài một mình dưới ánh
đèn hiu hắt, bổng nhiên tiếng chuông điện thoại vang lên một
cách gấp gáp. Tôi nhấc máy alô mấy tiếng, thì đầu bên kia
mới truyền lại một giọng nói của đứa bé gái sợ sệt và yếu ớt
“ có phải mẹ đó không? Mẹ ơi”.
Năm
tháng dần trôi, thắm thoát rừng thiền đã trải qua ba mươi mùa rụng lá.
Kể từ ngày Ân sư khai cơ chuyển
pháp, phát dương quang đại, tông phái Tổ Sư Thiền (1977 – 2009).
Mỗi rằm tháng bảy vào thắng hội Vu
Lan hầu như chùa nào cũng tụng kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Kinh Vu Lan, Sám Vu
Lan để nhớ đến công hạnh ca tôn giả Mục Kiền Liên hiếu thảo với thân mẫu
quá vãng và bảy đời cha mẹ quá khứ. Ngài đã vâng lời Phật dạy cúng dường
trai tăng, cầu thập phương thường trụ Tam bảo gia h
ộ cho thân mẫu buông
xả lòng tham, sân, si, ích kỷ, độc ác và được nhẹ nhàng siêu sanh tịnh độ.
Từ đó, tôn giả được tôn vinh như một tm gương sáng về hạnh Đại hiếu.
Mỗi người
con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong
lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ. Có thể vì
cuộc sống quay cuồng trong cơm ăn, áo mặc, danh vọng, tiền tài và những gì
xẩy ra trước mắt… làm cho chúng ta quên dần những hình ảnh ấn tượng năm xưa,
dù đôi lần trong cuộc đời, khi nghĩ đến, nhớ đến, trong tâm vẫn tuôn tràn
những dáng đẹp của kỷ niệm.
Biển vẫn mênh mông
Nha Thành Tử Mặt trời ló dạng trải những nh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ. Nước biển xanh mênh mông bao phủ bởi một làn sương mỏng long lanh, hoà trộn với cái nắng ban mai tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của một vùng ven biển êm đềm và trầm lắng.
Trang Ban Hoằng
Pháp (www.BanHoangPhap.com): Cánh cửa Phật pháp ứng dụng với các
bài giảng của khóa tu Một Ngày An Lạc tại chùa Phổ Quang và pháp âm của nhiều vị
pháp sư, giảng sư tại TP.HCM.
Pháp Âm
Thường Chuyển (www.PhapAmThuongChuyen.com): Tập hợp tất cả những bài giảng của
chư tôn đức giảng sư khắp nơi, không phân biệt tông môn, pháp phái và phim
truyện, âm nhạc, kinh tụng ...
Biên tập:
Tỳ-kheo
Thích Nhật Từ |
Phó biên tập: Thích Lệ Thọ | Phụ trách mạng:
Thích Phước
Huệ | Trợ lý:
Hải Hạnh - Giác
Định Bài vở
đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ
email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com Thư từ
tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email:
tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com Liên lạc
thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi về:
Chùa Giác
Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh,
Việt Nam
Điện thoại từ nước ngoài: +84-908-153-160
(M); +84-8-830-9570 (H); trong nước: 0908153160; 8309570.